Loạt bài này đã và đang được đăng dần trên Fb Giao Blog.
Đây là bản chép dần về Giao Blog.
Loạt bài này đã và đang được đăng dần trên Fb Giao Blog.
Đây là bản chép dần về Giao Blog.
Mấy bài viết liên quan đáng tham khảo, của các trí thức công giáo Việt Nam.
Dán dần lên ở bên dưới.
Lược sử về huyện Tiền Hải này đã được tôi trình bày trong một bài viết năm 2019 (in thành sách năm 2020).
Cảm giác chung là vùng Sơn Nam mênh mông ruộng đồng, trù phú và cởi mở.
Kí ức về thời kì thuộc về tỉnh Nam Định với trung tâm là thành phố Nam Định vẫn thấy được trong suy nghĩ của các thế hệ người Tiền Hải và người Kiến Xương gần đây. Một thời gian dài, người Tiền Hải và người Kiến Xương vẫn xem "thành phố Nam Định" là thành phố trung tâm của mình, cái gì của Nam Định cũng xem như của mình !
Sang thế kỉ 21 rồi, cảm giác đó, vẫn còn thấy ở đâu đó trong các câu chuyện mang tính hồi ức của người Tiền Hải và người Kiến Xương lớn tuổi.
Bản đăng trên Giao Blog hôm nay là lấy từ bản word 2019 có đối sánh với bản in năm 2020.
Giữa những ngày nóng cực độ đầu tháng 7 ở Hà Nội, nhận được tin từ chùa làng từ bán đảo Itoshima. Bên đó cũng đang ở thời kì cực nóng, chẳng khác gì Hà Nội cả.
Phong tục từ xưa là có việc hỏi thăm nhau và động viên nhau trong những thời kì thời tiết cực đoan, ví dụ cực nóng hay ngược lại là cực lạnh. Hồi trước, chúng tôi có dùng bưu thiếp (hagaki), nội dung cũng chỉ là hỏi thăm nhau rằng "nóng quá" hay "lạnh quá" và mong bạn hãy vượt qua được thời tiết này. Sau thì email được thay thế dần cho bưu thiếp. Lâu lâu thì điện thoại qua lại.
Hôm nay thì điện thoại hỏi thăm đến từ chiều Itoshima. Ghi nhanh để khỏi quên.
Về tiền lương của Đại Việt, thì trên Giao Blog có thể đọc ở đây hay ở đây.
Bây giờ cập nhật các tin mới nhất, vào cuối tháng 6 hướng đến tháng 7 năm 2024.
Đỉnh núi thiêng Ni-jo là nơi nhóm chúng tôi lên nhiều lần trong mỗi năm thời đó. Mỗi lần lên là mất nguyên một ngày. Bắt đầu lên từ sáng sớm với đủ dụng cụ khảo sát và bảo hộ các loại, rồi ăn trưa luôn trên đỉnh núi (mang sẵn theo cơm hộp từ sáng), đến chiều tối mới xuống.
Hai người Hà Tĩnh.
Trên Giao Blog, có thể đọc về Triển Chiêu (Trần Đình Triển) ở đây hay ở đây. Tên "Triển Chiêu" là do bạn đọc Giao Blog gọi trước đây (từ thời Giao Blog thuộc hệ tống Yahoo - đã giải thể năm 2013).
Đọc về Huy Đức (Trương Huy San) ở đây hay ở đây.
Bắt đầu là điểm tin về hai vị vào đầu tháng 6 năm 2024. Tin đầu tiên về việc bắt Huy Đức là từ Fb của Cô gái Đồ Long, sau khoảng 1 tuần thì báo chí chính thống mới đăng tin chính thức.
Đang cập nhật ở đây (mở entry 1 đó từ ngày 17/5/2024).
Nhưng entry đó đã khá đầy về dung lượng, khó bổ sung thêm, nên mở entry 2 ở đây. Mà cũng là để đánh dấu sự kiện ngày 30/5/2024 trong con đường hành khất của hành giả Thích Minh Tuệ - có một Việt kiều đi theo hành giả mà đáng tiếc đã tử vong tại Quảng Trị do bị sốc nhiệt.
Về đền Cửa Ông, trên Giao Blog, có thể đọc ở đây hay ở đây.
Bây giờ là các sưu tầm về BQLDT Đền Cửa Ông, đặc biệt là chi bộ Đảng trong BQL.
Mở đầu là bài trên cổng thông tin của thành phố Cẩm Phả.
Thiên Sơn viết thơ trước nhất. Anh say mê thơ rất lâu và "chuyên nghiệp" một thời gian dài. Rồi sau này, anh mới bắt đầu viết văn xuôi. Mảng văn xuôi, Thiên Sơn được biết đến với Những người bên lề (tập truyện ngắn), Dòng sông chết (tiểu thuyết), Đại gia (tiểu thuyết),...
Sau nhiều năm tháng chờ đợi, đến 2024, ấn bản mới (bổ sung, chỉnh lí) của "Cố Trang tự tự điển" đã vừa ra mắt bạn đọc. Tên mới là "Cổ Trang tự đại tự điển".
Trước nay, chúng ta quen dùng ấn bản cũ (năm 1989).
Từ 1975, đến hôm nay, là 49 năm.
Tôi mở entry này để ghi chép tiếng dân của năm 2024, năm thứ 49 tính từ "ngày 30 tháng 4 năm 1975", về ngày đó trong dòng chảy của lịch sử Việt Nam.
Mở đầu là tiếng của chú Ngô Thế Long - một cán bộ cũ của Viện Thông tin Khoa học Xã hội (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), tôi có biết chú từ đầu thập niên 1990.