Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

28/07/2017

Sưu tập tư liệu thị giác vùng Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch trước Đổi Mới

Chúng tôi đang thực hiện một sưu tập tư liệu thị giác vùng Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch (Hà Nội) trước Đổi Mới. Tức là trước tháng 12 năm 1986.

Báo Tuổi Trẻ đưa tin về lễ "hải táng" Lưu Hiểu Ba

Tờ Tuổi trẻ có lẽ là báo tiếng Việt chính thống trong nước duy nhất (hoặc rất hiếm hoi) đưa tin về sự kiện Lưu Hiểu Ba qua đời và các hoạt động liên quan vào tháng 7 năm 2017.

Chữ "hải táng" (rải tro ra biển) đã chính thức xuất hiện trên báo chí hải ngoại (ngoài Trung Quốc) từ ngày 15/7/2017. Báo chí Nhật thì dẫn theo nguồn tin từ một đoàn thể ở Hương Cảng. Xem cập nhật ở đây, tin về "hải táng" ở mục 7. Hải táng đã được thực hiện ngày 15/7.

27/07/2017

Giáo dục Việt Nam : quang cảnh bảo vệ luận văn học vị

Một ví dụ cụ thể, và tin thì vừa được chính thức đăng tải.

Chỉ trùng hợp ở ngày 27/7, nên lưu ý một chút. Đồng thời, tin xuất hiện ngay trên chính trang mà nghiên cứu sinh là Trưởng Ban Biên tập.

Nhà văn Vũ Thư Hiên đại diện để lên tiếng, vào đúng ngày 27 tháng 7

Ngày 27 tháng 7 năm 2017.

Vì sao là ngày 27 tháng 7 năm 2017 thì trong bài, nhà văn Vũ Thư Hiên có cho biết (nguyên văn):
"50 năm đã trôi qua kể từ khi những nạn nhân đầu tiên của vụ “xét lại chống Đảng” bị bắt ngày 27 tháng 7 năm 1967."

Công bố trực tuyến khi người thư kí còn tại thế năm 2004 : "Tài liệu tuyệt đối bí mật"

Gần đây, hồi tháng 5 vừa rồi, bà Nguyễn Thị Tình nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh (thông qua nhà báo Nguyễn Quốc Phong trên Fb) có đưa một tư liệu kèm bản chụp một công văn do chính bà kí tên đề ngày 16/8/2004. Đọc lại cụ thể ở đây (tháng 5/2017).

Tháng 8 năm 2004. Khi đó cụ Vũ Kỳ đang điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.

25/07/2017

Giáo dục Nhật Bản : Giáo sư Hội trưởng vừa bảo vệ Tiến sĩ thành công

Bà giáo là đàn em lứa sau của ông thầy mình. Chúng mình quen gọi bà là "cô Yamamoto". Tên đầy đủ là Yamamoto Matori.

Học giả Nhật Bản suy nghĩ về việc chuyển đổi "Ngày kỉ niệm Biển"

Ngày Biển, hay ngày Kỉ niệm Biển của Nhật Bản vốn là ngày 20 tháng 7 dương lịch. Nhưng gần đây, từ năm 2003, ngày này đã bị đổi sang một ngày khác !

Đổi từ 20 tháng 7 sang "ngày Chủ Nhật thứ ba của tháng 7". 

Nguyên ủy ngày Kỉ niệm Biển và sự thay đổi đó, trong môi trường tiếng Việt, tôi đã viết ở một bài ngắn gần đây (khi nào có bản phổ biến, sẽ cập nhật sau).

Có một số học giả Nhật Bản xem việc chuyển đổi này là có vấn đề. Nên chăng là trở lại với chính ngày 20 tháng 7 ?

24/07/2017

Hồi kí của Trọng Lang Trần Tán Cửu : "Trước ngã ba lịch sử" - 1

Về hồi kí Trước ngã ba lịch sử của nhà phóng sự nổi danh hồi 1930-1954 là Trọng Lang Trần Tán Cửu, và mối quan hệ cha con Trần Tán Bình - Trần Tán Cửu hồi đầu thế kỉ 20, đã có một Lời dẫn đi một ít hôm trước (đọc lại ở đây, ngày 19/7/2017).

