Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

23/04/2016

Cảng Vũng Áng của Hà Tĩnh, tức "Vĩnh An cảng 永安港", thông tin cập nhật



Sau khoảng 2 năm, Vũng Áng lại trở thành tâm điểm của sự chú ý.

Câu chuyện Vũng Ánh đã nói đến, vào tháng 5 năm 2014, ở đây, và ở đây

Đại khái đã tóm lược:

"Vũng Áng - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Vũng Ánh ở Hà Tĩnh, được viết tên bằng tiếng Trung Quốc là "Vĩnh An cảng 永安港". Đã sôi động hồi tháng 5 năm 2014."


Dưới là thông tin cập nhật vào tháng 4 năm 2016.
---

32.




"Bộ mặt khủng khiếp" phá hoại môi trường của FORMOSA

TS Trần Bắc Hải (Từ Úc) | 
"Bộ mặt khủng khiếp" phá hoại môi trường của FORMOSA

Trong thư trao giải "Hành tinh đen", Ethecon vạch rõ ông chủ tập đoàn Formosa là kẻ ích kỷ, tham lam và rất ngoan cố trong tội lỗi phá hủy môi trường.





Năm 2009, tổ chức vì môi trường Ethecon (Đức) đã trao giải “Hành tinh đen” cho ông chủ tập đoàn Formosa (FPG, Formosa Plastics Group).
Nhận giải này còn có các cá nhân/tổ chức đã góp phần quan trọng vào việc phá hủy môi trường trái đất như Công ty Điện lực Tokyo (2011), là người chịu trách nhiệm về thảm họa hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima.
Monsanto (2006) và các cổ đông chủ chốt của Dow Chemical (2014/15). Monsanto và Dow Chemical chính là những hãng sản xuất chất độc da cam gây nhiều đau thương cho nhân dân Việt Nam và cho cả nhiều người Mỹ.
Trong thư trao giải "Hành tinh đen", Ethecon vạch rõ ông chủ tập đoàn Formosa là kẻ ích kỷ, tham lam và rất ngoan cố trong tội lỗi phá hủy môi trường.
Tôi xin tóm dịch lá thư để chúng ta nhận biết rõ hơn về tập đoàn Formosa và ông chủ của nó.
***
Kính gửi
FORMOSA PLASTICS GROUP
Family Wang, Lee Chih-tseun
and other responsible executives
201 Tung Hwa North Road
Taipei
Taiwan, R. O. C
Ngày 21/11/2009, trong cuộc họp công chúng của Ethecon, các ngài đã được bình chọn để bêu dương với giải thưởng quốc tế “Hành tinh đen 2009”.
Quyết định này dựa trên các bằng chứng kéo dài, được quốc tế biết đến rộng rãi, các thông tin do các tổ chức công đoàn và nhân quyền quốc tế cung cấp, các kết quả điều tra của các chính phủ nhiều nước khác nhau, và ngay trên chính các tài liệu mà công ty quý vị công bố.
Tóm tắt các lý do như sau:
Tập đoàn Formosa (FPG) có nguồn gốc từ thời kỳ chiến tranh lạnh. FPG được thành lập năm 1954 dựa trên nguồn viện trợ của Hoa Kỳ với Đài Loan.
Đến nay, FPG trở thành một tập đoàn quốc tế với các chi nhánh tại Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác kể cả Hoa Kỳ. Hoạt động của FPG bao gồm các sản phẩm hóa công nghiệp, công nghệ sinh học, điện tử, mỹ phẩm, phụ tùng xe hơi, dược phẩm…
Lịch sử của FPG gắn liền với các hậu quả về xã hội và môi trường trên phạm vi toàn cầu. Các ví dụ điển hình là:
- Lợi dụng xu thế quốc tế đang chối bỏ các sản phẩm PVC vì thuộc tính nguy hại cố hữu của chất này, FPG càng đẩy mạnh sản xuất PVC và trở thành nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm này, thậm chí coi thường cả việc cấm một số sản phẩm PVC tại Đài Loan.
- Năm 1998 FPG bị bắt quả tang khi định xả 3000 tấn rác độc tại vùng cảng biển Sihanoukville của Campuchia.
- FPG thường xuyên để xảy ra các tai nạn sản xuất gây chết người, nhiều vụ nổ tới mức cận thảm họa buộc phải di tản dân chúng.
- FPG nằm trong nhóm 10 thủ phạm gây ô nhiễm lớn nhất tại Đài Loan, gây ra 25% trên tổng số khí nhà kính do Đài Loan phát ra.
Thái độ coi thường luật pháp, môi sinh và hòa bình, cộng đồng và quyền con người của FPG có thể thấy rõ trong một ví dụ tại Delaware, Hoa Kỳ.
Không thể tiếp cận được nhân sự FPG để trao các lệnh phạt, nhà chức trách tại đây đã phải dùng tới trực thăng để thả lệnh xuống khuôn viên nhà máy của FPG.
Danh sách bất tận các lệnh phạt tới cả triệu đô la cũng không hề làm thay đổi thái độ của các lãnh đạo FPG. Họ coi thường các cuộc biểu tình phản đối của quần chúng tại tất cả các nước, kể cả nhiều cuộc biểu tình tại Đài Loan.
Thành tích phá hoại môi trường của FPG đến mức hiệp hội thưong mại của ngành hóa công nghiệp Hoa Kỳ cũng phải từ chối hợp tác .
Các thành viên họ tộc Wang, chủ tịch FPG Lee Chih-tsuen, và hội đồng quản trị của FPG phải chịu trách nhiệm về các tội lỗi phá hủy môi trường và sức khỏe con người trên quy mô lớn, đe dọa dân chủ, hòa bình, tính mạng và quyền con người.
Các người chống lại nhân loại và môi trường vì tính ích kỷ, lòng tham lam vô độ, bất chấp cả luật pháp và đạo đức. Các người xứng đáng được bêu dương.
Ký tên
Axel Köhler-Schnura, Chairman of the Board
Elke von der Beeck, Chairwoman of the Trustees
Open letter to the Formosa Plastics Group
FORMOSA PLASTICS GROUP
Family Wang, Lee Chih-tseun
and other responsible executives
201 Tung Hwa North Road
Taipei
Taiwan, R. O. C
2009-11-21
Open letter to the owner family Wang, executive Lee Chih-tsuen and other responsible managers of the FORMOSA PLASTICS GROUP in Taiwan
Dear members of the Wang family,
dear Mr. Lee,
dear members of the executive committee,
on November 21, 2009, in the context of a public ethecon congress in Berlin, our internationally announced negative prize “Black Planet Award 2009” was officially conferred. In line with an international nomination and selection process, you have been chosen to be internationally pilloried with the “Black Planet Award 2009”.
Our foundation has based its decision on internationally and publicly long-known facts, on information gathered by trade unions and human rights groups worldwide, on openly available documents, on investigations conducted by governments in various countries, and last but not least, on publications by your own company.
In summary, “ethecon -Foundation Ethics & Economics” states its reasons as follows:
The FORMOSA PLASICS GROUP (FPG) has its origins in the period of anti-communism and the Cold War. In 1954, with the support of US-American money, the group was founded in the insular state of Taiwan, which had been separated from the People's Republic of China against international law by the infamous Chiang Kai-shek.
Ever since, FORMOSA PLASICS GROUP advanced to one of the worldwide leading groups of companies with numerous subsidiary enterprises in Taiwan, China, Vietnam, and other countries, among them the U.S.A. The group’s main ranges of production are chemistry, biotechnology, electronics, cosmetics, domestic chemicals, automotive body parts, and pharmaceutical products.
The company’s history is accompanied by a continuing sequence of social and ecological foul play throughout the world. Outstanding examples are:
• While the production of PVC became more and more ostracised internationally due to its inherent dangers, FPG took advantage of this development and systematically increased its PVC production, thereby advancing to one of the world’s leading producers of this extremely poisonous substance. FPG even unethically disregarded the prohibition of PVC production in Taiwan.
• In 1998, FORMOSA PLASICS GROUP was caught red-handed while trying to dump 3.000 tons of toxic waste into the sea close to the Cambodian seaport of Sihanoukville. All around the world, the soil, air, and water around FPG’s production sites are tremendously poisoned, consequently posing a threat to life and limb of people living nearby.
• Time and again, there are also fatalities and severely injured people due to accidents, explosions, and near-catastrophes. For miles around the production sites, windows have already been shattered repeatedly through blast waves after explosions. In Illinois, surrounding municipalities even had to be evacuated completely.
• The company is one of the top ten polluters in Taiwan. About 25 percent of all greenhouse gases produced in Taiwan can be accounted to FPG.
The attitude of the responsible executives of FORMOSA PLASICS GROUP towards law and order, ecology and peace, social and human rights, as well as towards production security and environment protection are revealed by an example from Delaware in the US. Since the authorities there were unable to deliver legal restraints in person, they had to drop them on the factory premises from a helicopter instead. Nor has the endless list of fines up to one million dollars resulted in a change of attitude. The responsible executives have cared just as little about the massive protests in various countries around the world. In Taiwan, there were even repeated mass demonstrations against FORMOSA PLASTICS GROUP.
The company is damaging the environment to such an extent that even the US-American trade association of the chemistry industry, the American Chemical Society, denies FPG its cooperation.
The members of the Wang family, the president of FORMOSA PLASTIC GROUP Lee Chih-tsuen, and the executive board of the FPG, are responsible for all of these extra-ordinary achievements of criminal ethics. They are to blame for the ruination of human health and environment on a large-scale, yet even for the death of numerous people. The FPG not only poses a threat to peace and human rights, but also to democracy, ecology and human kind in general, as it acts solely for personal profits and advantages. For this, it spurns morals and ethics, and accordingly accepts the decline of our planet to a “Black Planet”.
For your extraordinary accomplishment in destructive ethics you are internationally pilloried with the “Black Planet Award 2009” by “ethecon - Foundation ethics & economics”. You are a threat not only to peace and human rights, but also to democracy and humankind in general. You, as the responsible owners and managers, appallingly ruin our blue planet due to sheer greed of gain and an ideologically alarming, dangerous blindness.
In a world that is increasingly arranged around profit as the sole criteria for decisions and developments, you as the powerful few in the world stand in opposition to humankind and the environment, and you dictate their living conditions. Being egomaniacs and acting irrespective of law and order, you engage in excessive greed of personal gain. You spurn moral and ethics and you are willing to put up with the decline of our planet to a “black planet”. You display what is generally referred to as ruthlessness and selfishness. You are the ones who disregard and violate the sensitive plantlet “ethics”.
Moreover and not to be unmentioned, the “Black Planet Award 2009” conferred to you, the persons in charge of FORMOSA PLASTICS GROUP, is to be seen in connection to the “Blue Planet Award 2009” bestowed on the bearer of the alternative Nobel prize Uri Avnery from Israel. In contrast to you, who are damaging and ruining our blue planet in an irresponsible manner, Mister Avnery outstandingly advocates the preservation and rescue of our blue planet.
We request you to learn a lesson for your personal commitment from people like Uri Avnery. Terminate war, exploitation, and ruination of humankind and the environment by FORMOSA PLASTICS GROUP.
Safeguard social justice and human rights within your company and its surroundings. Preserve ecology and peace. Instead of using your money for further profit hunt, employ it in ethic investments and solidarity projects demanded by the overwhelming majority of the world population.
This is the official plea connected to the “Black Planet Award 2009” by “ethecon – Foundation Ethics & Economics” to you, the owners and responsible managers of FORMOSA PLASTICS GROUP.
Regards,
Axel Köhler-Schnura Elke von der Beeck
Chairman of the Board Chairwoman of the Trustees
theo Trí Thức Trẻ



http://soha.vn/bo-mat-khung-khiep-pha-hoai-moi-truong-cua-formosa-20160427073627709.htm




31.


Quảng Bình:














Dân trí Hàng chục người dân tại xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch đã phải đi cấp cứu tại Trạm Y tế xã sau khi ăn hải sản biển tại lễ khai trương ở một nhà hàng trên địa bàn xã.
 >> Vụ cá chết hàng loạt tại biển miền Trung: Nghiêm cấm người dân ăn cá chết
 >> Vụ cá chết hàng loạt ở vùng biển Quảng Bình: Nhiễm độc tố trong môi trường nước


Ngày 22/4, Trạm Y tế xã Phúc Trạch đã tiếp nhận hơn 20 ca cấp cứu với triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, nghi là ngộ độc thực phẩm. Theo bác sĩ Nguyễn Lương Ngọc, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Phúc Trạch, hầu hết bệnh nhân được đưa đến trạm xá từ rạng sáng ngày 22/4 đến chiều ngày 22/4.
“Đến thời điểm hiện tại trạm đã tiếp nhận 21 trường hợp. Để cấp cứu kịp thời cho nhiều bệnh nhân, trạm đã huy động hết cán bộ, cũng như các thiết bị y tế, thuốc men. Những trường hợp nhẹ thì được sơ cứu và cho về nhà tiếp tục điều trị, những ca nặng hơn hiện tại vẫn đang được điều trị và tiếp tục thep dõi. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã thông báo cho Phòng Y tế, Trung tâm Y tế Dự phòng, Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm về tìm hiểu nguyên nhân vụ việc”, bác sĩ Ngọc cho biết thêm.
Sự lo lắng của người nhà bệnh nhân
Sự lo lắng của người nhà bệnh nhân
Những bệnh nhân đang cấp cứu tại Trạm Y tế xã Phúc Trạch cho biết, vào lúc 11h ngày 21/4, họ đến dự lễ khai trương nhà hàng Bảo Quốc đóng trên địa bàn xã Phúc Trạch. Trong bàn tiệc có rất nhiều món ăn hải sản như cá, mực, ốc, ghẹ ... Đến rạng sáng hôm sau, hầu hết mọi người dự tiệc bắt đầu có triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy nên phải đến trạm y tế để cấp cứu.
“Sau khi đi ăn khai trương tại nhà hàng Bảo Quốc với nhiều món ăn hải sản, đến 4h sáng ngày hôm sau thì tôi bị đau bụng dữ dội, buồn nôn và bị tiêu chảy. Tôi đã có sử dụng thuốc, tuy nhiên không đỡ hơn nên gia đình đã đưa tôi xuống trạm y tế để kiểm tra và điều trị”, chị P.T.T., một bệnh nhân cho hay.
Đến thời điểm này, ít nhất đã có 21 bệnh nhân vào Trạm Y tế xã cấp cứu
Đến thời điểm này, ít nhất đã có 21 bệnh nhân vào Trạm Y tế xã cấp cứu
Được biết, tại lễ khai trương, chủ nhà hàng này đã mời hơn 200 khách, tuy nhiên có khoảng 200 người đến dự. Và hầu hết những người tham dự lễ khai trương tại nhà hàng này, sau khi ăn các món ăn hải sản về đều bị đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy.
Nhà hàng Bảo Quốc, nơi các bệnh nhân khi ăn các đồ ăn hải sản trong lễ khai trương phải nhập Trạm Y tế xã cấp cứu
Nhà hàng Bảo Quốc, nơi các bệnh nhân khi ăn các đồ ăn hải sản trong lễ khai trương phải nhập Trạm Y tế xã cấp cứu
Theo nguồn tin của PV Dân trí, số hải sản bày biện tại tiệc khai trương nhà hàng Bảo Quốc được mua từ huyện Quảng Trạch, nơi có rất nhiều cá biển chết bất thường trong khoảng gần nửa tháng nay.
Tiến Thành - Đặng Tài
http://dantri.com.vn/suc-khoe/hang-chuc-nguoi-nhap-vien-sau-an-hai-san-mua-o-noi-nhieu-ca-chet-20160422190944308.htm



30.


Thợ lặn Formosa tức ngực, mẩn ngứa khắp người


 - Nước đổi màu đục ngầu. Sau khi lặn lên, tôi đau tức ngực, ho mạnh, khó thở và mẩn ngứa khắp người - anh Hoa (xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), thợ lặn chuyên nghiệp tả.


Thông tin 1 thợ lặn Formosa tử vong, 5 người khác phải kiểm tra sức khỏe khiến người dân thêm lo ngại về nghi vấn môi trường nước xung quanh dự án Formosa bị nhiễm độc.
cá chết hàng loạt,Nga
Đê chắn sóng cảng Sơn Dương (Formosa), nơi rất nhiều thợ lặn của nhà thầu Nibelc gặp vấn đề về sức khỏe sau khi lặn biển thời điểm cá chết nhiều. Có thợ lặn đã tử vong. Ảnh: Duy Tuấn
Nhiều thợ lặn chuyên nghiệp ở Formosa đã gặp vấn đề về sức khỏe sau khi lặn gần khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Phóng viên VietNamNet đã liên hệ với nhiều thợ lặn chuyên nghiệp của công ty Nibelc, là nhà thầu phụ thi công đúc, lắp đặt giếng chìm để làm đê chắn sóng ở cảng Sơn Dương (Formosa) do nhà thầu Sam Sung làm thầu chính.
Anh Hoa (xã Kỳ Lợi) cho biết: “Tôi là thợ lặn chuyên nghiệp ở đây. Thời điểm cá chết nhiều, đặc biệt là ngày 21/4 vừa qua, khi chúng tôi lặn lên thì có triệu chứng tức ngực, khó thở. Nhiều thành viên trong nhóm bị nổi mẩn ngứa khắp người. Công ty đã cho khám tổng quát nhưng hiện giờ vẫn chưa có kết luận”.
Nhóm thợ lặn của anh Hoa do công ty Nibelc (nhà thầu phụ cho công ty Sam Sung C&T VN) kí hợp đồng gồm 60 người, chia làm 2 ca (đêm và ngày). Mỗi ca chia làm 3 tổ, mỗi tổ 12 người. Tổ anh Hoa có 9-10 người bị triệu chứng nói trên. Họ đều là thợ lặn chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản và được cấp bằng lặn.
Hằng ngày thợ lặn ở Formosa lặn 2 tiếng và được bảo hộ đầy đủ khi làm việc.
“Công việc thì ngày nào chúng tôi cũng phải lặn xuống biển. Cách đây một tuần lặn xuống biển khi lên thấy mệt mỏi, uể oải. Khi xuống đó thấy nước khác mọi ngày, chuyển sang màu đục ngầu” - anh Hoa cho biết thêm.
Triệu chứng chưa từng có
Anh Nguyễn Đình Hồng (SN 1979, xã Kỳ Lợi) là thợ lặn ở Formosa được hơn 3 năm nay.
Anh kể: “Đợt này, mọi người đều có cảm giác mệt mỏi. Ho tức ngực, đau đầu, choáng váng. Tổ tôi có 11 người thì hầu hết đều bị như vậy. Tổ lặn này là tổ xà lan 01, hằng ngày lặn xuống biển làm đá, san mặt bằng để làm đê chắn sóng. Trước đây chúng tôi chưa từng có triệu chứng như vậy. Nhìn bằng mắt thường thì thấy nước ảo hơn, tầng dưới lạnh lắm” - anh Hồng nói.
cá chết hàng loạt,Nga
Dự án thép Formosa nằm ngay cảng Sơn Dương. Ảnh: Duy Tuấn
Anh Dương Văn Đường (SN 1985, xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh) chia sẻ: “Trong giai đoạn nước nghi bị nhiễm độc tố đó thì sau khi lặn lên, về nhà có cảm giác mệt mỏi. Tôi có triệu chứng ù hai tai và bị sốt. Vài ngày kế đây, phía công ty cũng nói cho kiểm tra sức khỏe, nhưng công ty gặp trục trặc nên ngày mai họ mới cho đi vào Huế kiểm tra”.
Nhóm anh Đường có 7 người ở xã Kỳ Lợi, 1 người ở Quảng Ngãi, 3 người ở Khánh Hòa. 7 người ở công ty có biểu hiện về sức khỏe, đã được công ty đưa vào Bệnh viện trung ương Huế kiểm tra nhưng chưa có kết quả.
Theo ghi nhận, sức khỏe của các thợ lặn ở Formosa đã ổn định hơn so với mấy ngày trước.
Chờ giám định mới biết rõ độc tố làm thợ lặn tử vong
Đại tá Phan Thanh Sơn, trưởng công an huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) cho biết đang chờ kết quả từ Trung tâm giám định Y khoa - Pháp y tỉnh Quảng Bình mới biết chính xác độc tố làm anh Lê Văn Ngày (SN 1970) tử vong sau khi lặn xuống biển.
Cũng theo Đại tá Sơn, 5 công nhân khác là thợ lặn của công ty Nibelc cũng có những dấu hiệu tương tự. Họ đang được đưa đi khám sức khỏe tại bệnh viện Trung ương Huế.
“Theo một số thông tin thì khoảng 2 ngày nữa sẽ có kết quả. Sau khi có kết quả, chúng tôi mới phối hợp với các ban ngành liên quan điều tra vụ việc” – Đại tá Sơn nói.
Hải Sâm
Thiện Lương
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/301677/tho-lan-formosa-tuc-nguc-man-ngua-khap-nguoi.html



29.









Vụ cá chết: Nhận định rùng mình của 3 nhà khoa học VN ở nước ngoài

ThS Trần Thị Thanh Thoả - Thiều Mai Lâm - GS.TS Trương Nguyện Thành | 
Vụ cá chết: Nhận định rùng mình của 3 nhà khoa học VN ở nước ngoài

Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng về nguyên nhân cá chết ở bờ biển miền Trung, chúng tôi đưa ra những bằng chứng sau để dự đoán khả năng hai trường hợp có thể xảy ra.










Bài viết dưới đây có tựa đề gốc: "Chuyện bé như hạt gạo hay thảm họa quốc gia: Nguy cơ ngộ độc kim loại nặng ven biển miền Trung và những tác hại lâu dài", Báo điện tử Trí Thức Trẻ đăng tải lại để độc giả cùng theo dõi. Đồng tác giả:
* ThS. Trần Thị Thanh Thoả (Khoa Sinh học, Trường Đại học Thủ đô Tôkyo, Nhật Bản)
* Thiều Mai Lâm (Viện Khoa học Cao phân tử, Đại học Kỹ thuật Virginia, Mỹ)
* GS.TS. Trương Nguyện Thành (Khoa Hóa Học, Đại Học Utah, Mỹ)
Để khẳng định một cách chính xác, các phương pháp phân tích hóa chất thường dùng trong các phòng thí nghiệm hóa học, phân tích chất lượng nước... có thể xác định chính xác hóa chất gâycá chết.
Thí dụ dùng phương pháp Atomic Absorption Spectroscopy (AAS) có thể tìm ra những kim loại nặng hấp thụ trong cá chết hoặc Gas Chromatography Mass Spectroscopy (GC-MS) xác định hàm lượng vết các chất hữu cơ.
Những thí nghiệm này không quá phức tạp chỉ cần trình độ cử nhân hóa học là làm được.
Tuy nhiên không hiểu lý do vì sao cho đến giờ chưa có một báo cáo nào công bố cụ thể các chỉ số cho toàn dân biết để phòng tránh.
Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng về nguyên nhân cá chết, chúng tôi đưa ra những bằng chứng sau để có thể kết luận khả năng 2 trường hợp có thể xảy ra.
Trường hợp 1: Nhiểm độc kim loại nặng (KLN)
1. Chất có khả năng giết hàng loạt cá biển trên một diện rộng như thế phải là chất kịch độc như KLN và kể cả chất phóng xạ.
Theo thiết kế của khu công nghiệp, cổng xả thải được đặt ở vị trí 1,5 km ngoài khơi, nơi được cho là có khả năng làm loãng mọi hóa chất một cách nhanh chóng do dung lượng lớn của nước biển.
Tuy nhiên, đối với các KLN như chì thì một lượng rất nhỏ chỉ cần 1 g trong 1,000,000 lít nước cũng đủ chết người (Nồng độ IDLH (Immediately Detrimental to Life and Health) từ Environmental Protection Agency (EPA - Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ) và 1 g trong 10 triệu lít nước đủ nguy hại đến cá.
2. KLN khối lượng riêng nặng nên khi bị phát tán sẽ dần chìm xuống dưới nên mới gây chết rất nhiều cá ở tầng đáy.
Như các thông tin báo chí đăng có thể thấy cá sống ở lớp nước sâu bị ảnh hưởng nhiều hơn cá sống ở lớp nước mặt.
Điều đó có thể là dấu hiệu cho thấy do các hợp chất chứa KLN chìm xuống dưới làm chết các loại cá và sinh vật dưới đáy biển.
3. Kết luận kiểm tra của Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế cho biết, nguyên nhân cá chết hàng loạt là do pH nước thay đổi đột ngột, chất lượng phú dưỡng (PO43-) tăng cao đột ngột. Câu hỏi đặt ra “PO4 từ đâu ra và tại sao pH nước tăng đột ngột?”
a. Đá ở khu vực Vũng Áng rất giống loại đá phosphorite: có lỗ nhỏ và màu ngả vàng.

