Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

31/05/2024

Tính thời sự của "kinh nghiệm tôn giáo" qua chuỗi sự kiện hành giả Thích Minh Tuệ 2024 (số 2)

Đang cập nhật ở đây (mở entry 1 đó từ ngày 17/5/2024).

Nhưng entry đó đã khá đầy về dung lượng, khó bổ sung thêm, nên mở entry 2 ở đây. Mà cũng là để đánh dấu sự kiện ngày 30/5/2024 trong con đường hành khất của hành giả Thích Minh Tuệ - có một Việt kiều đi theo hành giả mà đáng tiếc đã tử vong tại Quảng Trị do bị sốc nhiệt.

Cập nhật từ ngày 31/5/2024.

Bổ sung thì để ở bên dưới cập nhật.

Tháng 5 năm 2024,

Giao Blog


---

Ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực

Ngày đăng: 03/06/2024

Ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại Thôn 6, xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, hiện không có địa chỉ cư trú cố định, chưa làm căn cước công dân. Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định ông Lê Anh Tú không phải là tu sĩ Phật giáo; bản thân ông Lê Anh Tú cũng không nhận mình là tu sĩ Phật giáo, chỉ là công dân tu học theo lời dạy của Đức Phật.

Bắt đầu từ năm 2017 đến năm 2023, ông Lê Anh Tú tự tu, thực hành hạnh khất thực và đã 03 lần đi bộ từ Nam ra Bắc và ngược lại, trong suốt quá trình đó, việc đi lại và thực hành hạnh nguyện của ông Lê Anh Tú diễn ra thuận lợi, không có khó khăn, cản trở và không gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự. Năm 2024 là lần thứ tư ông Tú đi bộ xuất phát từ tỉnh Khánh Hòa, theo trục đường chính lên Cao Bằng - Hà Giang và hiện nay đang đi chiều ngược trở lại, hiện đã đến khu vực miền Trung.

Tuy nhiên, trong hành trình trở về của lần đi bộ thứ tư này đã xảy ra hiện tượng tập trung đông người đi theo ông Lê Anh Tú, gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự và cảnh quan môi trường; đặc biệt, ngày 30/5/2024 đã xảy ra việc một người đàn ông trong đoàn người đi theo có tên là Lương Thanh Sơn, trú tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh bị sốc nhiệt, suy đa tạng, xuất huyết tiêu hóa dẫn tới tử vong; tiếp theo đó là ngày 02/6/2024 có 02 người phụ nữ khi đi theo ông Tú và đoàn người đã bị sốc nhiệt, đuối sức, nằm gục trên mặt đường. Các cơ quan chức năng đã kịp thời đưa đến bệnh viện để điều trị.

Trước sự việc đáng tiếc nêu trên, các cơ quan chức năng đã gặp gỡ, trao đổi với ông Lê Anh Tú về việc Nhà nước nhất quán chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; chính quyền các địa phương đã luôn quan tâm, tạo điều kiện để ông Lê Anh Tú được đi bộ và hành trì theo ý nguyện, song cần phải bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân và sự ổn định xã hội. Ông Lê Anh Tú đã nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của công dân, tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực.

Để bảo đảm sự ổn định xã hội, tính mạng, sức khỏe và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mọi người dân nếu có niềm tin, nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cần tìm hiểu, thực hành đúng giáo lý, giáo luật của các tôn giáo, phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc và pháp luật của Nhà nước. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, không tham gia các hoạt động làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội; giữ gìn môi trường sinh hoạt tôn giáo ổn định, lành mạnh; góp phần xây dựng xã hội kỷ cương, vì bình yên, hạnh phúc của cộng đồng.

https://btgcp.gov.vn/tin-hoat-dong-cua-ban-ton-giao-chinh-phu/ong-le-anh-tu-thich-minh-tue-tu-nguyen-dung-viec-di-bo-khat-thuc-post05q07ZxaZ8.html

..

Ông Thích Minh Tuệ tự nguyện dừng đi bộ khất thực

PV-Thứ hai, ngày 03/06/2024 12:41 GMT+7

Ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) là cái tên thu hút sự quan tâm của dư luận gần đây. (Ảnh: NLĐ)

VTV.vn - Sáng 3/6, Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực.

Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) sinh năm 1981, tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại thôn 6, xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, hiện không có địa chỉ cư trú cố định, chưa làm căn cước công dân.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định ông Lê Anh Tú không phải là tu sĩ Phật giáo; bản thân ông Lê Anh Tú cũng không nhận mình là tu sĩ Phật giáo, chỉ là công dân tu học theo lời dạy của Đức Phật.

Từ năm 2017 đến năm 2023, ông Lê Anh Tú tự tu, thực hành hạnh khất thực và đã 3 lần đi bộ từ Nam ra Bắc và ngược lại, trong suốt quá trình đó, việc đi lại và thực hành hạnh nguyện của ông Lê Anh Tú diễn ra thuận lợi, không có khó khăn, cản trở và không gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự. Năm 2024 là lần thứ 4 ông Tú đi bộ xuất phát từ tỉnh Khánh Hòa, theo trục đường chính lên Cao Bằng - Hà Giang và hiện nay đang đi chiều ngược trở lại, hiện đã đến khu vực miền Trung.

Tuy nhiên, trong hành trình trở về của lần đi bộ thứ 4 này đã xảy ra hiện tượng tập trung đông người đi theo ông Lê Anh Tú, gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự và cảnh quan môi trường.

Đặc biệt, ngày 30/5, một người đàn ông trong đoàn người đi theo có tên là Lương Thanh Sơn (trú tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh) bị sốc nhiệt, suy đa tạng, xuất huyết tiêu hóa dẫn tới tử vong. Tiếp đó, ngày 2/6, có 2 người phụ nữ khi đi theo ông Tú và đoàn người đã bị sốc nhiệt, đuối sức, nằm gục trên mặt đường. Các cơ quan chức năng đã kịp thời đưa đến bệnh viện để điều trị.

Trước sự việc đáng tiếc trên, các cơ quan chức năng đã gặp gỡ, trao đổi với ông Lê Anh Tú về việc Nhà nước nhất quán chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; chính quyền các địa phương đã luôn quan tâm, tạo điều kiện để ông Lê Anh Tú được đi bộ và hành trì theo ý nguyện, nhưng cần phải bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân và sự ổn định xã hội. Ông Lê Anh Tú đã nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của công dân, tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực.

Để bảo đảm sự ổn định xã hội, tính mạng, sức khỏe và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mọi người dân nếu có niềm tin, nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cần tìm hiểu, thực hành đúng giáo lý, giáo luật của các tôn giáo, phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc và pháp luật của Nhà nước; thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, không tham gia các hoạt động làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội; giữ gìn môi trường sinh hoạt tôn giáo ổn định, lành mạnh; góp phần xây dựng xã hội kỷ cương, vì bình yên, hạnh phúc của cộng đồng.

Trước đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ đã lên tiếng về người đàn ông đang nổi tiếng trên mạng xã hội với danh xưng “Sư Thích Minh Tuệ” hay Minh Tuệ không phải là tu sỹ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ông Tuệ chia sẻ, ông tên thật là Lê Anh Tú. Quê ông ở xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1994, gia đình chuyển vào tỉnh Gia Lai sinh sống. Trước đây, ông từng có thời gian ngắn vào chùa để tu tập, lấy pháp danh là Thích Minh Tuệ, nhưng chưa có duyên ở lại chùa.

Năm 2017, ông Minh Tuệ bắt đầu đi bộ tới nhiều tỉnh, thành. Khi quyết định bỏ nhà, bỏ công việc ổn định để đi bộ hành, bản thân ông đã suy nghĩ rất kỹ. Sau đó, ông đã xin phép gia đình cho mình đi bộ tu tập theo lời Phật dạy.

Ông cho biết thời gian đầu đôi lúc mệt phải di chuyển bằng xe khách. Từ năm 2020 đến nay, ông bộ hành tuyệt đối, chỉ di chuyển bằng đường thủy khi phải đi qua đò, qua sông. Đến nay, ông đã đặt chân tới gần như khắp mọi miền đất nước.

Hơn 6 năm qua, ông Minh Tuệ không liên lạc với gia đình bởi bản thân ông tu tập nên không dùng điện thoại. Dẫu vậy, ông cho biết, luôn đặt gia đình trong tim, luôn nhớ tới công ơn của cha mẹ qua lời cầu nguyện.

Một người đi theo đoàn ông Thích Minh Tuệ tử vong do sốc nhiệt, suy đa tạngMột người đi theo đoàn ông Thích Minh Tuệ tử vong do sốc nhiệt, suy đa tạng

VTV.vn - Ông Lương Thanh S., (47 tuổi, sinh sống tại Mỹ), người đi theo đoàn ông Thích Minh Tuệ để tu tập, đã tử vong do sốc nhiệt, suy đa tạng, tiêu cơ vân.

https://vtv.vn/xa-hoi/ong-thich-minh-tue-tu-nguyen-dung-di-bo-khat-thuc-20240603123946979.htm?fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTAAAR0p8hLq2-QSphb1tvTTXka_Xypob8Hr48goGGkX6o8FmY3O7zRzBdbLW_8_aem_ATqrwceB-k-ZPDt_20XQ_1gFdU3FUK9_u90PdQSc0zWMvmsxVbQV_me4iHSMRGJ8YFuecGU2ybcRljoXRzXHze35


..


Nguồnhttps://www.facebook.com/watch?v=511911051163239

..







..




Thầy hộ pháp Kim Cang chia sẻ và vẫn tiếp tục giữ giới ăn chay và đi tìm sư thầy Thích Minh Tuệ




Johnny Nguyễn

https://www.youtube.com/watch?v=6NCvquIuc_g

..

