Hiệu ứng xã hội thấy được ngay sau khi "phở" trở thành "di sản" và nhà tu hành sử dụng bằng cấp 3 giả (từ đó mà nhận được cùng dàng học vị tiến sĩ).
Tự nhiên, buổi sáng, ra hàng phở, có người gọi: "Cho bát di sản tái chín". Mình thì thấy hơi thừa, sao phải "di sản tái chín" ! Dĩ nhiên, khách hàng hài hước chút, không sao cả !
Về mặt ngôn từ, thì chỉ cần "Cho bát tái chín" là đủ ! Mà cũng không cần dài dòng thề, chỉ cần nói "Tái chín" (hai từ) là đã xong thông điệp khi vào quán phở. Chỉ cần hai từ như kiểu nói trống không, là đủ ý !
Ông em chủ quán người quê Nam Trực thì vui vẻ lắm, ra mặt.
Ông em đã nhiều lần trình bày một ý sau: nhà em mấy đời làm phở, gia truyền đến em là đời thứ 6, nguyện vọng là sắp tới chính phủ nên có chính sách tặng bằng "tiến sĩ Phở" cho những gia đình như em !
Ôi, cúng dàng bằng tiến sĩ !
Rồi là nhân dân muốn được tặng bằng tiến sĩ cho các chủng loại di sản như Phở, Mỳ Quảng, Thắng Cố,...
Chúng ta hẳn là đang lạm phát "di sản" và cũng là lạm phát "tiến sĩ". Ông em phở gia truyền đòi hỏi, thì cũng là đòi hỏi như một nhu cầu chính đáng trong sự chuyển động thường ngày của văn hóa Việt đầu thế kỉ 21.