So sánh đá ở khu vực Vũng Áng và đá phosphorite
So sánh đá ở khu vực Vũng Áng và đá phosphorite
b. Trong qui trình khai thác đá phosphorite sẽ thải ra nước thải màu vàng.
Ta có thể thấy nước thải của Formosa có màu vàng, rất giống với màu đặc trưng của nước thải khi khai thác phosphorite.
Hình 2- Nước thải từ Formosa (trái) và nước thải từ quá trình khai thác vàng (phải)
Hình 2- Nước thải từ Formosa (trái) và nước thải từ quá trình khai thác vàng (phải)
c. Cấu trúc của đá phosphorite điển hình thường có chứa gốc iôn kim loại nặng và PO43-
(Một số ít ion bạc trong cấu trúc này có thể được thay thế bởi các loại kim loại nặng khác nhau). Khi khai thác đá phosphorite sẽ giải thoát một lượng lớn PO4, ion Ag cũng như một số kim loại nặng vào nước thải.
d. Phosphoric acid là một acid yếu do đó với lượng lớn PO4 3- ion, theo nguyên tắc chuyển dịch cân bằng Le Chatelie, chiều phản ứng sẽ bị đẩy ngược để tạo nhiều OH ion hơn và do đó nâng cao độ pH của nước.
e. Theo nghiên cứu của Salamon, chỉ cần 0.1 ppb (part per billions) lượng ion bạc là đủ giết cá. 0.1 ppb tương đương với 1 g cho 10 triệu litter nước. (hệ số biến đổi: 1 ppb = 1 g/1 triệu L)
Trường hợp 2: Nhiễm độc bởi cyanide (Xyanua)
Trong kỹ thuật khai thác mỏ kim loại, NaCN thường dùng để chiết xuất vàng và các kim loại quí hiếm.
Thí dụ trong trường hợp chiết xuất vàng từ quặng, NaCN giúp biến vàng thành chất có thể tan trong nước theo phản ứng sau và đồng thời sản xuất NaOH, một bazơ mạnh theo phương trình sau:
4 Au + 8 NaCN + O2 + 2 H2O → 4 Na[Au(CN)2] + 4 NaOH
NaCN là một loại muối rất dễ tan trong nước. Do đó nếu không kết hợp với kim loại thì ion cyanua sẽ xuất hiện ở dạng ion trong nước thải.
Vì phản ứng hóa học thải ra NaOH do đó nồng độ pH của nước sẽ tăng phù hợp với báo cáo của Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế.
Ion Cyanua (CN-) tan trong nước là một chất cực kỳ độc. Nó làm hệ thống hô hấp của động vật mất chức năng tiêu thụ oxy. Nồng độ IDLH của CN là 25 g/ 1 triệu L.
Tuy không độc bằng KLN nhưng với lượng lớn cyanua cũng có thể gây cá biển chết hàng loạt.
Khu vực miền Trung được biết có nhiều mỏ vàng. Do đó khả năng chất thải có từ việc khai thác vàng và kim loại quí hiếm cũng không phải là thấp
Tác hại có thể dự đoán trên diện rộng của sự việc ở Vũng Áng
Khi cống thải được đặt ở 1,5 km xa bờ biển thì cột nước thải có thể dài vài chục đến cả trăm mét.
Dòng hải lưu nơi đó đủ mạnh để phát tán chất độc trong diện rộng từ vài trăm đến ngàn km dễ dàng và nhanh chóng. Thực tế cho thấy tác hại đã lan ra trên 250 km bờ biển.

Cột nước thải và sơ đồ vùng biển nhiễm độc
Cột nước thải và sơ đồ vùng biển nhiễm độc
Theo lí thuyết, những chất này nếu là KLN thì tác hại của nó có thể là khôn lường và rất khó ước đoán. Các loại hải sản ở khu vực nhiễm độc đều có thể bị nhiễm nặng.
Lượng độc tố có thể ngấm sâu xuống mạch nước ngầm và gây hại lâu dài.
Tình trạng ở Vũng Áng có tầm nguy hại đến sức khỏe và mưu sinh của dân chúng trên diện rộng do dòng hải lưu và phân phối hải sản tiêu thụ trên cả nước chứ không chỉ giới hạn ở Vũng Áng.
Lịch sử thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp thương tâm về việc nhiễm KLN từ môi trường và cuộc đấu tranh pháp lí không hề dễ dàng.
Một vài ví dụ đau thương được ghi nhận về nhiễm độc KLN:

Nạn nhân bị nhiễm bệnh Minamata
Nạn nhân bị nhiễm bệnh Minamata
Bệnh Minamata là đại thảm họa môi trường của Nhật-như cái giá phải trả cho việc quá nôn nóng phát triển kinh tế mà bỏ qua việc bảo vệ môi trường.
Từ năm 1932-1968, công ty Chisso (Nhật) sử dụng thủy ngân hữu cơ là chất xúc tác để sản xuất acetaldehyde, axit acetic và các chất dẻo.
Methyl thủy ngân là chất kịch độc, độc đến nỗi chỉ vài giọt rơi vào da có thể dẫn đến tử vong ngay lập tức.
Trong quá trình sản xuất, methyl thủy ngân được sinh ra và đổ thẳng xuống vịnh Minamata mà không qua bất kì một sự xử lý nào.
Thủy ngân phát tán trong môi trường nước, bám vào phù du và lắng xuống bùn. Cá hấp thụ oxy trong nước qua mang cá, tích lũy thủy ngân trong cơ thể.
Khi ăn phải những con cá bị nhiễm độc đó dần dần, người ăn sẽ tích lũy lượng thủy ngân đáng kể trong cơ thể.
Khi đi vào trong cơ thể người, thủy ngân tấn công thẳng vào hệ thần kinh trung ương, hệ nội tiết, và các cơ.
Thủy ngân làm con người trở nên loạn trí, các khớp xương bị co rút, dẫn đến biến dạng cơ thể.
Người mẹ nhiễm thủy ngân sẽ đẻ con ra quái thai, dị dạng hoặc bị nhiễm bệnh Minamata bẩm sinh. Hậu quả là hơn 17 000 người dân phải gánh chịu căn bệnh này suốt hơn 60 năm.
Tác hại của việc khai thác KLN cho môi trường có thể biểu hiện trực quan hơn ở chung quanh khu vực nhà máy khai thác KLN ở Baotou, Trung Quốc năm 2012 súc vật bị chết do nhiễm khí độc.
Ngay cả cây ăn trái cũng èo uột và trái có mùi hôi thối.
Nếu là NaCN thì sao?
Tuy tính độc hại lâu dài của cyanua không tàn khốc như KLN, chất độc này có thể phá hủy hệ thần kinh và bộ phận hô hấp, thay đổi hồng cầu.
Người bị nhiễm độc rất khó thở và dễ bị chảy máu mũi. Những triệu chứng này không phù hợp lắm với triệu chứng tìm thấy ở những người bị ngộ độc do ăn cá nhiễm độc báo chí đã đưa thời gian gần đây.
Không ăn cá chết thôi chứ hải sản sống thì ăn không sao? Tắm biển cũng không sao?
Đây là một nhận định sai lầm trầm trọng. Khi cá chết có nghĩa nồng độ chất độc đã vượt ngưỡng. Nhưng cá còn sống không có nghĩa là không có bị ngấm chất độc.
Tuy trường hợp cá chết do NaCN thì ít nguy hại hơn nhưng nếu là KLN thì hệ quả lớn hơn nhiều.
Xin nhắc lại tất cả hải sản từ vùng ô nhiễm có xác suất hấp thụ độc tố rất cao đặc biệt là những loại sinh vật sống sát đáy.
Những độc tố này tồn dư, tích luỹ qua chuỗi thức ăn. Do cơ thể con người không có khả năng thải KLN hiệu quả, nó sẽ tích lũy dần dần và gây tác hại lâu dài như nói trên.
Đã có nghiên cứu chỉ ra lượng nhiễm độc thuỷ ngân vào cơ thể người từ việc ăn cá lên đến 95%.
Ngay cả lí do lần này không liên quan đến KLN thì việc chất độc tồn dư ở những con cá chưa đủ liều lượng giết chêt cá là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Nếu những chất độc này đã gây ngộ độc cho một số người ở Quảng Bình (Bố Trạch), Hà Tĩnh (Kì Anh), thì có thể thấy rõ tác hại của nó.
Người ngộ độc KLN qua đường tiêu hóa thường có triệu chứng bụng quặng đau, buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu và kiệt sức.
Bên cạnh đó, như chúng tôi đã đưa ra trước đó bên cạnh sự nhiễm độc do hô hấp và qua đường thức ăn thì chất độc có thể đi vào cơ thể qua da (niêm mạc).
Do vậy, trong thời gian này hạn chế việc tắm biển, thậm chí các bạn tham gia điều tra nên có bảo hộ khi lặn sâu vào vùng nhiễm độc.
Không đưa ra lời cảnh báo để tránh việc chặn đi đường sống của hàng triệu dân nghèo?
Cũng có một vài ý kiến cho rằng, khi chưa có bằng chứng cụ thể chúng ta không đưa ra nhận định để tránh làm mất đi nguồn sống của người dân hay làm nhân dân hoang mang.
Theo chúng tôi đây là một nhận định hết sức sai lầm. Khoa học ngoài việc tìm ra bằng chứng còn có chức năng dự báo để đề phòng trường hợp xấu nhất.
Chúng ta đề phòng trường hợp xấu nhất nhưng mong đợi vào tình huống khả quan nhất.
Nếu chúng ta không cảnh báo kịp thời, hậu quả sẽ lan nhanh, sâu và rộng hơn cho cộng đồng đến mức độ không còn khả năng kiểm soát được.
Như ví dụ trên: vụ nhiễm độc Minamata cũng được phát hiện nhờ vào lời cảnh báo của viện trưởng Hosokawa của bệnh viện Kumamoto khi nghi ngờ nhiêm độc thủy ngân hữu cơ của các bệnh nhân.
Tại thời điểm đó, sự việc như này chưa hề có tiền lệ trước đó.
Chúng ta đi sau nên học những bài học của người đi trước để tránh sai lầm. Hơn nữa việc chúng ta được cảnh báo là để chúng ta biết và đề phòng chứ không hề vì thế mà sợ hãi.
Những phát ngôn thiếu trách nhiệm
Thời gian gần đây nhiều cơ quan chức năng nhà nước đưa ra kết luận “nguyên nhân cá biển chết hàng loạt là do độc tố”.
Về điều này, một người dân không có hiểu biết về khoa học cũng có thể kết luận được, đặc biệt là những nạn nhân trúng độc phải cấp cứu do ăn đồ biển ở khu có cá chết.
Có ba nguyên nhân cá biển chết hàng loạt:
1) báo hiệu sắp có thiên tai từ động đất hay núi lửa ở thềm lục địa (điều này xưa nay chưa bao giờ xảy ra ở Việt Nam),
2) có sự thay đổi lớn về số lượng vi sinh vật trong vùng nước (hiện tượng nước nở hoa, hay dịch bệnh);
3) chất kịch độc do con người thải ra trong nước biển. Kết luận của cơ quan chức năng chỉ khẳng định rằng chúng ta sẽ không có thiên tai.
Điều 90 triệu dân Việt cần biết từ cơ quan chức năng là xác định cá chết và người dân bị ngộ độc là do hóa chất gì để cộng đồng khoa học có thể hổ trợ tìm phương án giải quyết.
Lãnh đạo Formosa nói 300 tấn hóa chất nhập về sử dụng để tẩy rửa một số đường ống không gây hại và với khu công nghiệp thì chỉ “bé như hạt gạo”.
Kết luận của lãnh đạo Formosa rất mập mờ và khó hiểu, gây phẫn nộ cho rất nhiều người dân Việt Nam. Xin phép được hỏi hóa chất tẩy rửa đường ống đó có tên hóa học là gì?
Nếu lãnh đạo Formosa không trả lời được thì xin cho biết tên thương mại là gì? Chi cục Hải Quan Hà Tĩnh có thể cho dân biết thông tin cụ thể về 300 tấn hóa chất này không?
Mới đây lãnh đạo Formosa còn tuyên bố để phát triển kinh tế việc chết vài con cá biển là chuyện nhỏ và là cái giá phải đánh đổi.
Chỉ tiếc là việc chết cá biển không phải là chuyện “bé như hạt gạo” mà nó có thể là cảnh báo cho một tai họa đổ xuống các thế hệ tiếp theo của Việt Nam.
Kết luận
Có thể coi sự việc nghiêm trọng này là thảm họa khôn lường và lâu dài.
Với sự nguy hiểm của chất độc chúng tôi cho rằng cần có một nghiên cứu toàn diện với sự hỗ trợ của cộng đồng khoa học quốc tế như World Health Organization (WHO) và nên khẩn cấp trong thời gian này.
Chính phủ cần yêu cầu Formosa dừng ngay việc xả nước thải ra biển cho đến khi có kết quả điều tra chính thức.
Các cơ quan luật pháp cũng như các luật sư cần thu thập thông tin đầy đủ để có thể bắt buộc thủ phạm bồi thường thiệt hại cho dân về sức khỏe cũng như thiệt hại kinh tế.
Người dân ở vùng bị nhiễm, cần phải xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt và sản xuất nơi mình đang sống. Chúng tôi đã có bài viết hướng dẫn cách lấy mẫu và gửi đi xét nghiệm để có kết quả chính xác.
Nếu các bạn cần tư vấn thêm về cách xử lý nước hoặc trao đổi về các kết quả nhận được có thể gửi email cho chúng tôi.
Nếu có điều kiện hãy dùng máy lọc để lọc nước trước khi dùng kể cả đó là nguồn nước sinh hoạt.
Đồng thời chúng ta cũng nhanh chóng phổ biến đến người dân, để nhân dân an tâm, có biện pháp đề phòng và cũng cần đề phòng các lực lượng mê tín dị đoan lợi dụng hiện tượng này để tung tin đồn nhảm và trục lợi.
Hơn lúc nào hết người dân cần tự mình trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ cho chính bản thân và gia đình.
* Tiêu đề bài báo do Tòa soạn đặt. Bài viết cũng đã được đăng tải trước đó trên Vietnam Journal of Science.
theo Trí Thức Trẻ
http://soha.vn/vu-ca-chet-nhan-dinh-rung-minh-cua-3-nha-khoa-hoc-vn-o-nuoc-ngoai-20160426200256119.htm#first



Chuyện bé như hạt gạo hay thảm họa quốc gia: Nguy cơ ngộ độc kim loại nặng ven biển miền Trung và những tác hại lâu dài  








ThS. Trần Thị Thanh Thoả1, Thiều Mai Lâm 2, và GS.TS. Trương Nguyện Thành3
Khoa Sinh học, Trường Đại học Thủ đô Tôkyo, Nhật Bản (thoa.tran@riken.jp)
2Viện Khoa học Cao phân tử, Đại học Kỹ thuật Virginia, Mỹ (thieu@vt.edu)
3Khoa Hóa Học, Đại Học Utah, Mỹ (Thanh.Truong@utah.edu)
Hiện tượng cá biển chết hàng loạt ở Vũng Áng và dọc bờ biển dài hàng trăm km ở các tỉnh miền Trung đã khiến dư luận cả nước quan tâm, bức xúc, cuộc sống của nhân dân các tỉnh liên quan gần như bị đảo lộn [1]. Biển và nguồn lợi biển không chỉ là nguồn sống của rất nhiều ngư dân dọc bờ biển, nó còn là một trong những nguồn kinh tế trọng yếu của nước ta. Bên cạnh đó, việc ngộ độc do ăn đồ biển nhiễm độc đã khiến người dân trở nên hoang mang. Những hiện tượng tương tự như thế này và hậu quả nghiêm trọng của nó đã từng được ghi nhận trong lịch sử môi trường thế giới [2].  Do tính nghiêm trọng của vấn đề, ngay khi hiện tượng này xảy ra, GS.TS Trương Nguyện Thành đã lập tức cảnh báo vào ngày 20 tháng 4 năm 2016 trên Mạng Kết Nối Các Nhà Khoa Học Việt Nam ở Toàn Cầu [3].
Với nghi vấn là việc cá chết liên quan đến nhiễm độc kim loại nặng (KLN) và những tác hại lâu dài của nó, giáo sư và cộng sự đã có bài viết trao đổi về vấn đề này dưới góc nhìn của những người làm khoa học.
Kim loại nặng là gì? Nguồn gốc của kim loại nặng là như thế nào?
Kim loại nặng (KLN) là những nguyên tố kim loại có khối lượng riêng lớn (>5g/cm3), có thể gây độc tính mạnh ngay cả ở nồng độ thấp. Ví dụ về kim loại nặng gồm có: chì (Pb), thuỷ ngân (Hg), cadimi (Cd), arsen (As), bạc (Ag)...KLN có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế, cũng như các sản phẩm công nghệ cao như điện thoại thông minh, xe hơi điện … [4]
Kim loại nặng (kim loại quí hiếm) thường có trong lòng đất và thường bị khóa chặt trong cấu trúc của một số loại đá nên bình thường trong thiên nhiên thì vô hại. Ngay cả trong cơ thể sống, với nồng độ cực thấp KLN cũng có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Lượng kim loại nặng tích luỹ trong lòng đất rất ít trong khi nhu cầu sử dụng nó ngày càng tăng do đó kim loại nặng càng trở nên quí hiếm.  Trong qui trình khai thác, các kim loại này được giải phóng; một số còn tồn lại trong chất thải (đa số là chất lỏng nhưng đôi khi chất khí) sẽ thoát ra môi trường chung quanh qua các ống thải. Nó có thể bay trong không khí, ngấm xuống nguồn nước ngầm, hấp thụ bởi cây cỏ, hải sản, và súc vật [4].
Đường xâm nhập của các kim loại nặng và tác hại của nó với sức khoẻ.
Kim loại nặng thường có tính bền vững rất cao. Do vậy, nó sẽ tồn tại rất lâu trong đất, nước, không khí. Nếu các sinh vật hấp thụ các KLN này thì chất độc sẽ được tích luỹ và chuyển qua các sinh vật (động vật cũng như thực vật) khác nhau qua chuỗi thức ăn. Con người thường là mắt xích cuối cùng của chuỗi thức ăn và các KLN này sẽ đi vào cơ thể qua ăn uống. Ngoài ra, chúng cũng có thể xâm nhập qua đường hô hấp và qua niêm mạc (da) [5].
Nếu hàm lượng KLN vượt quá ngưỡng cho phép sẽ rất độc và gây tác hại lâu dài đến cơ thể con người. Những nguyên tố KLN như arsen, cadimi, crom, chì, thủy ngân đều được cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) và Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC) coi là tác nhân gây ung thư ở người [4]. Nguy hiểm hơn nếu cơ thể tích lũy hàm lượng lớn kim loại nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề, gây tổn thương não, co rút các bó cơ, biến dạng các ngón tay, chân, khớp, làm người bệnh phát điên và tử vong sau khi tiếp xúc từ vài giờ đến vài tháng hoặc năm. KLN có thể tiếp xúc với màng tế bào, ảnh hưởng đến quá trình phân chia DNA, dẫn đến thai chết, sự dạng, quái thai của các thế hệ sau. Tác hại về sức khỏe của kim loại nặng đã được cộng đồng khoa học quốc tế nghiên cứu và công bố trong thời gian dài [5].
Tại sao lại nghi ngờ cá chết ở Vũng Áng và miền Trung hiện nay là do nhiễm độc kim loại nặng?
Để khẳng định một cách chính xác, các phương pháp phân tích hóa chất thường dùng trong các phòng thí nghiệm hóa học, phân tích chất lượng nước, v.v. có thể xác định chính xác hóa chất gây cá chết.  Thí dụ dùng phương pháp Atomic Absorption Spectroscopy (AAS) có thể tìm ra những kim loại nặng hấp thụ trong cá chết hoặc Gas Chromatography Mass Spectroscopy (GC-MS) xác định hàm lượng vết các chất hữu cơ.  Những thí nghiệm này không quá phức tạp chỉ cần trình độ cử nhân hóa học là làm được. Tuy nhiên lý do vì sao cho đến giờ chưa có một báo cáo nào công bố cụ thể các chỉ số cho toàn dân biết để phòng tránh vẫn là một điều khó hiểu [6]. Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng, chúng tôi đưa ra những bằng chứng sau để có thể kết luận khả năng hai trường hợp có thể xảy ra.
Trường hợp 1:  Nhiễm độc kim loại nặng
  1. Chất có khả năng giết hàng loạt cá biển trên một diện rộng như thế phải là chất kịch độc như kim loại nặng và kể cả chất phóng xạ. Theo thiết kế của KCN, cổng xả thải được đặt ở vị trí 2 km ngoài khơi, nơi được cho là có khả năng làm loãng mọi hóa chất một cách nhanh chóng do dung lượng lớn của nước biển. Tuy nhiên, đối với các kim loại nặng như chì thì một lượng rất nhỏ chỉ cần 1 g trong 1,000,000 litter nước cũng đủ chết người (Nồng độ IDLH (Immediately Detrimental to Life and Health) từ Environmental Protection Agency (EPA -Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ) và 1 g trong 10 triệu litter nước đủ nguy hại đến cá (Xem bài báo khoa học của Solomon). 
  2. KLN khối lượng riêng nặng nên khi bị phát tán sẽ dần chìm xuống dưới nên mới gây chết rất nhiều cá ở tầng đáy. Như các thông tin báo chí đăng có thể thấy cá sống ở lớp nước sâu bị ảnh hưởng nhiều hơn cá sống ở lớp nước mặt. Điều đó có thể là dấu hiệu cho thấy do các hợp chất chứa kim loại nặng chìm xuống dưới làm chết các loại cá và sinh vật dưới đáy biển.
  3. Kết luận kiểm tra của Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế cho biết, nguyên nhân cá chết hàng loạt là do pH nước thay đổi đột ngột, chất lượng phú dưỡng (PO43-) tăng cao đột ngột.  Câu hỏi đặt ra “PO4 từ đâu ra và tại sao pH nước tăng đột ngột?”
    1. Đá ở khu vực Vũng Áng rất giống loại đá phosphorite: có lỗ nhỏ và màu ngả vàng.
Hình 1- So sánh đá ở khu vực Vũng Áng và đá phosphorite
Hình 2- Nước thải từ Formosa (trái) và nước thải từ quá trình khai thác vàng (phải)
b. Trong qui trình khai thác đá phosphorite sẽ thải ra nước thải màu vàng. 
Nếu đúng như nhận định ban đầu nguyên nhân gây chết cá là từ nước thải của Formosa thì ta có thể liên hệ thấy nước thải này có màu vàng, rất giống với màu đặc trưng của nước thải khi khai thác phosphorite.
c. Cấu trúc của đá phosphorite điển hình thường có chứa gốc iôn kim loại nặng và PO43- :
(Một số ít ion bạc trong cấu trúc này có thể được thay thế bởi các loại kim loại nặng khác nhau). Khi khai thác đá phosphorite sẽ giải thoát một lượng lớn PO4, ion Ag cũng như một số kim loại nặng vào nước thải.
d. Phosphoric acid là một acid yếu do đó với lượng lớn PO4 3- ion, theo nguyên tắc chuyển dịch cân bằng Le Chatelie, chiều phản ứng sẽ bị đẩy ngược để tạo nhiều OH ion hơn và do đó nâng cao độ pH của nước. 
e. Theo nghiên cứu của Salamon, chỉ cần 0.1 ppb (part per billions) lượng ion bạc là đủ giết cá.  0.1 ppb tương đương với 1 g cho 10 triệu litter nước.   (hệ số biến đổi: 1 ppb = 1 g/1 triệu L) 2 
 Trường hợp 2:  Nhiễm độc bởi cyanide
Trong kỹ thuật khai thác mỏ kim loại, NaCN thường dùng để chiết xuất vàng và các kim loại quí hiếm.  Thí dụ trong trường hợp chiết xuất vàng từ quặng, NaCN giúp biến vàng thành chất có thể tan trong nước theo phản ứng sau và đồng thời sản xuất NaOH, một bazơ mạnh theo phương trình sau:
4 Au + 8 NaCN + O2 + 2 H2O → 4 Na[Au(CN)2] + 4 NaOH
NaCN là một loại muối rất dễ tan trong nước.   Do đó nếu không kết hợp với kim loại thì ion cyanua sẽ xuất hiện ở dạng ion trong nước thải.
  1. Vì phản ứng hóa học thải ra NaOH do đó nồng độ pH của nước sẽ tăng phù hợp với báo cáo của Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế.
  2. Ion Cyanua (CN-) tan trong nước là một chất cực kỳ độc.  Nó làm hệ thống hô hấp của động vật mất chức năng tiêu thụ oxy. Nồng độ IDLH của CN là 25 g/ 1 triệu L. [14]. Tuy không độc bằng kim loại nặng nhưng với lượng lớn cyanua cũng có thể gây cá biển chết hàng loạt.
  3. Khu vực miền Trung được biết có nhiều mỏ vàng.  Do đó khả năng chất thải có từ việc khai thác vàng và kim loại quí hiếm cũng không phải là thấp (Xem hình 2- so sánh nước thải của Formosa và nước thải từ quá trình khai thác vàng)

