Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn linh-tinh-mục. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn linh-tinh-mục. Hiển thị tất cả bài đăng

08/11/2014

Blog có vấn đề gì chăng ? Phải chuyển từ JP sang DE

Không hiểu sao, từ tầm chiều, không vào được blog của chính mình, với đuôi JP hay COM.

Phải chuyển đuôi sang DE thì mới vào được.

Hiện chưa rõ làm sao.

Mà không chỉ blog của mình, vào blog khác, cũng phải dùng DE.

22/10/2014

Trần Đĩnh viết về Trần Độ, năm 2013

Bài viết ngắn đã xuất hiện từ tháng 8 năm 2013, tức là trước khi Đèn cù ra đời khoảng 1 năm. Sau này, tựa như lại thoáng thấy trong Đèn cù (kiểm tra lại sau).

03/09/2013

Nhà nghiên cứu văn học Lý - Trần Nguyễn Huệ Chi trở lại với văn học Lý - Trần

Hôm nay, bác Nguyễn Huệ Chi - một trong ba người khởi xướng trang mạng BVN - vừa có lời thông báo về việc bác sẽ tạm ngưng vai trò điều hành trực tiếp BVN để trở lại với nghiên cứu văn học Lý - Trần.

25/08/2013

Một số blog tiếng Việt đang bị chặn (tháng 8/2013) : từ Cơm phải chuyển thành Nô

Không phải bỗng nhiên, mà hẳn có duyên cớ mang tính pháp lí (được qui định bởi một số văn bản mới ra) và mang cả tính thời vụ nữa, một vài trang blog quen thuộc đang bị chặn. Có thể kể đến ba cái sau:

04/08/2013

Nhỏ mà không nhỏ : Công ty tổ chức "Hoa khôi trí tuệ Việt Nam'' 2013 là liên doanh với Nhật gốc Trung Quốc chăng ?

Tôi không để ý sự kiện cho đến khi đọc thấy entry bên bác tranhung09 "ITgo não ngắn mỏ dài", mà gốc là từ trang GDVN.

Bây giờ, mới biết là công ty tổ chức "Hoa khôi trí tuệ Việt Nam" khăng khăng bảo là chữ Nhật (tạm giả định có nghĩa là chữ Hán trong tiếng Nhật) ở dòng ghi tên công ty trong cái dấu chìm. Tôi để ý một tí, không tốn công sức gì, mà cũng không cần thế, đã biết ngay không phải là chữ Nhật (tức không phải chữ Hán trong tiêng Nhật).

Đích thị là chữ Hán trong tiếng Hán, tức là tiếng Trung Quốc 100%.

1. Đại khái, có cái hình này, đang thấy mạng tiếng Việt bàn luận:
Dấu chìm ở bên cạnh dấu của ITgo thuộc Hội Khuyến học Việt Nam

03/07/2013

Chỉ báo trên màn hình của ATM ở Việt Nam, bạn có hiểu không ?

Đưa ví dụ cụ thể bằng người thực, việc thực. Tất nhiên, cũng là máy móc thực (một cây rút tiền ATM thực của hệ thống ngân hàng BIDV - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam).

1. Đầu tiên, lúc muốn rút tiền, qua một vài thao tác, màn hình máy tính hiện lên chỉ báo như sau:


Ảnh chụp thực tế bằng điện thoại di động, sáng ngày 3/7/2013

Phạm Thị Hoài : "Tai nạn giao thông là môn thể thao quốc dân ở Việt Nam" (4/2013)

25/05/2013

Diễn viên Nick mang họ Hồ, tên là Hồ Triết mà !

Trong phiên âm tiếng Hoa ở Hồng Kông, thì tên của Nick Vujicic được ghi bằng 4 chữ Hán: Lực Khắc - Hồ Triết 力克·胡哲. Có thể thấy tên anh trong cái áp-phích dưới đây:


Bởi vậy, có thể gọi anh một cách gọn gàng hơn, là Hồ Triết 胡哲

17/05/2013

Viên đá góc đền Hùng 3: Thứ lạ ở ngay trước mặt, hơn cả đá mang bùa, là đây !

