Home
31/08/2024
"Giáo sư John Vũ - Nguyên Phong" (tư liệu lưu trữ)
Văn nghệ Thứ Bảy : Chúng tôi đã cùng tham gia "Hội thi ăn cơm khỏe" thời Bình Thành (2003)
Bây giờ đang là thời Lệnh Hòa - về niên hiệu Lệnh Hòa (Reiwa) bắt đầu khi nào thì trên Giao Blog có thể xem lại ở đây và ở đây.
Trước Lệnh Hòa là thời Bình Thành. Chúng tôi lưu học ở thời Bình Thành, những năm tháng đáng nhớ nhất của mỗi chúng tôi là ở thời Bình Thành. Về một mùa xuân thời Bình Thành, lúc cùng nhau đi du lãng giữa rừng hoa anh đào năm đó, thì đọc lại ở đây.
29/08/2024
Đền Bà Kiệu và gia đình "thủ nhang" trải nhiều đời, suốt mấy trăm năm nay
Về đền Bà Kiệu (Huyền Chân từ) ở khu vực trung tâm của thủ đô Hà Nội đã mấy trăm năm thờ phụng Hệ thần Liễu Hạnh công chúa, trên Giao Blog, đọc lại ở đây hay ở đây.
Hiện nay, nhà đền có lưu giữ một cuốn ngọc phả bằng chữ Hán Nôm, bản in khắc gỗ, có tiêu đề Huyền Chân linh từ ngọc phả. Tôi đã trực tiếp xem và khảo sát nguyên bản.
Ở đây, đưa nhanh một ít trang trong ngọc phả nói về các đời "thủ nhang" của ngôi đền. Nguyên bản ghi là "thủ hương" (nghĩa đen là "giữ hương", cũng tức là "thủ nhang" theo cách gọi chung).
27/08/2024
Cố thủ nhang Trần Viết Đức (1931-2005) và Phủ Giầy Nam Định - ngày húy kị 2024
Làng Tây Hồ (đình, chùa, phủ) qua giới thiệu của trang Tây Hồ 360
Đây là trang thuộc UBND quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
23/08/2024
Chuyện cũ chuyện mới Hà Nội : Hiệu sách bác Dư 180 Bà Triệu có truyền thống từ "hiệu Đức Hiên"
Một ít thời gian trước, hậu đại dịch Covid-19 được một thời gian, tôi lên thăm hiệu sách 180 Bà Triệu. Đây là hiệu sách cũ nổi tiếng ở Hà Thành gắn với ông chủ đặc biệt: ông Dư - tên đầy đủ là Lương Ngọc Dư.
Chúng tôi biết ông là một trong những hậu duệ của "hiệu Đức Hiên" - một nhãn hàng nổi tiếng ở Hà Thành trước năm 1954. Về hiệu Đức Hiên, tôi sẽ viết riêng sau. Lần gặp vừa rồi, tôi cũng có hỏi ông Dư thêm về hiệu Đức Hiên.
Ngày trước, có khi, tôi nghe người ta gọi ông bằng một cái tên khá vui: "Dư mắm tôm". Sao lại mắm tôm ? Có lẽ là gắt như mắm tôm !
Đó là cách nhìn hài hước về sự đặc biệt của chủ nhân hiệu sách. Một con người có trí nhớ siêu việt, gọi vui là "bộ óc điện tử". Hồi đầu thập niên 1990, hay la cà ở quán ông, ông nhớ, nên tôi biết tính ông. Điểm đặc biệt nhất của ông: đến hiệu sách của ông, thì không nên ngó nghiêng, mà cần hỏi ngay là đang cần tìm cuốn gì. Lập tức ông đọc vanh vách thông tin về cuốn sách và tác giả của nó, và đặc biệt là: hiện hiệu sách còn không, hay phải đợi ông bố trí.
Giới sinh viên đại học, dù là dân Bách - Kinh - Xây (Bách khoa - Kinh tế - Xây dựng) đến hỏi "Dư mắm tôm" sách kĩ thuật, thì ông cũng vanh vách. Vì có lẽ ông vốn học bên kĩ thuật.
Nhưng dân Cao - Xà - Lá (khu vực có các công ty Cao Su - Xà phòng - Thuốc lá) mà tiêu biểu là dân Văn của Tổng hợp, như tôi, đến hỏi, thì ông cũng vanh vách không kém ! Hồi đầu thập niên 1990 tôi mua mấy lần bộ ngữ pháp tiếng Việt của tác giả Diệp Quang Ban. Ông Dư biết và nhớ. Ông hỏi tôi: sao cậu mua lắm thế, mua một bộ là được rồi còn gì ! Tôi bảo: bộ đầu tiên thì của em, còn các bộ sau là em đi tặng đấy.