Trước đây khi chưa bỏ sổ hộ khẩu, muốn làm CCCD, phải trình sổ hộ khẩu, kèm thêm một tờ khai có xác nhận và con dấu của UBND xã.
Từ sau khi bỏ sổ hộ khẩu, thì phải thực hiện định danh cá nhân điện tử đến mức 2 thì mới được làm căn cước công dân khi CCCD bị mất hoặc hết hạn sử dung. Để làm được định danh cá nhân điện tử, từ trước đó, phải đem sổ hộ khẩu đến trình công an, cùng tất cả các giấy tờ tùy thân khác, để công an nhập dữ liệu thông tin vào hệ thống dữ liệu cư trú của công an huyện. Sau khi có căn cước công dân, phải đến công an xã để làm thủ tục đăng ký và sau đó kích hoạt để thực hiện định danh cá nhân điện tử mức 2. Muốn thực hiện định danh cá nhân điện tử mức hai, không chỉ đòi hỏi có CCCD, mà còn phải có điện thoại smartphond cùng với một số điện thoại đã đăng ký chính chủ.
Để thấy, muốn được cấp căn cước công dân, đòi hỏi phải thực hiện hàng loạt thủ tục phức tạp. Do đó bây giờ, những ai làm thẻ căn cước công dân mà không có bất cứ giấy tờ tùy thân gì, chưa có thông tin trong trong hệ thóng dữ liệu công, thì sẽ vô cùng khó khăn, đòi hỏi phải đi xin đủ thứ giấy xác nhận… Người làm được CCCD theo hình thức “tay không bắt giặc”, chỉ có thể là hàng “người Giời” hoặc, Thánh, Phật, Bồ Tát.
Với 6 năm đi bộ hành, tôi nghĩ rằng Ngài Minh Tuệ đã không thực hiện các thủ tục khai báo thường trú điện tử, không thực hiện định danh cá nhân điện tử mức 2. Ngài cũng đã từ bỏ chiếc thẻ CCCD. Ngày hôm nay, Ngài Minh Tuệ được làm thẻ CCCD theo cách mà không ai có thể làm được.
Dư luận có một số người cho rằng, khi Ngài Minh Tuệ đã buông bỏ tất cả mọi thứ để cầu giải thoát, thì việc làm CCCD là không cần thiết. Cá nhân tôi bác bỏ quan điểm này. Tôi cho rằng, việc cấp CCCD cho Ngài Minh Tuệ là vô cùng cần thiết. Vì các lý do sau đây.
Một là, mọi công dân ở nước Việt Nam đều phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Hai là, nếu như Ngài sau này có đắc đạo để thành Phật, thì chúng ta vẫn mong rằng, trong sử sách viết về hành trạng của Ngài có dòng chữ: “Cả cuộc đời của Ngài không có một vi phạm nào”, chứ không phải là dòng chữ “Cả cuộc đời của Ngài không có một vi phạm nào, ngoài việc không làm thẻ căn cước công dân, không bao giờ đem theo thẻ CCCD”.
Ba là, việc làm CCCD để lấy dấu vân tay của Ngài là vô cùng cần thiết. Để nếu như sau này, Ngài có đắc đạo và thành Bồ Tát, thành Phật thì còn có hình ảnh dấu vân tay của Ngài đem in ra để treo trưng bày ở bảo tàng Phật giáo. Chứ nếu Ngài hóa mà không có gì lưu lại, con dân nước Việt sẽ rất ân hận. Và nếu không lưu giữ được gì của Ngài, e rằng vài trăm năm sau, sẽ có người lại lấy sợi lông động vật nào đó đem trưng bày rồi bảo rằng đó là tóc của Ngài.
Chỉ có điều hơi tiếc, ấy là sắp tới đây, ngày 1/7/2024, Luật Căn cước chính thức có hiệu lực. Giá như các nhà chứ trách đợi đến đúng ngày 1/7/2024 để làm Thẻ căn cước cho Ngài (thay vì làm CCCD hôm nay), để vinh danh Ngài là người đầu tiên được cấp thẻ trên đó có dòng chữ "Thẻ Căn cước" (bỏ chữ "công dân", thêm chữ "Thẻ"). thì sẽ thú vị biết bao...
Có thể là hình ảnh về 2 người và văn bản cho biết 'DOANH DOANHNGHIỆI DOANH NGHIỄI HONDA 1'

Tất cả cảm xúc:
Lê Gia Hoài và 54 người khác




https://www.facebook.com/NhabaoChuMinhKhoi/posts/pfbid02ub4QXvR1mXknvmKyaw7Xgn712QxJFPY4heTZcWkYraNtCMRSjjVg4tMS1YaFFE2cl

..

---

CẬP NHẬT


6. Bình luận của nhà thơ Phú Trạm (16/6/2024)

"



[hay. Toàn cảnh đạo sĩ Minh Tuệ nhìn từ ánh sáng Minh triết Cham, tặng anh Mạc Van Trang, yut Chu Mộng Long & bạn văn Phạm Lưu Vũ]
[1] Tại sao cần “dưới chơn thầy”?
Bài học từ Cham…
Tiếp nhận triết học Ấn Độ, Cham có 4 loại kinh. Kinh tụng do Gru Urang nắm giữ, Kinh lễ hiện dành cho việc cúng tế, Kinh rừng và Kinh tuệ.
Kinh rừng thuộc dạng bí tuyền, ở Cham hiện đại mỗi ông họ tôi Phok Dhar Cơk sở hữu và dùng. Do thiếu thầy hướng dẫn, ông thực hành sai đến tẩu hỏa nhập ma. Cuối đời ông lang thang “ăn xin” rồi mất.
Kinh tuệ thuộc hàng cao cấp, từ Champa mất, kinh thất truyền, riêng anh họ tôi Hàm Bộ lượm nhặt từ “mốc bụi dĩ vãng”, để hành. Và, cũng như nhân vật trên, thiếu thầy hướng dẫn, anh bị lệch. Sau này anh mất sớm bởi chuyện khác.
Đây là hai “nhân vật” xuất hiện đậm đặc trong chữ nghĩa tôi.
Tôi may mắn hơn, do cơ duyên, sớm biết Đạo Phật, Krishnamurti, Heidegger, trường ca Ariya Glơng Anak - và thoát! Từ đó tôi trung dung ở mọi lĩnh vực: nghiên cứu, thơ, phê bình và đạo.
Đến đạo sĩ Minh Tuệ
Đoàn tăng 71+1 tan đàn ở Huế, nhìn cách minh triết, là cần thiết. Để sàng lọc. Còn lại trên dưới mươi “tăng” bất thối chuyển. Tại sao họ cần đến Minh Tuệ? - Đơn giản, họ cần được trui luyện qua giai đoạn “dưới chơn thầy”, không phải tìm cầu kiến thức, mà tiếp nhận ánh sáng từ thầy, và kinh nghiệm thực tế bộ hành của người đi trước.
Không được gặp thầy [ở “ngôi chùa” tại Gia Lai], nguy cơ mươi học trò này giẫm vào vết xe đổ hai vị Cham trên là rất lớn. Thương không!
[2] Thầy & Luận
Tôi tin Minh Tuệ đã giác ngộ. Do xuất thân và hoàn cảnh, khác với Đức Phật là đấng Toàn giác, Minh Tuệ đạt đến độ thuần khiết của một đạo sĩ [người đi trên con đường tu hành, hay hành giả thực thi đạo] Hạnh Đầu Đà.
Đó là may mắn lớn của Việt Nam. Không ít người Việt đón nhận [và nâng tầm] đạo sĩ như Đức Như lai tái thế, không phải không nguyên do.
Dẫu sao, nhớ rằng Tất Đạt Đa được các đạo sĩ Bà-la-môn giỏi nhất đào tạo bài bản từ bé, thế nên ngoài sự uyên bác, Thái tử còn sở hữu khả năng ngôn ngữ và “phương tiện thiện xảo” của một Luận sư.
[3] “Quần chúng” hiếu kì?
Có, nhưng không đáng kể, còn lại là hằng hà sa sinh linh đột ngột BẮT GẶP ÁNH SÁNG hiếm hoi chưa từng. Họ là các nhà tu hành trong và ngoài Đạo Phật, các trí thức lớn, văn nghệ sĩ, và quần chúng mộ đạo.
Lão già đáng tuổi ông, sụp quỳ trước thầy giữa quốc lộ. Chị đại gia cùng đoàn từ Sài Gòn đi xe ra Huế, đứng chắp tay cung kính đảnh lễ, chỉ cần bắt gặp ánh mắt thầy trong sát-na, cũng đủ. Chị doanh nhân thành đạt [và trẻ đẹp], dám bỏ tất cả để bay ra “bộ hành” cùng thầy, sau còn tình nguyện phụng sự song thân thầy, là một thái độ ngây thơ đáng yêu. Ngay cả nhân vật - do hạn chế ở nhận thức, bị cho là có vấn đề là “thầy Kim cang” cũng không phải không có nét đáng quý. Vân vân.
[4] Lỗi ở Tiktoker, Youtuber?
Không! Đám đông bu đến, điện thoại thông minh giơ lên, đa phần là tùy hứng với tùy tiện, và ngoài bộ phận câu view, câu like, còn lại không ít Tiktoker, Youtuber làm khá chuyên nghiệp. Không có họ, chúng ta không có cơ hội đón nhận ánh sáng, không có dịp theo dõi nhất cử nhất động của đạo sĩ Minh Tuệ.
Họ làm, kiếm tiền không phải không chính đáng, còn là sự SAY MÊ.
[5] Đất hành hương
Hôm qua, đoàn người từ thủ đô bay lên Gia Lai tìm thầy. Dù “ngôi chùa” vắng tênh, họ vẫn cung kính đảnh lễ, rồi cho xe đi vào thôn bản, phát quà cho dân nghèo. Không phải một, mà nhiều đoàn như thế. Không chỉ phát quà, mà còn nhiều hành cử thiện, đẹp khác nữa. Minh Tuệ là một lực hút không thể cưỡng.
Họ sùng mộ thầy, từ đó yêu quý mảnh đất đã sinh ra và cưu mang thầy.
Biến Xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai thành đất HÀNH HƯƠNG, tại sao không?!
[6] Vai trò của chính quyền
Nhà thơ mà đi “góp ý” việc trị quốc thì không gì buồn cười hơn! Dẫu sao, nhìn toàn cảnh vấn đề Minh Tuệ từ ánh sáng Minh triết Cham, có 2 điều cần xét đến:
Việc dẹp loạn quần chúng hiếu kì vô trật tự, dẹp cả mấy Smartphoners tùy tiện, là chuyện dễ ợt. Đã có “ngôi chùa”, Đất Hành hương và Thầy cũng đã có, thêm mươi “tăng sĩ” nữa là đủ.
Đủ cho nỗi khao khát tâm linh của người Việt Nam.
Đủ cho niềm kiêu hãnh mới của đất nước hình chữ S xinh đẹp này.
Heleh & Thuk siam cho tất cả!
P.S. Chú thích quan trọng
Gọi tu Mười ba Hạnh Đầu đà là khổ tu hay tu khổ hạnh, là sai; sai nốt, khi so sánh kiểu tu này với khất sĩ hành đạo ở Thái Lan, hay miền Nam trước 1975…
Đạo sĩ Minh Tuệ là ngàn năm có một, không phải trước ông Việt Nam chưa từng, mà hiện tượng này được thiên thời, địa lợi, nhân hòa: Đất nước Việt Nam thống nhất, Phật tử đang khao khát tâm linh, và Hiến pháp đảm bảo “tự do tôn giáo”.







https://www.facebook.com/inra.sara/posts/pfbid08oWGPgpPCf2b9dwvi3C7XMKpobRM4uSFVHnDsYZevdezXmnN6GeNWtCsp5XpMTgql

"

5.