Tác hại có thể dự đoán trên diện rộng của sự việc ở Vũng Áng.
Khi cống thải được đặt ở 2 km xa bờ biển thì cột nước thải có thể cao vài chục đến cả trăm mét.  Dòng hải lưu nơi đó đủ mạnh để phát tán chất độc trong diện rộng từ vài trăm đến ngàn km dễ dàng và nhanh chóng. Thực tế cho thấy tác hại đã lan ra trên 250 km bờ biển. 
Hình 3- Cột nước thải và sơ đồ vùng biển nhiễm độc [8]
Theo lí thuyết, những chất này nếu là kim loại nặng thì tác hại của nó có thể là khôn lường và rất khó ước đoán. Các loại hải sản ở khu vực nhiễm độc đều có thể bị nhiễm nặng. Lượng độc tố có thể ngấm sâu xuống mạch nước ngầm và gây hại lâu dài. Tình trạng ở Vũng Áng có tầm nguy hại đến sức khỏe và mưu sinh của dân chúng trên diện rộng do dòng hải lưu và phân phối hải sản tiêu thụ trên cả nước chứ không chỉ giới hạn ở Vũng Áng. Lịch sử thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp thương tâm về việc nhiễm kim loại nặng từ môi trường và cuộc đấu tranh pháp lí không hề dễ dàng.
Một vài ví dụ đau thương được ghi nhận về nhiễm độc kim loại nặng
Hình 4- Nạn nhân bị nhiễm bệnh Minamata
Bệnh Minamata là đại thảm họa môi trường của Nhật-như cái giá phải trả cho việc quá nôn nóng phát triển kinh tế mà bỏ qua việc bảo vệ môi trường.  Từ năm 1932-1968, công ty Chisso (Nhật) sử dụng thủy ngân hữu cơ là chất xúc tác để sản xuất acetaldehyde, axit acetic và các chất dẻo. Methyl thủy ngân là chất kịch độc, độc đến nỗi chỉ vài giọt rơi vào da có thể dẫn đến tử vong ngay lập tức. Trong quá trình sản xuất, methyl thủy ngân được sinh ra và đổ thẳng xuống vịnh Minamata mà không qua bất kì một sự xử lý nào. [9]
Thủy ngân phát tán trong môi trường nước, bám vào phù du và lắng xuống bùn. Cá hấp thụ oxy trong nước qua mang cá, tích lũy thủy ngân trong cơ thể.  Khi ăn phải những con cá bị nhiễm độc đó dần dần, người ăn sẽ tích lũy lượng thủy ngân đáng kể trong cơ thể. Khi đi vào trong cơ thể người, thủy ngân tấn công thẳng vào hệ thần kinh trung ương, hệ nội tiết, và các cơ. Thủy ngân làm con người trở nên loạn trí, các khớp xương bị co rút, dẫn đến biến dạng cơ thể. Người mẹ nhiễm thủy ngân sẽ đẻ con ra quái thai, dị dạng hoặc bị nhiễm bệnh Minamata bẩm sinh. Hậu quả là hơn 17 000 người dân phải gánh chịu căn bệnh này suốt hơn 60 năm. [10]
Tác hại của việc khai thác KLN cho môi trường có thể biểu hiện trực quan hơn ở chung quanh khu vực nhà máy khai thác kim loại nặng ở Baotou, Trung Quốc năm 2012 súc vật bị chết do nhiễm khí độc. Ngay cả cây ăn trái cũng èo uột và trái có mùi hôi thối [11].
Nếu là NaCN thì sao?
Tuy tính độc hại lâu dài của cyanua không tàn khốc như kim loại nặng, chất độc này có thể phá hủy hệ thần kinh và bộ phận hô hấp, thay đổi hồng cầu. [15]. Người bị nhiểm độc rất khó thở và dễ bị chảy máu mũi. Những triệu chứng này không phù hợp lắm với triệu chứng tìm thấy ở những người bị ngộ độc do ăn cá nhiễm độc báo chí đã đưa thời gian gần đây. [12]
Không ăn cá chết thôi chứ hải sản sống thì ăn không sao? Tắm biển cũng không sao?
Đây là một nhận định sai lầm trầm trọng.  Khi cá chết có nghĩa nồng độ chất độc đã vượt ngưỡng.  Nhưng cá còn sống không có nghĩa là không có bị ngấm chất độc. Tuy trường hợp cá chết do NaCN thì ít nguy hại hơn nhưng nếu là kim loại nặng thì hệ quả lớn hơn nhiều.  Xin nhắc lại tất cả hải sản từ vùng ô nhiễm có xác suất hấp thụ độc tố rất cao đặc biệt là những loại sinh vật sống sát đáy. Những độc tố này tồn dư, tích luỹ qua chuỗi thức ăn. Do cơ thể con người không có khả năng thải kim loại nặng hiệu quả, nó sẽ tích lũy dần dần và gây tác hại lâu dài như nói trên.  Đã có nghiên cứu chỉ ra lượng nhiễm độc thuỷ ngân vào cơ thể người từ việc ăn cá lên đến 95%. [10] Ngay cả lí do lần này không liên quan đến kim loại nặng thì việc chất độc tồn dư ở những con cá chưa đủ liều lượng giết chêt cá là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Thậm chí đã có ngộ độc với người xảy ra ở Quảng Bình (Bố Trạch), Hà Tĩnh (Kì Anh) [12]. Do vậy, đây là một nhận định vô cùng nguy hiểm.  Người ngộ độc KLN qua đường tiêu hóa thường có triệu chứng bụng quặng đau, buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu và kiệt sức.
Bên cạnh đó, như chúng tôi đã đưa ra trước đó bên cạnh sự nhiễm độc do hô hấp và qua đường thức ăn thì chất độc có thể đi vào cơ thể qua da (niêm mạc). Do vậy, trong thời gian này hạn chế việc tắm biển, thậm chí các bạn tham gia điều tra nên có bảo hộ khi lặn sâu vào vùng nhiễm độc.
Không đưa ra lời cảnh báo để tránh việc chặn đi đường sống của hàng triệu dân nghèo?
Cũng có một vài ý kiến cho rằng, khi chưa có bằng chứng cụ thể chúng ta không đưa ra nhận định để tránh làm mất đi nguồn sống của người dân hay làm nhân dân hoang mang. Theo chúng tôi đây là một nhận định hết sức sai lầm. Khoa học ngoài việc tìm ra bằng chứng còn có chức năng dự báo để đề phòng trường hợp xấu nhất. Chúng ta đề phòng trường hợp xấu nhất nhưng mong đợi vào tình huống khả quan nhất. Nếu chúng ta không cảnh báo kịp thời, hậu quả sẽ lan nhanh, sâu và rộng hơn cho cộng đồng đến mức độ không còn khả năng kiểm soát được. Như ví dụ trên: vụ nhiễm độc Minamata cũng được phát hiện nhờ vào lời cảnh báo của viện trưởng Hosokawa của bệnh viện Kumamoto khi nghi ngờ nhiêm độc thủy ngân hữu cơ của các bệnh nhân. Tại thời điểm đó, sự việc như này chưa hề có tiền lệ trước đó [10].  Chúng ta đi sau nên học những bài học của người đi trước để tránh sai lầm. Hơn nữa việc chúng ta được cảnh báo là để chúng ta biết và đề phòng chứ không hề vì thế mà sợ hãi.
Những phát ngôn thiếu trách nhiệm
Thời gian gần đây nhiều cơ quan chức năng nhà nước đưa ra kết luận “nguyên nhân cá biển chết hàng loạt là do độc tố” [13]. Về điều này, một người dân không có hiểu biết về khoa học cũng có thể kết luận được, đặc biệt là những nạn nhân trúng độc phải cấp cứu do ăn đồ biển ở khu có cá chết.  Có hai nguyên nhân cá biển chết hàng loạt: 1) báo hiệu sắp có thiên tai từ động đất hay núi lửa ở thềm lục địa (điều này xưa nay chưa bao giờ xảy ra ở Việt Nam), 2) có sự thay đổi lớn về số lượng vi sinh vật trong vùng nước (hiện tượng nước nở hoa, hay dịch bệnh) và 3) chất kịch độc do con người thải ra trong nước biển.  Kết luận của cơ quan chức năng chỉ khẳng định rằng chúng ta sẽ không có thiên tai.  Điều 90 triệu dân Việt cần biết từ cơ quan chức năng là xác định cá chết và người dân bị ngộ độc là do hóa chất gì để cộng đồng khoa học có thể hổ trợ tìm phương án giải quyết.   
Lãnh đạo Formosa nói 300 tấn hóa chất nhập về sử dụng để tẩy rửa một số đường ống không gây hại và với khu công nghiệp thì chỉ “bé như hạt gạo” [13].  Kết luận của lãnh đạo Formosa rất mập mờ và khó hiểu, gây phẫn nộ cho rất nhiều người dân Việt Nam.  Xin phép được hỏi hóa chất tẩy rửa đường ống đó có tên hóa học là gì?  Nếu lãnh đạo Formosa không trả lời được thì xin cho biết tên thương mại là gì? Chi cục Hải Quan Hà Tĩnh có thể cho dân biết thông tin cụ thể về 300 tấn hóa chất này không?
Mới đây lãnh đạo Formosa còn tuyên bố để phát triển kinh tế việc chết vài con cá biển là chuyện nhỏ và là cái giá phải đánh đổi.  Chỉ tiếc là việc chết cá biển không phải là chuyện “bé như hạt gạo” mà nó có thể là cảnh báo cho một tai họa còn khủng khiếp hơn chất độc màu da cam sắp đổ xuống các thế hệ tiếp theo của Việt Nam.
Kết luận:
Có thể coi sự việc nghiêm trọng này là một thảm họa quốc gia, một quốc nạn tác hại khôn lường và lâu dài. Với sự nguy hiểm của chất độc chúng tôi cho rằng cần có một nghiên cứu toàn diện với sự hỗ trợ của cộng đồng khoa học quốc tế như World Health Organization (WHO) và nên khẩn cấp trong thời gian này.  Chính phủ cần yêu cầu Formosa dừng ngay việc xả nước thải ra biển cho đến khi có kết quả điều tra chính thức. Các cơ quan luật pháp cũng như các luật sư cần thu thập thông tin đầy đủ để có thể bắt buộc Formosa bồi thường thiệt hại cho dân về sức khỏe cũng như thiệt hại kinh tế nếu sự thật chất độc là do Formosa thải ra.  Trong khi chờ kết luận của cơ quan điều tra thì người dân tạm dừng tiêu thụ các loại hải sản và không đi tắm biển.  Người dân ở vùng bị nhiễm, cần phải xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt và sản xuất nơi mình đang sống. Chúng tôi đã có bài viết hướng dẫn cách lấy mẫu và gửi đi xét nghiệm để có kết quả chính xác. Nếu các bạn cần tư vấn thêm về cách xử lý nước hoặc trao đổi về các kết quả nhận được có thể gửi email cho chúng tôi. Nếu có điều kiện hãy dùng máy lọc để lọc nước trước khi dùng kể cả đó là nguồn nước sinh hoạt.  Đồng thời chúng ta cũng nhanh chóng phổ biến đến người dân, để nhân dân an tâm, có biện pháp đề phòng và cũng cần đề phòng các lực lượng mê tín dị đoan lợi dụng hiện tượng này để tung tin đồn nhảm và trục lợi. Hơn lúc nào hết người dân cần tự mình trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ cho chính bản thân và gia đình.
Tài liệu tham khảo
1- http://m.vietnamnet.vn/vn/thoi-su/300459/ca-chet-trang-bien-mien-trung-nghi-nhiem-doc-tu-vung-ang.html
2- Frances Solomon, ‘Impacts on aquatic ecosystems and human health’, Mining.com (April, 2008) 
3- https://www.facebook.com/groups/ivanet.org/
4-Tác hại của KLN : ” Heavy Metals Toxicity and the Environment”. 
5- Lars Järup, Hazard of heavy metal contamination, British Medical Bulletin 2003; 68: 167–182 
10- Sách của bộ Môi trường Nhật Bản (Japanese Ministry of the Environment -環 境 省
12-http://thanhnien.vn/doi-song/vu-ca-bien-chet-bat-thuong-mua-ca-chet-ve-an-nguoi-dan-bi-ngo-doc-693922.html
15- http://nj.gov/health/eoh/rtkweb/documents/fs/1693.pdf
Category: 

Comments

Tôi không biết bài này thuộc dạng nào, là bài báo khoa học hay một bài phân tích mang tính báo chí, vì cách viết không theo hình thức nào trong hai hình thức trên. Không biết những bài thuộc mảng science news có qua review của ban biên tập hay phản biện trước khi đưa lên web hay không? Tôi thấy đây là một bài không có chất lượng. Tạm thời tôi không đủ thời gian để liệt kê hết tất cả các lỗi về mặt khoa học, lập luận, và kết cấu, nội dung của bài viết. Tôi chỉ nêu những điểm chính sau, hy vọng các tác giả và ban biên tập cân nhắc: -Bài hoàn toàn sử dụng nguồn từ báo chí Việt Nam. Trong thực tế, báo chí Việt Nam khá loạn, và không có gì đảm bảo là những thông tin trên các bài báo đó là sự thật (về mặt khoa học, khách quan). -Bài viết rõ ràng có ý là việc cá chết là do Formosa gây ra, và đồng thời tự đưa ra hai nghi vấn, sau đó khẳng định là nếu do Formosa thải ra mà không có bất cứ thông tin, bằng chứng gì là trong dòng thải của Formosa chứa chất này. -Các nghiên cứu trích dẫn trong bài là của ngành mỏ, hoàn toàn khác với ngành luyện kim. Việc chỉ căn cứ trên một ảnh chụp rồi quy kết là nước thải của Formosa có màu giống nước thải đãi vàng hoặc đá khu Vũng Áng giống đá phophorite là hết sức khinh suất, khó có thể chấp nhận được cho dù là bài báo đại chúng. -Lý giải về số phận và lan truyền của các chất ô nhiễm từ ống xả của Formosa (tạm xem như là có chất ô nhiễm thật đi) rất chủ quan và mang tính áp đặt, và không dựa trên một lập luận khoa học về thủy lực hoặc thủy/hải văn. Do bài còn có quá nhiều vấn đề tôi không đủ thời gian để viết ra hết được. Tôi đề nghị ban biên tập cân nhắc lại tính khoa học của bài này. Nếu bài chưa từng được phản biện, thì nên mời các chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan tới nội dung của bài báo (độc học, thủy/hải văn, môi trường, luyện kim, thủy sản...) phản biện cho bài này rồi hãy công bố. Việc đưa bài này lên trang của vjs theo tôi là khinh suất, và có thể dẫn đến ảnh hưởng về uy tín của trang. Trân trọng.







Cảm ơn bạn đã góp ý. Mình rất mong có thể nhận được một chỉ ra được lỗi sai của bọn mình. Bài báo dạng này không phải đưa ra một kết luận mà chỉ nêu nghi vấn dựa trên những dữ kiện có sẵn. Nếu bạn có thể viết một bài bác bỏ các luận điểm trong bài, bọn mình sẵn sàng đăng và sẽ nhận sai sau khi có kết luận chính thức. Ngoài ra do tất cả tác giả đều ở nước ngoài, trong khi kết quả trong nước thì mập mờ, mình cũng không muốn dựa vào các báo tin tức Tiếng Việt nhưng trong thời điểm này không biết lấy nguồn tin ở bất kỳ nơi đâu khác. Nếu bạn có nguồn nào có thể tiếp cận số liệu trực tiếp, xin giới thiệu cho bọn mình. Mình rất cám ơn

Cảm ơn chia sẻ của bạn. Mình cũng là nhà hoá học, và mình nghĩ là nhà khoa học thì mình nên cố gắng tìm đến chân lý, sự thật thay vì cố chứng minh giả thuyết mình đúng. Nhất là trong vụ việc này, nó đã ảnh hưởng cuộc sống cả nước, và có thể hệ luỵ lâu dài tới thế hệ sau như giả thuyết kim loại nặng. Ngoài ra giả thuyết khác là tảo nở hoa, giả thuyết đó cugnx có thể liên quan tới Formosa. Ví dụ, lượng phosphate lớn từ Formosa thúc đẩy quá trình tảo nở hoa, gây thiếu oxy, sản sinh ra các chất độc hữu cơ.... Cái quan trọng là phải thu thập số liệu, hơn là phỏng đoán, tránh prejudice, tránh dật tít. Mình muốn bắt Formosa chịu tội thì mình cũng phải có bằng chứng khoa học rõ ràng.

về giả thuyết ion bạc, trong nước biển (Cl-) thì mình nghĩ không còn bao nhiều free silver?

Vâng, thiệt hại và độc tố ra sao thì đã thấy rõ ràng, nhưng ai, cơ quan nào cần ra mặt ngăn formosa chấm dứt xả thải ngay lập tức mới là điều quan trọng. 1 giờ trôi qua là lại có thêm bao nhiêu tấn chất độc.


http://www.vjsonline.org/news/chuy%E1%BB%87n-b%C3%A9-nh%C6%B0-h%E1%BA%A1t-g%E1%BA%A1o-hay-th%E1%BA%A3m-h%E1%BB%8Da-qu%E1%BB%91c-gia-nguy-c%C6%A1-ng%E1%BB%99-%C4%91%E1%BB%99c-kim-lo%E1%BA%A1i-n%E1%BA%B7ng-ven-bi%E1%BB%83n-mi%E1%BB%81n-trung





28.


Formosa giấu thông tin hóa chất tẩy rửa đường ống?


 - Có phải Formosa đang giấu diếm sự thật về các hóa chất được sử dụng trong quá trình tẩy rửa và thụ động hóa bề mặt kim loại các đường ống và thiết bị?
Trả lời VietNamNet chiều 25/4, Giám đốc trung tâm an vệ sinh môi trường của Formosa Hoàng Dật Thuyên khẳng định, trong 296 tấn hóa chất mà công ty nhập về, chỉ có 2 loại được để tẩy rửa đường ống là axit HCL và xút NAOH. Số còn lại chủ yếu sử dụng cho nước làm nguội.
Trong buổi họp báo chiều 26/4, Giám đốc công ty FHS Hà Tĩnh Khâu Nhân Kiệt cũng khẳng định, chỉ có một số ít đường ống trong nhà máy phải dùng axit để tẩy rửa.
Formosa, giấu giếm thông tin, hóa chất tẩy rửa, đường ống nhà máy, cá chết hàng loạt, cá chết trôi dạt biển miền Trung
Bảng hóa chất tẩy rửa
Tuy nhiên, theo một chuyên gia trong lĩnh vực xử lý hóa chất cho các nhà máy công nghiệp, danh sách hóa chất Formosa nhập về từ đầu năm 2016 do Hải quan Hà Tĩnh cung cấp cho thấy, có ít nhất 2 loại hóa chất chuyên dùng để tẩy rửa và thụ động hóa bề mặt kim loại các đường ống, thiết bị trong nhà máy là CY-VPreclean 200 và CY-VPreclean 400.
Tên gọi "Preclean" (pre - trước, clean - làm sạch) đã cho thấy đây là các loại hóa chất được sử dụng trong quá trình tẩy rửa và thụ động hóa bề mặt kim loại nhà máy trước khi đưa vào vận hành.
Tài liệu do Hải quan cung cấp cũng nói rõ, đây chính là các chất loại bỏ gỉ (CY-VPreclean 400) và loại bỏ dầu (CY-VPreclean 200) được dùng cho các hệ thống nước làm mát - hệ thống rất lớn và quan trọng trong các nhà máy thép.
Theo chuyên gia, các nhà máy công nghiệp trước khi đưa vào vận hành sẽ thực hiện bước tẩy rửa và thụ động hóa bề mặt kim loại. Quá trình này cần được thực hiện bằng các hóa chất chuyên dụng và có các công ty chuyên nghiệp thực hiện chứ không phải quá trình súc rửa thông thường.
Quá trình này thường gồm 3 giai đoạn. Đầu tiên, người ta dùng nước để rửa bề mặt các đường ống và thiết bị. Tiếp đó, các hóa chất chuyên dụng được sử dụng để tẩy rửa được đưa vào. Các hóa chất này cũng như sản phẩm của quá trình tẩy rửa cũng sẽ được đẩy ra ngoài bằng nước. Ở giai đoạn cuối, người ta mới dùng các hóa chất để thụ động hóa bề mặt kim loại của các thiết bị.
Các hóa chất được sử dụng để tẩy rửa đường ống, thụ động hóa kim loại trước khi vận hành thường gồm các thành phần như kẽm, phosphate (tẩy rửa), molybdate (thụ động hóa bề mặt). Các thành phần như axit HCL và xút NaOH (hóa chất thông thường) chỉ được dùng để điều chỉnh độ pH trong quá trình này.
"Trong tẩy rửa công nghiệp, người ta thường không sử dụng axit HCL và xút NaOH để tẩy rửa. Bởi quá trình tẩy rửa công nghiệp thường diễn ra trong thời gian lâu và một khi axit còn đọng lại trong hệ thống sẽ làm hỏng máy móc. Do đó, việc Formosa nói rằng, chỉ dùng axit để tẩy rửa là không đúng", chuyên gia cho hay.
Formosa, giấu giếm thông tin, hóa chất tẩy rửa, đường ống nhà máy, cá chết hàng loạt, cá chết trôi dạt biển miền Trung
Nhà máy Formosa
Chuyên gia cũng ước tính, quy mô nhà máy như Formosa có thể cần tới 70-100 tấn loại hóa chất chuyên dụng này.
Vị chuyên gia này cũng khẳng định, chỉ cần Formosa cung cấp hồ sơ MSDS (Material Safety Data Sheets - Dữ liệu an toàn vật liệu) của 2 loại hóa chất dùng để tẩy rửa và thụ động hóa bề mặt kim loại này, từ đó đối chiếu với các độc chất trong cá chết cũng như nguồn nước là có thể khẳng định Formosa có liên quan tới hiện tượng cá chết hàng loạt hay không.
Bên cạnh đó, nước thải từ quá trình tẩy rửa và thụ động hóa bề mặt kim loại này rất độc hại do chứa các kim loại nặng, do vậy cần phải được xử lý theo quy trình riêng. Tuy nhiên, chi phí cho quá trình xử lý này rất đắt đỏ. Với quy mô nhà máy của Formosa, chi phí có thể lên tới 2 triệu USD. Đây là lý do khiến các nhà máy thường bỏ qua khâu xử lý và tìm cách đẩy loại nước thải từ quá trình này thẳng ra môi trường.
Theo dự kiến, vào cuối tháng 6/2016, nhà máy thép của Formosa sẽ chính thức khánh thành và vận hành. Do vậy, đây chính là thời điểm mà Formosa phải tẩy rửa và thụ động hóa bề mặt kim loại các đường ống, thiết bị trong nhà máy.
Cũng theo thông tin Formosa cung cấp cho báo chí, lần tẩy rửa gần đây nhất là vào tháng 3/2016. Trong khi đó, hiện tượng cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung bắt đầu từ đầu tháng 4.
Các cơ quan chức năng đã loại trừ nguyên nhân cá chết do động đất, tràn dầu và bệnh dịch. Nguyên nhân chính được xác định có thể là do độc tố có độc lực mạnh như sinh học, hóa học hoặc các yếu tố khác. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa tìm ra được loại độc tố khiến cá chết cụ thể là gì.
Văn Hiệp




27.


09:21 | 27/04/2016



Thật bất ngờ là ngay trong khi người dân đang kêu cứu, cộng đồng đang đấu tranh để cứu vùng biển miền Trung khỏi một thảm họa môi trường thì Báo Hà Tĩnh, cơ quan ngôn luận của chính quyền tỉnh này lại có một bài báo "ngược dòng".


