Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-Đài. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-Đài. Hiển thị tất cả bài đăng

15/12/2023

Văn nghệ Thứ Bảy: nơi xưa là Diêm Điền ở Takao

Takao (đọc là Taka-ô) là tên gọi bằng tiếng Nhật của thành phố này.

Bản thân cái tên ấy, cũng xuất phát từ tiếng Nhật, do người Nhật đặt ra trong thời kì họ tới cai trị Đài Loan (cuối thế kỉ XIX - 1945).

Bây giờ, chúng tôi đang ở khu vực ngôi làng cũ có tên Diêm Điền (ruộng muối). Nghe nhanh, lại làm chúng ta liên tưởng đến Diêm Diền ở Thái Bình. Về Diêm Điền ở Thái Bình thì có thể đọc trên Giao Blog ở đây.

Đây là Diêm Điền của thành phố Takao.

20/03/2021

Phật giáo Đại Việt : Đại Tạng Kinh bản tiếng Việt và hòa thượng Tịnh Hạnh (1934-2015)

Sư ông Thích Quảng Độ đã viết như sau vào năm 1998: "hầu như các nước Phật Giáo Châu Á, kể cả Lào và Campuchia, đều đã có Đại Tạng Kinh riêng của họ, lẽ ra Phật Giáo Việt Nam cũng đã có từ lâu rồi, nhưng cho đến nay vẫn chưa, điều nầy chứng tỏ Phật Giáo Việt Nam đã thua kém Phật Giáo các nước bạn rất xa. Đó là điều mà giới Phật Giáo Việt Nam, đặc biệt là giới xuất gia càng phải quan tâm suy nghĩ. ".

Tức là đến cuối thế kỉ XX, tuy là một nước Phật giáo lâu đời, nhưng Việt Nam chưa có nổi một bộ Đại tạng kinh riêng - bộ Đại tạng kinh bằng tiếng Việt.

Sư ông đã cảm thán rằng, Việt nam mình kém xa các nước bạn, mà so với Lào và Cam Bốt thì vẫn còn thua !

Đại khái là vẫn đang thấy cảm thán như sư ông ở lúc đó ! 

12/01/2020

Tết này, các bà Thái Anh Văn - Tô Trị Phần lại tới dâng lễ ở đền Thánh Mẫu

Lần dâng lễ trước đây của bà Tô Trị Phần, thì xem lại ở đây.

Bây giờ là cập nhật năm 2020.

Ngày 11 tháng 1 năm 2020, bà Thái Anh Văn đã tái cử Tổng thống Đài Loan - đây là nhiệm kì thứ hai của bà Thái (mỗi nhiệm kì có 4 năm). Bà Thái chiến thắng áp đảo, đạt số phiếu cao nhất trong lịch sử bầu cử Đài Loan.

Bà Thái Anh Văn được xem là phái cứng rắn đối với Trung Quốc đại lục. Bà nhất quán chủ trương giữ vững độc lập cho Đài Loan.

Còn bà Tô Trị Phần thì thuộc phái Thái Anh Văn --- bà Tô đã từng tới Vũng Áng ở Việt Nam giữa tâm bão năm đó, xem lại ở đây.

26/08/2019

Thấy bản khắc gỗ con rồng Lạc Long Quân ở nhà bạn Đài Loan (về kho cổ vật của ông Hứa)

Về kho cổ vật của ông Hứa Sán Hoàng (Đài Loan), đợt trước, đã đi nhanh một mẩu ở đây (tháng 8 năm 2018).

Bây giờ là một bài của Phạm Cao Phong (Pháp) nhân một chuyến đi Đài Loan gần đầy. Bài viết cho BBC.

03/06/2019

Chu Ân Lai từng đi viếng đền Hai Bà Trưng (tư liệu giải mật đang xác nhận)

Chuyện của quá khứ, lớp hậu sinh chúng tôi không biết. Bây giờ thì đưa tư liệu của người khác công bố trước, xác nhận sau.