Đức Pháp chủ Thích Trí Quảng khai pháp về hạnh đầu đà

TPO - Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Quảng - Pháp chủ Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam - đã khai pháp khóa huân tu tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM. Đức Pháp chủ làm rõ một số pháp môn tu trong đó có hạnh đầu đà.

Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cho biết Phật giáo có Phật giáo nguyên thủy, đại thừa và kim cang thừa. Pháp hành trì của Phật giáo nguyên thủy, đại thừa và kim cang thừa hoàn toàn khác nhau về hình thức. Mỗi pháp môn tu có điều đặc biệt riêng.

Đức Pháp chủ cho biết Phật giáo nguyên thủy tập trung để tu hành đạt mục tiêu ra khỏi sinh tử luân hồi. Đức Phật dạy muốn thoát khỏi sinh tử thì không lệ thuộc ba việc: cơm ăn, áo mặc và chỗ nghỉ.

Biểu hiện cao nhất của sự không lệ thuộc vào ba yếu tố đó chính là thực hành 13 pháp tu đầu đà. “Thực tế, chỉ có Đại Ca Diếp thực hành được trọn vẹn hạnh này. Những người khác cũng thực hành một giai đoạn nào đó thôi. Đây là việc khó nhất. Vì mọi người chưa có phước đức đầy đủ như Đại Ca Diếp. Ngài có thân kim cương không ốm đau, nhịn đói được lâu ngày. Hạnh đầu đà là khó nhất trong đạo Phật, ai thực hành được thì đạt quả A la hán dễ dàng hơn”, Hòa thượng Thích Trí Quảng nêu.

Đại Ca Diếp là đầu đà đệ nhất. Bên cạnh đó, khi Phật tại thế, Tôn giả Xá Lợi Phất được tôn là đệ nhất trí tuệ. Ông là người hỗ trợ đắc lực cho công cuộc hoằng dương chính pháp của Đức Phật, nhiều lần thay mặt Đức Phật thuyết pháp trước đại chúng.

Đức Pháp chủ Thích Trí Quảng khai pháp về hạnh đầu đà ảnh 1

Pháp chủ Hội đồng chứng minh GHPGVN khai pháp khóa huân tu tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM.

Đức Phật coi trí tuệ là điều quan trọng nhất, bởi “duy tuệ thị nghiệp”, có trí tuệ là có tất cả. Thực tế, trong giai đoạn đầu từ bỏ cung vàng điện ngọc đi tu, Đức Phật theo pháp tu khổ hạnh, nhưng sau đó ngài nhận thấy không thể thiếu trí tuệ, nên quyết định theo trung đạo - tránh cực đoan trong cách tu học như buông thả theo dục lạc và sống khổ hạnh tuyệt đối.

Pháp chủ GHPGVN kể rằng, khi mới đi tu, hòa thượng cũng thực hành hạnh đầu đà, cũng đi khất thực nhưng kết quả tu học đạt được không đáng kể. “Nhờ gặp Hòa thượng Thiện Hòa khai ngộ nên tôi trở về học đường Nam Việt để học tập, đặt trí tuệ lên hàng đầu. Khi mới lập chí tu hành, tôi nói rằng mọi việc trên thế gian này tôi sẵn lòng nhường cho thiên hạ, trừ trí tuệ”, Hòa thượng Thích Trí Quảng nói.

Đức Pháp chủ Thích Trí Quảng cũng nhắn nhủ các tăng, ni trẻ kiên trì tu học, suy nghĩ sâu hơn để có kết quả tu hành tốt hơn. Khóa an cư kiết hạ chính là cơ hội để sống gần với lời Phật dạy.

https://tienphong.vn/duc-phap-chu-thich-tri-quang-khai-phap-ve-hanh-dau-da-post1645378.tpo?fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTEAAR0yohNfbS_405I7mVx4Mk679OPJM1VCB_0XQTD2b-rVHTOxJ0o9xUX7MbY_aem_ARoj8YbnL3GxPwERFV91PztjdqTRJHvpJPhUnek1vyhIqprqMcjgHhxtzi5CnlpGQR9ohExms5P1mHOeCt4gMdxe



4. Ngày 9/6/2024 - Bản tin thời sự 19h ngày 9/6 lại đưa tin


Ông Thích Minh Tuệ sẽ tiếp tục bộ hành nếu được yên tĩnh

Tình Lê

Trong bản tin Thời sự 19h tối 9/6 trên VTV1, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã có những trải lòng về việc tiếp tục bộ hành của mình.

Video ông Thích Minh Tuệ chia sẻ trên bản tin Thời sự 19h tối 9/6:

Bản tin VTV cho biết, dự kiến của ông Thích Minh Tuệ khi đi hết các địa phương trên cả nước sẽ dừng chân tại một khu vực nào đấy, nếu thuận lợi, vài năm sau mới bộ hành 1 lần, chứ không phải lúc nào cũng đi. Chỉ khi không còn tình trạng đông người, đảm bảo an ninh trật tự, ông Thích Minh Tuệ mới tiếp tục bộ hành, còn không sẽ an trú tại địa điểm nào đấy và khất thực ở khu vực gần.

Chia sẻ trên VTV, ông Thích Minh Tuệ cho biết: “Con sẽ ẩn ở núi, hang đá nào đấy, rồi xuống gần làng đó khất thực, tu hành cho mình thôi. Có trú xứ an ổn thì mình cần như thế để học tập, người tu cũng có thời gian an ổn, khi nào cần thiết mới bộ hành, nhưng bộ hành phải được yên tĩnh giống như 6 năm trước, không có ai đi theo”.

Ảnh chụp Màn hình 2024 06 09 lúc 19.30.49.png
Ông Lê Anh Tú trên bản tin Thời sự của VTV1 tối 9/6.

Trước đó, tại phóng sự ngắn phát sóng trong bản tin Thời sự 19h của VTV1 tối 8/6, ông Thích Minh Tuệ xuất hiện để trả lời phỏng vấn với bộ trang phục quen thuộc giữa lúc lan truyền nhiều thông tin sai sự thật của các thế lực chống phá xuyên tạc lý do ông dừng bộ hành để ẩn tu. Thậm chí đã xuất hiện nhiều tin sai lệch cho rằng ông Thích Minh Tuệ bị bắt và buộc phải dừng tu tập. 

Ông nói: "Tinh thần, sức khoẻ của con vẫn tốt, vẫn đảm bảo để học theo lời Phật dạy được. Không có người dân đông như thế hay việc ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông xã hội thì con vẫn học tập ở ngoài, không có gì thay đổi.

Giờ nguyện vọng học tập của mình mà họ ra làm ách tắc, mình đi không được thì nên dừng. Con cũng mong muốn khi mình ra đường mọi người đừng tập trung như thế để làm ảnh hưởng nhiệm vụ của mình không học được nữa. Khi họ quay phim kiếm tiền hay có gì đó thì không phù hợp". 

Thich Minh Tue 2.jpg

VTV cho rằng việc tu tập thực hành giáo lý nhà Phật là nhu cầu chính đáng của người dân và được pháp luật bảo hộ. Quyết định dừng bộ hành của ông Thích Minh Tuệ cần được tôn trọng. Đã đến lúc cần siết chặt công tác quản lý nội dung số, nếu không các YouTuber, TikToker sẽ bất chấp tất cả để kiếm tiền mà không quan tâm đến hậu quả gây ra cho xã hội. 

Ảnh, clip: VTV 

https://vietnamnet.vn/ong-thich-minh-tue-se-tiep-tuc-bo-hanh-neu-duoc-yen-tinh-2289851.html



3Ngày 8/6/2024  - Bản tin thời sụ 19h ngày 8/6

Ông Thích Minh Tuệ (tên thật là Lê Anh Tú) - nhân vật thu hút sự quan tâm của rất nhiều người thời gian qua vừa trả lời phỏng vấn VTV1 sau 7 ngày dừng bộ hành để ẩn tu.

Screen Shot 2024 06 08 at 20.23.56.png
Hình ảnh mới nhất của ông Thích Minh Tuệ trong bản tin Thời sự 19h ngày 8/6. 

Trong phóng sự ngắn phát sóng trong bản tin Thời sự 19h của VTV1 tối 8/6, ông Thích Minh Tuệ xuất hiện để trả lời phỏng vấn trong bộ trang phục quen thuộc giữa lúc xuất hiện nhiều thông tin sai sự thật của các thế lực chống phá xuyên tạc lý do ông dừng bộ hành để ẩn tu. Thậm chí đã xuất hiện nhiều tin sai lệch cho rằng ông Thích Minh Tuệ bị bắt và bị buộc phải dừng tu tập. 

Screen Shot 2024 06 08 at 20.44.27.png

Cuộc phỏng vấn của VTV thực hiện sau 7 ngày ông Thích Minh Tuệ ẩn tu. Ông nói: "Tinh thần, sức khoẻ của con vẫn tốt, vẫn đảm bảo để học theo lời Phật dạy được. Không có người dân đông như thế hay việc ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông xã hội thì con vẫn học tập ở ngoài, không có gì thay đổi. Giờ nguyện vọng học tập của mình mà họ ra làm ách tắc, mình đi không được thì nên dừng. Con cũng mong muốn khi mình ra đường mọi người đừng tập trung như thế để làm ảnh hưởng nhiệm vụ của mình không học được nữa. Khi họ quay phim kiếm tiền hay có gì đó thì không phù hợp". 

Screen Shot 2024 06 08 at 20.44.33.png

Theo phóng viên VTV, mới đây gia đình ông Thích Minh Tuệ cũng có đơn gửi các cơ quan chức năng đề nghị xử lý các trường hợp lợi dụng hình ảnh của ông để đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội, gây ảnh hưởng tới ông Thích Minh Tuệ và gia đình ông. 