Bài báo này được đăng tải vào ngày 26/4, khi Formosa tổ chức họp báo. Hàng chục phóng viên của các cơ quan báo chí Trung ương và cả quốc tế đang có mặt ở Hà Tĩnh và chuyển tải những thông tin, hình ảnh khác hẳn với bài báo này.
Xin được đăng lại nguyên văn bài báo: "Biển đã sạch hơn, môi trường không còn ô nhiễm" trên Báo Hà Tĩnh:
“Biển đã sạch hơn, môi trường không còn ô nhiễm, cá biển và thủy sản nuôi cũng không còn chết như mấy ngày trước” - đó là khẳng định của nhiều ngư dân phường Kỳ Phương (TX Kỳ Anh). Sau thời gian khá dài không tham gia đánh bắt, những ngày này, ngư dân vùng chịu ảnh hưởng bắt đầu quay lại bám biển, khôi phục sản xuất...
Âu thuyền phường Kỳ Phương vào khoảng 6h30’ sáng, những ngư dân bắt đầu với công việc thường ngày, thu cá lên bờ, phân loại và cân sản lượng thu được sau chuyến ra biển. Đều đặn, ngày lại ngày, từ hôm biển xảy ra biến cố, ông Mai Ngọc Tình (thôn Ba Đồng) vẫn không ngày nào nghỉ biển.

bien da sach hon moi truong khong con o nhiem
Ngư dân phường Kỳ Phương đã ra khơi đánh bắt dù sản lượng giảm nhiều so với trước. (Ảnh: Duy Tuấn - VNN)


Chị cho biết: “Đây là mùa sinh sản của cá, để thuyền nằm bờ thì nóng ruột lắm. Mấy ngày nay theo dõi thấy xác cá không còn trôi dạt vào bờ nên chúng tôi cho thuyền ra khơi, tranh thủ vớt vát chút ít. Chỉ có điều, loại cá cho sản lượng lớn gần như không còn trong khi thị trường khó khăn sẽ gây áp lực lớn cho đời sống ngư dân”.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, không riêng gì gia đình chị Thơ hay ông Tình mà có rất nhiều bà con ngư dân ven biển huyện Kỳ Anh và TX Kỳ Anh sau những ngày “gom lưới gác thuyền” thì nay cũng đã quay lại bám biển, khôi phục sản xuất.
Ông Tình cho biết: “Ngư dân chỉ sống bằng nghề biển, dù sản lượng cá giảm nhiều nhưng chúng tôi vẫn phải bám biển. Mấy ngày trước, ở vùng đánh bắt, nước biển đục ngầu, nổi từng đám nhiều màu, còn bây giờ, nước biển đã trong hơn, xác cá chết nổi trên mặt nước cũng không còn nhiều nữa”.
Cùng tâm tư, gia đình chị Nguyễn Thị Thơ vẫn duy trì công việc của mình.
bien da sach hon moi truong khong con o nhiem
Thuyền trở về từ biển
Tại Công ty Grobest Hà Tĩnh, vào ngày 9/4, sau khi lấy nước biển cấp vào 2 hồ nuôi tôm thẻ chân trắng thì ngay hôm sau toàn bộ số tôm trong ao bị chết trắng. Công ty buộc phải đóng cống, nuôi cầm chừng các ao còn lại.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Giám đốc Công ty Grobest Hà Tĩnh cho biết: “Sáng 24/4, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm trên 4 mẫu tôm (loại to và loại nhỏ) vào 2 mẫu nước ao và nước biển (1 nước biển trực tiếp và 1 thùng là nước biển qua xử lý), sau 1 ngày cho thấy, các mẫu vẫn bình thường.
Đêm 25/4, chúng tôi tiến hành bơm thử nước biển vào một hồ nuôi để kiểm chứng”.Khảo sát vùng biển kéo dài từ Kỳ Lợi, Kỳ Phương vào tận xã Kỳ Nam, bờ biển đã được vệ sinh khá sạch sẽ, chỉ còn sót lại vài xác cá mắc vào các khe đá ven bờ.
Ông Nguyễn Công Hoàng - Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản cho biết: “Qua kiểm tra, hiện tượng cá chết hàng loạt không còn nữa. Những xác cá còn kẹt lại trên bờ đã chết cách đây 4-5 ngày. Trên tôm nuôi, chúng tôi đã thực hiện thử nghiệm mẫu tôm sử dụng nước biển trực tiếp thì đến nay tôm vẫn sinh trưởng bình thường.
Sơ bộ ban đầu có thể khẳng định, độc tố trong môi trường nước biển đã giảm so với những ngày trước. Chúng tôi vẫn tiếp tục cập nhật thông tin từ ngành chuyên môn để kịp thời có khuyến cáo giúp bà con sớm ổn định, khôi phục sản xuất”.
bien da sach hon moi truong khong con o nhiem
Chị Nguyễn Thị Thơ (Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh): Đây là mùa sinh sản của cá, để thuyền nằm bờ thì nóng ruột lắm. Mấy ngày nay theo dõi thấy xác cá không còn trôi dạt vào bờ nên chúng tôi cho thuyền ra khơi
Ở các vùng biển khác, gần như những biến cố trên biển không làm giảm năng suất lao động của ngư dân. Ông Nguyễn Sỹ Huyền - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng cho biết: “Những ngày qua, ngư dân vẫn bám biển bình thường. Chỉ có điều, thay vì khai thác gần bờ như trước thì tàu thuyền phải ra xa hơn. So với cùng kỳ năm ngoái, năm nay, sản lượng khai thác giảm nhiều, khoảng từ 3-4 lần”.
Còn ông Nguyễn Văn Vịnh - chủ tàu cá ở xóm Xuân Phượng, xã Thạch Kim (Lộc Hà) thì lại khác. Thay vì ra khơi khai thác như mọi hôm, đợt này, ông lại đi lộng. Ông Vịnh vui vẻ: “Đợt này đang mùa mực, mỗi ngày, chúng tôi câu được từ 50-60 kg, giá bán cũng ổn định. Bình thường, tàu tôi có 5 nhân công nhưng đợt này phải tăng lên 8”.

Gạt đi những khó khăn, mất mát, bà con ngư dân các vùng biển đang nỗ lực từng ngày để khôi phục sản xuất, bám biển quê hương. Những khó khăn trước mắt vẫn chưa kết thúc, nhất là tâm lý e dè thực phẩm từ biển đang làm thị trường thủy, hải sản bị ứ đọng.
http://petrotimes.vn/bao-ha-tinh-bien-da-sach-hon-moi-truong-khong-con-o-nhiem-412701.html







 

Biển đã sạch hơn, môi trường không còn ô nhiễm


(Baohatinh.vn) - “Biển đã sạch hơn, môi trường không còn ô nhiễm, cá biển và thủy sản nuôi cũng không còn chết như mấy ngày trước” - đó là khẳng định của nhiều ngư dân phường Kỳ Phương (TX Kỳ Anh). Sau thời gian khá dài không tham gia đánh bắt, những ngày này, ngư dân vùng chịu ảnh hưởng bắt đầu quay lại bám biển, khôi phục sản xuất...
Âu thuyền phường Kỳ Phương vào khoảng 6h30’ sáng, những ngư dân bắt đầu với công việc thường ngày, thu cá lên bờ, phân loại và cân sản lượng thu được sau chuyến ra biển. Đều đặn, ngày lại ngày, từ hôm biển xảy ra biến cố, ông Mai Ngọc Tình (thôn Ba Đồng) vẫn không ngày nào nghỉ biển.
Ngư dân phường Kỳ Phương đã ra khơi đánh bắt dù sản lượng giảm nhiều so với trước. (Ảnh: Duy Tuấn - VNN)
Ông Tình cho biết: “Ngư dân chỉ sống bằng nghề biển, dù sản lượng cá giảm nhiều nhưng chúng tôi vẫn phải bám biển. Mấy ngày trước, ở vùng đánh bắt, nước biển đục ngầu, nổi từng đám nhiều màu, còn bây giờ, nước biển đã trong hơn, xác cá chết nổi trên mặt nước cũng không còn nhiều nữa”. Cùng tâm tư, gia đình chị Nguyễn Thị Thơ vẫn duy trì công việc của mình.
Chị cho biết: “Đây là mùa sinh sản của cá, để thuyền nằm bờ thì nóng ruột lắm. Mấy ngày nay theo dõi thấy xác cá không còn trôi dạt vào bờ nên chúng tôi cho thuyền ra khơi, tranh thủ vớt vát chút ít. Chỉ có điều, loại cá cho sản lượng lớn gần như không còn trong khi thị trường khó khăn sẽ gây áp lực lớn cho đời sống ngư dân”. Qua tìm hiểu của chúng tôi, không riêng gì gia đình chị Thơ hay ông Tình mà có rất nhiều bà con ngư dân ven biển huyện Kỳ Anh và TX Kỳ Anh sau những ngày “gom lưới gác thuyền” thì nay cũng đã quay lại bám biển, khôi phục sản xuất.
Thuyền trở về từ biển
Khảo sát vùng biển kéo dài từ Kỳ Lợi, Kỳ Phương vào tận xã Kỳ Nam, bờ biển đã được vệ sinh khá sạch sẽ, chỉ còn sót lại vài xác cá mắc vào các khe đá ven bờ. Ông Nguyễn Công Hoàng - Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản cho biết: “Qua kiểm tra, hiện tượng cá chết hàng loạt không còn nữa. Những xác cá còn kẹt lại trên bờ đã chết cách đây 4-5 ngày. Trên tôm nuôi, chúng tôi đã thực hiện thử nghiệm mẫu tôm sử dụng nước biển trực tiếp thì đến nay tôm vẫn sinh trưởng bình thường. Sơ bộ ban đầu có thể khẳng định, độc tố trong môi trường nước biển đã giảm so với những ngày trước. Chúng tôi vẫn tiếp tục cập nhật thông tin từ ngành chuyên môn để kịp thời có khuyến cáo giúp bà con sớm ổn định, khôi phục sản xuất”.
Tại Công ty Grobest Hà Tĩnh, vào ngày 9/4, sau khi lấy nước biển cấp vào 2 hồ nuôi tôm thẻ chân trắng thì ngay hôm sau toàn bộ số tôm trong ao bị chết trắng. Công ty buộc phải đóng cống, nuôi cầm chừng các ao còn lại. Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Giám đốc Công ty Grobest Hà Tĩnh cho biết: “Sáng 24/4, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm trên 4 mẫu tôm (loại to và loại nhỏ) vào 2 mẫu nước ao và nước biển (1 nước biển trực tiếp và 1 thùng là nước biển qua xử lý), sau 1 ngày cho thấy, các mẫu vẫn bình thường. Đêm 25/4, chúng tôi tiến hành bơm thử nước biển vào một hồ nuôi để kiểm chứng”.
Chị Nguyễn Thị Thơ (Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh): Đây là mùa sinh sản của cá, để thuyền nằm bờ thì nóng ruột lắm. Mấy ngày nay theo dõi thấy xác cá không còn trôi dạt vào bờ nên chúng tôi cho thuyền ra khơi
Ở các vùng biển khác, gần như những biến cố trên biển không làm giảm năng suất lao động của ngư dân. Ông Nguyễn Sỹ Huyền - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng cho biết: “Những ngày qua, ngư dân vẫn bám biển bình thường. Chỉ có điều, thay vì khai thác gần bờ như trước thì tàu thuyền phải ra xa hơn. So với cùng kỳ năm ngoái, năm nay, sản lượng khai thác giảm nhiều, khoảng từ 3-4 lần”.
Còn ông Nguyễn Văn Vịnh - chủ tàu cá ở xóm Xuân Phượng, xã Thạch Kim (Lộc Hà) thì lại khác. Thay vì ra khơi khai thác như mọi hôm, đợt này, ông lại đi lộng. Ông Vịnh vui vẻ: “Đợt này đang mùa mực, mỗi ngày, chúng tôi câu được từ 50-60 kg, giá bán cũng ổn định. Bình thường, tàu tôi có 5 nhân công nhưng đợt này phải tăng lên 8”.
Gạt đi những khó khăn, mất mát, bà con ngư dân các vùng biển đang nỗ lực từng ngày để khôi phục sản xuất, bám biển quê hương. Những khó khăn trước mắt vẫn chưa kết thúc, nhất là tâm lý e dè thực phẩm từ biển đang làm thị trường thủy, hải sản bị ứ đọng.
Nguyễn Oanh – Biện Nhung
http://baohatinh.vn/kinh-te/bien-da-sach-hon-moi-truong-khong-con-o-nhiem/112841.htm





26.

Thứ Ba, 26/04/2016 - 19:46


Một người nhập viện sau khi ăn cá nục kho





































Dân trí Sau khi ăn hết nửa bát cơm và phần đuôi cá nục kho, ông La cảm thấy miệng, cổ bị bỏng rát. Sau 1 ngày, phần cổ, mặt sưng phù, nổi ban đỏ, miệng lở loét nên ông La được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Một người nhập viện sau khi ăn cá biển
Chiều ngày 26/4, bác sỹ Lưu Đình Bình, Khoa hồi sức cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Tp Vinh (Nghệ An), cho biết, sau 4 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân Trương Như La (SN 1965, trú tại phường Vinh Tân, Tp Vinh, Nghệ An) đang hồi phục, các chỉ số sinh tồn ổn định, bệnh nhân hết sốt, các ban dị ứng mờ dần, toàn trạng đáp ứng tốt.
Bệnh nhân Trương Như La hiện đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Tp Vinh với những triệu chứng dị ứng sau khi ăn cá biển.
Bệnh nhân Trương Như La hiện đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Tp Vinh với những triệu chứng dị ứng sau khi ăn cá biển.
Trước đó, vào hồi 1h30 ngày 22/4, Bệnh viện đa khoa Tp Vinh tiếp nhận bệnh nhân Trương Như La trong tình trạng bị sốt, đau bụng, người nổi ban (đặc biệt ở vùng mặt, cổ), ngứa, miệng bị loét, không nuốt được.
Ông Trương Như La cho biết, vào chiều ngày 20/4, người nhà ông mua 5 con cá nục ở chợ Vinh về kho. Trong bữa cơm, vợ và con ông La ăn hết hai con cá, ông La không ăn. Đến khoảng 12h đêm, do có triệu chứng hen suyễn nên ông La ăn cơm để uống thuốc.
“Khi ăn được nửa bát cơm với phần đuôi cá nục kho thì tôi thấy miệng, má phía trong bỏng rát nên không ăn nữa. Một lát sau thì miệng sưng lên, phồng rộp và có cảm giác ngứa. Sau đó tôi có uống 2 viên thuốc chống hen (thỉnh thoảng ông La vẫn uống thuốc này do có tiền sử bệnh hen – PV). Đến sáng hôm sau tình trạng cũng không đỡ hơn. Mặt, miệng, cổ sưng phù, nổi ban dày đặc. Phía trong miệng và vòm họng bị lở loét”, bệnh nhân Trương Như La cho hay.
Các nốt ban đỏ khắp mặt, cổ, miệng bị lở loét khiến bệnh nhân không thể ăn hay nuốt được.
Các nốt ban đỏ khắp mặt, cổ, miệng bị lở loét khiến bệnh nhân không thể ăn hay nuốt được.
Sáng ngày 21/4, gia đình đưa ông La đến 1 cơ sở chữa bệnh tư nhân và được truyền dịch. Đến tối, tình trạng sức khỏe không khá lên, ông La được người nhà là nhân viên y tế truyền dịch, cho uống thuốc chống phù nề và tiêm một mũi tiêm. Tuy nhiên, đến nửa đêm, ông La tức ngực, khó thở, cổ họng đau không nuốt được, các vết ban dày đặc lan xuống ngực và lưng nên được đưa gia đình đưa đến bệnh viện.
“Tại thời điểm nhập viện, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Khai thác từ người nhà và những biểu hiện bệnh thì chúng tôi nhận định bệnh nhân bị dị ứng, chưa loại trừ dị ứng thực phẩm. Tuy nhiên, vào thời điểm đó bệnh nhân vừa ăn cá biển, vừa uống thuốc chống hen nên khó xác định là di ứng thuốc hay dị ứng thực phẩm do ăn cá biển”, bác sỹ Lưu Đình Bình cho hay.

Hiện, các nốt ban đang mờ dần, bệnh nhân hết sốt, đã ăn được sau 4 ngày điều trị tại bệnh viện.
Hiện, các nốt ban đang mờ dần, bệnh nhân hết sốt, đã ăn được sau 4 ngày điều trị tại bệnh viện.
Sau khi thấy triệu chứng bất thường của ông Trương Như La, cho rằng có liên quan đến số cá biển vừa kho người nhà ông đã đổ hết cá và đun nước sôi nhiều lần để “khử độc”. Bác sỹ Bình cho rằng do không còn mẫu thức ăn nên việc xác định nguyên nhân có phải là do cá biển bị nhiễm độc tố hay không là rất khó.
Hiện bệnh nhân Trương Như La đang được tiếp tục theo dõi.
Hoàng Lam
http://dantri.com.vn/suc-khoe/mot-nguoi-nhap-vien-sau-khi-an-ca-nuc-kho-20160426194439885.htm



25.


2 con cá, 2 phút, 24.000 tiến sĩ và 21 ngày



26/04/2016 23:56

Chiều 26-4, trong Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh tổ chức họp báo chủ yếu để xin lỗi về phát ngôn gây sốc trước đó thì kênh truyền hình VTC lại rẽ theo hướng khác, khá bất ngờ.


Trước sự chứng kiến của đại diện Trung tâm Quan trắc môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh và nhiều người dân, phóng viên VTC đổ nước vàng đục lấy từ vùng biển Vũng Áng - nơi Formosa xả thải khỏi nhà máy luyện thép, bị nghi là nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt trong 21 ngày qua - ra thau nhựa rồi cho 2 con cá đang sống khỏe vào. Sau 2 phút tung tăng, 2 con cá đuối dần rồi chết ngay đơ.
Không cần nói nhiều, bấy nhiêu đã đủ khẳng định nước biển chỗ Formosa cực độc!
Trở lại với cuộc họp báo của Formosa, trả lời phóng viên về việc nhập gần 300 tấn hóa chất về súc rửa đường ống, lãnh đạo công ty này nói Formosa có nhập “một ít axít” về rửa đường ống nhà máy nhưng không phải là dùng cho đường ống xả thải (!?). Vậy khi “rửa đường ống nhà máy” xong, nước thải ấy không xả ra biển thì xả đi đâu?
Tất nhiên, thực nghiệm nói trên của VTC chưa có cơ sở khoa học đầy đủ để “buộc tội” nhưng lý do vì sao nước biển ở Vũng Áng chỗ nhà máy luyện thép độc hại đến như vậy, Formosa không thể né tránh trả lời.
Để tìm ra sự thật, sự vào cuộc quyết liệt và trung thực, khách quan của các cơ quan hữu trách Việt Nam là rất cần thiết vào lúc này.
Sự vào cuộc ấy phải xuất phát từ tinh thần dân tộc và lòng tự trọng. Sở dĩ nói như vậy là bởi hiện tượng cá chết hàng loạt ở miền Trung đã diễn ra 3 tuần rồi nhưng các cơ quan chức năng chỉ mới dừng lại ở công việc lấy mẫu và chờ kết quả xét nghiệm, thậm chí chờ mời chuyên gia nước ngoài. Giá như các nhà chức trách, nhà khoa học khoanh vùng nghi vấn là Formosa và xét nghiệm mẫu nước ngay nơi ấy thì câu trả lời có cơ may đã sáng tỏ sớm rồi, đâu phải chờ mấy tuần.
Những người làm báo đã làm thay công việc của các nhà chuyên môn, dù chưa thật tròn vai nhưng đã nói lên được trách nhiệm cao độ của họ với cộng đồng, thể hiện nỗi bức xúc trước sự bê trễ, quan liêu của những người thực thi nhiệm vụ.
Và bức xúc không kém nữa là trong lúc nghi vấn cá chết do độc tố được đặt lên hàng đầu thì một phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh tuyên bố rất thiếu trách nhiệm: “Người dân cứ yên tâm ăn cá và tắm biển Vũng Áng”. Xin mời, ông dám ăn cá và tắm biển Vũng Áng trước thì dân mới tin!
Formosa chiều 26-4 khẳng định không đưa ra bất kỳ phát ngôn nào về nguyên nhân cá chết cho đến khi có kết luận từ phía Việt Nam. Chẳng biết bao giờ đội ngũ khoa học Việt Nam với 24.000 tiến sĩ và hàng ngàn giáo sư đang có mới đưa ra kết luận trong khi người dân thì hết sức nóng lòng vì sinh kế bị đe dọa từng ngày, từng giờ.
Khoa học là để phục vụ cuộc sống. Khi cuộc sống rất cần mà khoa học không cất tiếng thì là ngụy khoa học, là khoa học hữu danh vô thực. Thảm cảnh con cá ở miền Trung, vì thế, đã kể rất nhiều câu chuyện buồn về cái tâm và cái tầm của nhà quản lý ở nước ta.
Quang Huy



http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/2-con-ca-2-phut-24000-tien-si-va-21-ngay-20160426230905021.htm




24.

















Nước biển vùng cá chết được xác định nhiễm kim loại nặng

Anh Khoa | 
Nước biển vùng cá chết được xác định nhiễm kim loại nặng
Con cá vẩu có trọng lượng khoảng 35kg trôi vào bờ biển được ngư dân xã Lộc Vĩnh chôn cất.

Qua công tác kiểm tra, cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên- Huế đã xác định nước biển ở vùng xuất hiện cá chết bị nhiễm kim loại nặng.


















Chiều 26-4, Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên- Huế đã có kết quả phân tích mẫu nước lấy tại khu vực đầm Lập An, cửa biển Lăng Cô (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc) vào thời điểm xuất hiệncá chết tràn lan.
Kết quả cho thấy, các chỉ tiêu về hóa lý như độ pH, hàm lượng ô xy hòa tan (DO), nhu cầu ô xy hóa học (COD), hàm lượng cyanua (CN-), tổng hàm lượng dầu mỡ, tổng các chất hoạt động bề mặt đều nằm trong giới hạn cho phép của Bộ TN&MT.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên- Huế xác định nước biển vùng cá chết bị nhiễm kim loại nặng.
Qua kiểm tra, cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên- Huế xác định nước biển vùng cá chết bị nhiễm kim loại nặng.
Riêng các thông số gồm tổng hàm lượng nitơ tính theo amoni (NH4+-N), hàm lượng kim loại nặng crôm (Cr) vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển cũng như quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
Theo đánh giá ban đầu của cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên- Huế, khả năng chất độc trong môi trường nước gây sự cố cá chết hàng loạt xuất hiện từ vùng biển phía Bắc của tỉnh.
Chiều cùng ngày, ông Lê Công Minh, Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên- Huế) cho biết, tại vùng biển gần bờ thuộc thôn Bình An 2 của xã, ngư dân tiếp tục phát hiện một con cá có trọng lượng lớn trôi dạt vào bờ.
Theo đó, vào khoảng 8h30' sáng cùng ngày, khi ngư dân ra khơi tại vùng biển ở khu vực gần cảng Chân Mây (xã Lộc Vĩnh) thì phát hiện con cá vẩu sắp chết và trôi lờ đờ trên mặt nước.
Sau đó, người dân đã vớt con cá này lên bờ và tiến hành chôn cất. Ông Minh cho biết, con cá này nặng khoảng 35kg, thuộc loài cá sống ở vùng biển xa bờ.
Trước đó, tại vùng biển này cũng xuất hiện cá biển chết trôi dạt vào bờ khá nhiều, trong đó có 1 con cá vẩu nặng 35kg.
theo Công an nhân dân
http://soha.vn/nuoc-bien-vung-ca-chet-duoc-xac-dinh-nhiem-kim-loai-nang-20160426165748587.htm




23.


Thêm 5 thợ lặn ở vùng biển Formosa vào viện


Hoàng Phúc | 


Trong khi đang chờ kết quả giám định pháp y để tìm nguyên nhân cái chết bất thường của một thợ lặn sau khi lặn xuống biển để xây dựng đê chắn sóng ở cảng Sơn Dương (Vũng Áng, Hà Tĩnh), thì có thêm 5 thợ lặn khác cũng phải vào viện để kiểm tra sức khỏe, vì có dấu hiệu tương tự.



















Chiều 26-4, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, Đại tá Phan Thanh Sơn, Trưởng Công an huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) cho biết phải chờ kết quả từ Trung tâm giám định Y khoa – Pháp y tỉnh Quảng Bình kết luận mới biết chính xác độc tố khiến anh Lê Văn Ngày (SN 1970, quê ở thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) là công nhân của Công ty Cổ phần Xây dựng và Cung ứng lao động quốc tế - (gọi tắt là Công ty Nibelc), một nhà thầu của Dự án Formosa (có trụ sở ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) tử vong sau khi lặn xuống biển.
Theo Đại tá Sơn, ngoài anh Ngày thì Cơ quan CSĐT Công an huyện Quảng Trạch cũng đã tiếp nhận được thông tin có thêm 5 trường hợp khác là thợ lặn của Công ty Nibelc cũng có dấu hiệu tương tự.
“Hiện 5 thợ lặn này đang được lãnh đạo Công ty Nibelc đưa đi khám sức khỏe ở Bệnh viện Trung ương Huế. Nghe bảo phải đợi 2 ngày nữa mới có kết quả thông báo.
Khi có kết quả chúng tôi mới phối hợp với các ban ngành liên quan điều tra vụ việc ”, Đại tá Sơn, cho hay.

Cá voi vừa chết bất thường trôi vào biển Thừa Thiên- Huế
Cá voi vừa chết bất thường trôi vào biển Thừa Thiên- Huế
Như Báo Người Lao Động thông tin, vào chiều 24-4, sau khi lặn xuống biển để thi công xây dựng đê chắn sóng ở cảng Sơn Dương thuộc Khu công nghiệp Formosa – Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), anh Ngày có dấu hiệu khó thở, mệt mỏi nên đã được đưa đi khám.
Tuy nhiên, đến khoảng 18 giờ cùng ngày, anh đột nhiên tử vong tại ký túc xá của Công ty đóng trên địa bàn xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình).
Trùng với thời điểm này, nhiều thợ lặn của công ty sau khi lặn xuống biển xây dựng đê chắn sóng, trở lên bờ cũng cảm thấy tức ngực khó thở và người ngứa ngáy bất thường.
Trong khi đó, việc cá chết bất thường ven biển các tỉnh miền Trung mà đặc biệt là xung quanh Khu công nghiệp Formosa – Vũng Áng (Hà Tĩnh) khiến dư luận hoài nghi cái chết của thợ lặn này chịu tác động bởi các độc tố từ biển mà nguyên nhân nghi do ống xả thải “khổng lồ” dưới biển Vũng Áng gây ra.
http://soha.vn/them-5-tho-lan-o-vung-bien-formosa-vao-vien-20160426170635681.htm#first




CQĐT xác định có bất thường vụ thợ lặn chết ở biển Vũng Áng

Xét thấy cái chết của anh Lê Văn N. sau khi lặn tại vùng biển Vũng Áng có nhiều dấu hiệu bất thường nên CQĐT Công an tỉnh Quảng Bình đã tiến hành trưng cầu giám định pháp y ngay trong đêm.