Hồi đầu thế kỉ 20, lúc vi hành tới Việt Nam, cụ Tôn Trung Sơn đã từng bí mật về Phủ Giầy ở Nam Định để chiêm bái Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Nhà cách mạng Trung Hoa muốn đến tận nơi để xác nhận về vị nữ thần mà người Việt Nam đặc biết sùng kính. Điều này, đã được xác nhận. Tôi sẽ công bố cụ thể ở một dịp tới đây. Còn trên Giao Blog đã nói nhanh từ mấy năm trước, ví dụ ở đây (năm 2013).

Bây giờ là về việc cụ Chu Ân Lai kính phục hai chị em Trưng Vương, đã đến viếng lễ đền thờ Hai Bà trong thời gian viếng thăm Việt Nam.

05/08/2018

Có một "Đông Dương văn khố" đang hình thành ở Đài Loan

Đó là thư viện cá nhân của học giả Hứa ở Đài Loan, thành lập vào năm 2017 sau hơn 20 năm nghiên cứu ở các nơi thuộc vùng văn hóa Đông Á (vùng văn hóa chữ Hán).

Trong đó, có rất nhiều tư liệu nguyên gốc của Việt Nam. Ngay sau Đổi Mới, học giả họ Hứa đã tới Việt Nam, và có những năm tháng "sưu khảo" đáng nhớ.

Đông Dương văn khố là một thư viện tư liệu Đông Á ở Tokyo. Người ta đang kì vọng nhiều về văn khố của học giả Hứa, hướng nó tới Đông Dương văn khố

01/09/2017

Góp thêm tư liệu về Trần Dân Tiên (bài Kiều Mai Sơn)

Bài của một nhà báo.

Lối viết báo chí, nên chỉ lớt phớt thế, mà thế là ok. Về mặt khoa học thực sự, thì không đóng góp được chút gì. Toàn tư liệu thứ cấp. 

Trích dẫn một đoạn về người Mĩ do Trần Dân Tiên viết (bản in năm 1949), nhưng là đoạn kém thú vị.

06/06/2017

Hồn Việt Nam : sách mới ra của học giả Đài Loan họ Tưởng

Sách của Tưởng Vi Văn ở Đại học Thành Công (Đài Loan).

Nguyên tên sách là "Việt Nam hồn : ngôn ngữ, văn tự, và chống bá quyền".

Có nhiều nội dung thú vị, chẳng hạn: 30 thuộc hạ của Trịnh Thành Công (người được xem là sáng lập ra Đài Loan ngày nay) lưu lạc tới đất Đàng Trong của chúa Nguyễn đã có kết cục gì ? Binh đoàn tới 20 vạn người do Tưởng Giới Thạch phái đến Hà Nội để giải giáp quân Nhật năm 1945 đã có ảnh hưởng gì ? Vì sao Việt Nam lại sử dụng văn tự quốc ngữ (theo dạng La-tinh) ?

31/05/2017

Đánh giá của học giả Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan về Truyện Kiều trong 10 năm trở lại đây

Đọc cái tên của bài viết, tự nhiên giật mình một cái.

Vì một lúc mới hiểu nghĩa của cái câu ấy là gì.

Hóa ra, nội dung thật sự là "Đánh giá của học giả Trung Quốc, lãnh thổ  Đài Loan về Truyện Kiều trong 10 năm trở lại đây". Tức là, viết về việc các học giả Trung Quốc và Đài Loan đánh giá ra sao về Truyện Kiều trong khoảng 10 năm trở lại đây.

Có nghĩa là, tác giả quá gò ép mà đưa chữ "lãnh thổ" vào trước "Đài Loan", với ngầm ý chính trị rằng: Đài Loan chỉ là một lãnh thổ thuộc vào Trung Quốc, mà không là quốc gia ngang hàng với đại lục được. Tự nhiên, làm câu văn tiếng Việt trở thành khó hiểu.