Screen Shot 2024 06 08 at 20.24.44.png

VTV cho rằng việc tu tập thực hành giáo lý nhà Phật là nhu cầu chính đáng của người dân và được pháp luật bảo hộ. Quyết định dừng bộ hành của ông Thích Minh Tuệ cần được tôn trọng. Đã đến lúc cần siết chặt công tác quản lý nội dung số, nếu không các YouTuber, TikToker sẽ bất chấp tất cả để kiếm tiền mà không quan tâm đến hậu quả gây ra cho xã hội. 

Đỗ Lê
Ảnh, clip: VTV 

https://vietnamnet.vn/ong-thich-minh-tue-xuat-hien-tren-vtv1-sau-1-tuan-an-tu-2289638.html


2.

Thừa Thiên Huế: Xử phạt chủ tài khoản Youtube “15s Bình Dương” đăng tin sai sự thật liên quan thầy Thích Minh Tuệ

Ngày 3/6, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở thông tin và Truyền thông và Công an xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà tiến hành mời làm việc và xử phạt một Youtuber vì đăng tin sai sự thật liên quan thầy Thích Minh Tuệ

Cụ thể, đó là ông Nguyễn Văn Tý (SN 1990, trú tại xã Thanh Tuyên, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương) - chủ tài khoản Youtube “15s Bình Dương” đã có hành vi đăng tải các video “giật tít”, “câu view”, thông tin sai sự thật về tình hình an ninh trật tự địa phương có liên quan đến sư thầy “Thích Minh Tuệ”.

Lực lượng chức năng đang làm việc với Chủ tài khoản Youtube
Lực lượng chức năng đang làm việc với Chủ tài khoản Youtube

Trước đó, vào ngày 2/6, tại kênh Youtube “15s Bình Dương” do ông Nguyễn Văn Tý quản lý đã đăng tải các video với nội dung: “Huế bị vỡ trận, anh Công an bức xúc nói thẳng điều này khi thấy thầy Thích Minh Tuệ đi qua”, “Lực lượng Công an khủng khiếp chặn tất cả phương tiện khi thầy Thích Minh Tuệ đi qua”,  "Lực lượng C.A khủng khiếp chặn tất cả phương tiện khi thầy Thích Minh Tuệ đi qua”, …. Đến ngày 3/6, kênh Youtube này lại tiếp tục đăng tải clip với nội dung “Chị gái dân địa phương cho biết vị trí của thầy đang ở đâu, cực căng”.

Tại buổi làm việc, ông Nguyên Văn Tý đã nhận thức được việc bản thân đăng tải các video có tiêu đề, ảnh bìa thể hiện nội dung “giật tít”, “câu view”, thông tin sai sự thật về tình hình an ninh trật tự địa phương nơi thầy Thích Minh Tuệ đi qua; một số nội dung mang hơi hướng mê tín dị đoan… đã gây hoang mang trong Nhân dân, tạo hiếu kỳ, tò mò cho người dân dẫn đến tụ tập đông người cản trở giao thông, gây ảnh hưởng xấu đền tình hình an ninh trật tự.

Ông Nguyễn Văn Tý đã viết bản tường trình, xin cam đoan từ nay về sau không tái diễn việc làm tương tự và chịu mọi hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.  

Chủ tài khoản bị xử phạt
Chủ tài khoản bị xử phạt

Sở thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Văn Tý về hành vi đăng tải nội dung có tính chất giật gân, sai sự thật, gây hoang mang trong Nhân dân. Theo Thanh tra Sở thông tin và Truyền thông, với vi phạm này người vi phạm bị xử phạt với mức 7,5 triệu đồng, được quy định tại điểm d, Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15 năm 2020, sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 14 năm 2022.

Minh Tích

https://thuonghieucongluan.com.vn/thua-thien-hue-xu-phat-chu-tai-khoan-youtube-15s-binh-duong-dang-tin-sai-su-that-lien-quan-thich-minh-tue-a224028.html?fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTEAAR1aDElv80xcYpVDoT2TvtPtgXXcKxeZbwCM8rH0GXENcDbMjFzlFzL0oLw_aem_ARUZtVlb0Sw05KvVOTTvOY9vpx0ceBQ979155Gq_GuC49OBkUrLL_EfRV7BfuwJjeEXcNCMnqCNUPT-JqgQcvtD_


1. Ngày 3/6/2024

Em đăng bài viết này là để đính chính lại sự xôn xao của ngày hôm nay!
Em cam đoan rằng, sáng nay các thầy đi theo thầy THÍCH MINH TUỆ vào quán phở của em chỉ ăn bún chay với xì dầu và rau sống
. chứ không phải ăn phở bò, 2 trứng trần như các trang mạng xã hội hoặc cư dân mạng đăng tải là sai sự thật ạ.
Em mong cư dân mạng nhìn rõ hình ảnh và thực tế để không ảnh hưởng đến chung đến tất cả m.n
Dù là các thầy hay là một ai khác em không thể làm ngơ để khách hàng của mình bị nói như thế
( CÁC trang lớn không tìm hiểu kỹ mà đăng tải sai sự thật như thế thì mất uy tín quá )
Mong m.n chia sẻ giúp em




https://www.facebook.com/vietkieu.buon.18/posts/pfbid022ngPr9RMHfRCCCH3RysgJS7JKS6DDdGZdALWPeDXdEo3wCtDWE1PyMVJ5fYVYX4Kl

..



---

BỔ SUNG



1. Học giả Trần Kiêm Đoàn


"