Từ hôm nay, Giao Blog sẽ đăng dần Trước ngã ba lịch sử, theo đúng bản đã lên Tronglang.com.

Đền thờ liệt sĩ cấp huyện (quận, thị xã) : Chí Linh 2017

Một hiện tượng mới, trong khoảng 10 năm trở lại đây. Hình như tên gọi cũng chưa có sự thống nhất (kiểm tra lại sau).

Năm 2017 là trường hợp Đền thờ liệt sĩ thị xã Chí Linh (tên đúng là Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ thị xã Chi Linh) vừa khánh thành, trước ngày 27/7. Đợt trước, lúc chúng tôi ghé qua, thì còn ngổn ngang vật liệu xây dựng. Phía địa phương lúc đó cho biết: kinh phí xây dựng là khoảng 50 tỉ (đưa tư liệu quan phương sau).

Ở vùng Xứ Nghệ, thì nhiều năm trước, chúng tôi đã chú ý đến quê hương của liệt sĩ Phùng Chí Kiên (đã đi ở đây, năm 2013).

Trải dài trước cổng chùa làng, bây giờ, là ngút ngàn lúa xanh tháng 7


Bây giờ là cảnh sắc trải dài trước mặt. Ngút ngát.

Cuộc đấu tranh giữ đất giữ ruộng giữ chùa, của sư phụ, như đã chưa từng xảy ra. Mỗi sáng, cứ 5 giờ thì chuông trên gác vẫn rung lên đều đều.

Những ngày giữ đất cam go, sau khi gióng chuông mỗi sáng, là nón mê với tích trượng, lên đường đi cầu nguyện vòng quanh những bờ xôi ruộng mật này. Gốc cây to ở xa xa là nơi thường nghỉ chân.

23/07/2017

Cố Từ và từ điển Việt - Latinh mang đậm phong vị Nam Bộ, với bảng tra hiện đại

Cố Từ là tên Việt Nam của giám mục Taberd.

Vào thập niên 1830, cố Từ đã chỉnh sửa tập bản thảo từ điển Việt - Latinh (gồm cả chữ Hán và chữ Nôm) của giám mục Bá Đa Lộc soạn xong thời thập niên 1770. Rồi đem in ở Ấn Độ.

22/07/2017

Vị đốc học kì lạ người Pháp G. Dumoutier (1850-1904), và di sản để lại

Trong bản tiểu sử công bố vào năm 1904, năm mà Dumoutier qua đời tại Việt Nam và được chôn cất trong một nghĩa trang ở Hà Nội, thì học giả đàn em của ông là Maitre (tác giả bản tiểu sử) đã cho biết về chức vụ của Dumoutier là Đốc học.

Không biết tên Việt Nam của cụ là gì. Tôi xin kính cẩn gọi cụ là cụ Đồ Mười cho thân mật (hệt như cách chúng ta vẫn thường gọi các cụ khác là Đắc Lộ, Cố Cả,...).

Đồ Mười là "ông đồ" tên là "Mười". Người Trung Quốc chuyển tên Dumoutier sang chữ Hán là Đỗ Mục Thê Gia ! Quả là nghe loang loáng thành Tu-mu-tie-ya.

Văn nghệ Thứ Bảy : "Bàn về Văn hóa", những bài cũ trong một cuốn sách mới ra của Nguyễn Kiến Giang

Một số hình ảnh về cuốn sách mới ra của học giả Nguyễn Kiến Giang, nhân ngày giỗ của ông.

Cải cách từ dưới lên (bài Lưu Hiểu Ba 2006, bản dịch Phạm Thị Hoài)

Thêm một bản dịch từ tiếng Đức của Phạm Thị Hoài. Tức là vẫn cố gắng chuyển dịch tư tưởng của Lưu Hiểu Ba theo cách trùng dịch (Trung văn - Đức văn - Việt văn).