Chúng tôi đã điểm tin, từ rất lâu trước đây, về đền Khai Long. Ví dụ, trên Giao Blog thì có thể đọc lại ở đây (tháng 9 năm 2010) hay ở đây (tháng 4 năm 2013).
Home
Hiển thị các bài đăng có nhãn xứ-nghệ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn xứ-nghệ. Hiển thị tất cả bài đăng
31/03/2020
Vẫn luận bàn về "chữ quốc ngữ" giữa đại dịch Cô Vy bùng phát toàn cầu
Đó là số chuyên đề vừa ra mắt của tạp chí Văn hóa Nghệ An. Hóa ra, là một điềm báo trước cho việc phong tỏa từ 0h ngày 1/4/2020 ! Phong tỏa tuyệt đối trong 14 ngày, thì chỉ nên cố thủ ở trong nhà dạng "stay at home" (đã nói ở đây).
Khoảng ngày 25/3 hay 26/3 gì đó thì tờ Văn hóa Nghệ An đã in ấn xong (ngày phát hành ghi trên bìa là 25/3). Rồi ngày 30/3 thì thấy mục lục được đưa lên trang web. Sang ngày 31/3 thì lệnh phong tỏa tuyệt đối 14 ngày được phát đi. Đại ý là khi cố thủ trong nhà bởi phong tỏa tuyệt đối thì lại cần phải luận bàn những thứ như "chữ quốc ngữ".
Đại khái như ở dưới.
Do được tạp chí huy động, nên mình có góp mặt trong số chuyên đề này.
22/03/2020
Ông vua Lê gốc Hán đóng đô ở vùng Thanh Hóa hồi thế kỉ 6 - 7, sau được dân Việt đời đời thờ phụng
Đó là vị thái thú các quận Nhật Nam và Cửu Chân thời nhà Tùy, có tên tục là Lê Ngọc (hay Lê Cốc). Ông là người Hán được các triều đại phong kiến Trung Quốc (Lương, Tùy) phái xuống cai quản vùng Thanh Nghệ ngày nay.
Câu chuyện của thế kỉ 6 - thế kỉ 7. Tức là thời Bắc thuộc, cách nay tới mười mấy thế kỉ. Cụ thể là thời Tùy Dạng Đế.
1. Thời Tùy Dạng Đế trong liên quan đến Lê Ngọc, thì có thể đọc một chuyện thần tiên của đạo sĩ Đỗ Quang Đình qua bản chuyển ngữ của chủ nhân Giao Blog từ khoảng 25 năm trước, ở đây - truyện Người khách có bộ râu hùm). Trong truyện, có sự xuất hiện của chàng thanh niên Lý Thế Dân (sau là vua Thái Tông của nhà Đường).
1. Thời Tùy Dạng Đế trong liên quan đến Lê Ngọc, thì có thể đọc một chuyện thần tiên của đạo sĩ Đỗ Quang Đình qua bản chuyển ngữ của chủ nhân Giao Blog từ khoảng 25 năm trước, ở đây - truyện Người khách có bộ râu hùm). Trong truyện, có sự xuất hiện của chàng thanh niên Lý Thế Dân (sau là vua Thái Tông của nhà Đường).
Tùy Dạng Đế trong truyện của Đỗ Quang Đình chính là người đã phái Lê Ngọc tới cai quản vùng Thanh Nghệ ngày nay.
02/11/2019
"Quốc dân" đang vượt biên : ngang nhiên dùng "quốc cơ", hay đổi "quốc tịch" lậu mà trốn trong thùng xe đông lạnh (tiếp)
Tiếp tục điểm tin từ các nơi.
02/06/2019
những câu chuyện hầu Thánh lễ Mẫu : nhà thơ Thạch Quỳ kể
Nhà thơ Thạch Quỳ ở xứ Nghệ sẽ kể dần dần, về những chuyện mà ông đã trải nghiệm hay có hiểu biết. Hãy tham khảo như cách chúng ta tiếp nhận những câu chuyện về thần linh, về báo ân báo oán,...