Thực trạng mất còn của đạo Phật trong suốt 2568 năm qua không nằm trong quy ước mất còn của thế tục bởi bản chất cứu khổ của đạo Phật không tính bằng đơn vị cân đo đong đếm của đời thường.
Phật giáo mất như thế nào?
Đây không còn là một câu hỏi mà thật ra cần một câu trả lời.
Phật giáo là một biểu tượng thanh thoát của đời sống tinh thần bình thường mà an lạc. Bởi vậy, sự lẩn quẩn trong một thế giới chỉ thấy vật chất và hình tướng, bị nguyên tắc bao quanh thì dẫu cho ở chốn đại thiền môn chùa to tượng lớn, tứ chúng rầm rộ, lễ lạc tưng bừng thì cũng vắng bóng đạo Phật ví như biển nước đục ngầu dậy sóng thì làm sao thấy được bóng trời xanh.
Cho nên cái “được” trong Phật giáo rất có thể là cái “mất” giữa đời thường và ngược lại. Sau khi đắc đạo trở về thăm lại Hoàng cung và phụ vương, đức Phật đã gặp lại người anh em họ đầy tỵ hiềm và ganh tỵ. Thấy đức Phật đi chân đất, tay ôm bình bát khất thực, mình choàng tấm áo cà sa đơn giản. Đề Bà Đạt Đa nhếch mép cười thách thức và hỏi: “Thế Anh ra đi bao lâu, sáu năm khổ hạnh để được cái gì?”
“Ta mất đi nhiều hơn là được.". Mỉm cười, đức Phật trả lời.
“Thảo nào! Đấy là một sự thất bại lớn…” Đề Bà Đạt Đa kêu lên và cười to thỏa mãn.
Chẳng cần quan tâm dao động thị phi, đức Phật nhẹ nhàng hóa giải: "Ta mất đi lòng tham danh lợi, mất hết tức giận hận thù, mất hẳn si mê bám chấp và bảo thủ. Mất nhiều mà chỉ được một, đó là thân tâm thường an lạc.”
Năm 520, diện kiến Đạt Ma Tổ sư, Lương Vũ Đế hỏi: “Từ ngày lên ngôi tới nay, trẫm đã cho xây nhiều chùa to tượng lớn, ấn tống kinh sách, hảo độ hàng vạn tăng chúng, công đức như thế có lớn không?”
Đạt Ma đáp: “Chẳng có gì đáng kể cả”
“Tại sao hộ pháp, độ tăng nhiều như thế mà lại không có công đức gì cả?”
“Bởi vì những việc vua làm chỉ là nhân ‘hữu lậu’. Đấy chi là những thành quả nhỏ trong vòng nhân thiên, ảo tướng tùy hình, có mà chẳng thật.”
“Như thế, thật tướng công đức là gì”
Đạt Ma thuyết: “Tâm thanh tịnh, thể trống không rỗng lặng mới thật là công đức, công phu. Vì thế không thể lấy việc thế gian mà đo lường được.”
Và có bao nhiêu cái được đời thường hóa ra là mất trong tầm nhìn Phật giáo.
Sau cuộc đấu tranh đòi hỏi quyền tự do và bình đẳng tôn giáo năm 1963, giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập. Năm 1981, giáo hội Phật Giáo Việt Nam được thành lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Tôn giáo Chính phủ với khẩu hiệu: Dân Tộc - Đạo Pháp - Xã hội Chủ nghĩa. Đại chúng Phật giáo nghiêm khắc đặt vấn đề: “Có chăng thay khẩu hiệu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc bằng Độc lập - Tự do - Giải thoát liệu Ban Tôn Giáo có khả dĩ chấp nhận được chăng?”
Một đạo Phật truyền thống, vô hình chung, bị cột buộc vào một chủ nghĩa chính trị và xã hội của thế lực cầm quyền thì sự phát triển của Phật giáo tất nhiên sẽ bị rẽ hướng theo nhu cầu chính trị thế quyền. Và hơn 40 năm qua, Phật giáo Việt Nam đã trở thành một phương tiện của chính quyền về mặt lãnh đạo, tổ chức và sinh hoạt.
Vai trò của Phật giáo đối với đất nước suốt dòng lịch sử là gắn liền với vận mệnh của dân tộc. Tổ quốc điêu tàn thì Đạo pháp cũng suy vong. Thời thịnh trị có sự đồng hành tương tác giữa tôn giáo và thế lực lãnh đạo như thời đại Lý Trần, Phật giáo đóng vai trò tham vấn về đạo lý và sức mạnh tinh thần cho vua quan ứng dụng tinh thần thân dân và thực hiện vai trò bảo vệ đất nước. Phật hoàng Trần Nhân Tông đã từng cởi cẩm bào khoác chiến bào chống xâm lăng và khi tổ quốc bình trị thì treo chiến bào để khoác áo cà sa. Những thiền sư Vạn Hạnh, Khuông Việt, Tuệ Trung… là những nhà tham vấn lỗi lạc làm chỗ dựa cho vua quan trong quá trình trị nước an dân.
Nhưng một khi tôn giáo (bất cứ tôn giáo nào) đã biến thành phương tiện làm đẹp tinh thần của chính trị thế quyền thì tôn giáo đó chỉ còn là những cổ xe tứ mã để trang điểm cho người nắm quyền lực hơn là còn có được một vai trò dù là khiêm tốn đến mức nào để có cơ hội đóng góp cho quá trình trị nước an dân.
Đánh mất là khi đã cầm trên tay nhưng để rơi ra ngoài tầm hành hoạt. Đạo Phật đã rơi khỏi tay của Ban Tôn giáo khi quan hệ tương tác giữa đôi bên không còn là đối thoại song phương mà thi hành chỉ thị. Hoạt động nội bộ của đạo Phật như bổ nhiệm trụ trì, tấn phong đạo vị, hoàn thiện nhân sự cho giáo hội… đã phải phủ phục nhận quyết định từ thế lực cầm quyền.
Ban Tôn giáo đã đánh mất Phật giáo như thế nào:
- Phật giáo đã bị thu lại thành một đoàn thể quần chúng trong Mặt trận Tổ quốc.
- Hàng giáo phẩm Phật giáo được bổ nhiệm như quan chức Nhà Nước.
- Giáo quyền do thế quyền chủ động hành xử và chỉ còn đóng vai trò lễ nghi, thụ hưởng.
- Giới luật nhà Phật triển khai và ứng dụng bị vận dụng hay cưỡng chế bằng pháp luật xã hội.
- Nội dung hoằng pháp, hộ pháp và trạch pháp do thế quyền chỉ đạo.
- Tăng Ni và Phật tử biến tướng thành khối quần chúng phụ thuộc, vô danh.
Trong một hoàn cảnh như thế tuy Phật giáo vẫn còn tồn tại; thậm chí phát triển tưng bừng, hoa hòe hơn nhưng chỉ là hình tướng và phương tiện nên phàm tăng, tục chúng nhiễu loạn cửa thiền càng trầm trọng. Chân tăng, thiện tri thức và tín chúng thì rút lui vào im lặng trong khi cảnh chùa viện Phật giáo càng ngày càng náo nhiệt như một bệnh dịch đang hoành hành.
Bậc cao minh lắc đầu ngao ngán, phường phàm phu đắc chí vênh vang. Cửa thiền rộng mở nhưng không phải cảnh thiền môn thanh tịnh, Tam Bảo trang nghiêm mà ngược lại, Tam Bảo bất an, nhân tâm náo loạn.
Khi Phật giáo bị đánh mất thì “Phật sự đa đoan” trở nên tha hóa, mập mờ và hỗn tạp với những hiện tượng bất pháp, vô minh, thân tàn, tâm diệt.
Khi Phật giáo bị đánh mất thì thiền môn bất tịnh, chân tăng thối chuyển, ma quỷ vận áo cà sa lên ngôi với những trò thuyết pháp mỵ tín đồ, pháp ngôn dung tục, nội hàm cẩu thả và pháp chủ tà môn.
Khi Phật giáo bị đánh mất thì ba ngôi Tam Bảo chỉ còn một ngôi Nhất Bảo Kim Cang Phật may ra yên vị; trong lúc Tăng Bảo thoái trào và Pháp Bảo lung lay.
Khi Phật giáo bị đánh mất thì pháp nạn tự thân xuất hiện: Tu sĩ biến thành doanh nhân; tín đồ Phật tử biến thành những phẩm vật tế thần cúng dường vô điều kiện cho những dịch vụ ma vương như những trò lừa mị kiểu xá lợi Phật, cúng tế cầu vong, oan gia trái chủ… trùng trùng mê tín dị đoan loạn động, công khai mà mọi người đều chứng kiến.
Công án Minh Tuệ: Hoàn Không
Chữ “không” trong Phật giáo được các học giả phương Tây dịch ra thành nhiều cách, mỗi cách mang một nội dung khác nhau: Không (nothingness = không có gì cả), không (emptiness = trống không), không (nihility = hư vô), không (voidness = không có ). Tôi chọn khái niệm sau cùng nầy khi nhìn tấm ngân phiếu mình đã ghi lên đó số tiền bao nhiêu, trả cho ai nhưng khi muốn hủy tất cả “cái có” thành “cái không” thì tôi viết trên chi phiếu đó một chữ đậm là “VOID”: Cái ngân phiếu thành ra thực tế có đó nhưng nó hoàn toàn trống rỗng, không mang một cái có thực hữu nào cả. Khái niệm này chỉ ra rằng tất cả các hiện tượng đều không có bản chất tự thân và không tồn tại độc lập. Mọi vật đều phụ thuộc lẫn nhau và chỉ tồn tại do các nhân duyên hợp lại.
Công án, nói một cách phổ thông và dễ hiểu là những lời nói, việc làm, động thái, sự kiện nhưng chúng ta không thể hiếu hay tìm ra ý nghĩa rõ ràng của nó bằng kiến thức, cảm quan, suy luận theo ý nghĩa thông thường mà chỉ có thể thâm nhập hay nhận thức nó bằng trực giác.
Từ mấy hôm nay, hiện tượng Minh Tuệ làm tôi suy nghĩ. Tuy mọi sự kiện xoay quanh nhân vật nầy trong suốt như pha lê, thật như đếm, rõ như ban ngày, dễ hiểu như hơi thở của chính mình; thế nhưng tôi cũng như nhiều người vẫn mịt mờ không hiểu nổi “vì sao như thế”?!
Hàng triệu con mắt, tấm lòng và cảm quan đã dồn về Tu sĩ Minh Tuệ đều thấy rõ rằng nhân vật này không có gì đặc biệt cả: Kiến thức Phật học sơ cơ, chẳng có một danh vị nào để xưng tán, chưa được đăng đàn thọ giới, chưa từng qua chùa viện tu trì, không nói một câu Phật lý nào minh triết, chẳng kinh kệ sớm hôm… nghĩa là không một dấu chỉ có sự trói buộc nào vào những quy lệ thường tình của một người xuất gia theo Phật truyền thống.
Thế nhưng Tu sĩ Minh Tuệ có cả một vùng hào quang vô hình trong suốt bao bọc và tỏa chiết đến mọi người: Cái tôi không còn bám chấp, danh lợi là hư không, tham sân đều xả bỏ, ái dục đã xa lìa, cái ngủ cái ăn chỉ đủ để duy trì sự sống, bệnh tật sống chết không màng, tiền bạc của cải vật chất không bao giờ dính tay, lấy khổ hạnh du phương làm an nhiên tự tại. Cái Tánh Hữu đời thường của Tu sĩ Minh Tuệ phảng phất đạo vị Tánh Không tự tại của nhà Phật.
Những ngày theo dõi khá thường xuyên con người và hành trạng của Tu sĩ Minh Tuệ, thoạt tiên tôi cho đó một nguyên cớ, một giọt nước tràn ly của một cái ly đã gần tràn. Chất liệu chứa đầy trong ly mang một nội dung tượng trưng mà rất thật: Đó là Phật giáo Việt Nam với đủ tướng trạng, nội hàm cùng phong cách sinh hoạt của chùa viện, tu sĩ và đại chúng.
Tôi đã viết một tham luận nhỏ có đề tài là: “Tu sĩ Minh Tuệ…giọt nuớc tràn ly” nói lên cảm tưởng của mình về Phật giáo Việt Nam trong tầm quan sát và hiểu biết trực tiếp cũng như gián tiếp của mình.
Theo dõi bước chân của Tu sĩ Minh Tuệ và phản ứng của quần chúng trong cả nước và thế giới quan tâm từng giờ, từng phút, suốt đêm ngày, ai cũng tự hỏi rằng: Sức hút và “phép lạ” nào đã quyện vào một nhân vật chơn chất, thật thà, đạo hạnh gần như vô danh trong chỉ vài ba tuần trước đó nay bỗng nhiên lại trở thành đối tượng “siêu quần bạt chúng” làm sôi động cả nước như thế?
Thử lật ra vài trang sử các phong trào quần chúng trên thế giới có sức hút tương tự còn ghi dấu trong ký ức của mọi người như “Tank man”, người thanh niên trẻ tuổi vô danh một mình tay không đứng chặn cả đoàn xe tăng 59 chiếc đang rầm rập tiến vào Thiên An Môn để đàn áp phong trào quần chúng đòi tự do và quyền sống tại Trung Quốc ngày 5-6-1989. Chỉ một phút trôi qua với ống kính của Jeff Widener của AP, “Tank man” đã trở thành biểu tượng thiên thu về lòng can đảm của người dân yêu chuộng tự do và sự hung tàn của thế lực đàn áp.
Rosa Sparks, người phụ nữ da đen không chịu nhường ghế “dành riêng cho người da màu” cho một thanh niên da trắng trên một chuyến xe buýt phân biệt chủng tộc tại Montgomery năm 1955 đã làm dấy lên phong trào chống phân biệt chủng tộc tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới…
Và, bao nhiêu cá nhân yếu đuối, vô danh, vươn lên như ánh đèn, như tia chớp, như giọt nước tràn ly, như tiếng chuông cảnh tỉnh gây nên những phong trào quần chúng nhất thời hay lâu dài; địa phưong hay toàn diện đứng lên đấu tranh đòi hỏi sửa sai đối với sự sai lầm, chấn hưng đối với tình trạng thoái trào, trừng phạt đối với tội ác. Người đóng vai “khởi động” vô tình hay cố ý, dù chỉ thoáng qua hay lâu dài một khi tạo ra được tác dụng tích cực hay ảnh hưởng tốt đẹp trong quần chúng sẽ mãi mãi trở thành biểu tượng chiếu rọi âm u thành ánh sáng.
Sớm hôm nay, ngày 3-6-2024, được tin là Tu sĩ Minh Tuệ đã “tình nguyện chấm dứt” (?!) cuộc đi bộ hành cước khổ tu. Hình như hết thảy những người mà tôi được gặp hay tiếp xúc qua mạng lưới truyền thông, sẽ không có ai ngạc nhiên nếu có “sự cố” nào xảy ra cho Tu sĩ Minh Tuệ; kể cả cái chết bất đắc kỳ tử bởi bất cứ cách xếp đặt hay phương tiện nào xảy ra.
Điều quan trọng nhất: Tu sĩ Minh Tuệ đã làm xong nhiệm vụ, đem 6 năm khổ tu dồn lại mấy tuần, đem chính thân mạng của mình để minh họa lại hình ảnh và đạo hạnh của một nhà tu theo Phật:… là như thế đó. Phật tử và quần chúng cả nước và khắp năm châu ít nhất cũng có một khái niệm về hình ảnh và phẩm chất tối thắng của một người tu theo Phật giáo chân chính căn bản là như thế nào. Tuyệt nhiên không phải là những màn múa may thời mạt pháp với nhữg Tăng (ông), Ni (bà) đang lợi dụng một đạo Phật thậm thâm vi diệu thành hí trường gây quỹ hay môi trường kinh doanh trục lợi trên sự nhẹ dạ vô tâm của quần chúng Phật tử đang phủ phục cúng dường!
Ước mong và cầu nguyện chúng ta nên thực hành theo con đường Trung Đạo của nhà Phật: Không thái quá mà cũng chẳng bất cập. Kẻ tham lam xin dẹp bớt lòng tham; người khổ hạnh xin nhẹ dần khổ hạnh.
Cám ơn Tu sĩ Minh Tuệ đã đem hạnh tu trong sáng của người tu sĩ theo Phật để giúp khai thị hay nhắc nhở cho những ai trong tứ chúng Phật Tử hiện tiền đã và đang cố tình hay vô tâm đi sai đường Chánh Đạo.
Xin kính chúc Tu sĩ Minh Tuệ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng được viên thành đạo quả.
Trần Kiêm Đoàn