Trong lúc sự việc cá chết hàng loạt tại biển Miền Trung đang khiến dư luận nghi ngờ đường ống xả thải của Công Ty Fomosa chính là nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước tại đây, thì cái chết bất thường của anh Lê Văn N. (SN 1970), quê ở Khánh Hòa- sau khi lặn từ vùng biển Vũng Áng trở về càng khiến dư luận hoang mang.
Theo thông tin từ một số người làm cùng anh N. tại Công ty Cổ phần xây dựng và Cung ứng lao động quốc tế (Nibelc) đóng tại huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) cho biết, anh này là thợ lặn. Sau khi trở về từ vùng biển Vũng Áng, anh N. bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau đầu, tức ngực, khó thở.
Hai ngày sau, thấy sức khỏe của anh diễn biến không tốt, những người làm cùng này đã đưa anh N. vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Bình. Tuy nhiên, nạn nhân đã tử vong sau đó.
Nhận thấy những dấu hiệu bất thường, CQĐT Công an tỉnh Quảng Bình đã phối hợp cùng CQĐT huyện Quảng Trạch tiến hành trưng cầu giám định pháp y ngay trong đêm, để tìm ra nguyên nhân dẫn đến cái chết của anh N.


SkipAd
Ad finishes in 16 seconds

Anh N là một thợ lặn lâu năm, thể lực rất khỏe mạnh nên cái chết bất thường trên đã khiến dư luận nghi ngờ về sự nhiễm độc nguồn nước tại biển Vũng Áng, nhất là vào thời điểm này.
Sáng ngày 26/4, trao đổi với PV báo điện tử Người Đưa Tin, Thượng tá Phan Thanh Sơn - Trưởng Công an huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) cho biết, khi cơ quan công an huyện đến thì anh N. đã tử vong và được đưa vào nhà xác. Phía Bệnh viện thị xã Ba Đồn cho hay anh N tử vong trước khi đưa vào bệnh viện.
Còn Công ty Nibelc thì thông tin, anh N. chết tại Bệnh viện (?!). Hiện, vẫn đang còn tranh luận thời điểm anh N. tử vong vào lúc nào.
Ngay sau đó, PV đã liên hệ làm việc với Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Bình (Quảng Bình), bà Nguyễn Thị Ngân - Giám đốc Bệnh viện xác nhận: Bệnh viện có tiếp nhận một bệnh nhân tên Lê Văn N. (SN 1970), quê ở Khánh Hòa, tuy nhiên, bệnh nhân đã tử vong trước khi đưa đến bệnh viện.
Cái chết của anh N. vào thời điểm này khiến dư luận đặt ra câu hỏi, liệu nó có liên quan gì tới độc tố trong nước mà truyền thông nhắc đến những ngày qua? Bởi sau cái chết của anh N., nhiều thợ lặn hiện đang phục vụ việc xây dựng đê chắn sóng cho cảng nước sâu Sơn Dương (thuộc dự án Formosa, Hà Tĩnh) cũng chia sẻ rằng, kể từ ngày phát hiện cá biển chết hàng loạt, nhiều người trong tổ lặn đều cảm thấy có dấu hiệu khác thường về sức khỏe sau mỗi ca làm việc. Hiện tượng này chỉ mới xuất hiện thời gian gần đây.
“Về nguyên nhân cái chết của anh Lê Văn N. chúng tôi đang chờ Trung tâm Giám định pháp y của tỉnh trả lời, vì công luận đang rất quan tâm vấn đề nay nên sau khi có kết luận chúng tôi sẽ công bố ngay”, Thượng tá Sơn trao đổi.
Báo Người đưa tin sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vụ việc này!
Như thông tin đã đưa, vào khoảng 19h ngày 24/4, anh Lê Văn N được đưa đến bệnh viện Đa khoa Khu vực Bắc Quảng Bình (Thị xã Ba Đồn) cấp cứu nhưng đã tử vong. Được biết, trước đó anh N có tham gia lặn tại cảng Sơn Dương thuộc vùng biển Vũng Áng để xây dựng đê chắn sóng.
Theo tìm hiểu, anh Ngầy làm nghề thợ lặn đã hơn 10 năm nay, trong đó có 2 năm lặn tại vùng biển Vũng Áng. Từ trước đến nay anh N là một thợ lặn có thể lực rất khỏe mạnh, chưa từng có những biểu hiện như lần lặn biển vừa qua.
Ngân Hà
http://www.nguoiduatin.vn/cqdt-xac-dinh-co-bat-thuong-vu-tho-lan-chet-o-bien-vung-ang-a238059.html



22.



 - Đúng 15h30 chiều nay, lãnh đạo công ty TNHH gang thép Hưng nghiệp Formosa (FHS) Hà Tĩnh tổ chức họp báo về nghi vấn xả thải không qua xử lý, có chứa hoá chất làm cá chết ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị.
Tập thể lãnh đạo công ty FHS Hà Tĩnh đã có mặt để trả lời chất vấn của báo chí. Ông Trương Phục Ninh - Phó Tổng giám đốc điều hành công ty FHS Hà Tĩnh chủ trì cuộc họp báo.
Formosa, cá chết hàng loạt
Tập thể lãnh đạo công ty FHS Hà Tĩnh có mặt để trả lời chất vấn của báo chí
Formosa, cá chết hàng loạt
Đông đảo phóng viên dự cuộc họp báo
Formosa, cá chết hàng loạt
Nhân viên an ninh công ty FHS kiểm tra giấy tờ của các phóng viên
Mở đầu cuộc họp báo, ông Trương Phục Ninh cho biết hôm nay FHS sẽ trả lời với báo giới về phát ngôn hôm qua của ông Chu Xuân Phàm với báo VTC.
Formosa, cá chết hàng loạt
Ông Trương Phục Ninh (giữa)
Ông Ninh cho biết phát ngôn đó không phải là quan điểm của công ty FHS. Hôm nay công ty sẽ chính thức thông tin với báo giới về xung quanh sự việc vừa qua.
"Thay mặt công ty FHS, chúng tôi xin lỗi chính quyền và nhân dân Việt Nam khi có phát ngôn đó. Ông Phàm không được chúng tôi giao phát ngôn" - ông Trương Phục Ninh nói.
Formosa, cá chết hàng loạt
Lãnh đạo FHS cúi đầu xin lỗi người dân và chính phủ VN vì phát ngôn của ông Chu Xuân Phàm
Theo ông Ninh, trong quá trình tiếp xúc với báo chí, ông Phàm có đưa ra một số quan điểm cá nhân. Việc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mối quan hệ của FHS với chính phủ và nhân dân Việt Nam.
"Chúng tôi sẽ có hình thức kỉ luật ông Phàm" - ông Ninh nhấn mạnh và cho biết công ty mong sớm có kết quả điều tra nguyên nhân hiện tượng cá chết.
Sau phần phát biểu mở đầu của ông Trương Phục Ninh, cuộc họp báo bước vào phần hỏi đáp:
Thanh Niên: Dư luận cho biết FHS nhập công nghệ xử lý nước thải rất lạc hậu, FHS có thể giải thích gì về vấn đề này?
Ông Trương Phục Ninh: FHS đầu tư hệ thống nước thải đó 45 triệu đô, rất hiện đại. Về vấn đề cá chết và hệ thống cả thải FHS có quan hệ hay không thì các cơ quan VN đang làm việc, kết quả phải đợi.
Đến 15h40, phía công ty FHS Hà Tĩnh cho biết sẽ trả lời các câu hỏi với cơ quan báo chí sau khi tập hợp các câu hỏi và trả lời bằng văn bản. Tuy nhiên các phóng viên vẫn tiếp tục đặt câu hỏi.
VTV: Chúng tôi không những đến đây họp báo mà còn đại diện cho nhân dân Việt Nam đến hỏi công ty về những thông tin liên quan đến hiện tượng cá chết.
Ông Trương Phục Ninh: Phía công ty đã thực hiện đầy đủ các quy định của VN trong việc xử lý nước thải. Công ty sau khi xử lý xong, quan trắc tự động có mẫu đạt tiêu chuẩn thì mới được phép thải ra môi trường.
Một PV dự họp báo: Phía Sở Tài nguyên Môi trường Hà Tĩnh đã bao nhiêu lần vào công ty lấy mẫu?
Ông Khâu Nhân Kiệt, Giám đốc an toàn vệ sinh môi trường FHS Hà Tĩnh:Chúng tôi có thuê đơn vị trung tâm quan trắc môi trường vào lấy mẫu độc lập, có kết quả phù hợp thì mới xả thải. 
Toàn bộ hoá chất nhập về thì công ty dùng hết vào tẩy rửa phải không?
Ông Khâu Nhân Kiệt: Một số bộ phận đường ống của FHS phải dùng tới axit để tẩy rửa.
FHS đã nhập bao nhiêu tấn hoá chất? Và sau này công ty FHS có tiếp tục nhập hoá chất nữa không?
Ông Khâu Nhân Kiệt: Chúng tôi đã cung cấp cho Bộ Công an và một số đoàn vào kiểm tra danh sách hoá chất. Không phải toàn bộ ống đều dùng hoá chất tẩy rửa mà chỉ một số đường ống phải dùng. 
Đến 16h, đại diện công ty FHS Hà Tĩnh cho biết do câu hỏi của phóng viên báo chí quá nhiều, công ty không thể trả lời kịp và vì phía đại diện của công ty có hẹn với lãnh đạo tỉnh nên sẽ trả lời bằng văn bản tới các cơ quan báo chí.
Cuộc họp báo kết thúc sau 30 phút.
Ông Chu Xuân Phàm xin lỗi vì phát ngôn gây phẫn nộ
Trước khi rời khỏi cuộc họp báo, ông Chu Xuân Phàm đã xin lỗi toàn thể nhân dân và báo chí vì đã phát ngôn gây phẫn nộ trong người dân Việt Nam.
Ông Phàm cho biết ông không được uỷ quyền của công ty để trả lời báo chí và những câu trả lời của ông không phải là quan điểm công ty FHS Hà Tĩnh.
Formosa, cá chết hàng loạt
Ông Chu Xuân Phàm cúi đầu xin lỗi

Ngày 6/4, hiện tượng cá chết bất thường xuất hiện đầu tiên tại vùng nuôi lồng xã Kỳ Lợi (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Sau đó tiếp tục xuất hiện tình trạng cá tự nhiên chết hàng loạt tại ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân bệnh lý và dịch bệnh được loại trừ. Nguyên nhân được xác định là do độc tố, kết quả xét nghiệm các mẫu sẽ có trong vài ngày tới.
Duy Tuấn - Thiện Lương
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tam-diem/301603/lanh-dao-formosa-cui-dau-xin-lo-i-nguoi-dan-viet-nam.html




Thứ Ba, 26/04/2016 - 15:58































































Dân trí Tại cuộc họp báo chiều nay, 26/4, lãnh đạo Công ty CP Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã cúi đầu xin lỗi toàn thể người dân Việt Nam về phát ngôn của ông Chu Xuân Phàm - Giám đốc đối ngoại của công ty: "dân chọn bắt cá, tôm hay là nhà máy thép hiện đại?”.


 >> Đại diện Formosa: Muốn bắt cá, bắt tôm hay xây nhà máy thép hiện đại

Ông Chu Xuân Phàm cúi đầu xin lỗi về phát ngôn của mình.
Mở đầu cuộc họp báo, lãnh đạo Công ty Formosa đã cúi đầu xin lỗi toàn thể nhân dân Việt Nam về những phát biểu gây tổn hại đến mối quan hệ tốt đẹp giữa Tập đoàn Formosa với Chính phủ Việt Nam và người dân Việt Nam của ông Chu Xuân Phàm.
Theo lãnh đạo Formosa, ông Chu Xuân Phàm chỉ là một trong những vị cán bộ được công ty điều cử làm việc tại văn phòng Hà Nội, hoàn toàn không phải là người phát ngôn của công ty. Người phát ngôn chính thức về môi trường của công ty này là ông Châu Gia Kiệt, Giám đốc Khâu Nhân Kiệt.
Lãnh đạo Formosa xin lỗi nhân dân Việt Nam sau phát ngôn của ông Chu Xuân Phàm.
Công ty Formosa nhấn mạnh, những câu phát biểu đó không đại diện cho lập trường của Công ty Formosa. Phát biểu của ông Phàm đã gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh công ty. Ông Chu Xuân Phàm đã nghiêm khắc tự kiểm điểm bản thân và xin được gửi lời xin lỗi chân thành nhất đến toàn thể người dân Việt Nam.
Ông Chu Xuân Phàm sẽ bị xử lý kỷ luật nghiêm khắc.
Lãnh đạo Công ty Formosa cúi đầu xin lỗi nhân dân, Chính phủ Việt Nam.
Lãnh đạo Công ty Formosa cúi đầu xin lỗi nhân dân, Chính phủ Việt Nam.
Trước đó, ngày 25/4, lên tiếng trên Đài truyền hình VTC14 về tình trạng cá chết hàng loạt ở miền Trung, nghi do đường ống xả thải của Formosa gây nên, ông Chu Xuân Phàm - Giám đốc đối ngoại của công ty này - nói: “Nhiều khi mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại?”.
Phát ngôn này của ông Phàm đã gây phẫn nộ dư luận cả nước.
Văn Dũng - Tiến Hiệp
http://dantri.com.vn/xa-hoi/lanh-dao-formosa-cui-dau-xin-loi-sau-phat-ngon-gay-soc-ve-tham-trang-ca-chet-20160426160001376.htm



21.

1 thợ lặn Formosa tử vong, 5 người nhập viện

 - 1 thợ lặn của công ty Nibelc (nhà thầu phụ cho công ty Sam Sung C&T VN) đã tử vong tại khu ký túc xá công ty Nibelc tại Quảng Trạch (Quảng Bình) chiều qua.
Đại diện nhà thầu cho biết, thợ lặn tử vong là ông Lê Văn Ngày (quê Khánh Hoà). Ông Ngày và một số thợ lặn của công ty Nibelc (thi công đê chắn sóng cho Formosa) gặp vấn đề về sức khoẻ nên công ty Sam Sung cho đội thợ lặn này nghỉ 1 tuần.
thợ lặn Formosa, thợ lặn tử vong, Formosa, nhiễm độc, cá chết
Đê chắn sóng cảng Sơn Dương của Formosa, nơi đội thợ lặn của Nibelc gặp vấn đề về sức khoẻ
“Khoảng 4h30 chiều qua, khi đang ngồi chơi thì bất ngờ ông Ngày lên cơn co giật. Sau khi sơ cứu, mọi người chuyển ông lên bệnh viện Ba Đồn cấp cứu. Tuy nhiên ông đã tử vong trên đường đi”, đại diện này cho biết.
Sau khi tử vong, gia đình có mong muốn đưa thi thể ông Ngày về luôn nhưng phía công an Quảng Bình đã đến để kiểm tra, mổ tử thi làm rõ nguyên nhân cái chết. 6h sáng hôm sau thi thể đã được chuyển về quê.
“Đến nay vẫn chưa có kết quả khám nghiệm tử thi từ công an Quảng Bình”, ông này nói.
Vị đại diện nhà thầu cũng cho biết, ngoài ông Ngày còn có 5 thợ lặn khác của công ty Nibelc phải đi kiểm tra sức khoẻ sau khi có những dấu hiệu không bình thường.
“Mọi người cho rằng sức khoẻ của họ bị ảnh hưởng vì môi trường bị ô nhiễm. Tuy nhiên cũng có thể do vấn đề tâm lý. Hiện chưa rõ nguyên nhân”, đại diện nhà thầu cho biết.
Đại diện Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh cho biết đã nắm được sự việc nhưng vẫn chưa rõ nguyên nhân thợ lặn này tử vong.
Duy Tuấn

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tam-diem/301427/1-tho-lan-formosa-tu-vong-5-nguoi-nhap-vien.html




20.

Một thợ lặn ở công trình dự án Formosa tử vong


Đ.LAM-N.MINH - Thứ Hai, ngày 25/4/2016 - 16:23


(PLO)- Mặc dù phía công ty và các công nhân đã đưa thợ lặn Ngẩy đến BV Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình cấp cứu nhưng anh đã tử vong. Trong khi đó, một số thợ lặn khác từng lặn xuống khu vực biển Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) - thi công dự án Formosa phản ánh thời gian gần đây thấy trong người mệt, đau, tức ngực khó thở.

TIN LIÊN QUAN

Hôm nay (25-4), sau khi công an khám nghiệm tử thi, thi thể thợ lặn Lê Văn Ngẩy (quê tỉnh Khánh Hòa) đã được đưa về quê nhà tổ chức lễ an táng.
Anh Ngẩy vốn là thợ lặn của Công ty Cổ phân Xây dựng và Cung ứng lao động quốc tế (Nibelc - doanh nghiệp chuyên cung ứng lao động của dự án Formosa, Hà Tĩnh).

Trong quá trình làm việc thợ lặn, anh Ngẩy bị phát bệnh và được đưa đến BV Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình cấp cứu nhưng đã tử vong vào đêm 24-4. Sau khi anh Ngẩy chết, các thợ lặn khác và người thân cho rằng nghi vấn anh Ngẩy lặn xuống biển bị nhiễm độc nên đã yêu cầu cơ quan công an khám nghiệm tử thi điều tra làm rõ.
Các công nhân túc trực bên thi thể anh Ngẩy cho biết: "Chúng tôi đã làm nghề lặn trên 10 năm rồi, từ hôm cá chết đến giờ lặn xuống về thì cảm thấy trong người mệt, ê ẩm trong người, đau đầu, đau chân, tức ngực khó thở". Có công nhân phản ánh phía công ty đang cho đi khám xét nghiệm xem có phải do bị độc tố ảnh hưởng hay không.
Nguyên nhân cái chết của anh Ngẩy đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.

Đ.LAM-N.MINH
http://plo.vn/thoi-su/mot-tho-lan-o-cong-trinh-du-an-formosa-tu-vong-625340.html



19.



Thứ Hai, 25/04/2016 01:18PM


Thuộc chuyên đề: Cá chết trắng biển miền Trung: Nghi vấn Formosa xả chất cực độc


(VTC News) - Giám đốc đối ngoại nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh cho rằng vì không phải được cả hai nên phải lựa chọn, hoặc là nhà máy thép, hoặc là cá tôm.

Sáng nay, nhóm phóng viên VTC 14 đã tìm gặp và phỏng vấn ông Chu Xuân Phàm - Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. (Xem chi tiết bản tin này trong chương trình Nhật ký cuộc sống trên VTC14 vào lúc 18 giờ tối nay)

Với vẻ rất thật lòng, ông Chu nói rằng phải chỉ có một sự lựa chọn, hoặc là nhà máy thép, hoặc là cá tôm.



Nhà máy Formosa nhìn từ biển



"Nhiều khi mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại," ông Chu nói trước máy ghi hình.





Giám đốc đối ngoại của Formosa cũng nói rằng người dân ở đây cũng như Nhà nước sẽ phải cân nhắc và lựa chọn, vì việc xả thải chắc chắn có tác động đến môi trường. Không thể có chuyện vừa có nhà máy thép mà biển nơi đây vẫn nhiều tôm cá.


Xem clip dưới đây:

http://vtc.vn/giam-doc-doi-ngoai-formosa-khong-the-duoc-ca-2-phai-chon-hoac-nha-may-hoac-ca-tom.2.616315.htm









18.
























Hồ sơ môi trường cộm cán của Formosa


TS Trần Bắc Hải (từ Úc) | 
Hồ sơ môi trường cộm cán của Formosa

Formosa nhận giải "Hành tinh đen" năm 2009. Đây là một giải do Ethecon - tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức dành cho những cá nhân/tổ chức "đóng góp" vào việc phá hủy môi trường.






























Đừng vào hùa ném đá Formosa chỉ vì "bài Hoa". Formosa là tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Đài Loan, là nhà sản xuất sản phẩm hóa dầu hàng đầu thế giới.
Được biết Formosa đầu tư khoảng 10 tỷ Mỹ kim vào dự án Vũng Áng - Hà Tĩnh, và dự án được cả các bên thứ ba quan tâm đầu tư.
Công ty JFE, nhà sản xuất thép lớn thứ hai của Nhật, tuyên bố có thể tham gia đầu tư khoảng 27 tỷ yên (220 triệu Mỹ kim) vào dự án này (Reuter, 30/7/2015).
Đó là dự án quy mô rất lớn ở Việt Nam. Không thể phủ nhận ý nghĩa của dự án này đối với kinh tế Việt nam, nhưng để có thông tin đa chiều, bài viết này tập hợp các thông tin về vi phạm môi trường của Formosa trên phạm vi thế giới.
Công nghiệp hóa, với nhiều nước đang phát triển, nhất là Trung Quốc, thường đi liền với tàn phá môi trường. Nhưng xét rộng ra thì ở đâu cũng vậy, nhiều tập đoàn tư bản thường sẵn sàng hy sinh môi trường, hy sinh lợi ích của cộng đồng vì lợi nhuận của mình.
Vấn đề là cộng đồng phải có các cơ chế (luật pháp, chính quyền, báo chí, các tổ chức xã hội dân sự…) để ngăn ngừa, giảm thiểu sự tàn phá môi trường do công nghiệp hóa gây ra và tự bảo vệ mình.
Tôi mong muốn bất kỳ nhà đầu tư nào từ nước ngoài đến Việt Nam cũng phải trình bày được những “hồ sơ môi trường” sạch sẽ, bất kể họ đến từ nước nào.
Ethecon, một tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức, đã lập ra các giải hàng năm “Hành tinh xanh” tặng cho các cá nhân/tổ chức có thành tích vượt trội trong bảo vệ môi trường thế giới.
Song song với đó là giải “Hành tinh đen”, cho những cá nhân/tổ chức đóng góp nhiều vào việc phá hủy môi trường thế giới.
Trong danh sách nhận giải “Hành tinh đen” có mặt các nhân vật nổi trội như công ty Monsanta (tác giả của chất độc da cam), Công ty điện lực Tokyo (chủ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị vỡ cách đây mấy năm)…
Formosa và CEO của nó là ngài Lee Chih-Tsuen nhận giải Hành tinh đen năm 2009. Bà Diane, người nhận giải Hành tinh xanh năm 2006, đã bay sang Đài Loan để trao giải tận tay người nhận.

Formosa và CEO của nó là ngài Lee Chih-Tsuen nhận giải Hành tinh đen năm 2009. Ảnh: Internet.
Formosa và CEO của nó là ngài Lee Chih-Tsuen nhận giải Hành tinh đen năm 2009. Ảnh: Internet.
Tập đoàn Formosa, tên tiếng Anh là Formosa Plastics Group (FPG), là một tổ hợp công nghiệp đa ngành của Đài Loan (hóa dầu mỏ, chất dẻo, công nghệ sinh học, nhà máy phát điện, máy móc điện tử, quang sợi, công nghiệp ô tô…).
Cùng với các thành tựu rất lớn đóng góp vào công nghiệp hóa Đài Loan, tập đoàn này cũng mang nhiều tai tiếng về vi phạm môi trường tại chính Đài Loan cũng như một số nước khác.
Tại Đài Loan, các nhà khoa học ĐH Quốc Gia Đài Loan đã công bố về ô nhiễm các chất gây ung thư và phá hủy mô gan, do công nghệ cracking dầu mỏ của Formosa tại Yulin.
Trụ sở của Formosa từng bị người biểu tình phản đối vi phạm môi trường (Nhật báo Đài Bắc, 24/2/2014).
Tại Hoa Kỳ, ở các bang Texas và Louisiana, các nhà máy của Formosa bị phát hiện xả các chất độc như 1,2-dichloroethane (EDC), dioxin và chroroform… vào đất và nước ngầm, kể cả xuống sông Mississippi.
Năm 2009, Formosa bị EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ) “phạt dân sự” số tiền là 2,8 triệu Mỹ kim, đồng thời bị buộc phải bỏ ra 10 triệu Mỹ kim để khắc phục các vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại các bang Texas và Louisiana.
Hồ sơ môi trường của Formosa cộm cán đến nỗi đã trở thành ví dụ minh họa trong bộ sách giáo khoa Luật Môi trường của Barry Hill tại Hoa Kỳ (Environmental Justice, Legal Theory and Practice, Barry Hill, 3rd Edition, 2014).
Tại Campuchia năm 1998, Formosa dính dáng đến một cả một vụ bạo loạn chết người. Năm đó, Formosa “xuất khẩu” sang Campuchia 3000 tấn rác nhiễm thủy ngân, do tàu Chang-Shun vận chuyển vào cảng Sihanoukville.
Rác gồm những khối nén, bọc trong bao nhựa khá dày. Người dân quanh vùng đổ xô đến bãi rác, thấy những tấm nhựa này có thể dùng làm tấm lợp nhà. Họ dùng dao, dùng tay, thậm chí dùng răng cắn bóc các bao nhựa nhiễm độc.
Chỉ vài ngày sau, nhiều người bị sốt, tiêu chảy. Một công nhân bến cảng làm việc dọn dẹp hầm tàu Chang-Shun phải nhập viện và chết ngay trong ngày. Khi tin tức lộ ra rằng rác này chứa thủy ngân, người dân trong vùng tức giận đập phá các công sở.