Giao Blog chú ý nhiều hơn đến các câu chuyện do Thạch Quỳ kể từ nhiều năm trước, hồi còn ở blog bên Yahoo, khi bạn Nguyễn Trần Đăng ở xứ Nghệ đề cập đến đền Khai Long sứ quân. Đó là một ngôi đền đã bị hạ giải thời chống mê tín; các năm 2009-2010, chúng tôi tới khảo sát thì đã hoang tàn, may là mấy chục tấm sắc phong được cất giữ cẩn mật ở một nơi khác. Lúc đó, qua Đăng, thì biết rõ hơn về một bài thơ bác Thạch Quỳ viết có nhắc đến đền Khai Long. Mà ông nhắc đến với tâm sự của một nhà thơ, nên có điểm khác với suy nghĩ của các nhà khảo cứu chúng tôi.
07/05/2019
Ngó nhanh Vũng Áng : Triển Hộ Vệ vừa thông tin về mối quan hệ giữa ông Võ Kim Cự và nhà báo quốc tế rởm Lê Hoàng Anh Tuấn
Năm 2016, đã viết rằng Vũng Áng nằm ở Hà Tĩnh, và đang nằm ngay trong chính bộ máy của chúng ta (xem cụ thể ở đây).
Bây giờ, ngó lại Vũng Áng, luật sư Trần Đình Triển đã chính thức phát đi thông tin.
29/09/2018
Văn nghệ Thứ Bảy : lần đầu sau 100 năm, một quan đầu tỉnh Nghệ tới thăm bia đá Phan Bội Châu
Thật ra là nguyên quan đầu tỉnh. Bây giờ, vị trí đã thăng cao ở cấp trung ương (từ độ 2014-15, xem ở đây).
Khoảng gần 10 năm về trước, lúc chúng tôi đi du lãng khu vực dãy núi huyền thoại Kim Nhan, và nhiều nơi khác dọc bờ sông Lam men đường núi Hồng, thì một buổi hẹn làm việc trực tiếp tại phòng của ông. Dĩ nhiên là thành nội Vinh. Lúc ấy, ông mới thực sự là quan đầu tỉnh Nghệ.
19/06/2018
Tập họa bản vẽ đường đi sứ Trung Hoa của Nguyễn Huy Oánh vào danh sách kí ức của UNESCO
Tập họa bản độc đáo của sứ thần Nguyễn Huy Oánh (1713-1789) có tên là Hoàng hoa sứ trình đồ. Tương truyền là cụ vẽ vào thập niên 1760 trên đường đi sử Trung Hoa thời Cảnh Hưng.
"Hoàng hoa sứ trình đồ là cuốn sách cổ của dòng họ Nguyễn Huy (ở xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), được sao chép lại năm 1887 từ bản gốc của Thám hoa Nguyễn Huy Oánh. Văn bản này được Thám hoa Nguyễn Huy Oánh soạn những năm 1765 - 1767 dưới triều vua Lê Hiển Tông, có kích thước 30cm x 20cm, dày 2cm được in trên bản mộc giấy dó."
22/12/2017
Phong trào Đông Du (bài Nguyễn Thúc Chuyên)
Có một số bài của cụ Nguyễn Thúc Chuyên ở Nghệ An đã đưa về Giao Blog, ví dụ ở đây (tháng 8/2016). Từ tư liệu địa phương và trải nghiệm thực tế của chính bản thân mình, trong một số vấn đề cụ thể, cụ đưa ra những lí giải hay suy nghĩ thú vị.
Bài Phong trào Đông Du của cụ mới được đưa lên trang Văn hóa Nghệ An nhân dịp tỉnh Nghệ An tổ chức 150 năm ngày sinh Phan Bội Châu (đã đưa tin nhanh ở đây, tháng 12/2017).
27/04/2016
Cảng Vũng Áng của Hà Tĩnh, tức "Vĩnh An cảng 永安港", thông tin cập nhật (tiếp)
Đã cập nhật từ số 0 đến số 32, ở đây.