Tất cả cảm xúc:
Thai Son Nguyen, Sách Xưa Và Nay và 890 người khác

https://www.facebook.com/TranKiemDoan/posts/pfbid022u2CSu4zQNKGNBpFY1N4G9qn6YKT8JHA5wWeHEAKhPwsgvGn2NwtLBt15a2EUyXtl

"


"

Phật Đản mở đầu cho mùa An Cư Kiết Hạ năm nay (Phật Lịch 2568 – Tây Lịch 2024), đạo Phật Việt Nam trong cũng như ngoài nước có hiện tượng xao động bất thường với sự xuất hiện của “Sư Thích Minh Tuệ”.
Nếu gọi một cách thân thiện và gần gũi với hệ thống giáo lý Phật môn thì người xuất gia, bất kỳ tuổi nào chưa thọ Đại giới (Cụ Túc giới) để thành Tỳ kheo, Khất sĩ thì ở hàng Sa Di và được gọi với danh vị là "Chú"; nhưng ở đây xin gọi danh vị công bằng cho một người tin và tu theo con đường Phật lý là “Tu sĩ Minh Tuệ - Ts MT”. Đây là một nhân vật chỉ nhận mình là người tín tu theo đạo Phật), theo chí hướng và hạnh nguyện riêng của mình, không theo môn phái, chùa viện hay đạo tràng, tăng đoàn, giáo hội nào cả. Tuy nhiên, qua hành trạng tương tự với hình ảnh các nhà tu truyền thống, cổ điển nên dư luận và định kiến của đại chúng đã rầm rộ khoác lên TsMT những nhãn hiệu đã có sẵn từ truyền thống và định kiến như Hạnh Đầu Đà, Du Phương Tăng… Xin dành khuynh hướng “chính danh” cho đại chúng và thời gian.
Đạo Phật là một tôn giáo hay hiện thực hơn nữa là một hệ thống giáo dục, triết lý, giới luật “siêu tôn giáo” giúp con người giải khổ tìm vui. Để tiến tới tâm thế an lạc hé cửa vào cho khả năng giác ngộ và giải thoát sau cùng, mọi động thái hỗ trợ cho mục đích cứu khổ đều là pháp môn phương tiện. Đạo Phật thường nói đến tám vạn bốn ngàn – mà thật ra là vô lượng – pháp môn như Đức Phật đã truyền ngôn từ giây phút đầu hiện thế ở vườn Lâm Tỳ Ni rằng, mỗi người là một cá thể duy nhất tự cầm ngọn đuốc chân tâm, bản lai của chính mình mà lên đường tìm phương giải thoát.
Do vậy, đạo Phật là con đường độc lập tự do đích thực từ bản chất uyên nguyên đến 2568 năm sau như hôm nay. Thế nên, những sự rao giảng, ban phát, chấp trước để giới hạn tinh thần tự quyết, tự do, tự mình thắp đuốc lên mà đi của bất cứ đối tượng hay thế lực nào đều là phi Phật pháp.
Tu sĩ Minh Tuệ (TsMT) là ai?
Hoàn cảnh xuất thân của TsMT xuất hiện quá nhiều trên các trang mạng xã hội. Từ những ý tưởng cường điệu, đại ngôn ví von TsMT với hình ảnh của Phật, của Chúa đến những phản biện phủ nhận tính chính danh và thiện lành trong sáng của TsMT xuất hiện ồ ạt theo cảm tính nóng bỏng tức thời như một phản ứng có điều kiện của khối đại chúng đang bị dồn nén, bức xúc giữa hai bờ đạo và đời, thánh và phàm, tịnh và động, tự tại và bon chen, tu và tục, thanh quy và phóng dật… của hàng tu sĩ trong các tôn giáo thời hiện đại. TsMT, vô hình chung, trở thành một “nguyên cớ”, chứ không phải là nguyên nhân, của tâm lý phản kháng đại chúng trước những biểu hiện tiêu cực cũng như tệ nạn tôn giáo đang trên đà tăng tốc!
Phóng viên Tiền Lê báo Tiền Phong đã trực tiếp gặp ông Lê Xuân, 84 tuổi, thân phụ của TsMT và đã tường thuật trên số phát hành ngày Chủ Nhật (19/05/2024, 19:16:09 GMT+7) với nội dung xin được tóm lược những nét chính như sau:
Cách thành phố Pleiku (Gia Lai) chừng 40 cây số, ông Lê Xuân, 84 tuổi, thân sinh ra TsMT cùng vợ sống trong căn nhà hai tầng khang trang ở một xã của huyện Ia Grai (Gia Lai). Dù lớn tuổi nhưng ông Xuân vẫn rất khoẻ mạnh, minh mẫn.
Ông Xuân kể, cách đây hơn 30 năm, ông cùng gia đình từ huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vào huyện Ia Grai (Gia Lai) lập nghiệp. Ông Xuân cùng vợ có 3 người con trai và 1 người con gái. Trong đó anh Lê Anh Tú (TsMT) là người con thứ hai, hiện đã 43 tuổi.
Ông Xuân chia sẻ, ngay từ nhỏ, Tú là người con trai hiền lành, hiếu thảo, học lực khá nên được mọi người quý mến. Học xong phổ thông, theo nghiệp bố, anh Tú đi bộ đội chừng 3 năm, sau đó theo học Trường Trung cấp Lâm nghiệp Tây Nguyên (Gia Lai).
Ra trường, anh Tú làm đo đạc cho một công ty tư nhân ở Đắk Lắk. Thời điểm này anh Tú đọc những sách về Phật nên đã ăn chay, tu tại gia. Gia đình hồi ấy cũng khá lo lắng vì không thấy anh có bạn gái, tâm tư cũng không muốn lập gia đình.
“Gần 10 năm về trước Tú có đọc sách về Phật pháp nên phát nguyện đi tu. Lúc ấy tôi nói đi tu rất khó khăn nhưng đã quyết thì phải tu trọn vẹn, không được phá giới, phải chân cứng đá mềm, không tham lam sân si. Lúc đi Tú để lại cho tôi một cái đồng hồ, điện thoại, tủ lạnh, 8 mét vải màu vàng.”
“Từ nhỏ Tú đã có lòng từ bi với mọi người, không bao giờ muốn làm ai buồn lòng. Ai em nó cũng xem là cha mẹ, phải học hỏi.”
Trong các lần trả lời trực tiếp với đại chúng các “phóng viên đường phố”, TsMT đã xuất hiện trên các trang mạng với hình tướng và ngôn ngữ ái hòa, chơn chất qua lời chia sẻ trước sau như một rằng: Mình tự tìm hiểu đạo Phật qua kinh sách như Nikaya và nuôi chí tu theo Phật từ lâu nhưng mãi đến vào chặng đời 34 tuổi mới xuất gia. Tuy đầu tiên cũng có vào chùa (với Tu sĩ Phật giáo Thích Chân Quang ?) nhưng chỉ sau năm bảy tháng, thấy không hợp với môi trường tu học nên rời chùa ra đi và chỉ tin hành theo Phật. Vì nhận thấy hạnh tu một mình, tự chế tối đa, du phương khất thực… thích hợp với mình nên quyết chí tu hành theo hướng “du sĩ khổ hạnh”. Từ đó “nhất bát thiên gia phạn, cô thân vạn lý du - một bát cơm nghìn nhà, một mình đi vạn dặm” sống bằng thực phẩm hành và khất mỗi ngày một bữa từ mọi người mọi nhà không phân biệt trên đường thiên lý độc hành. Và, TsMT cũng chỉ vào y phục của mình để tự xác định rằng, đó là màu sắc “Cái Bang”, chắp vá từ những mảnh vải phế bỏ, không chạm đến màu vàng của thế giới tu hành Phật giáo thời hiện đại hay của bất cứ phương phái nào để giữ hướng tu hành tự nguyện của riêng mình.
Kết hợp lời thuật của ông Lê Xuân và lời xác quyết về khuynh hướng xuất gia theo đạo Phật của TsMT, cả hai đều có sự nhất quán về hoàn cảnh, bản chất và hành trạng từ khi sinh ra cho đến thời xuất gia trong non 10 năm qua. Sự nhất quán đó xác định đôi nét tiêu biểu gồm cả hai mặt đời và đạo trong một con người của TsMT rằng:
Xuất thân từ một gia đình khiêm tốn ở chốn đất nghèo miền Trung (Hà Tĩnh), TsMT là một người con bình thường, hiền hòa và nhân hậu (lo học, hiền lành, hiếu thảo và thương người); là một công dân tốt (học ra trường, đi bộ đội theo nghĩa vụ, có công ăn việc làm ổn định). Với ý hướng tìm hiểu đạo Phật từ thuở thiếu thời, càng lớn lên càng có tâm nguyện xuất gia tu Phật và tới độ tuổi 30+ chín chắn, TsMT đã xuất ly gia đình tu theo đạo Phật.
Trong dòng sinh mệnh và truyền thừa của đạo Phật, khi nói đến Tăng đoàn và những bậc tôn túc, thường nói đến các bậc hữu học và các bậc vô học. Bậc hữu học là những vị được “sư phụ” bổn sư truyền dạy thông qua quá trình học tập và giáo dưỡng bình thường. Các bậc vô học cao hơn một bậc là “vô sư tự ngộ” với sở học và sở chứng tự mình tìm hiểu, học hỏi, chiêm nghiệm, quán niệm, thực chứng mà hiểu đạo và hành đạo. Đạt Ma Tổ sư suốt 9 năm ngồi im lặng tọa thiền nhìn vách tường chùa Thiếu Lâm với thần khí sáng ngời (cửu niên diện bích). Lục tổ Huệ Năng không hề biết chữ nhưng thần trí quán thế vì chữ chỉ là ký hiệu giới hạn không đủ làm phương tiện truyền tâm. Đức Phật là bậc Giác ngộ tự tu, tự chứng tới đỉnh Thiên Nhân sư là những biểu tượng đường tu tự độ như thế.