Vào hiệu sách của ông, thì nên hỏi tên sách để được chỉ dẫn tức khắc từ bộ vi xử lí cực nhanh, là não bộ chạy cơm (không phải là AI như hiện nay, cũng không phải CPU như máy tính chúng ta còn đang dùng). Chứ nếu cứ ngớ nghiêng, không chịu hỏi, là bị "gắt mắm tôm" ngay.
22/08/2024
Đền Bà Kiệu - từ sau ngày 21 tháng 8 năm 2024
Mở đầu là tin tức của báo chí chính thống về cuộc đối thoại ngày 21/8/2024.
Tên đầy đủ của cuộc đối thoại là "Hội nghị Đối thoại đối với tổ chức và các hộ dân nằm trong mốc giới thu hồi đất thực hiện dự án giải phóng mặt bằng, cải tạo hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh di tích đền Bà Kiệu, quận Hoàn Kiếm.".
Cuộc đối thoại có sự tham gia của các cơ quan báo chí, nên sau đó, thông tin đã được đưa lên mạng.
21/08/2024
Đọc Nguyễn An Ninh viết về "văn hóa" 100 năm trước (tiếng Pháp 1923, bản dịch Nguyễn Thư)
Lúc bấy giờ,vào năm 1923, Nguyễn An Ninh viết như sau:
"Tôi nghĩ phải thú nhận ngay lập tức rằng tôi không hề coi việc nói tiếng Pháp với người An Nam là điều đáng tự hào. Ngôn ngữ An Nam vẫn còn quá lạc hậu chưa thể sánh với các ngôn ngữ châu Âu, thậm chí chưa thể sánh với các ngôn ngữ Viễn Đông. Nhưng đó không phải là lỗi của tôi. Tôi sẽ không dùng thứ ngôn ngữ quê mùa nửa Hoa nửa Việt của các nhà nho An Nam. Tôi đã cùng với anh bạn Ng. H. V [Nguyễn Háo Vĩnh (1893-1941)] thử dịch từ culture ra tiếng An Nam nhưng không tìm được một từ nào tương đối có thể diễn giải chính xác.
Nếu như từ văn hóa đã được cả châu Âu chấp nhận thì nó lại không thâm nhập được vào ngôn ngữ của ta, một ngôn ngữ đơn âm tiết. Cụm từ cầm kỳ thi họa có thể cho ta một ý niệm về văn hóa nhưng là một ý niệm không đầy đủ và có nguy cơ bị hiểu sai. Cầm là âm nhạc, kỳ là suy đoán trí tuệ, thi là văn chương, họa là tranh. Chúng tôi đành phải dùng cụm từ chung đúc học thức. Những ai có thể tìm ra từ đúng xin hãy khoan dung độ lượng với những người đi trước. Bây giờ tôi xin được vào vấn đề. Nhưng…"
20/08/2024
Vẫn là gia đình họ Khâu người gốc Hoa ở Mai Châu - con gái ông Thaksin đắc cử Thủ tướng Thái Lan
Về dòng họ Khâu, một dòng họ người Hoa gốc Mai Huyện (Mai Châu, Quảng Đông) đã di cư vào Thái Lan nhiều đời trước, mà đương đại thì với người anh trai là Khâu Đạt Tân (tức cựu Thủ tưởng Thaksin) và người em gái là Khâu Anh Lạc (tức cựu Thủ tướng Yingluk), trên Giao Blog, từ rất lâu đã giới thiệu ở đây.
Nhắc lại dòng họ Khâu, bởi tin mới nhất là một phụ nữ của dòng họ này lại vừa đắc cử Thủ tưởng Thái Lan - Thủ tướng đời thứ 31.
Như vậy, dòng họ Khâu đã liên tiếp có 3 người ra làm thủ tướng Thái Lan: ông Khâu Đạt Tân, rồi em gái ông, bây giờ là con gái của ông. Tên "Khâu Đạt Tân" theo thông tin cũ của tôi là tên trong gia phả. Nhưng khi về thăm quê ở Quảng Đông, có lúc ông được họ hàng của mình gọi là "Tha Tín" (Khâu Tha Tín).
18/08/2024
Công nghệ AI và sáng tác - 2 : Lĩnh vực sáng tác văn chương
Ít hôm trước, đã nói đến công nghê AI trong lĩnh vực sáng tác âm nhạc (xem ở đây).