23/04/2016
Cảng Vũng Áng của Hà Tĩnh, tức "Vĩnh An cảng 永安港", thông tin cập nhật
Sau khoảng 2 năm, Vũng Áng lại trở thành tâm điểm của sự chú ý.
Câu chuyện Vũng Ánh đã nói đến, vào tháng 5 năm 2014, ở đây, và ở đây.
Đại khái đã tóm lược:
"Vũng Áng - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Vũng Ánh ở Hà Tĩnh, được viết tên bằng tiếng Trung Quốc là "Vĩnh An cảng 永安港". Đã sôi động hồi tháng 5 năm 2014."
Dưới là thông tin cập nhật vào tháng 4 năm 2016.
26/08/2015
Thuyết mới về kinh đô của các vua Hùng : xứ Nghệ, mà không phải Việt Trì
Thuyết này đã xuất hiện từ trước. Mà một trong những người khởi xướng là cố học giả Bùi Văn Nguyên (có thể đọc một mẩu về học giả này ở đây).
Bây giờ, thêm những luận giải cùng hướng với cụ Bùi.
21/08/2015
"Văn hóa và con người xứ Nghệ - những bức chân dung" : râu nọ, cằm kia
Bài của Khải Đăng, vừa lên trên báo Nông nghiệp Việt Nam.
21/02/2015
Anh Sơn Định sẽ nối tiếp cha Sơn Tùng, viết về Hồ Chủ tịch
Mình gặp anh Định vài lần, cũng đã cách đây vài năm. Gần đây mới biết tin là anh sẽ nối tiếp công việc của cha mình.
22/09/2014
Chẳng mấy chốc, chương trình thời sự của VTV sẽ có biên tập viên phát tiếng Vinh hay Quỳnh Lưu
Dễ lắm. Vì đang từng bước diễn ra rồi:
- đầu tiên là tiếng Sài Gòn,
- rồi đã thêm tiếng Huế,
- có thể sẽ là có tiếng Nghệ, tiếng Thanh, tiếng Quảng,...
Vân vân.
09/03/2014
26/04/2013
Đăng đang đi tìm lai lịch cho Đức Ông của làng mình
Lời dẫn: Đăng là một người bạn blog của tôi từ thời còn ở Yahoo, hiện đang sống và làm việc ở Vinh. Đăng làm bên kĩ thuật, nhưng rất tâm huyết với văn hóa cổ truyền, văn hóa làng xã, văn hóa dòng họ.
Đăng đang đi tìm lai lịch cho vị thần của đền thờ làng mình hướng đến việc tái thiết đền trong tương lai. Đền ấy dĩ nhiên đã bị phá từ lâu. Nay chỉ biết tên của thần bằng một danh xưng rất chung chung là ĐỨC ÔNG.
18/04/2013
Hồ Bá Quỳnh đề nghị đổi tên Thủ đô Hà Nội - 2 (tờ trình gửi Quốc hội suốt từ năm 2006)
Tư liệu gốc thì có lẽ từ từ hãy đưa lên đây. Để còn thư thư cho bà con ta thử đoán xem bác Quỳnh định đổi tên thủ đô hiện nay (Hà Nội) thành ra cái tên gì đây ?
Đúng vào dịp người ta đang rục rịch đổi tên nước, nên có khi cái đề nghị của bác Quỳnh có cơ may được xem xét tới. Mà đổi tên nước, thì đổi luôn cả tên thủ đô cho gọn cũng thật "kinh tế" - đúng chuyên ngành của bác Quỳnh.
17/04/2013
Hồ Bá Quỳnh, kẻ sĩ độc nhất ở xứ Nghệ - 1 (một đời vẫn mang tiếng hoang tưởng)
Lời dẫn: Đã rất lâu không thấy anh Quỳnh tới chơi, mà mấy lần đi xứ Nghệ gần đây thì tôi cũng không có thời gian ở Vinh lâu. Do quan hệ gia đình, mà tôi gọi ông là "anh", dù thua cả tuổi người con nhỏ của ông nhiều.