Tính phương tiện trong đạo Phật quả nhiên là một vũ trụ diệu kỳ nên những người học Phật, theo Phật và hành đạo Phật trong 26 thế kỷ qua không ai giống ai trên hành tinh này nhưng điểm đích sau cùng không sai khác: Đấy là con đường tìm cầu an lạc và giác ngộ, là Nẻo Đạo của riêng mình. TsMT có phương tiện thiện xảo riêng trên con đường đã chọn. Trong những nghìn năm qua, khắp cái thế giới Ta Bà hưng vong chìm nổi nầy, đạo Phật đã trở thành một thực thể… trùng lai, bởi đạo Phật đến với con người vừa là vấn nạn, vừa là đáp án. Vấn nạn của Khổ (Dukkha) và cứu khổ. Cứu khổ thì có vô lượng pháp môn làm phương tiện. Vạn pháp bình đẳng. Mỗi sinh linh đều tùy theo căn cơ và ngã tướng, ngã sở để tìm cầu con đường cứu khổ cho mình, không có ai hay bất cứ một sinh thể nào có uy quyền hay năng lực nắm độc quyền phương tiện. TsMT có phương tiện tu hành (mà mục đích cuối cùng cũng là tìm cầu sự cứu khổ cho mình) và bậc thượng thủ, thượng tôn, thượng sư, thượng đức… nào, nếu chưa chứng quả, giác ngộ thành Phật thì cũng là một Phật tử “tùy duyên” đang lang thang “vĩnh vi lãng đãng phong trần khách” tìm đường cứu khổ giữa dòng đời gió bụi nầy mà thôi.
Bởi vậy, đức Phật đã để lại Tam Pháp Ấn. Đó là cái khuôn dấu Chánh Pháp bao gồm cả nhân sinh quan, vũ trụ quan, bản thể luận của nhà Phật với 3 dấu ấn chân pháp: Khổ, Vô Thường, Vô Ngã. Sống và ứng xử khế hợp với nguyên lý Tam Pháp Ấn thì cho dẫu bất cứ dưới hình thức, danh nghĩa cá nhân hay bộ phái nào cũng đều là đệ tử, là người theo Phật. Đức Phật dạy trong kinh Nikaya Trung Bộ rằng: Ai nguyện nương tựa Phật lý và nương theo Phật pháp để tu hành tự độ cứu khổ, kẻ ấy là người theo Phật. Đấy là một thái độ tự giác khi nhận ra chân lý và nương theo chân lý để cải thiện cuộc sống của mình, hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không cần phải thông qua một hình thức lễ nghi nào.
Trường hợp cụ thể của TsMT đã dụng công học hỏi, tìm hiểu về đạo Phật từ thuở thiếu thời và lớn lên tự xuất gia hành trì theo con đường khổ hạnh của nhà Phật với cả thân và tâm qua hơn 6 năm không hề thối chuyển là một hình ảnh điển hình của khuynh hướng tự giác và tự phát theo Phật.
Bởi vậy, trong bối cảnh Phật giáo Việt Nam hiện nay, sự xuất hiện của một tu sĩ “ngoài luồng” như TsMT đã gây nên những phản ứng trái chiều giữa đại chúng cũng như hàng tu sĩ “trong luồng” mà TsMT đã nói về mình rằng: “Con không liên quan gì tới tu sĩ Cung đình, Quý tộc…” Phản ứng quần chúng trong thời gian qua đã nóng lên một cách bất ngờ! Kể cả tứ chúng Phật tử, đại chúng trí thức và bình dân, những nhà lãnh đạo có thẩm quyền đương đại của Phật giáo trong nước và kể cả các linh mục đạo Công Giáo quan tâm.
Đạo Phật là Trung Đạo, hai bờ phải trái cực đoan: Một là ca tụng TsMT như một bậc chân tu sáng ngời cao khiết đầy phạm hạnh -- hay ngược lại 180 độ -- thóa mạ TsMT là kẻ điên khùng, bất trí, bất thường, thoái đạo… đều rơi vào hai vọng nghiệp thái quá hoặc bất cập, ra ngoài nẻo đạo từ bi, trí tuệ Phật Đà.
Những điều trông thấy
Mười ngày sau Tết Nguyên Đán Nhâm Thìn 2024, chúng tôi về thăm Việt Nam sau hơn 7 năm chưa về lại. Với lớp tuổi ta, thiếu 1 tuổi đầy 80, tôi không còn ảo tưởng về lại quê hương, làng cũ để làm một việc gì “nên nỗi” hay tìm một cái gì to tát về bất cứ phương diện nào như những giấc mơ của thời trung niên đầy phong độ. Tuổi già như cỗ xe tứ mã với ngựa già xe cũ: Trong chính trị thường bám chấp và níu kéo; trong văn học nghệ thuật thường lẩn thẩn núp bóng ngày xưa; trong tôn giáo, tâm linh thường bị quá đà thấy mình như đang trên đường… gặp đạo! Bởi tự biết rõ mình hơn, tôi chỉ còn tự chọn cho mình một thái độ đối với các chùa viện, nhà thờ, am cốc và những chốn tâm linh ở quê nhà là “hành hương cầu thị”; trải rộng lòng mình để tìm về nguồn cội mà chiêm ngắm, tự trầm trồ khen thầm, tâm phục nhiều hơn là phê phán.
Vốn tuổi già ít ngủ, tôi thường thức dậy sớm khoảng 3, 4 giờ sáng. Nếu lục đục pha trà hay loay hoay làm gì đó thì sợ phá giấc ngủ người khác nên tôi thường tìm đến những ngôi chùa gần nhất. Tôi thật vui vì hầu hết chùa ở Việt Nam thức giấc mở cửa rất sớm và có những thời công phu đều đặn hàng ngày lúc trời chưa sáng, nhất là ở miền Nam và miền Trung. Thật không ngờ người đi chùa, nhất là thế hệ cao tuổi, lại đến sinh hoạt với chùa đông đảo và thường xuyên như thế. So với thế hệ Chiến tranh Việt Nam bảy, tám, chín chục chúng tôi thường đi chùa Rằm, mồng Một hay sinh hoạt GĐPT và khuôn hội thì vào dịp cuối tuần; nhưng ở đây sinh hoạt hàng ngày với tinh thần “ngoan đạo” cao độ.
Trong sáu tuần lễ ở quê nhà đi từ Nam, lên Cao nguyên, ghé Trung và ra Bắc, tôi đã trực tiếp đến các chùa lễ Phật và vấn an quý Thầy, Sư Ni quen và lạ. Thật sự tôi hơi “lóa mắt” về hình ảnh các chùa viện đã biết và mới biết; đa đều được xây dựng, trùng tu hay chỉnh trang nếu không ở mức độ nguy nga, tráng lệ thì cũng công phu và mỹ thuật. Đời sống của chư Tăng Ni và nếp sinh hoạt của các chùa viện mà tôi được đến viếng đã khác xa thời cây đa, cổ tự của những năm xưa. Từ thể thức trà nước tiếp khách đến những bữa cơm chay tập thể hay đãi khách đều tươm tất và phong phú hơn nhiều so với nếp tu hành kham nhẫn “tương chao, rau muối” một thời. Tăng Ni chúng xuất gia, hầu hết bắt kịp đà tiến bộ của nhân loại chứ ít còn hiện tượng “xa lánh hồng trần” như một thời quá khứ. Hình ảnh công khai mà tôi thấy được là hầu hết tu sĩ các cấp đều có điện thoại cầm tay và phần đông có phương tiện giao thông và giao lưu riêng. Các bậc phương trượng, trụ trì, quản lý, hộ tự thì có mức sống cao hơn với phòng riêng có máy điều hòa không khí, điện thoại và xe ô tô tự lái hay đưa đón.
Có duyên may được tiếp xúc với quý Tăng - Ni, từ sa di… đuổi quạ đến trụ trì, phương trượng và hàng chức sắc Giáo Hội đương thời, tôi có được niềm vui là tâm nguyện tu học vươn lên của đa số chư vị. Nhờ mạng lưới truyền thông nhanh nhạy bao trùm khắp từ thành thị đến nông thôn nên các nguồn thông tin rất cập nhật. Khách hành hương từ phương xa trở về như tôi nếu không theo dõi tin tức thời sự, rất có thể trở thành lạc hậu về những chuyện đang xảy ra nóng bỏng trong cũng như ngoài nước so với tứ chúng ở chùa.
Càng được tiếp xúc nhiều với chùa chiền và tăng ni, nỗi xao xuyến trong tâm tôi càng tăng bởi khuynh hướng thực dụng trong các chùa viện ở quê nhà cũng không thua gì ở Âu Mỹ. Những hình thức cúng dường, gây quỹ… đầy hình thái và màu sắc đời thường trở thành khá phổ biến. Sự hiện diện và sức mạnh của vật chất, tiền bạc không còn là “ngoại đạo” như đa số chư vị tu sĩ có thẩm quyền hộ pháp và hoằng pháp mà tôi được gặp đều có kế hoạch xây dựng và phát triển tương lai chùa to tượng lớn với nguồn tài chính tỷ nầy tỷ nọ... Tôi không có lý do mà cũng chẳng có nhu cầu đi xa hơn trong vấn đề nầy. Tuy nhiên, qua thực tế trải nghiệm của mình trong 70 năm sinh hoạt với chùa ở Việt Nam cũng như ở Mỹ tôi không thể “hoan hỷ” giả vờ như không thấy rằng:
Hệ lụy tất nhiên của phương tiện vật chất và tiền bạc vào cửa thiền thường biến chốn thiền môn thanh tịnh thành cửa chùa xung động. Hàng tu sĩ giáo phẩm tiếp cận và hành hoạt với quyền lực thường bị “tục hóa” qua khuynh hướng đo lường tầm cao của công hạnh tu trì với thành quả xây dựng được cơ sở hình tướng chùa to tượng lớn!