Nói luôn ở đầu để khỏi nhầm, rằng thứ lạ hơn cả đá mang bùa, chính là cái này (phía tỉnh Phú Thọ và Bộ Văn hóa nên tới tận nơi để xác nhận):


                                    Ảnh 1: Được cắt ra từ Ảnh 2 ở dưới đây

30/04/2013

Hoặc là không gì, hoặc nên đặc cách phong Nghệ sĩ Nhân dân

Đọc tin tức các nơi biết phía ngành văn hóa nước nhà đang xem xét việc đặc cách phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú cho bác Văn Hiệp. 

12/04/2013

Giảng viên của Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc đây: "Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền" !

Lời dẫn: Đọc trên blog Beo, thấy entry Thầy của quan ta. Đọc lướt, bỗng giật mình, tưởng bác Beo viết chơi chơi đùa đùa. Đành phải tra cứu một chút. Thì hóa ra đúng là vậy. Đúng là thầy của các quan dạy các quan thế thật. Đăng trên Đất Việt thật, mà là do Bích Ngọc thực hiện đấy.

Các quan ta được đào tạo tại Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, nay đổi tên thành Học viện Hành chính Quốc gia.

Từ đây trở xuống là nguyên văn bài phỏng vấn trên Đất Việt. Có lẽ, đã đến lúc, người ta sẽ đưa câu "Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền" (và định nghĩa "phép chạy chức, chạy quyền") vào luôn Hiến pháp cho gọn và chắc chăng ?

---
Chúng ta không quan niệm cơ chế thị trường trong công tác tổ chức cán bộ nên mới dẫn đến tình trạng để cho nó phát triển ngầm của quy luật này, mới sinh ra chạy chức, chạy quyền


Chúng ta không quan niệm cơ chế thị trường trong công tác tổ chức cán bộ nên mới dẫn đến tình trạng để cho nó phát triển ngầm của quy luật này, mới sinh ra chạy chức, chạy quyền. ảnh: Bích Ngọc


Cập nhật lúc 06:01, 23/01/2013

PGS.TS Nguyễn Hữu Tri:

"Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền"

(ĐVO) - Nếu chúng ta thừa nhận cơ chế thị trường, những người làm quản lý lãnh đạo phải chủ động thiết lập theo luật định chuyện chạy chức, quyền. Chạy công khai thì tiền sẽ nổi lên, Nhà nước quản lý được. Nếu đụng vào luật thì sẽ xử lý và sẽ không có những khoản ngầm chảy vào túi ai hết.

10/04/2013

Bùi Chát, Phạm Thị Hoài và Đoàn Văn Vươn

1. Hôm trước, ngày 1/4/2013, thấy chị Hoài đưa lên trang riêng của mình bài "Một tuyên ngôn ôn hòa, sáng rõ và đàng hoàng". Trong đó, Phạm Thị Hoài viết lời giới thiệu có thể nói là hết sức trang trọng: 

"Tuyên ngôn “Công lý cho Đoàn Văn Vươn” do ba sinh viên luật, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh – Nguyễn Trang Nhung, Bùi Quang Viễn (Bùi Chát) và Phạm Lê Vương Các – đồng khởi xướng là một phát ngôn sáng rõ về nội dung, ôn hòa trong lời lẽ và đàng hoàng trong thái độ. Thêm vào đó, cách tổ chức lấy chữ kí trên mạng của Nhóm Khởi xướng đã vượt khỏi hình thức “thủ công” phổ biến trong các phong trào thu thập chữ kí ở Việt Nam hiện nay. Tôi tự hào được ủng hộ bản tuyên ngôn này.".

Hãy chú ý đến cái tên Bùi Quang Viễn với mở ngoặc là Bùi Chát. Đó chính là thi sĩ Bùi Chát thuộc nhóm Mở Miệng ở Sài Gòn. Sát cánh cùng Bùi Chát, còn có Phạm Lê Vương Các và Nguyễn Trang Nhung.