16/05/2017

Tìm về nơi chốn xưa của Trương Niệm Thức - dịch giả cuốn sách của TRAN DAN TIEN

Từ tháng 9 năm 2013, tức khoảng 4 năm về trước, đã nhắn với ông Hồ Tuấn Hùng ở Đài Loan (con cháu của nhà cách mạng Hồ Tập Chương), rằng: dịch giả cuốn sách của TRAN DAN TIEN là một người thực, mà không phải là người ảo như suy luận không có chút căn cứ nào của ông. Xem lại ở đây

Nếu điều kiện cho phép, tôi sẽ cho đăng bài chính thức về dịch giả Trương Niệm Thức trên tạp chí chuyên ngành mới khai trương (tạp chí Nghiên cứu Hồ Chí Minh, ở đây, tháng 4 năm 2017).

15/05/2017

Sách của TRAN DAN TIEN là kết quả của chuyến đi bí mật năm 1948

Bài của học giả Ngô Trần Đức. Trong đó có đoạn:

"Cuối 1948 (hay đầu 1949), một phái đoàn được cử sang Trung Quốc, đến Nam Kinh, Thượng Hải, tất nhiên với “lễ vật” hậu hĩnh. Đến nay, chuyến đi vẫn chưa được giải mã, nên chưa thể nói cụ thể, chỉ biết rằng trong chuyến đi đó, có mang theo một cuốn Tiểu sử Hồ Chủ tịch để dịch và xuất bản ở Thượng Hải".

12/01/2017

Chuyên gia Đài Loan luận về điện đàm Đồ Nam Trump - Thái Anh Văn

Chuyên gia là một người đàn anh của chúng tôi: Lâm Tuyền Trung. Nên bài viết của anh vừa được gửi tới theo hệ thống nội bộ của chúng tôi.

Lâm Tuyền Trung là một học giả được biết đến nhiều ở Đài Loan và Nhật Bản, vốn là cựu lưu học sinh Nhật Bản (là người Hương Cảng gốc đại lục, học ở cả đại lục cả ở Hương Cảng, rồi sang Nhật, trở về làm việc tại Đài Loan). Chuyên môn là Chính trị Quốc tế.

Anh là người phê phán rất mạnh chủ nghĩa dân tộc, đề xướng thuyết "không cần chủ nghĩa dân tộc".

Phân tích của Lâm về cuộc điện đàm Đồ Nam Trump - Thái Anh Văn thật thú vị, đúng là chuyên môn của anh.

Xứ Đài không xa xôi : năm 2018, tiếng Việt được đưa vào dạy ở phổ thông

Xứ Đài của bà dân biểu Tô Trị Phần. Của những người phụ nữ đất Việt tới làm dâu. Và của con cái họ.

Liếc đâu đó đã thấy giáo trình tiếng Việt, cho người Việt ở Đài, mà một trong các tác giả biên soạn là người quen. Các giáo trình này đều vừa ấn hành cuối năm 2016 và đầu năm 2017.

30/10/2016

Dân biểu Đài Loan trình bày vấn đề nhức nhối Formosa, tại cơ quan quốc hội Đài Loan

Sau khi đã thấy bà Tô Trị Phần đi lễ Thánh ở Đài Loan (ở đây, vào ngày hôm nay - 30/10/2016), thì cần xem trình bày của bà, với tư cách dân biểu Đài Loan trước cơ quan của quốc hội Đài Loan, về vấn đề Formosa (đúng 1 tháng trước, tức ngày 30/9/2016).

Xem trực tiếp. Có bản dịch tiếng Việt.

Để thấy: một trình bày chuyên nghiệp, khúc chiết. Đủ cả lịch sử vấn đề, hiện trạng, tầm nhìn tương lai.

Quan xứ Đài Loan đi lễ Thánh

Quan ở đây là bà Tô Trị Phần - người đã vào Hà Tĩnh (Vũng Áng) điều tra tình hình ô nhiễm môi trường đợt trước, xem lại ở đây.

Bà Tô vừa đưa ảnh về việc hôm nay bà đi lễ Thánh Mẫu Mã Tổ ở Đài Loan.

Tổng thống Thái Anh Văn cũng dâng tặng cho Thánh Mẫu một bức hoành phi.

Tự do tín ngưỡng được pháp luật bảo hộ.