Trong lúc đó, giới tu sĩ trẻ đương thời phần đông thông minh và nhạy bén trước mãnh lực cuốn hút của các phương tiện truyền thông như điện thoại, xe máy và các trang mạng xã hội thông dụng nhất ở Việt Nam là Facebook, TikTok, Zalo, Viber, Instagram, Quora… nhưng đây cũng chính là thách thức thời đại quyết liệt và gay gắt nhất giữa sức mạnh thực dụng thực tế và thế giới tâm linh giới hạnh tu hành.
Trong một thế giới cửa thiền đang ngày càng bị khuấy động trước cám dỗ thực dụng, một thực tế khiến tôi trăn trở là có khá đông chư Tăng Ni đạo cao, đức trọng, nghiêm trì giới luật, công hạnh vuông tròn, có viễn kiến chấn hưng Phật giáo trước những thử thách nghiêm trọng của thời đại đang dần rút vào im lặng. Số tứ chúng có bản tâm thanh tịnh tu hành hầu hết bó tay trước những hiện tượng thoái trào đang tiếp diễn bởi mức độ nhạy bén quá cao của bối cảnh tôn giáo, xã hội và quyền lực chính trị…
Có thể nói Đạo Phật Việt Nam (xin phân biệt với Giáo hội Phật Giáo Việt Nam) trong cũng như ngoài nước, vô hình chung, hiện nay có 3 phân phái (đúng hơn là 3 khuynh hướng):
1. Phái hàn lâm: Thiểu số quần chúng Phật tử gồm những học giả, trí thức, luận giả… xuất gia cũng như tại gia tương tác với nhau qua những lý thuyết và khái niệm cao siêu ở tầm “tàng kinh các”. Họ chia sẻ, trao đổi, viết lách toàn những điều trừu tượng về đạo Phật; đam mê sưu tầm, luận bàn, suy diễn, chẻ những cụm từ Hán Phạn làm tư ở mức độ “vô thượng, thậm thâm” quá nhiêu khê, trừu tượng mà quần chúng Phật tử trung bình và sơ cơ nếu được nghe và đọc thì như nghe và đọc tiếng nước ngoài.
2. Phái tứ chúng: Gồm Tăng, Ni, Phật tử nam, Phật tử nữ chiếm đại đa số quần chúng Phật tử tại các giáo hội, tự viện và tăng đoàn. Đây là khối nhân sự xương sống của mạng mạch Phật giáo xưa nay.
3. Phái cầu vọng: Gồm những Phật tử lâu năm hay mới theo có khuynh hướng hành hoạt với đạo Phật như một tín lý dân gian qua những hình thức cúng bái, cầu xin. Khuynh hướng tâm linh có khi đi xa hơn trong sinh hoạt lễ hội, trộn lẫn kinh kệ đạo Phật với nhạc lễ chầu văn; kết hợp Tam Bảo đạo Phật với Thánh Thần đạo Mẫu, đạo Thiên tiên Thánh giáo và đi xa hơn với những hình thức đốt vàng mã, bói toán, chiêu hồn…
Ba “phái” nầy không nhất thiết phải có sự sinh hoạt độc lập theo dòng mà thường khi vẫn có sự tương tác qua lại với nhau nhiều hay ít tùy trường hợp và mức độ.
Nôi dung bài viết này không nhằm mục đích ca ngợi hay phê phán một đối tượng tôn giáo, xã hội, chính trị nào cả mà chỉ mong được lý giải “hiện tượng Minh Tuệ” đang gây “bão mạng online - internet” ở quê nhà.”
Qua chặng đường ba, bốn chục năm trở lại, đạo Phật Việt Nam đã chuyển biến trước những thử thách của hoàn cảnh và phương tiện. Một đạo Phật thanh tịnh mái chùa rêu phong nấp bóng cây đa, thâm nghiêm giữ hồn dân tộc đã bị lay động bởi hình tướng phóng thể và phương tiện đời thường. Khi tâm động thì cảnh động và tất nhiên cuốn theo pháp chênh, người động. Các bậc xuất gia là linh hồn của đạo Phật. Linh hồn bị tục hóa thì tâm cũng bị vẩn đục theo là hệ lụy vừa trực tiếp vừa gián tiếp khó lòng tránh được. Nếu không có một sự chấn chỉnh đúng thời, đúng hạn thì tính thậm thâm vi diệu của pháp Phật sẽ từ tĩnh sang động, từ đạo vị sang trần thế, từ thánh sang phàm, từ siêu thoát sang nhuốm mùi tục lụy vì danh, vì lợi, vì ngã mạn, ngã sở… bụi trần!
Trường hợp Tu sĩ Minh Tuệ là một giọt nước tràn ly. Đại chúng không cần biết TsMT là ai, tu theo hạnh nguyện nào, nghiêm cẩn với giới luật và hành đạo có tương hợp với nguyên lý và đạo lý Phật môn truyền thống hay không. Quần chúng không suy diễn, phân tích, lý luận quanh co mà rất đơn giản, cụ thể và đi thẳng vào vấn đề, rằng: Các bậc xuất gia hành đạo Tăng Ni là hình ảnh tiêu biểu trong ba ngôi Tam Bảo – Phật-Pháp-Tăng – tuân theo giới luật nhà Phật mà cơ bản nhất là nếp đời phạm hạnh, từ phàm tới thánh thì hà cớ gì lại phải mộng tưởng điên đảo với hình tướng giả ảo như dòng chảy tâm linh ngày càng thiếu nước, ngược dòng đến thế?!
Sự tương phản quá rõ nét giữa các tu sĩ Phật giáo có chùa to tượng lớn, đi đâu cũng có tiền hô hậu ủng, xe pháo sang trọng, ăn uống tinh tươm đầy bổ dưỡng, tiền bạc rủng rỉnh, cà sa gấm đoạn, thị giả và đệ tử đầy đàn, du lịch thường xuyên khắp thế giới. Trong lúc đó hạnh tu trong sáng của nhân vật TsMT thì hoàn toàn ngược lại.
Cho dẫu đây chỉ là hiện tượng cá biệt xuất hiện đột ngột và nhất thời nhưng do bởi động cơ nào mà quần chúng khắp nước đủ mọi thành phần xã hội lại dậy lên luồng phản ứng mạnh mẽ (kể cả hai chiều thuận và nghịch) lên tới một mức độ sâu rộng khắp cả trong và ngoài nước như đang tiếp diễn.
Trường hợp tu sĩ Minh Tuệ cũng được xem là một hiện tượng. Hiện tượng thường xuất hiện ở các dạng chính là vật lý, tâm lý, đạo lý, tín lý và... kể cả vô lý! Hiện tượng Minh Tuệ có thể nằm ở dạng tâm lý và tín lý. hiện tượng con người cũng như hiện tượng thiên nhiên sấm sét. Trong một tia chớp khoảnh khắc nào đó gây sự náo loạn long trời lở đất, nhưng nhưng tác dụng còn lưu lại nhanh hay chậm, tức thời hay lâu dài còn tùy thuộc vào sức mạnh của tia chớp và đối tượng bị đánh trúng. Tia chớp Minh Tuệ đã đánh động tâm lý quần chúng nhìn về đạo Phật và nhánh thứ ba trong ba nhánh cơ bản nhất của tôn giáo này là Tăng Bảo. Quần chúng bắt gặp một hình ảnh đẹp tiêu biểu trong pháp tu của Phật giáo: buông xả mọi tham ái và hoàn toàn phủi sạch mọi bám chấp theo giới luật của Đầu Đà Thập tam Công hạnh.
Theo thông tin chính thức của Giáo hội PGVN trong nước cho biết là cả nước có 18.491 tự viện (chùa, tu viện, thiền viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường...), 54.773 Tăng Ni, Phật tử chiếm 60% dân số; so với Hải ngoại có khoảng 300 ngôi chùa Phật giáo (kể cả chùa tư nhân, chùa Hội, chùa Thầy) và 2.200 Tăng Ni Sư theo ước định 2021 (PGVNTN) thì tuy khác nhau về nhiều mặt tổ chức và sinh hoạt nhưng cùng có chung những vấn đề trước mắt. Đó là nhu cầu thời đại cần có một sự chấn chỉnh hay chấn hưng Phật giáo (như thời kỳ 1950) liên quan đến hàng giáo phẩm lãnh đạo, giới luật và phương tiện cũng như pháp khí hoằng pháp, hộ pháp và chấp pháp.
Ngưỡng nguyện Hồng ân Tam Bảo độ trì cho mạng mạch Đạo Phật Việt Nam vẫn luân lưu cùng Đạo pháp, Dân tộc và Thế giới. Hiện tượng nhất thời Tu sĩ Minh Tuệ như giọt nước tràn ly, tiếng khánh báo thức để hàng Phật Tử quan tâm rằng: Đạo Phật cần hiện đại hóa để bắt kịp bước đi thời đại, tịnh hóa thiền môn.
Tạm kết
Có một trang Facebook đăng hình “thân Phật chảy máu” với lưỡi dao sắc lẻm cắt ngang mình Phật máu chảy đỏ lòm với lời bình luận đại ý nhấn mạnh rằng: rồi đây manh áo Cái Bang và nồi cơm điện phế thải sẽ bị quăng đi và ném vào sọt rác. Tôi chưa rõ là thân Phật chảy máu vì các trưởng tử Như Lai buông lơi giới luật hay bởi kẻ tin Phật lạc loài đang bị thóa mạ hoặc đang bị đàn áp bởi dư luận và quyền lực? Thế nhưng, tôi rất tâm đắc với lời comment đầy tâm đạo và trách nhiệm bên dưới rằng: “Thân Phật chảy máu theo dòng tưởng tượng lãng mạn của người con Phật hay hình tướng của Tu sĩ Minh Tuệ bị ném vào giỏ rác... điều đó chẳng hề gì. Điều quan trọng nhất là những vết son hay vết chàm đó là GIỌT NƯỚC TRÀN LY để đạo Phật Việt Nam có động cơ CHẤN CHỈNH hay CHẤN HƯNG kịp thời trước khi quá muộn.”
California, Mùa An Cư 2568 (2024)
Nguyên Thọ
Trần Kiêm Đoàn Ph.D; MSW

https://www.facebook.com/TranKiemDoan/posts/pfbid0vsz91AwHLU8wmMGZSSf5jdhtFBq2w92uizpFrJmFdFqtn6MaSV5nYa9iKBVS1NJCl

"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.