2. Bây giờ, ngày 10/4/2013, thấy Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh ra đòn như thế này với các sinh viên tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn:

"Bên cạnh đó, sự hạn chế về mặt tư duy pháp lý của những sinh viên này còn được thể hiện phần nào qua sự hạn chế về kết quả học tập. Điển hình như: sinh viên Phạm Lê Vương Các điểm tích lũy học tập chỉ đạt 5.23 (xếp loại Trung bình yếu theo điểm tín chỉ)  và có nhiều môn thi chưa đạt, trong đó có môn Luật Hình sự phần chung; sinh viên Bùi Quang Viễn là học viên văn bằng hai với điểm tích lũy là 5.19 và cũng trong tình trạng còn nợ nhiều môn. Như vậy, phải chăng bản “tuyên ngôn” này là sản phẩm của những người có tư duy pháp lý chặt chẽ hay thực chất chỉ là hình thức đánh bóng tên tuổi cá nhân? Mượn "mác" sinh viên Luật để đánh bóng tên tuổi cá nhân?".



Như vậy, theo thông tin này, Bùi Chát đang học văn bằng hai tại đại học trên. Thành tích học tập hình như là yếu kém.

30/03/2013

Đệ nhất phu nhân Trung Quốc chỉ dùng đồ Trung Quốc

Nhiều nơi lên tiếng tẩy chay hàng Trung Quốc.

Còn với bà Bành, từ y phục đến đồ trang sức, đều là hàng hiệu Trung Quốc (xem ảnh ở dưới). 

Trong chuyến công du cùng phu quân đến Mạc-tư-khoa, ngày 22/3/2013

Phu nhân mặc bộ đồ truyền thống Trung Hoa, được xem là hàng Quảng Châu. Hoa tai và bót cầm tay cũng hàng Quảng Đông cả.

Người ta nói bản tính phu nhân vốn kết hàng sản xuất trong nước. Cũng có người nói, đó chỉ là màn trình diễn của phu nhân khi đi công du hải ngoại.



23/03/2013

Không có Đảng Cộng Sản hay là không có Quốc Dân Đảng, thì không có nước Trung Quốc

Chiều tối hôm qua (22/3), giữa bữa tiệc, có người nổi hứng bắt nhịp để cùng hát "Đông Phương hồng,..." một bài ca ngợi cụ Mao Trạch Đông. Rồi, để hướng ứng, một người lại bắt nhịp "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng,...".

Cứ thế, không khí được hâm nóng lên.

Một ông cụ ở Thâm Quyến vừa nâng cốc vừa xướng lên lời: "Mei you Gong-Chan-dang, jiu mei you Zhong Quo 没有共产党就没有中国". Tức là "Không có Đảng Cộng sản, thì không có nước Trung Quốc".

Đây là bài hát được ra đời từ năm 1943. Được sáng tác bởi chàng thanh niên Tào Hỏa Tinh vừa mới lớn, 19 tuổi, tất nhiên đã là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trước khi bài hát này ra đời, ở Trung Quốc lưu truyền khẩu hiệu "Mei you Quo-Min-dang, jiu mei you Zhong Guo 没有国民党,就没有中国" (Không có Quốc Dân đảng, thì không có nước Trung Quốc).




Bây giờ, nhìn về đại cục, người ta có thể hát hai lời song song:

- Không có Quốc Dân dảng, không có Trung Quốc.
- Không có Cộng Sản đảng, không có Trung Quốc.

Chỗ thú vị là tối qua, người ta không hát "không có Trung Quốc mới", mà chỉ hát "không có Trung Quốc". Chữ "mới" được xem là do cụ Mao thêm vào khi chỉnh sửa ca từ của Tào Hỏa Tinh.

Hình ở dưới, lấy về từ đây.

14/03/2013

Tưởng là Nam những hóa ra vẫn là Nữ : Người đàn bà trong bốn bức tường

1. Không hiếm phụ nữ mang tên giống giống như nam giới. Ngược lại, cũng không ít đàn ông lại mang cái tên nghe từa tựa đàn bà. Bởi vậy, có cả anh Hiền với chị Hiền, lại có cả chị Hùng lẫn anh Hùng, anh Quế chị Quế, nhiều lắm.