Chất thải độc hại của Formasa Plastic được đựng trong những thùng chứa thô sơ, không được rào chắn ở một bãi rác thải tại Sihanoukville, Campuchia năm 1999. Ảnh: Internet.
Chất thải độc hại của Formasa Plastic được đựng trong những thùng chứa thô sơ, không được rào chắn ở một bãi rác thải tại Sihanoukville, Campuchia năm 1999. Ảnh: Internet.
Hàng chục ngàn người hoảng sợ rời bỏ thành phố trong đó khoảng 10000 người định tiến về Phnom Penh. Cuộc bạo loạn này đã làm chết thêm 5 người nữa.
Trong vụ này, Việt Nam đã cấp tốc viện trợ cho Campuchia 500 bộ quần áo và mặt nạ phòng độc để giúp tẩy độc. Formosa sau đó bị buộc phải nhận lại toàn bộ số rác nhiễm độc thủy ngân này.
Đáng chú ý, Formosa là nhà sản xuất nhựa PVC lớn nhất thế giới. Do sử dụng thủy ngân trong quá trình sản xuất ra chất xút để dùng cho sản xuất PVC, họ có thể đã tích lũy lại hàng ngàn tấn rác độc mà không nơi nào nhận chứa chấp.
Và cũng đáng chú ý nữa, là trong các vụ scandal môi trường ở nước ngoài, lãnh đạo Formosa đã tìm cách che giấu hoặc giảm nhẹ các tai họa do họ gây ra cho dân địa phương, thậm chí mua chuộc các nhà chức trách địa phương.
Tại Mỹ, trong vụ kiện ở tiểu bang Louisiana, nhóm luật sư thay mặt cư dân khu vực bị thiệt hại vạch rõ Formosa không những đã không cảnh báo người dân về tác hại của các chất thải với môi trường và sức khỏe.
Mà họ còn dấu nhẹm rằng trước đó họ đã bị phạt nhiều triệu Mỹ kim vì các vụ vi phạm bên bang Texas.
Trong vụ Sihanoukville ở Campuchia, người phát ngôn Formosa nói rằng rác gửi theo tàu Chang-Shun chỉ nhiễm thủy ngân “hơi vượt mức quy định một chút” (0,2 PPM).
Nhưng khi Campuchia gửi mẫu đi xét nghiệm tại nước ngoài, tất cả cả mẫu đều cho kết quả nhiễm thủy ngân ở mức nguy hiểm.
Kết quả xét nghiệm tại Hong Kong cho thấy chỉ số này là 10971 PPM! Chính phủ Campuchia cũng tố cáo Formosa đã đút lót số tiền tổng cộng là 3 triệu Mỹ kim cho các quan chức địa phương, và có khoảng 30 vị đã bị chính phủ treo giò trong vụ này.
theo Trí Thức Trẻ
http://soha.vn/ho-so-moi-truong-com-can-cua-formosa-20160425104149678.htm






17.

Cạn thức ăn, dân đánh cá ở vùng biển Formosa xả thải


 - Sau hai tuần “treo thuyền” vì sự cố cá biển chết hàng loạt, ngày 24/4, hàng chục ngư dân thôn Ba Đồng (Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã ra thuyền, thả lưới đánh bắt cá gần bờ, gần vùng biển có khu công nghiệp Formosa.
Formosa, ca chết
Thả lưới ngay vùng biển tiếp giáp với KCN Formosa.
Vừa trở về sau 3 tiếng đồng hồ thả lưới đánh cá, lão ngư Mai Xuân Hải (60 tuổi - âu thuyền Ba Đồng) cho biết: “Sự cố vừa rồi đã khiến dân chúng tôi điêu đứng, chẳng những không còn tiền tiêu mà thức ăn trong nhà cũng cạn sạch. Giờ cá không chết nữa, chúng tôi phải đi biển, không biết có bán cá được không nhưng ít ra còn có thức ăn hàng ngày”.
Ông Võ Xuân Linh thì cho biết, các loại cá chết dạt vào chủ yếu là cá sinh sống ở tầng nước sâu, chứ ven bờ không thấy cá chết.
“Chúng tôi vẫn ăn cá đánh bắt được hàng ngày. Phải chứng minh cho mọi người thấy ăn cá đánh bắt được an toàn thì mới mong người dân quay lại dùng cá biển. Chứ không thì chúng tôi sống bằng gì?”, một ngư dân nói.
Formosa, ca chết
Ngư dân đã quay lại với biển
Ông Chất, Trưởng thôn Ba Đồng thông tin: Cả thôn có 265 hộ chuyên nghề đi biển. Tình hình những ngày qua khiến ngư dân hoang mang, bỏ thuyền bỏ lưới, không có thu nhập. Vài ngày trở lại đây một số ngư dân đã quay lại với biển, chủ yếu là đánh bắt gần bờ.
Theo quan sát của phóng viên, âu thuyền thôn Ba Đồng vẫn đang còn rất nhiều thuyền đánh bắt xa bờ và ven bờ nằm đợi. Nhiều ngư dân không dám đi biển vì sợ đánh bắt cá về không ai mua .
Formosa, ca chết
Một chiếc thuyền đang thả lưới ngay vùng biển trước KCN Formosa.
Ông Chu Văn Quang, PCT xã Kỳ Lợi thông tin, xã chúng tôi phát hiện cá chết đầu tiên và thiệt hại của các hộ nuôi nặng nề nhất. Những ngày qua không còn tình trạng cá chết, chúng tôi đã động viên ngư dân tiếp tục bám biển, ổn định tình hình. Hai ngày nay ngư dân các thôn Hải Phong, Ba Đồng… đã bắt đầu đi biển đánh cá.
“Những ngày qua dân chúng tôi chỉ không ăn hải sản chết thôi, chứ hải sản sống vẫn sử dụng bình thường”, ông Quang thông tin.
Duy Tuấn
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/301215/can-thuc-an-dan-danh-ca-o-vung-bien-formosa-xa-thai.html


16.

Chân dung vị ‘đại gia’ Formosa và những tai tiếng để đời ở Việt Nam

Tập đoàn Formosa được biết đến là một trong những nhà sản xuất nhựa lớn nhất châu Á. Tuy nhiên mới đây, công ty Formosa ở Hà Tĩnh đang dính nghi án xả thải khiến cá chết hàng loạt ở vùng biển.

Được thành lập năm 1954, Formosa Plastics Group (FPG) là một trong những nhà sản xuất nhựa lớn nhất châu Á, hoạt động đa ngành có trụ sở tại Đài Loan, được thành lập bởi hai anh em Vương Vĩnh Khánh và Vương Vĩnh Tại.
Hai anh em họ Vương được xem như những "huyền thoại" kinh doanh của Đài Loan khi chưa học hết tiểu học nhưng đã gây dựng nên một trong những đế chế hùng mạnh nhất châu Á.
Ông Vương Vĩnh Tại - người sáng lập Tập đoàn Formosa .
Vương Vĩnh Khánh, người sáng lập tập đoàn Formosa ở Đài Loan, trong giai đoạn khởi nghiệp, ông đi bán gạo. Mỗi lần đến nhà giao gạo cho khách hàng, ông đều lấy hết gạo cũ trong hũ ra, đổ gạo mới xuống dưới, sau đó mới đổ gạo cũ lên trên để khách dùng trước. Nhờ vậy, mọi khách hàng đều quý mến và tin cậy ông. Tiếng lành đồn xa, sự nghiệp kinh doanh của ông liên tục phát triển.
Hai anh em ông Vương – người sáng lập tập đoàn Formosa đều đã qua đời. Năm 2008, người anh Vương Vĩnh Khánh qua đời ở tuổi 91 với lượng tài sản ước tính khoảng 6,8 tỷ USD.

Sau một thời gian lâm bệnh nặng, người em Vương Vĩnh Tại cũng qua đời vào ngày 27/11/2014, tại Đài Loan. Hiện nay, con trai của ông Vương Vĩnh Tại là Vương Văn Uyên đang giữ chức Chủ tịch Tập đoàn Formosa tại Đài Loan.
Ông Vương Vĩnh Khánh có người con gái là bà Vương Tuyết Hồng (Cher Wang) được biết đến với vai trò là chủ tịch và người sáng lập ra hãng sản xuất smartphone HTC. Tuyết Hồng cùng chồng cũng nằm trong danh sách người giàu nhất Đài Loan với tài sản 2,5 tỉ USD. Bà còn được Forbes xếp hạng thứ 46 trong top những người phụ nữ quyền lực nhất hành tinh năm 2012.
Bà Vương Tuyết Hồng người sáng lập ra hãng sản xuất smartphone HTC.
Từ một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh nhựa, ngày nay FPG đã phát triển ra một mạng lưới hàng trăm công ty con, với 4 đơn vị lớn nhất bao gồm Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics (sản xuất nhựa), Formosa Petrochemical (hóa dầu), và Formosa Chemicals & Fibre (sợi nhựa, vải). Ngoài nhựa và các sản phẩm hóa dầu, FPG còn đầu tư vào lĩnh vực thép, chất bán dẫn, điện,...
Ngoại trừ Nan Ya, ba công ty còn lại đều đứng trong top 1000 công ty đại chúng lớn nhất thế giới năm 2012 theo xếp hạng của Forbes.
Một phần của đại công trường Formosa Hà Tĩnh
Tại Việt Nam, kể từ lúc khởi công đến nay, Formosa Hà Tĩnh đã xảy ra nhiều điều tiếng và mới đây nhất là nghi án xả thải ra biển gây nên tình trạng cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung.


1. Bất chấp việc cấm vẫn xây miếu thờ Vũng Áng

Miếu thờ đã được xây dựng gần xong trước tòa nhà hành chính dự án Fomosa.
Ngày 4/6/2014, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh có văn bản 1406004/CV-FHS gửi Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh xin cấp phép xây miếu thờ trong dự án Formosa. Văn bản có nội dung: Để an ủi phần nào tâm linh của người dân quanh vùng và nhân viên trong khu vực nhà máy, nhằm thờ tự các vong linh trong khu vực dự án có phần mộ thất lạc, Formosa Hà Tĩnh quy hoạch xây dựng miếu thờ phía trước bên phải tòa nhà hành chính 9 tầng của khu sinh hoạt. Diện tích miếu thờ khoảng 18 m2, trong đó chiều rộng 3,6 m chiều dài 5,1 m, chiều cao 4,5 m.
Ngày 11/7/2014, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã có thông báo số 510-TB/TB về việc không đồng ý đề xuất xây miếu thờ trong dự án của Formosa.
Tuy nhiên, công ty này vẫn cho tiến hành xây dựng miếu thờ trong dự án.
Ngay sau đó, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã phải ra thông báo chỉ đạo Ban quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh, các sở ban ngành cấp tỉnh có liên quan và huyện Kỳ Anh làm việc để dừng triển khai theo đề xuất xây dựng miếu thờ của Công ty Formosa Hà Tĩnh; đồng thời kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nội dung trên và báo cáo Thường trực Tỉnh ủy.

2. Gần 3.000 người nước ngoài làm việc "chui" tại Vũng Áng
Hơn 3.000 lao động làm việc "chui" ở Vũng Áng
Tính đến cuối tháng 9-2014, tổng số lao động nước ngoài tại Khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) là 5.321 người (trong đó lao động Trung Quốc là 3.680 người). Trong số lao động nước ngoài chỉ có 2.340 người được cấp giấy phép, số còn lại gần 3.000 lao động chưa có giấy phép.
3. Sập giàn giáo làm 13 người chết
Vào ngày 25/3/2015 tại khu vực thi công giếng chìm cầu cảng Sơn Dương (cầu cảng số 7) nằm trong khu vực thi công dự án của Tập đoàn Formosa, xảy ra vụ sập giàn giáo thương tâm làm 13 công nhân (quê Hà Tĩnh, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An) tử vong và 29 công nhân bị thương.
Chiều 31-3, cơ quan Công an tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về an toàn lao động (theo Điều 227 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại khu vực thi công đúc giếng chìm thuộc dự án Formosa.
Điều đáng nói, trước khi xảy ra vụ sập giàn giáo nói trên, ông Kim Jong Wook chỉ huy công trường của Công ty Samsung C&T làm việc tại giàn giáo Lane 1 và Lane 2, tại khu vực cầu cảng Sơn Dương, thuộc Dự án Formosa đã phát hiện giàn giáo có sự cố và rung lắc nguy hiểm nhưng vẫn để công nhân tiếp tục làm việc. Cho đến khi giàn giáo ở Lane 2 có sự cố, rung lắc mạnh, phát ra tiếng động lớn, công nhân sợ hãi bỏ chạy xuống khỏi giàn giáo thì ông Lee Jae Myeong lên kiểm tra. Sau khi kiểm tra ông Lee Jae Myeong ép buộc các công nhân tiếp tục leo lên giàn giáo làm việc rồi giàn giáo sập dẫn đến 13 công nhân chết và 29 công nhân bị thương.
4. Đổ trộm rác thải ra môi trường
Thông tin từ báo Thanh Niên, khoảng 9 giờ 20 ngày 5/3/2016, hai 2 xe ben chở rác chạy từ trong dự án Formosa đã cho đổ toàn bộ chất thải trên xe, gồm chai lọ, xốp, cao su, ván gỗ, bông, vải, thạch cao, sắt thép, nhiều thùng chứa đầy hóa chất… xuống khu đất rộng nằm sát đường thuộc Phường Kỳ Liên.
Chỉ tính từ thời gian sau Tết Nguyên đán đến nay, các phương tiện này đã vận chuyển hơn 15 chuyến rác thải có trọng lượng hàng trăm tấn từ công trường Formosa đưa ra xả thải trong khu vực dân cư lân cận gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Sự việc gây bất bình dư luận cả nước trong suốt tháng 3 vừa qua.
Ông Võ Tá Đinh, Giám đốc Sở TN-MT Hà Tĩnh khẳng định, sẽ thành lập đoàn công tác về làm việc với chính quyền địa phương và chủ đầu tư dự án Formosa để giải quyết việc đổ rác thải công nghiệp ra môi trường.
5. Formosa và nghi vấn xả thải làm cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung
Liên quan đến tình trạng cá biển chết tràn lan tại một số tỉnh ven biển miền Trung những ngày qua, gây ảnh hưởng đến môi trường, đời sống người dân, nhiều ý kiến cho rằng đường ống xả thải Vũng Áng thuộc công trình Formosa chính là nguyên nhân.
Theo mô tả của một số ngư dân từng “mục sở thị” đường ống xả thải lớn của công ty Formosa, thì đường ống này được chôn dưới đáy biển dài 1,5km, đường kính hơn 1,1m.
Mặc dù thừa nhận có hệ thống ống xả thải xuống biển, nhưng lãnh đạo Formosa vẫn lên tiếng phủ nhận lý do cá chết là do đường ống thải Formosa.
Đại diện công ty này cho biết: "Xung quanh hệ thống kênh xả thải, chúng tôi nuôi cá để kiểm tra chất lượng nước. Thực tế trong kênh của chúng tôi, cá vẫn sống. Nếu do xả thải, thì cá trong này phải chết trước cá ngoài biển. Do vậy công ty yên tâm về việc mình không làm gì ảnh hưởng tới môi trường biển Việt Nam".
Trong cuộc họp chiều 23/4, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường Võ Tuấn Nhân thông tin, đường ống nước xả thải của công ty Formosa nằm trong thiết kế, có quy trình xử lý của nhà máy. Việc này công khai, không phải làm lén và được Bộ TNMT cho phép.
Cũng tại buổi họp giữa Bộ NN&PTNT với 4 tỉnh có xảy ra tình trạng cá chết, cơ quan chức năng đã thông tin nguyên nhân cá chết là do độc tố chứ không phải dịch bệnh. Độc tố này rất mạnh và đang tiếp tục được phân tích để tìm ra nguyên nhân cụ thể.



Đông Tuyền (Tổng hợp từ nhiều nguồn)

http://phununews.vn/chan-dung-vi-dai-gia-formosa-va-nhung-tai-tieng-de-doi-o-viet-nam-227947.html






15.



18 năm trước, tập đoàn Formosa từng dính phải bê bối rác thải chết người ở Campuchia

Sau khi được tàu biển cỡ lớn chở đến Campuchia, hàng nghìn tấn rác thải công nghiệp có hàm lượng thủy ngân vượt mức tiếp tục được chuyển đến một bãi rác ở ngoại ô Sihanoukville.
Cách bãi rác này chỉ 1km là khu dân cư có gần 3.000 người sinh sống.
Những ngày gần đây, hiện tượng cá chết hàng loạt diễn ra ở các tỉnh miền Trung đang gây xôn xao dư luận. Cho đến nay nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa được tìm ra.Tuy nhiên, theo các cơ quan chức năng, nguyên nhân là do độc chất mạnh, dù chưa xác định được nguồn chất độc này là từ đâu.
Ngày 22/4, ông Hồ Anh Tuấn, Trưởng ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh đã xác nhận thông tin về đường ống dẫn thải khổng lồ của công ty Formosa đang xả chất thải ra biển. Trong khi đó theo thông tin đăng trên báo Tuổi Trẻ sáng nay (24/4), Formosa đã nhập hóa chất cực độc để súc xả đường ống này nhưng không thông báo cho địa phương.
Có phải ống thải của Formosa chính là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt hay không vẫn chỉ là một nghi vấn và phải chờ kết luận chính xác từ phía cơ quan điều tra. Tuy nhiên, khi lật lại lịch sử, tập đoàn đến từ Đài Loan đã từng vướng phải bê bối về môi trường ở Campuchia.
Sự việc xảy ra vào năm 1998, khi Formosa thừa nhận đã đưa một lượng lớn rác thải độc hại đến miền Tây Nam Campuchia và khiến môi trường ở đây bị ô nhiễm nặng. Rác thải công nghiệp đã được Formosa Plastics Group (FPG) - một trong những nhà sản xuất nhựa lớn nhất châu Á - vận chuyển đến Sihanoukville, một thị trấn ven biển cách thủ đô Phnom Penh 115 dặm. Sau khi được tàu biển cỡ lớn chở đến Campuchia, hàng nghìn tấn rác thải công nghiệp tiếp tục được chuyển đến một bãi rác ở ngoại ô Sihanoukville. Cách bãi rác này chỉ 1km là khu dân cư có gần 3.000 người sinh sống.


Không có ai canh gác bãi rác này cũng như không có bất cứ cảnh báo nguy hiểm nào, nhiều người dân quanh đó đã tận dụng lấy nhựa ở đây về sử dụng. Chỉ trong vài ngày sau đó, nhiều người dân có biểu hiện sốt cao và tiêu chảy. Một công nhân bốc vác có tham gia vào quá trình tháo dỡ rác phải nhập viện và sau đó đã thiệt mạng.
Nhiều cuộc kiểm tra sau đó đã đưa ra những thông số khác nhau nhưng đều đi đến kết luận hàm lượng thủy ngân gấp nhiều lần so với mức cho phép. Là một trong những nhà sản xuất nhựa PVC lớn nhất thế giới, FPG phải sử dụng thủy ngân trong quá trình sản xuất và do đó phải xử lý một lượng lớn rác thải nhiễm thủy ngân.
Sau khi sự việc được phanh phui, người dân địa phương đã rất phẫn nộ. Bãi rác này đe dọa đến nguồn đất, nguồn nước của vùng lân cận. Chính phủ Campuchia vào cuộc điều tra và tìm ra một công ty của Campuchia đã ký hợp đồng nhập khẩu số rác thải này, đồng thời buộc tội FPG đã hối lộ 3 triệu USD cho các quan chức địa phương để quá trình vận chuyển trót lọt. Cuối cùng trước sức ép từ phía người dân và Chính phủ Campuchia, FPG đã phải xin lỗi, bồi thường và vận chuyển số rác thải này trở về Đài Loan.
Vụ việc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, không chỉ gây thiệt hại về mặt sức khỏe của người dân mà còn ảnh hưởng đến kinh tế của Sihanoukville vì đây vốn là một điểm du lịch hấp dẫn của Campuchia. Đồng thời đây cũng là lời cảnh tỉnh về tác hại của các loại rác thải công nghiệp.


http://phununews.vn/18-nam-truoc-tap-doan-formosa-tung-dinh-phai-be-boi-rac-thai-chet-nguoi-o-campuchia-227925.html



14.


24/04/2016 - 19:10 (GMT+7)


Độc giả bức xúc khi Phó Chủ tịch Hà Tĩnh cho rằng dân có thể yên tâm ăn cá và tắm biển Vũng Áng.



ca-hoang-ly14-1461170740963-46-0-382-660-crop-1461

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn khẳng định "Yên tâm ăn cá, tắm biển ở Vũng Áng" khiến nhiều người dân không hài lòng



Vừa qua, Báo Giao thông có bài phỏng vấn ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh trả lời về việc có nên ăn cá, tắm biển khi xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung trong thời gian qua hay không. Vị Phó Chủ tịch cho biết, hiện tại các lồng bè đang nuôi trồng thủy sản ở Vũng Áng (Hà Tĩnh)nhiều loại thủy, hải sản vẫn sinh trưởng bình thường. Những loại hải sản như mực, tôm, cua cá vẫn đang sống thì người dân có thể ăn được. Ngoài ra, người dân cũng có thể yên tâm tắm biển ở các vùng biển này.



Ngay sau bài viết này, Báo Giao thông đã nhận được hàng ngàn phản hồi từ phía độc giả trước câu trả lời của ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh. Đa phần các ý kiến cho rằng, câu trả lời của vị Phó Chủ tịch là rất thiếu trách nhiệm, qua loa và hời hợt. Hàng trăm độc giả cho rằng, trong khi chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân cá biển chết hàng loạt thì một trong những lãnh đạo đứng đầu tỉnh Hà Tĩnh không thể phát ngôn một cách chủ quan như vậy.

Untitled

Nhiều độc giả đã bày tỏ ý kiến phản đối khi Phó Chủ tịch Hà Tĩnh cho rằng dân có thể yên tâm ăn cá và tắm biển ở Vũng Áng

Nickname Hữu Diệu cho rằng, để người dân có thể an tâm hơn, thiết nghĩ vị Phó Chủ tịch nên ra tắm biển và ăn cá ở Vũng Áng trước, nếu an toàn thì lúc đó người dân mới dám thử.



Hay như độc giả có nickname Biên Giới thẳng thắn góp ý: "Lấy toàn bộ cá ở vùng đó nấu cho Đoàn kiểm tra ăn thử, sau đó dẫn đoàn kiểm tra xuống biển Vũng Áng tắm mát!". Như vậy có thể thấy, người dân rất mong mỏi được những người đứng đầu tỉnh Hà Tĩnh "làm gương" cho mình trước rồi lúc đó họ mới có thể "an tâm" làm theo.



Chưa dừng lại ở đó, một số độc giả còn bày tỏ sự bức xúc vì đến tận giờ phút này cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc, vậy mà vị Phó Chủ tịch lại khẳng định chắc như "đinh đóng cột".



Bạn đọc Hà Nhung bình luận :"Trong khi Chính phủ yêu cầu Bộ TN&MT phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra để làm rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt trong thời gian sớm nhất thì ông Phó Chủ tịch lại "kết luận" sớm hơn cả các cơ quan chuyên môn!?".



Đồng tình, bạn đọc Hồng Hoang cho rằng, việc người được cử làm người phát ngôn một vụ việc vô cùng quan trọng của tỉnh đồng thời lại ở vị trí lãnh đạo mà đưa ra câu khẳng định như vậy là vội vàng, không đưa ra được bằng chứng khoa học như vậy là thiếu trách nhiệm.



Tuy nhiên, một số độc giả cũng bày tỏ sự cảm thông với vị Phó Chủ tịch khi cho rằng, cần phải giải thích cho người dân hiểu rõ chuyện gì đang xảy ra và để họ bớt lo lắng, yên tâm làm ăn hơn.



Theo đó độc giả có nickname Xuan Ha Bui nhận định: "Trong hoàn cảnh này, người làm lãnh đạo cần phải phát biểu thế nào để người dân trước mắt bớt lo lắng, chuyên tâm tiếp tục làm ăn, sau đó tin tưởng vào thực tế để phát triển lâu dài. Hiện tại chưa có kết luận rõ ràng về nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt nên người dân hãy đặt niềm tin vào những người lãnh đạo để họ tập trung giải quyết triệt để".



Nickname Sơn Nguyen Huu cũng đồng tình với ý kiến trên và còn góp ý, nên mời các chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam tiến hành kiểm định và xác định nguyên nhân để sớm có câu trả lời tới người dân, từ đó các chuyên gia trong nước sớm có biện pháp giải quyết dứt điểm vụ việc.



Hiện nay, hải sản bán ở các chợ hay các nhà hàng ở Vũng Áng (Kỳ Anh) rất ế ẩm do tâm lý người dân lo ngại trước thông tin cá chết hàng loạt vừa qua. Do đó, đời sống của bà con ngư dân gặp khó khăn.



Qua hàng ngàn ý kiến độc giả có thể nhận ra là đa phần chưa nghe theo lời khuyên của ông Phó chủ tịch Hà Tĩnh. 