Mở đầu về AI trong lĩnh vực sáng tác văn chương thì là một kết quả thực chiến trong 3s (ba giây đồng hồ) ở trung tuần tháng 8 năm 2024 của trí tuệ nhân tạo với lời bình cho tập thơ Góc sân và khoảng trời của thần đồng thơ ca Trần Đăng Khoa.
16/08/2024
Tri thức "dân tộc học" và nghệ thuật điện ảnh : trường hợp "người chơi" Hoàng Nam
Mình đã quan sát Hoàng Nam làm video từ lâu rồi, mà phần nhiều là những video bạn và ê-kip làm về quê hương Cao Bằng của mình. Bạn ấy làm nhiều video về Cao Bằng, rất nhiều chuyện khác nhau ở nhiều địa phương khác nhau trong tỉnh.
Chưa gặp bạn ở ngoài đời thực bao giờ. Nhưng mình thích sự chuyên nghiệp đến giản dị của Hoàng Nam trong lĩnh vực làm video.
Mình nhớ nhất kỉ niệm tròn 10 năm trước, tức năm 2014, khi đi du lãng khu phố phường Umeda (gọi vui là "ruộng mơ") ở xứ Dâu, mình vào giải lao ở một quán Ramen gần ga Umeda và mở máy tính xem một video. Lúc đó là video mà Hoàng Nam đang đứng và dẫn chuyện ở trên chính quê hương Phúc Sen của mình.
Về khu phố Umeda, thì có thể đọc nhanh ở đây hay ở đây.
Về quê hương Phúc Sen ở miền biên viễn của mình, thì có thể đọc nhanh ở đây hay ở đây.
Năm 2024 này, mình đang quan sát dự án phim "Đèn âm hồn" do Hoàng Nam làm đạo diễn, mà một địa bàn quan trọng chính là Cao Bằng, đặc biệt là có Phúc Sen với người Nùng An.
Những ngày này, chuẩn bị đến Rằm tháng Bảy - một dịp hội hè quan trọng trong mỗi năm của cuộc sống người Tày Nùng nói chung và nhóm Nùng An nói riêng - đoàn làm phim của Nam lại đang ở Phúc Sen với người Nùng An.
Để kỉ niệm, Giao Blog đi một ít ảnh về Phúc Sen từ các trang thông tin của đoàn làm phim "Đèn âm hồn" (có trang cá nhân của Hoàng Nam và các bạn trong đoàn làm phim).
14/08/2024
Chuyển động thường ngày : Sáng đi ăn "di sản tái chín", chủ quán đòi được tặng bằng "tiến sĩ Phở"
Hiệu ứng xã hội thấy được ngay sau khi "phở" trở thành "di sản" và nhà tu hành sử dụng bằng cấp 3 giả (từ đó mà nhận được cùng dàng học vị tiến sĩ).
Tự nhiên, buổi sáng, ra hàng phở, có người gọi: "Cho bát di sản tái chín". Mình thì thấy hơi thừa, sao phải "di sản tái chín" ! Dĩ nhiên, khách hàng hài hước chút, không sao cả !
Về mặt ngôn từ, thì chỉ cần "Cho bát tái chín" là đủ ! Mà cũng không cần dài dòng thề, chỉ cần nói "Tái chín" (hai từ) là đã xong thông điệp khi vào quán phở. Chỉ cần hai từ như kiểu nói trống không, là đủ ý !
Ông em chủ quán người quê Nam Trực thì vui vẻ lắm, ra mặt.
Ông em đã nhiều lần trình bày một ý sau: nhà em mấy đời làm phở, gia truyền đến em là đời thứ 6, nguyện vọng là sắp tới chính phủ nên có chính sách tặng bằng "tiến sĩ Phở" cho những gia đình như em !
Ôi, cúng dàng bằng tiến sĩ !
Rồi là nhân dân muốn được tặng bằng tiến sĩ cho các chủng loại di sản như Phở, Mỳ Quảng, Thắng Cố,...
Chúng ta hẳn là đang lạm phát "di sản" và cũng là lạm phát "tiến sĩ". Ông em phở gia truyền đòi hỏi, thì cũng là đòi hỏi như một nhu cầu chính đáng trong sự chuyển động thường ngày của văn hóa Việt đầu thế kỉ 21.
13/08/2024
Vấn nạn bằng giả trong giáo dục Việt Nam đương đại - trường hợp ông Vương Tấn Việt
Năm 2022, Giao Blog đã quan sát sự kiện bảo vệ luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Vương Tất Việt ở đây.
Bây giờ, mở một entry này chỉ để lưu tư liệu. Mở đầu là một số bài báo chính thống vào đầu tháng 8 năm 2024.
Các tư liệu bổ sung và cập nhật thì dán dần lên ở bên dưới.