2. Một ông bạn biết chữ Hán, nhưng không biết tiếng Nhật, khi xem một loạt tên trong bảng danh sách, thấy những người có chữ Tử  ở trong tên, thì bảo tôi: "Đàn ông Nhật họ thích dùng chữ Tử nhỉ , chắc kiểu như Mạnh Tử với Khổng Tử đây" !

"Tử" đúng là có nghĩa là "nam giới" hay "thầy". Mạnh Tử là "thầy Mạnh", Khổng Tử là "thầy Khổng". Chắc là ông bạn đinh ninh nghĩ như vậy. 

Oái ăm ở chỗ, tên người Nhật hiện đại mà có chữ Tử  ấy thì đích thị phụ nữ rồi. Âm tiếng Nhật của Tử là "", ta cứ tạm hiểu như là "" (cô bé, cô gái, cô nàng,...) trong tiếng Việt đi cho dễ hình dung. Trước đây, bà Phan Thị Lệ kết duyên với tổ sư dòng Karatedo Việt Nam - võ sư Suzuki Choji - lúc theo chồng về Nhật Bản, đổi tên thành Suzuki Reiko. Reiko ở đây có thể hiểu ngầm ngầm là "Lệ-cô", tức "cô Lệ" hay "bà Lệ".

3. Có người nữ lại tên là Nam

Nhà văn Phạm Thị Hoài hình như cũng vốn có tên thật là Phạm Thị Hoài Nam. Mấy ông nhà văn lớp đàn anh, lúc cho đăng truyện của Phạm Thị Hoài Nam đã bỏ luôn đi chữ "Nam", để chỉ còn "Phạm Thị Hoài" cho đến ngày nay.

Tôi thì lại thấy "hoài" (hoài của) cho cái chữ "Nam" mà chị Phạm Thị Hoài đã mất. Mấy bậc đàn anh hơi vội, không suy nghĩ kĩ thêm một chút nữa, xem vì sao ông thân sinh hay ai đó trong gia đình đã đặt cái tên "Nam" cho "kô/cô" ấy chứ ?

Có thể các cụ thân sinh (hay đời trước nữa) của chị Phạm Thị Hoài có biết Hán văn hay nho ý lí số gì đó. 

Có thể các cụ thân sinh đã sử dụng chữ Nam sau đây để đặt tên cho con gái hay cháu gái của mình: 

.


Chữ này âm đọc là "Nam". Nhưng nghĩa lại là "Nữ" (cô bé, người con gái nhỏ). Đặc biệt hơn, nhìn mặt chữ sẽ thấy một chữ "Nữ" nằm trong một hình vuông. Có cảm giác như là một người đàn bà đang nằm giữa bốn bức tường vậy.

Tháng 3 năm 2013,
Giao Blog


11/03/2013

Phạm Nhan tân thời : Tự cắt đầu mình

Hôm trước, đã nhắc đến Phạm Nhan với tích chuyện "ba vạn chín nghìn". Nhưng đó là Phạm Nhan thời cũ kĩ của gươm giáo, gắn với tục danh Bá Linh, và phép thuật kiểu trung cổ: bị chặt đầu này thì ta mọc đầu khác. "Ta" chính là Phạm Nhan, với ngầm ý thách thức: cứ thoải mái chém hay chặt, mặc sức đi, Phạm Nhan ta đây sẽ ngay lập tức làm chồi ra một cái đầu mới cho mà xem.

Phải đến lúc đưa lá bùa "ba vạn chín nghìn" ra, thì đầu Phạm Nhan mới đứt vĩnh viễn.

Sang tân thời, tức thời của mạng xã hội lan man qua cáp quang, với khung trời ảo nhện, Phạm Nhan đã kháng thuốc dạng "ba vạn chín nghìn". Hắn có thể tự chặt đầu mình. 

Phạm Nhan tân thời có thể tự chặt đầu mình, rồi lại tự mọc ra đầu mới.