Trước thực trạng này, Bộ NN&PTNT yêu cầu cơ quan chức năng các địa phương tiếp tục theo dõi, có phương án ổn định tình hình, hướng dẫn người dân cách thu gom, xử lý cá chết. Đồng thời, nhanh chóng đề xuất Bộ các giải pháp để xác định thời điểm, các điều kiện môi trường để hướng dẫn đưa nước vào ao hồ tái nuôi trồng thủy hải sản, khoanh vùng các ngư trường nằm ngoài vùng ảnh hưởng để ngư dân tiếp tục vươn khơi đánh bắt cá phục vụ đời sống. 

http://www.baogiaothong.vn/dan-moi-pho-chu-tich-ha-tinh-xoi-ca-tam-bien-vung-ang-d147322.html


13.

Khuyên dân cứ ăn cá, tắm biển là không có kỹ năng sống, kém kiến thức khoa học







(GDVN) - “Nếu lấy được mẫu xét nghiệm, chỉ trong một ngày có thể kết luận được ngay độc tố làm cá chết. Tại sao chúng ta lại chậm đến như vậy?”, Tiến sĩ Khải nói.






Nếu muốn, một ngày là tìm ra độc chất gây chết cá



Khi nguyên nhân cá chết tại nhiều tỉnh Miền Trung chưa được làm rõ, thì dư luận hướng sự nghi vấn của mình vào Formosa (khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh).

Sự việc chỉ thật sự nóng khi tại Formosa, người dân phát hiện một đường ống xả thải chôn sâu dưới biển. Đặc biệt là việc Formosa nhập hóa chất cực độc để thực hiện súc xả đường ống.
Vậy, có phải Formosa xả thải làm cá chết?
Khi sự hoài nghi chưa có lời đáp, thì nghi vấn trên được đặt ra cũng là điều dễ hiểu, bởi trước đó, (hôm 4/4) một số ngư dân lặn biển cho biết, họ nhìn thấy một hệ thống ống ngầm lớn nối từ dự án của Formosa ra biển. 
Theo mô tả của ngư dân, ống dài khoảng 1,5 km, đường
kính hơn 1m, được chôn nông dưới đáy biển, phủ phía trên là lớp đá hộc cùng bao tải cát.
Nước trong ống phun ra rất mạnh, có màu vàng đục, mùi hôi thối khó thở.
Trả lời báo chí, lãnh đạo cao cấp của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh cho biết những ống cống chôn dưới lòng biển là một phần của hệ thống kênh xả thải thuộc dự án Formosa. Kênh rộng 1m, dài 1,5 km, nằm ở độ sâu cách mặt nước 17 m và cách bờ khoảng 1,5 km.


Vấn đề đặt ra là, Formosa có mục đích gì khi đặt đường ống xả thải nằm sâu dưới biển? Nước thải Formosa có phải là nguyên nhân khiến cá chết?

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải (ảnh: Hoàng Lực).
Về việc này, hôm 24/4, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Khải cho rằng, có sự mập mờ trong việc Formosa đặt đường ống xả thải sâu dưới biển.
“Việc chôn đường ống sâu dưới biển để xả thải, thể hiện rằng, họ (Formosa – PV) là người… có trình độ. 
Thật ra khi khi người ta thải như vậy thì sẽ không ai biết, khó kiểm soát, quản lý nước thải.
Mặt khác, nếu chôn đường ống thải càng sâu, khi chất độc (nếu có) nổi lên thì sẽ nhạt đi nhiều, hoặc có thể bị nước biển hòa tan một phần nào đó. Khi đó, rất khó phát hiện sai phạm", Tiến sĩ Khải cho biết.


Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải phán đoán: "Mục đích của Formosa, hay bất cứ nhà sản xuát công nghiệp nào khác là xả nước thải, chứ chưa chắc có ý định giết cá.

Nhưng khi xử lý nước thải chưa đúng quy định (nước thải có màu vàng đục, bốc mùi) thì người có kiến thức thấp nhất cũng sẽ biết rằng, xử lý như vậy thì cá sẽ chết.
Trường hợp nếu Formosa ngừng xả nước thải, hoặc họ vận hành hệ thống xử lý nước thải, để che dấu điều gì đó thì buộc chúng ta phải lấy trầm tích dưới biển, tại nơi đặt ống xả thải để xác định độc tố (nếu có).


Theo tôi, cơ quan chức năng nên thực hiện nhanh việc được mẫu nước hoặc trầm tích tại khu vực Formosa thải ra, kiểm tra các hóa chất được Formosa nhập về để tẩy rửa đường ống, đem so sánh với nước ở vùng cá chết, và các chất tồn tại trong bụng con cá chết. 

Từ đó, đưa ra kết luận độc tố gì khiến cá chết nhiều như vậy và xác định thủ phạm có phải là Formosa gây ra hay không?


Tiến sĩ Khải nói thêm, trong trường hợp chưa xác định được độc tố khiến cá chết, thì việc lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh khuyên người dân cứ yên tâm ăn cá, tắm biển khi chưa có kết luận vụ việc là "không có kỹ năng sống và thiếu chuyên môn về khoa học”, Tiến sĩ Khải nói.

Một con cá Vẩu khoảng 35kg chết trôi dạt vào bờ tại thôn Bình An, xã Lộc Vĩnh hôm 18/4. Ảnh: Bảo Sương.
Cho đến thời điểm hiện tại, đã nhiều ngày trôi quan, cơ quan chuyên môn vẫn chưa đưa ra kết luận chính thức về độc tố gây chết cá.


Về việc này, Tiến sĩ Khải cho rằng, đơn vị có thẩm quyền quá chậm chạp trong việc lấy mẫu thử nghiệm, công bố thông tin.

“Tại sao từ khi nhận tin báo của người dân về việc có đường ống nước thải của Formosa chôn dưới biển (hôm 4/4), chúng ta không vào cuộc để xử lý ngay? Điều này cho thấy, cơ quan có thẩm quyền đã vào cuộc và xử lý vụ việc quá chậm chạp.


Tôi cho rằng, nếu lấy được mẫu xét nghiệm, chỉ trong một ngày có thể kết luận được ngay. Để khách quan và chính xác hơn, cơ quan có thẩm quyền nên đề nghị các nhà khoa học vào cuộc làm rõ sự việc”, Tiến sĩ Khải nói.



Cần xử lý mạnh tay nếu đúng là Formosa xả độc gây chết cá 

Luật sư Trương Anh Tú, Trưởng văn phòng Luật sư Trương Anh Tú cho rằng, việc quan trọng trước mắt là các cơ quan chức năng cần nhanh chóng xác minh làm rõ nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó chặn đứng nguồn gây ô nhiễm và thực hiện các biện pháp xử lý các chất độc hại trong môi trường nước, ngăn chặn quá trình lan rộng của sự ô nhiễm.
Quá trình này đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, khẩn trương và sự phối hợp của các ngành chức năng. Càng chậm trễ trong việc giải quyết, hậu quả để lại càng nặng nề, nguồn nước ô nhiễm không được xử lý, số lượng cá chết tăng lên sẽ trở thành một nguồn gây ô nhiễm khác và rất khó để xử lý.
Luật sư Trương Anh Tú - Văn phòng luật sư Trương Anh Tú (ảnh: Nhân vật cung cấp).
Hiện nay, mọi nghi vấn về nguồn gây ô nhiễm đều hướng đến khu công nghiệp Vũng Áng đặt tại thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, bởi hiện tượng cá chết hàng loạt khởi phát ở bờ biển sát với khu kinh tế Vũng Áng rồi lan dần đến Thừa Thiên - Huế. 


Việc kiểm tra đối với hệ thống nước thải của các nhà máy thuộc khu công nghiệp này là điều không thể tránh khỏi.

Nếu phát hiện đúng sai phạm là do tác động của con người thì cần xử lý vi phạm theo Điều 160 Luật bảo vệ môi trường.
Theo đó:
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức và cá nhân khác, có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và xử lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, cá nhân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Hiện nay, hành vi gây ô nhiễm môi trường đã được hình sự hóa theo quy định tại Điều 182, Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009.
Song song với việc thanh kiểm tra và tìm phương án khắc phục ô nhiễm, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần đánh giá thiệt hại mà người dân ven biển phải gánh chịu, môi trường bị tác hại nghiêm trọng về lâu dài, để buộc chủ thể gây ô nhiễm phải bồi thường tương ứng dựa trên căn cứ:
1. Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường.
2. Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra”.
Bên cạnh đó, khuyến cáo đến các tổ chức cá nhân không vì mục đích lợi nhuận mà đưa các sản phẩm cá chết do ô nhiễm này ra thị trường tiêu thụ và người dân cần hạn chế sử dụng các loại cá này để chế biến thức ăn. Bởi đây là sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguy cơ nhiễm độc cao, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người dùng.
Nếu để xảy ra, vụ việc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như vậy, cần phải điều tra và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Nếu xác định đúng có sai phạm về xả thải trong khu kinh tế Vũng Áng, phải xử lý nghiêm những đối tượng có liên quan, không nên thiếu sự quyết tâm xử lý vì họ là nhà đầu tư nước ngoài, sẽ tạo ra tiền lệ rất xấu về gây ô nhiễm môi trường.

Chúng ta tôn trọng chào đón những nhà đầu tư đến Việt Nam nhưng cũng sẽ xử lý theo quy định đối với những nhà đầu tư không chấp hành pháp luật Việt Nam, không tôn trọng đất nước con người Việt Nam.


Điều 182. Tội gây ô nhiễm môi trường

1. Người nào thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Khuyen-dan-cu-an-ca-tam-bien-la-khong-co-ky-nang-song-kem-kien-thuc-khoa-hoc-post167370.gd




12.

2 bộ, 4 tỉnh họp vụ cá chết: Lòng vòng chưa rõ nguyên nhân


 - Cuộc họp giữa 2 bộ (TNMT và NN&PTNT) và 4 tỉnh miền Trung chiều nay vẫn chưa đưa ra kết luận về vụ cá chết hàng loạt gây thiệt hại điêu đứng cho ngư dân hơn nửa tháng qua.


Hiện tượng cá chết xuất hiện lần đầu tiên đầu tiên ở thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Sau đó từ giữa tháng 4 lần lượt cá biển chết tấp vào bờ 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Huế.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hàng trăm tấn thủy sản đã bị chết, còn lượng cá biển tự nhiên thì nhiều tỉnh chưa thể thống kê.
cá chết hàng loạt, ngư dân, đánh bắt cá,tàu cá trái phép
Hiện tượng cá chết đầy bất thường vẫn chưa rõ nguyên nhân
Đại diện Sở NN&PTNT Quảng Trị cho biết, trước hiện tượng cá chết hàng loạt, thông tin dày đặc trên báo chí khiến người dân vô cùng hoang mang, các ngành kinh doanh vắng lạnh. Nếu không sớm tìm ra nguyên nhân thì thiệt hại về KTXH sẽ vô cùng lớn, nhất là dịp nghỉ lễ sắp tới.
Loại trừ dịch bệnh, nghi ngờ tàu nước ngoài?
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám thông tin, kết quả kiểm tra bước đầu loại trừ yếu tố dịch bệnh nguy hiểm, nguyên nhân do môi trường nước, qua phân tích mẫu những chỉ số thì không có gì bất thường trừ một số mẫu ở Huế mang tính cục bộ.
Còn nguyên nhân quan trọng là khả năng độc tố thì các cơ quan đã lấy mẫu, tiếp tục kiểm nghiệm để đưa ra kết luận, ông Tám nói.
Xem Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Vũ Văn Tám phát biểu tại cuộc họp:




Trong khi đó, PGĐ Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế Trần Lê Nguyên Hùng cho hay, trong các nghi ngờ tác nhân gây cá chết, Huế đặt ra nghi hoặc từ những con tàu nước ngoài.
Ngày 18/4, Thừa Thiên - Huế nhận được tin, có một tàu nước ngoài xin vào bờ lấy nước ngọt. Khi tàu vào có 3 người, tàu thu mua, phát hiện trên bờ có không có lưới. Trước đó, Quảng Bình bắt 5 con tàu nước ngoài...
"Vậy chúng ta phải xem xét lại các tàu hoạt động trong thời gian này", ông đặt câu hỏi tại sao không bắt đầu từ Nghệ An mà lại Hà Tĩnh, tại sao lây lan đến Lăng Cô, còn Đà Nẵng thì không?
Ông Hùng nhận định sự lây lan ngược theo kim đồng hồ, tức ngày càng chảy ra xa. Như thế, số lượng cá chết ngày một đa dạng.
Ông Nguyễn Viết Nghĩa, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu thủy sản cho rằng, nguyên nhân độc chất môi trường rất lớn, cần rà soát lại xem điểm nào phát tán độc chất. Dòng chảy sát bờ chảy xuôi về phía nam từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Giả sử có điểm phát tán chất độc nào đó, phát tán rất phức tạp và rộng.
cá chết hàng loạt, ngư dân, đánh bắt cá,tàu cá trái phép
Vẫn băn khoăn có độc tố hay không
"Nên cho phép các tàu có tiếp tục khai thác hay không. Có chất môi trường phát tán ra mà chúng ta chưa biết là cái gì? Chưa biết nguyên nhân nên có chỉ đạo các địa phương".
Đối với khu vực xảy ra nên tạm ngưng khai thác khu vực ven bờ. Xa bờ nên phân nhóm ra, cá tôm, nhuyễn thể chủ yếu sống ở tầng đáy cấm, còn cá nổi tiếp tục hoạt động.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm nên có kiểm định các sản phẩm khai thác xa bờ từ Thừa Thiên - Huế ra Hà Tĩnh không có độc. Với các đoàn tàu khai thác kéo đáy khuyến cáo di chuyển đến ngư trường khác, ông Hùng kiến nghị.
Phải chứng minh nước biển an toàn
Trong lúc chưa chốt được nguyên nhân, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đặt vấn đề tiếp tục sản xuất, khuyến cáo người dân tiếp tục khai thác và nuôi trồng ra sao.
"Nếu cực đoan tìm ra nguyên nhân mới cho người dân làm ăn thì sẽ như thế nào? Việc tìm độc tố không đơn giản, không thể tìm ra ngay được. Làm sao ổn định tâm lý, tránh gây hoang mang, tiếp tục tiêu thụ những sản phẩm an toàn, người dân không thể đợi chúng ta được", ông nêu câu hỏi.
Xem thêm Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân nói tại cuộc họp:




Đại diện từ Thừa Thiên - Huế cho rằng, trước mắt, phải chứng minh nước biển an toàn, cá sống được. Phải quan trắc định kỳ, thường xuyên để nhận định được môi trường nước cá sống được.
Ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, hiện mực ở Vũng Áng vẫn đang sống bình thường, tức là môi trường nước không đáng quan ngại nữa, vì mực là loài rất nhạy cảm với môi trường.
Đại diện Quảng Bình thì cho hay, sản xuất không thể dừng được. Tỉnh sẽ chỉ đạo khai thác ven bờ tạm dừng. Khai thác xa bờ phải tiếp tục. Tập trung làm sạch môi trường ven biển, thu gom cá chết, rác rưởi tạo môi trường sạch.
Quán triệt cấm dùng cá chết
Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhận định, hiện tượng cá biển chết nhanh, rộng, vừa thủy sản nuôi vừa tự nhiên, nhất là ở tầng đáy là bất thường. 
Do đây là vấn đề lần đầu tiên xuất hiện trên diện rộng nên ban đầu có sự lúng túng, sau đó các vào cuộc nhanh, nhưng đến nay chưa tìm ra nguyên nhân chính xác.
“Đề nghị các tỉnh quán triệt chỉ đạo, xử lý cá chết, cấm sử dụng, tiếp tục lấy mẫu, khôi phục sản xuất, tạm dừng thả nuôi và một số nghề khai thác. Trấn an dư luận làm cho người dân yên tâm trong tiêu thụ sản phẩm.
TƯ sẽ quan trắc thường xuyên ở các địa phương sau đó tham mưu cho các tỉnh chỉ đạo người dân khai thác thủy sản. Không vì việc này mà làm gián đoạn việc khai thác kinh doanh của người dân”, ông Tám nói.
Duy Tuấn - Quốc Huy - Thiện Lương
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/301110/2-bo-4-tinh-hop-vu-ca-chet-long-vong-chua-ro-nguyen-nhan.html




11.




(Xây dựng) - Như Báo Xây dựng đã đưa, hiện nay nguyên nhân cá chết ở các bãi biển miền Trung đang được các cơ quan chức năng tập trung tìm nguyên nhân. Tuy nhiên, trước khi có kết luận chính thức từ các cơ quan quản lý nhà nước, các Viện nghiên cứu chuyên ngành về nguyên nhân cá chết thì thông tin “do nước thải từ KCN Vũng Áng” là quy chụp, thiếu công bằng với doanh nghiệp.

Nhà máy xử lý nước thải KCN Formasa.
Để xác tín lại thông tin cho rằng 1 ngư dân đã phát hiện đường ống xả thải của KCN Formosa là tác nhân gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt trên bãi biển miền Trung, PV Báo Xây dựng đã “tiếp cận” KCN Formosa để tìm hiểu thực hư.
Trao đổi với phóng viên Báo Xây dựng, ngư dân Nguyễn Xuân Thành, 36 tuổi, ngụ thôn Ba Đồng, phường Kỳ Phương, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho biết: “Ngày 29/3 đến 4/4, trong khi lặn xuống biển tôi thấy đường ống xả thải của KCN Formosa xả ra nước màu vàng, đến ngày 15/4 (tức là sau hơn 1 tuần cá chết) tôi đã trình báo việc này với đồn Biên phòng Đèo Ngang” – Khi PV đặt câu hỏi “Cùng đi lặn với anh có ai không, có ai nhìn thấy hoặc nghe anh kể lại không?” thì được anh Thành trả lời: “Đoàn chúng tôi có 4 người cùng đi nhưng 3 người ngồi trên thuyền nên không biết, sau khi thấy cá chết (ngày 6/4) tôi mới báo cáo với Bộ đội Biên phòng”.
Kênh xả thải của KCN Formasa.
Cũng theo ngư dân Nguyễn Xuân Thành, “đường ống xả thải này tôi đã thấy hơn 2 năm nay, tuy nhiên hôm đó tôi lặn gần mới thấy hiện tượng có nước xả màu vàng. Đường ống xả thải có chiều dài khoảng 1,5km; đường kính 1,1m nối từ khu vực dự án Formosa (khu kinh tế Vũng Áng, TX Kỳ Anh) xả ra biển.
Chia sẻ với PV Báo Xây dựng, Trung tá Nguyễn Khắc Minh, Đồn phó đồn Biên phòng Đèo Ngang (thuộc BCH Biên phòng Hà Tĩnh) cho biết: “Sau khi nhận được thông tin từ ngư dân Nguyễn Xuân Thành về đường ống xả thải có nước màu vàng chúng tôi đã báo cáo lên cấp trên. Theo xác minh, chúng tôi được biết khu vực KCN Formosa có hệ thống xả nước thải theo quy chuẩn đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép theo quy định”.
Ông Khâu Nhân Kiệt, Giám đốc bộ phận An toàn Vệ sinh Môi trường Cty FHS cho biết: Hệ thống kênh này được xây từ tháng 12/2012. Theo thiết kế, Formosa muốn xây một đường ống ngầm dưới lòng đất, nhưng nhà chức trách địa phương không cho, họ muốn kiểm tra thường xuyên, do đó chúng tôi đã thay đổi thiết kế xây hệ thống kênh. Xung quanh hệ thống kênh xả thải, chúng tôi nuôi cá để kiểm tra chất lượng nước. Thực tế trong kênh của chúng tôi, cá vẫn sống. Nếu do xả thải thì cá trong này phải chết trước cá ngoài biển. Chúng tôi tin tưởng hiện tại công ty không làm gì ảnh hưởng tới môi trường biển Việt Nam".
Theo tài liệu phía Hải quan Vũng Áng cung cấp, từ ngày 8/1/2016 đến 11/4/2016, phía công ty Formosa đã thông quan, nhập về gần 297 tấn hóa chất, trong số này có những hóa chất chống gỉ CYC-VPrefilm900, chất loại bỏ gỉ CYC-Vprefilm400, chất chống ăn mòn CYC-Vclosetrol360, chất chống ăn mòn CYC-VMA 796…
Một lãnh đạo hải quan cho biết: “Những mặt hàng này được các Bộ, ngành cấp phép, đương nhiên Formosa có quyền nhập để phục vụ sản xuất, hoạt động của họ. Tuy nhiên, quá trình sử dụng như thế nào, nguồn nước thải sau khi sử dụng hóa chất độc hại này như thế nào là trách nhiệm của cơ quan quản lý môi trường”.
Đem vấn đề về việc quản lý và sử dụng hóa chất của Công ty Formosa vừa nhập về trao đổi với Ông Võ Tá Đinh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thì PV nhận được câu trả lời “Hiện tại chúng tôi chưa nhận được báo cáo về việc nhập lượng hóa chất này”.
Chiều 22/4, Phóng viên Báo Xây dựng đã tiếp cận được kênh xả thải và nhà máy xử lý nước thải của KCN Formosa, qua quan sát bằng mắt thường chúng tôi nhận thấy nước vẫn đầy kênh, màu nước trong xanh, không thấy hiện tượng váng nổi, hệ thống kênh này được nối từ nhà máy xử lý nước thải dẫn ra biển. Tuy nhiên, do tình hình an ninh nên chúng tôi không tiếp cận được điểm cuối của kênh.

Kênh xả thải của KCN Formasa tại một vị trí khác.
Mấy ngày nay, đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ NN&PTTN đã phối hợp với chính quyền địa phương để tìm ra nguyên nhân cá chết bất thường trên vùng biển miền Trung. Trong thời gian chờ đợi kết luận của các cơ quan chức năng, thiết nghĩ, chúng ta không nên quy chụp hay đổ lỗi nguyên nhân cho bất cứ ai, bất cứ doanh nghiệp nào. Bởi, sự hoài nghi có thể “giết chết” niềm tin và sự kỳ vọng của cả một dân tộc.
Hiện nay, không chỉ riêng người dân đánh bắt và nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng nề về kinh tế. Sự đìu hiu, vắng khách mua, bán ở các khu chợ hải sản, các nhà hàng kinh doanh hải sản là thực trạng đáng buồn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự mưu sinh của nhân dân.
Báo Xây dựng sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc vấn đề này.
http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/xa-hoi/ca-chet-bat-thuong-o-mien-trung-hay-doi-xu-cong-bang-voi-doanh-nghiep-177751.html

10.

Phó Chủ tịch Hà Tĩnh: Yên tâm ăn cá, tắm biển ở Vũng Áng


23/04/2016 - 18:26 (GMT+7)

Phó Chủ tịch Hà Tĩnh cho biết, hải sản đang bơi ở trong các lồng bè (Vũng Áng) có thể yên tâm ăn được

DSC_4931

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn khẳng định: Yên tâm ăn cá, tắm biển ở Vũng Áng

Chiều 23/4, trả lời phỏng vấn Báo Giao thông về việc có nên tiếp tục sử dụng cá biển, tắm biển ở những vùng nước không còn xảy ra hiện tượng cá chết, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, hiện tại các lồng bè đang nuôi trồng thủy sản ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) nhiều loại thủy, hải sản vẫn sinh trưởng bình thường. Những loại hải sản như: mực, tôm, cua cá vẫn đang sống thì người dân có thể ăn được. Ngoài ra, người dân cũng có thể yên tâm tắm biển ở các vùng biển này.

Trước sự việc cá chết hàng loạt tại bè nuôi và trên biển ở các tỉnh Bắc miền Trung, chiều 23/4, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đã làm việc với ngành nông nghiệp của 4 tỉnh (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế) nhằm sớm tìm ra nguyên nhân, để ngư dân yên tâm khắc phục sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống. 

Theo báo cáo của các cơ quan Bộ NN&PTNT, cá chết xuất hiện bất thường từ ngày 6/4 từ xã Kỳ Lợi, Kỳ Ninh, Kỳ Hà thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) sau đó lan tới Thừa Thiên - Huế. Đặc biệt là cá chết nhanh, đồng loạt, nhưng nội tạng cá lại bình thường, không có dấu hiệu bệnh dịch. 

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám khẳng định, sau khi các cơ quan chuyên môn của Bộ vào cuộc thì đến nay có thể khẳng định cá chết là do độc tố, nhưng để xác định độc tố là gì thì cần phải phối hợp các bộ ngành liên quan mới tìm ra được.   

Đến hết ngày 23/4, các Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ NN&PTNT vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt trong thời gian qua. 
10600349_341335732695025_741689480283980763_n

Vũng Áng nhìn từ trên cao


Tại tỉnh Quảng Bình, tuy chưa thống kê cụ thể mức độ thiệt hại nhưng sự việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiện tại, việc kinh doanh về thủy hải sản tại hầu hết các chợ đều bị ngưng trệ. Một số tàu biển đánh bắt xa bờ sau khi về phải di chuyển sang tỉnh khác bán với giá rẻ. Ngành du lịch Quảng Bình cũng ảnh hưởng rất lớn, các nhà hàng kinh doanh hải sản vắng khách. 