Tủ sách gia đình, ở chỗ trang trọng, có một khoang dành cho anh. Trong có một cuốn Hưu nông dân (vốn là luận văn Phó Tiến sĩ mà anh đã đệ trình trường đại học Kinh tế Quốc dân). Và đặc biệt, có hàng trăm tờ trình được anh gửi ra, thường ở dưới cùng sẽ là đề dòng chữ: "Người trình: PTS Hồ Bá Quỳnh".
Từ đây trở xuống là một bài báo lấy về từ tờ Pháp luật Việt Nam. Bài báo có một số chi tiết không chính xác.
---
“Vua hiến kế” tiền tỉ cho người nhưng không nuôi được vợ con
Cập nhật 13/06/2012 10:13 (GMT+7)
Vị Tiến sĩ được coi là một trong những cha đẻ của ý tưởng “Hưu nông dân”, có hàng trăm tờ trình ở tầm kinh bang tế thế, quốc kế dân sinh... làm lợi cho cộng đồng nhiều tỉ đồng, nhưng lại không nuôi nổi vợ con. Lần đầu tiên những góc khuất trong cuộc sống của ông “vua hiến kế” Hồ Bá Quỳnh (82 tuổi, nguyên cán bộ Ủy ban vật giá tỉnh Nghệ An, ngụ xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) được hé lộ.
“Vua hiến kế” và chiếc xe đạp cà tàng |
31/03/2013
Phan Đăng Lưu (1902-1941) đã nhường chức Tổng Bí thư cho Trường Chinh trong Hội nghị Trung ương 7 (1940)
Lời dẫn: Chuyện trà dư tửu hậu trong một đám giỗ gia đình.
Chuyện này, tôi mới bắt đầu lưu tâm, chưa có tư liệu gì, ghi lại để khỏi quên. Trong tay, mới chỉ có một tư liệu gốc cho biết chính cụ Nguyễn Hải Thần đã giới thiệu ông Phan Đăng Lưu vào học tại trường quân sự Hoàng Phố.
Thông tin từ đám giỗ (chưa kiểm chứng): sau này, nhóm các ông Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt tựa như có viết là tại Hội nghị Trung ương 7 tại Đình Bảng, đồng chí Phan Đăng Lưu chỉ đến một lúc rồi về. Nhưng thực ra, tạm tin theo tư liệu ở dưới đây, thì Phan Đăng Lưu chính là người chủ trì Hội nghị này từ đầu đến cuối. Hội nghị đã đề cử Phan Đăng Lưu làm Tổng bí thư, nhưng ông từ chối, và giới thiệu ông Trường Chinh (lúc ấy là ủy viên xứ ủy Bắc Kì).
Bài của hai bạn Nguyễn Thị Bình Minh và Phan Đăng Thuận. Nghị quyết của Hội nghị này ở đây.
---
Chuyện này, tôi mới bắt đầu lưu tâm, chưa có tư liệu gì, ghi lại để khỏi quên. Trong tay, mới chỉ có một tư liệu gốc cho biết chính cụ Nguyễn Hải Thần đã giới thiệu ông Phan Đăng Lưu vào học tại trường quân sự Hoàng Phố.
Thông tin từ đám giỗ (chưa kiểm chứng): sau này, nhóm các ông Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt tựa như có viết là tại Hội nghị Trung ương 7 tại Đình Bảng, đồng chí Phan Đăng Lưu chỉ đến một lúc rồi về. Nhưng thực ra, tạm tin theo tư liệu ở dưới đây, thì Phan Đăng Lưu chính là người chủ trì Hội nghị này từ đầu đến cuối. Hội nghị đã đề cử Phan Đăng Lưu làm Tổng bí thư, nhưng ông từ chối, và giới thiệu ông Trường Chinh (lúc ấy là ủy viên xứ ủy Bắc Kì).
Bài của hai bạn Nguyễn Thị Bình Minh và Phan Đăng Thuận. Nghị quyết của Hội nghị này ở đây.
Tháng 3 năm 2013,
Giao Blog
---
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)