Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chữ-Hán. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chữ-Hán. Hiển thị tất cả bài đăng

28/07/2016

Học giả trứ danh Chu Hữu Quang (sinh năm 1906) chia sẻ bí quyết trường thọ

Cụ là học giả nổi tiếng ở Trung Quốc. Hầu như ai quan tâm đến chữ Hán, lịch sử chữ Hán, tương lai của chữ Hán, thì đều biết đến cụ.

Cụ được xem là cha đẻ của cách phiên âm pinyin tiếng Trung Quốc hiện đại.

27/05/2016

Shirakawa Shizuka (1910-2006) : nhà Hán học trứ danh của Nhật Bản

Mình đọc Shirakawa một cách tò mò bắt đầu từ một thư viện cấp quận ở Đông Kinh. Ở đó, gần như có đủ các ấn phẩm của Shirakawa, mà, có ít gì đâu, tới cả trăm cuốn. Tò mò là vì, liếc thấy một anh chàng như nhân viên công sở tranh thủ vào đọc sách về Giáp Cốt Văn do Shirakawa viết ! Hơi khó hiểu với cảnh tượng đó.

Sở dĩ biết tiếng Shirakawa (chữ Hán là Bạch Xuyên), là bởi, hồi những năm đầu thập niên 1990 đã đọc những sách về Giáp Cốt Văn của nhóm Ngô Hạo Khôn - Phan Du (Trung Quốc), mà luôn thấy họ nhắc đến Bạch Xuyên ở Nhật Bản.

30/08/2015

Nên hay không nên : Cần khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường

Ý tưởng ngày đã được Đoàn Lê Giang trình bày trên tờ Tuổi trẻ từ năm 2010.

Dưới đây là nguyên văn trình bày ấy, và dư luận xung quanh (các lời bình đi theo bài báo lúc đó).

19/05/2015

Thư pháp giản thể của Hồ Chủ tịch (1959) : Chúc các đồng chí xây dựng thật nhanh xã hội chủ nghĩa

Bức thư pháp có niên đại cụ thể là "ngày 8 tháng 8 năm 1959", viết tại Trung Quốc trong một lần Hồ Chủ tịch ghé thăm nhà máy sản xuất đồ gốm của nước bạn.

Chữ Hán trên bức thư pháp là chữ giản thể, tức chữ cải tiến mà phía Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành từ đầu thập niên 1950. Điều này cho thấy là Hồ Chủ tịch cũng đã tiếp thu phong trào cải tiến chữ đó.

Nội dung của bức thư pháp như sau. Dịch sát từng chữ:

25/10/2013

Xin lỗi cụ Nguyễn (tổng đốc Thái Bình vào năm 1939) : Chúng tôi nhầm vài chữ

Lỗi này thuộc về cá nhân tôi. Bởi tôi là người trực tiếp viết lại bài văn bia đã soạn năm 1939 của cụ, mà nay, đã được dựng lại trước đền thờ cụ Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ (khánh thành vào tháng 10 năm 2011). 

20/10/2013

Trần Dân Tiên đánh máy nhầm, nên bản dịch của Trương Niệm Thức cũng nhầm theo

Về chi tiết tác giả Trần Dân Tiên đánh máy nhầm "ngày 16-8-1945" (đúng với thực tế) thành "ngày 16-7-1945", trong sự kiện liên quan đến Chủ tịch Ủy ban Quân sự Võ Nguyên Giáp ở thời điểm đó, thì đã nói ở các entry trước.

Do bản tiếng Việt của Trần Dân Tiên bị nhầm như vậy, nên bản dịch của Trương Niệm Thức (bản in năm 1949) cũng nhầm theo. Đoạn tiếng Trung sau trong cuốn Hồ Chí Minh truyện do Trương Niệm Thức dịch (chú ý đến đoạn đánh dấu đỏ đầu tiên, có nghĩa là "ngày 16 tháng 7 năm 1945"):

14/03/2013

Tưởng là Nam những hóa ra vẫn là Nữ : Người đàn bà trong bốn bức tường

1. Không hiếm phụ nữ mang tên giống giống như nam giới. Ngược lại, cũng không ít đàn ông lại mang cái tên nghe từa tựa đàn bà. Bởi vậy, có cả anh Hiền với chị Hiền, lại có cả chị Hùng lẫn anh Hùng, anh Quế chị Quế, nhiều lắm.

2. Một ông bạn biết chữ Hán, nhưng không biết tiếng Nhật, khi xem một loạt tên trong bảng danh sách, thấy những người có chữ Tử  ở trong tên, thì bảo tôi: "Đàn ông Nhật họ thích dùng chữ Tử nhỉ , chắc kiểu như Mạnh Tử với Khổng Tử đây" !

"Tử" đúng là có nghĩa là "nam giới" hay "thầy". Mạnh Tử là "thầy Mạnh", Khổng Tử là "thầy Khổng". Chắc là ông bạn đinh ninh nghĩ như vậy. 

Oái ăm ở chỗ, tên người Nhật hiện đại mà có chữ Tử  ấy thì đích thị phụ nữ rồi. Âm tiếng Nhật của Tử là "", ta cứ tạm hiểu như là "" (cô bé, cô gái, cô nàng,...) trong tiếng Việt đi cho dễ hình dung. Trước đây, bà Phan Thị Lệ kết duyên với tổ sư dòng Karatedo Việt Nam - võ sư Suzuki Choji - lúc theo chồng về Nhật Bản, đổi tên thành Suzuki Reiko. Reiko ở đây có thể hiểu ngầm ngầm là "Lệ-cô", tức "cô Lệ" hay "bà Lệ".

3. Có người nữ lại tên là Nam

Nhà văn Phạm Thị Hoài hình như cũng vốn có tên thật là Phạm Thị Hoài Nam. Mấy ông nhà văn lớp đàn anh, lúc cho đăng truyện của Phạm Thị Hoài Nam đã bỏ luôn đi chữ "Nam", để chỉ còn "Phạm Thị Hoài" cho đến ngày nay.

Tôi thì lại thấy "hoài" (hoài của) cho cái chữ "Nam" mà chị Phạm Thị Hoài đã mất. Mấy bậc đàn anh hơi vội, không suy nghĩ kĩ thêm một chút nữa, xem vì sao ông thân sinh hay ai đó trong gia đình đã đặt cái tên "Nam" cho "kô/cô" ấy chứ ?

Có thể các cụ thân sinh (hay đời trước nữa) của chị Phạm Thị Hoài có biết Hán văn hay nho ý lí số gì đó. 

Có thể các cụ thân sinh đã sử dụng chữ Nam sau đây để đặt tên cho con gái hay cháu gái của mình: 

.


Chữ này âm đọc là "Nam". Nhưng nghĩa lại là "Nữ" (cô bé, người con gái nhỏ). Đặc biệt hơn, nhìn mặt chữ sẽ thấy một chữ "Nữ" nằm trong một hình vuông. Có cảm giác như là một người đàn bà đang nằm giữa bốn bức tường vậy.

Tháng 3 năm 2013,
Giao Blog