Còn tại tỉnh Hà Tĩnh, ước thiệt hại về các loại thủy, hải sản khoảng 70 tấn, trong đó có 7 tấn tôm nuôi, 60 tấn ngao và 2,1 tấn cá các loại. Riêng cá tự nhiên trôi dạt vào bờ thì chưa thể thống kê đầy đủ, nhưng theo kinh nghiệm của người dân địa phương những loại cá chết trôi dạt vào bờ chủ yếu là cá sống ở tầng đáy.

Hiện nay, tình trạng hải sản bán ở các chợ hay các nhà hàng hải sản ở Vũng Áng (Kỳ Anh) rất ế ẩm do tâm lý người dân lo ngại trước thông tin cá chết hàng loạt vừa qua. Đời sống bà con ngư dân gặp khó khăn. 

4643

Mực nhảy Vũng Áng - đặc sản nổi tiếng của Hà Tĩnh

Trước thực trạng này, Bộ NN&PTNT yêu cầu cơ quan chức năng các địa phương tiếp tục theo dõi, có phương án ổn định tình hình, hướng dẫn người dân cách thu gom, xử lý cá chết. Đồng thời, nhanh chóng đề xuất Bộ các giải pháp để xác định thời điểm, các điều kiện môi trường để hướng dẫn đưa nước vào ao hồ tái nuôi trồng thủy hải sản, khoanh vùng các ngư trường nằm ngoài vùng ảnh hưởng để ngư dân tiếp tục vươn khơi đánh bắt cá phục vụ đời sống. 



http://www.baogiaothong.vn/pho-chu-tich-ha-tinh-yen-tam-an-ca-tam-bien-o-vung-ang-d147239.html




9.



Kình ngư ‘mất tích’ sau công bố bí mật về ống xả thải của Formosa


Sau khi thông tin về sự tồn tại và ống xả thải của Formosa, 'kình ngư' Nguyễn Xuân Thành đã đột nhiên rời khỏi địa phương.


Liên quan đến thực trạng cá chết hàng loạt dọc bờ biển từ Hà Tĩnh vào Quảng Bình, sau khi công bố về những bí mật về đường ống xả thải khổng lồ nối từ khu vực dự án Formosa (thuộc khu kinh tế Vũng Áng, TX. Kỳ Anh, Hà Tĩnh) ra biển, anh Nguyễn Xuân Thành (36 tuổi, trú tại thôn Ba Đồng, P. Kỳ Phương, TX.Kỳ Anh đã rời khỏi địa phương một cách rất khó hiểu.
   Kình ngư ‘mất tích’ sau công bố bí mật về ống xả thải của Formosa - Ảnh 1
Hiện tượng cá chết hàng loạt vẫn chưa xác định được nguyên nhân.
Trước đó, anh Thành đã phát hiện và cung cấp nguồn tin dưới đáy biển Vũng Áng có một đường ống dẫn nước thải khổng lồ. Theo anh Thành, hệ thống ống xả nước xuống biển của Formosa có cách đây hơn 2 năm, nhưng xả mạnh và có dấu hiệu lạ bắt đầu từ ngày 29/3 đến 4/4. Trong một đợt lặn xuống biển bắt cá thì anh phát hiện sự bất thường này.
Theo mô tả của anh Thành, đường ống nước được chôn dưới đất chạy dài từ dự án Formosa, chảy ra biển. Chiều dài của đường ống khoảng 1,5 km; đường kính 1,1 m. Một đầu của đường ống nối từ khu vực dự án Formosa, đầu còn lại nối liền với 3 đoạn đường ống nhỏ (mỗi đoạn dài khoảng 2 m, đường kính khoảng 40 cm).


Skip in 7...
Ad finishes in 01 seconds

"Thời điểm tôi lặn xuống lúc đó là 23h đêm ngày 4/4, khi ngụp xuống lòng biển tôi thấy một đường ống nước rất to, đang phun chảy, nước có màu vàng đục, rất bẩn. Tôi nghi chất độc nên bơi lên khỏi mặt nước. Sau sự việc đó, tôi đem chuyện kể cho mọi người nghe. Đồng thời trình báo sự việc lên Đồn biên phòng Đèo Ngang (TX.Kỳ Anh)’’, anh Thành cho hay.
Từ nguồn tin và cảnh báo của anh Thành, người dân và nhiều cơ quan chức năng không khỏi “giật mình”.
   Kình ngư ‘mất tích’ sau công bố bí mật về ống xả thải của Formosa - Ảnh 2
Hệ thống kênh chứa nước thải đục ngầu của Formosa được nối với đường ống khổng lồ cắm sâu xuống đáy biển.
Hay tin về việc phát hiện ra ống thải này, rất nhiều phóng viên báo chí đã tìm đến anh Thành để tìm hiểu nhưng không thể gặp được. Theo lời người thân và hàng xóm, anh Thành đã rời khỏi nhà và rất khó để tìm cách liên lạc được với anh ấy, dù là qua điện thoại.
Nhiều người cho rằng, sau khi tiết lộ bí mất, anh Thành đã buộc phải rời khỏi địa phương. Sự việc này cho thấy anh ấy phải chịu một sức ép hết sức nặng nề từ đâu đó.
PVMT
http://www.nguoiduatin.vn/kinh-ngu-mat-tich-sau-cong-bo-bi-mat-ve-ong-xa-thai-cua-formosa-a237658.html





8.

Đường ống xả thải khổng lồ của Formosa có phép

 - Chiều nay, tại UBND tỉnh Hà Tĩnh, đại diện lãnh đạo 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế tổ chức họp, bàn giải pháp, truy tìm nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt dạt vào bờ biển miền Trung.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám và ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh chủ trì cuộc họp.
Formosa được cấp phép xả thải
Trước thông tin, đường ống xả thải khổng lồ của công ty Formosa chạy ngầm dưới đáy biển là trái phép, ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ TN&MT khẳng định hoàn toàn không có chuyện đó.
cá chết hàng loạt
Cuộc họp chiều nay của 4 tỉnh với Bộ Nông nghiệp
Thứ trưởng Nhân khẳng định, quy trình xả thải của Formosa đã được Bộ TN&MT cấp phép theo đúng quy định pháp luật Việt Nam.
Hệ thống của công ty Formosa công khai chứ không phải dấu giếm, đường ống nằm dưới mực nước biển 17m, đường kính hơn 1 mét, theo quy định khi xả thải thì toàn bộ nước thải phải được xử lý.
"Việc báo chí thông tin người dân lặn biển để tìm nguyên nhân khiến dư luận hiểu nhầm rằng Formosa xả trộm bằng đường ống khổng lồ dưới đáy biển. Tôi khẳng định Formosa được phép xả thải", ông Nhân nói.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ TN&MT cũng cho biết thêm, việc được phép xả thải, được phép chạy đường ống ngầm với việc nước thải đó có chất gì gây hại môi trường hay không, hai chuyện đó khác nhau. Việc này đang được kiểm tra.
Trước đó, khi làm việc với VietNamNet, đại diện Formosa cũng đã chủ động cung cấp cho phóng viên hệ thống đường ống ngầm dưới đáy biển này, lưu lượng xả thải 12.000m3 ngày đêm.
Duy Tuấn - Quốc Huy
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/301071/duong-ong-xa-thai-khong-lo-cua-formosa-co-phep.html



7.


21/04/2016 17:27 


(VTC News) - Cơ quan chức năng đã tìm ra nguyên nhân dẫn tới vụ việc cá chết hàng loạt ở vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh).

Sau sự việc cá nuôi lồng và cá tự nhiên chết hàng loạt bất thường tại biển Vũng Áng, mới đây Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc đã phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Tĩnh và thị xã Kỳ Anh xuống hiện trường để kiểm tra, thu mẫu nước, mẫu cá, tìm hiểu nguyên nhân.

Thông báo của Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc về việc cá chết hàng loạt bất thường tại vùng biển Vũng Áng.
Thông báo của Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc về việc cá chết hàng loạt bất thường tại vùng biển Vũng Áng. 

Kết quả phân tích yếu tố môi trường vùng nuôi cá lồng và tác nhân gây bệnh cho thấy, các yếu tố môi trường thông thường và khí độc do phân hủy hữu cơ cùng với tác nhân vi sinh vật gây bệnh không phải là nguyên nhân gây ra hiện tượng cá nuôi lồng chết hàng loạt ở thị xã Kỳ Anh.

Nước thải của nhà máy đổ ra biển Vũng Áng
Nước thải của nhà máy đổ ra biển Vũng Áng 

Cơ quan chức năng nhận định rằng “yếu tố gây độc trong nước” tại biển Vũng Áng được bắt từ nguồn nước thải chưa được xử lý nhưng đổ trực tiếp ra sông, biển, hòa lẫn vào nước biển gây ô nhiễm nguồn nước, làm cá bị ngộ độc, chết
Để khắc phục tình trạng này, Trung tâm đề nghị các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra, rà soát hệ thống xử lý nguồn nước thải của tất cả các công ty, nhà máy chế biến, khu công nghiệp ở thị xã Kỳ Anh, vùng biển Vũng Áng.
Video: Xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt tại miền trung
Ngoài ra, thực hiện việc quan trắc thường xuyên chất lượng nguồn nước tại đây (bao gồm cả các chất độc từ thuốc, hóa chất nông nghiệp và chất thải công nghiệp), đặc biệt ở các nguồn nước phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản.

Trước đó, như VTC News đã phản ánh, ngày 6/4 ở Hà Tĩnh xuất hiện tình trạng cá chết bất thường ven biển và các lồng nuôi gần khu công nghiệp Vũng Áng.

Theo thống kê có 18 lồng bè và 2 hồ tôm của 14 hộ dân và một doanh nghiệp bị chết sạch tôm cá; ước tính thiệt hại ban đầu lên đến gần 3 tỷ đồng.

 - See more at: http://m.vtc.vn/tim-ra-nguyen-nhan-ca-chet-hang-loat-tai-vung-bien-vung-ang.2.605752.htm#sthash.9rKIgCyn.dpuf


6.

Cá chết thối đầy bãi biển, không ai đoái hoài

 - Cá chết la liệt khắp bãi biển đã nhiều ngày, xác bốc mùi hôi thối không được cơ quan nào thu dọn khiến bãi biển thuộc thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) ô nhiễm nghiêm trọng.


Có thứ cá mới chết còn tươi, còn lại rất nhiều loại chết đang trong quá trình phân huỷ. Ruồi nhặng bâu đặc bãi biển, giòi lúc nhúc trong cá... mùi hôi thối bay vào nhà dân.
cá chết, cá chết thối, bãi biển, không ai đoái hoài
cá chết, cá chết thối, bãi biển, không ai đoái hoài
Xác cá vẫn nằm dày đặc bờ biển, hôi thối và ruồi nhặng bu đầy nhưng không có cơ quan nào đứng ra chỉ đạo thu dọn cá chết.
Ông Mai Trị (thôn 2, xã Kỳ Lợi) bất bình: “Tôi không hiểu vì sao cá chết cả tuần phơi trên cát mà vẫn chưa cơ quan chức năng nào chỉ đạo dọn xác cá đi chôn. Mỗi ngày tôi đào được vài hố chôn cá để bớt mùi, nhưng đào chỉ cạn trên mặt cát, trận gió là cá lại bốc mùi lên. Giòi, nhặng bâu đặc bãi cát. Sức khỏe của chúng tôi đang bị ảnh hưởng”.
PV VietNamNet đã liên lạc với ông Nguyễn Xuân Phượng, Phó chủ tịch thị xã Kỳ Anh, ông hứa sẽ chỉ đạo thu dọn, tuy nhiên hôm sau vẫn y nguyên.
Ông Trần Đình Vin, Chủ tịch UBND xã Kỳ Nam cho hay: “Từ thời điểm cá chết đến nay, vẫn chưa có bất kỳ cơ quan chức năng nào có công văn hay chỉ đạo việc thu dọn, chôn xác cá chết. Ngoài số cá chết đã hôi thối, còn có loại mới chết còn lờ đờ, dân gom rồi chuyển đi tiêu thụ”.
Chúng tôi tiếp tục liên lạc với ông Trần Quốc Hà, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh để phản ánh tình trạng này nhưng ông Hà không có động tĩnh gì. Tương tự, Giám đốc Sở TNMT Võ Tá Đinh cũng im lặng khi chúng tôi đề cập vấn đề trên.
Xem clip cá chết trên bãi biển, giòi bò lúc nhúc:




Lãnh đạo tỉnh ở đâu?
Hơn 2 tuần nay, dân, doanh nghiệp nuôi trồng hải sản ven biển Hà Tĩnh bị thiệt hại nặng, cá tự nhiên chết bất thường đầy bãi biển, người dân hoang mang không dám ăn cá, nhưng không có một lãnh đạo tỉnh nào trực tiếp xuống kiểm tra hay động viên, thăm hỏi.
Ông Nguyễn Công Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục nuôi trồng thuỷ sản thông tin: Lượng cá, tôm, ngao chết do người dân và DN nuôi lên tới khoảng 70 tấn. Còn số lượng cá tự nhiên chết ngoài biển dạt vào không thể thống kê. Thiệt hại lên tới hơn 5 tỷ đồng.
cá chết, cá chết thối, bãi biển, không ai đoái hoài
Xác cá phân hủy nặng.
Ông Lê Minh Đạo, Chánh văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở TNMT; Sở NN, khu Kinh tế Vũng Áng và huyện Kỳ Anh xuống trực tiếp triển khai kiểm tra cụ thể.
''Hiện Bộ TNMT và Bộ NN&PTNT đã vào để lấy mẫu kiểm tra, xác định nguyên nhân cụ thể. Vấn đề cá chết không chỉ ở bờ biển Hà Tĩnh mà xảy ra ở một số tỉnh khác. Lãnh đạo tỉnh có vào trực tiếp chỉ đạo, còn xác định nguyên nhân phải là cơ quan chuyên môn'' - ông Đạo nói.
Tuy nhiên khi PV hỏi lãnh đạo tỉnh nào xuống kiểm tra thì ông Đạo báo bận rồi tắt máy.
cá chết, cá chết thối, bãi biển, không ai đoái hoài
Giòi rơi vãi xung quanh xác cá nằm ươn thối trên cát.
cá chết, cá chết thối, bãi biển, không ai đoái hoài
Trẻ con vùng biển vô tư ăn cơm ở bờ biển đầy cá chết hôi thối.
Trước đó, trả lời báo Lao Động, ông Đạo nói: “Chúng tôi mới có Chủ tịch UBND tỉnh hôm 21/4, còn các phó chủ tịch mới được bầu đang chờ phê duyệt”.
Lãnh đạo xã Kỳ Nam và Kỳ Lợi, nơi cá chết hàng loạt 2 tuần nay lại nói, chưa có lãnh đạo thị xã hay lãnh đạo tỉnh nào trực tiếp đến kiểm tra và động viên người dân.
Hai ngày qua, PV đã cố liên lạc với ông Đặng Quốc Khánh, tân Chủ tịch UBND tỉnh để nắm thêm thông tin, tuy nhiên hàng chục cuộc gọi, nhắn tin, ông Khánh đều không trả lời.
Thiện Lương - Duy Tuấn - Quốc Huy


5.

Thứ Sáu, 22/04/2016 - 10:55









































































































































Dân trí Trong nỗ lực truy tìm nơi phát tán độc tố khiến cá biển chết hàng loạt, một số ngư dân tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) đã tự trang bị phương tiện, lặn tìm và phát hiện một đường ống xả thải phun ra thứ nước vàng đục, hôi thối.


 >> Vụ cá chết hàng loạt tại biển miền Trung: Nghiêm cấm người dân ăn cá chết
 >> Cá chết rải đầy bờ biển, dân nghi bị nhiễm chất độc

Theo thông tin PV Dân trí có được, một trong những người tham gia lặn xuống biển Vũng Áng truy tìm đường ống xả thải của KCN Formosa là anh Nguyễn Xuân Thành (36 tuổi, trú tại phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Sau nhiều thời gian truy tìm, anh Thành và các ngư dân đã tìm thấy một đường ống xả thải cắm sâu xuống lòng biển đang phun ra thứ nước vàng đục, có mùi hôi thối.

Vị trí được nhiều ngư dân Kỳ Anh khẳng định là chôn đường ống xả thải. Tại đây, đường ống đã được vùi lấp sâu dưới lòng đất.
Vị trí được nhiều ngư dân Kỳ Anh khẳng định là chôn đường ống xả thải. Tại đây, đường ống đã được vùi lấp sâu dưới lòng đất.
Theo miêu tả của anh Thành thì đường ống có đường kính khoảng 1,1m được làm bằng sắt rất chắc chắn, phía cuối đường ống có nối với 3 ống nhỏ, mỗi đoạn đường ống nhỏ dài 2m, đường kính khoảng 40cm. Điểm cuối của ống nhỏ này được bịt bằng van cao su kiểu lưỡi gà (nước trong ống chỉ có thể chảy ra, nước ở ngoài không thể chui vào). Ống này kéo dài vào bờ biển, được vùi dưới cát và nối với khu công nghiệp.
“Vào thời điểm phát hiện, tôi thấy đường ống này phun nước rất mạnh. Nước phun từ đường ống ra có màu vàng đục, nhừa nhựa, có mùi hôi thối, ngửi cảm thấy rất ngạt thở”, anh Thành nói.
Anh H., thành viên của một công ty chuyên trục vớt tàu thuyền đóng tại xã Kỳ Lợi, người cũng đã lặn và xác nhận về đường ống xả thải nói trên, cung cấp thêm thông tin: “Đường ống xả này chạy dọc theo bờ tường rào của Formosa về phía xã Kỳ Lợi. Đến sát mép biển, đường ống chôn sâu dưới đất chạy thẳng ra biển. Vị trí cuối cùng của đường ống xả thải này nằm cách bờ biển khoảng 2km. Tôi đã xuống đó ít nhất 3 lần, và rất nghi ngờ đường ống này đã tuồn chất độc ra biển”- anh H. nói.

Anh H, người đã 3 lần lặn xuống khu vực ống xả thải nghi ngờ nguồn nước từ đường ống này là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt.
Anh H, người đã 3 lần lặn xuống khu vực ống xả thải nghi ngờ nguồn nước từ đường ống này là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt.
Theo anh H, vị trí cuối cùng của đường ống xả thải này nằm cách bờ biển khoảng 2km.
Theo anh H, vị trí cuối cùng của đường ống xả thải này nằm cách bờ biển khoảng 2km.
Sau khi phát hiện ra đường ống trên, cả anh Thành, anh H. đều đã thông tin cho Đồn Biên phòng Đèo Ngang (thuộc Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh); đồng thời vẽ lại hồ sơ cùng vị trí của đường ống dưới lòng biển.
Trung tá Nguyễn Khắc Minh, Đồn phó Đồn Biên phòng Đèo Ngang cho biết đơn vị này đã nhận được thông tin về một đường ống xả thải khổng lồ được nối liền từ khu vực Formosa ra đáy biển, như anh Thành đã trình báo.
“Hiện chúng tôi đã trình báo vụ việc này cho cấp trên là Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh biết và đang chờ ý kiến chỉ đạo”, Trung tá Minh nói.
Trao đổi với báo chí, ông Phạm Khánh Ly ngày 21/4, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, ông cũng đã nhận được thông tin trình báo của người dân địa phương về đường ống xả thải nói trên, đồng thời cho biết, sắp tới sẽ trình báo thông tin có một đường ống xả thải nối liền từ Khu kinh tế Vũng Áng ra biển như ngư dân phản ánh cho Bộ NN-PTNT biết để xin ý kiến chỉ đạo; đồng thời sẽ yêu cầu các cơ quan chức năng của Hà Tĩnh vào cuộc điều tra, tìm hiểu rõ về vụ việc.
Văn Dũng - Tiến Hiệp
http://dantri.com.vn/xa-hoi/vu-ca-chet-hang-loat-ngu-dan-tu-lan-bien-truy-tim-nguon-xa-thai-doc-2016042210520221.htm


4.


Kiểm tra thông tin 'ống xả thải khổng lồ dưới biển Vũng Áng'

 - Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình vừa giao Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh và các cơ quan liên quan kiểm tra, làm rõ các thông tin nghi vấn ống xả thải khổng lồ dưới biển Vũng Áng.
Hôm nay, VPCP có công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về hiện tượng hải sản chết bất thường tại các tỉnh ven biển từ Hà Tỉnh đến Thừa Thiên - Huế.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình, Vũng Áng, cá chết hàng loạt
Nghi vấn ống xả thải khổng lồ dưới biển Vũng Áng làm cá chết hàng loạt
Nếu thông tin này đúng, Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, đồng thời đề xuất giải pháp xử lý, khẩn trương báo cáo Thủ tướng.
Ngay khi sự việc xảy ra, Bộ NN&PTNT đã lập đoàn đi kiểm tra và lấy mẫu phân tích để tìm ra nguyên nhân cá chết hàng loạt.
Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà cũng chỉ đạo gấp rút làm rõ nguyên nhân gây hiện tượng cá chết hàng loạt tại cuộc họp khẩn với các cơ quan chức năng liên quan mới đây.
Thông tin mới nhất, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT) Nguyễn Thị Phương Dung cho biết: 10 ngày tới mới có kết quả phân tích, xét nghiệm các mẫu vật lấy từ các tỉnh ven biển đang có cá chết hàng loạt.
Chiều mai (23/4), Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Hà Tĩnh sẽ chủ trì họp với các ngành chức năng 4 tỉnh (từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế).
T.Hằng - D.Tuấn
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/300980/kiem-tra-thong-tin-ong-xa-thai-khong-lo-duoi-bien-vung-ang.html



3.


Đại nạn cá chết, hậu quả lan ra đến Hà Nội

 Người dân Hà Nội hoang mang, không dám ăn hải sản đông lạnh vì sợ mua nhầm phải cá chết độc hại ở vùng biển miền Trung. Trong khi đó, tiểu thương chợ lẻ cũng sợ ế ẩm nên tạm thời hạn chế nhập và ngừng bán một số loại hải sản đông lạnh.

Sợ mua nhầm cá biển chết
Khác hẳn ngày thường, mấy hôm nay đi qua mấy hàng hải sản dù được mời chào mua cá, tôm nhiệt tình nhưng bà Trần Lệ Hà ở Tam Trinh (Hoàng Mai, Hà Nội) đều lắc đầu, chỉ dừng chân lại một hàng cá nước ngọt bán mấy loại cá rô phi, cá chép, trắm vẫn còn đang bơi trong chậu để chọn mua.
Bà chia sẻ, gia đình bà thích ăn các loại thủy hải sản, trong đó cá biển luôn được ưu tiên vì đây là nguồn đánh bắt ngoài biển an toàn hơn là mấy loại cá tôm được dân nuôi có tồn dư kháng sinh độc hại. Thế nhưng, khi nghe thông tin cá biển nuôi lồng và cá biển tự nhiên chết hàng loạt tại miền Trung thì bà hết sức hoang mang, sợ đi chợ mua nhầm phải những loại cá biển chết đó về ăn.
cá biển chết, biển miền trung, cá biển chết ở miền trung, cá nhiễm độc, dân không dám ăn, tiểu thương ngừng bán, chợ đầu mối
Sau khi có thông tin cá biển chết hàng loạt ở miền Trung, dân Hà Nội bắt đầu e dè khi mua các loại hải sản đông lạnh
“Dù chưa xác định được nguyên nhân vì sao cá biển lại trắng bờ biển miền Trung. Song, tôi nghĩ dù chết vì nhiễm độc hay không thì cũng không nên ăn cá chết”. Bà Hà nói và cho biết, đi chợ giờ mà mua hải sản đông lạnh thì khó phân biệt, chỉ sợ tiểu thương trà trộn loại cá chết ở biển miền Trung vào bán cho người dân kiếm lời.
Thế nên, để yên tâm hơn, bà Hà tạm thời dừng mua các loại thủy hải sản, chỉ ăn các loại cá, tôm nước ngọt.
Chị Kiều Thị Loan ở Kim Mã Thượng (Ba Đình, Hà Nội) cũng chia sẻ: “Đọc báo thấy thông tin cá chết trôi dạt vào bờ biển được dân thu gom đem bán tại các chợ ở miền Trung mà tôi rùng mình nghĩ, nhỡ các đầu mối buôn bán nhập loại cá chết này rồi đem ra chợ tiêu thụ lừa người dân thì vô cùng nguy hiểm.
“Bây giờ đi chợ tôi tuyệt đối không mua các đồ hải sản đông lạnh ăn. Kể cả các loại hải sản như: tôm, cua, mực, cá… biển có xuất xứ từ miền Bắc, miền Nam”, chị nói.
Theo chị Loan, ra chợ mà hỏi nguồn gốc xuất xứ của các loại hải sản thì đố có ai nhận mình đang bán hải sản được lấy từ Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, đảm bảo ai cũng nói mình lấy từ Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa…
“Không biết chắc chắn được nguồn gốc hải sản nên tránh không ăn vẫn là an toàn nhất. Chứ cố mua về ăn rồi đùng một cái cả nhà bị ngộ độc thì lại tiền mất tật mang”, chị Loan lo lắng.
cá biển chết, biển miền trung, cá biển chết ở miền trung, cá nhiễm độc, dân không dám ăn, tiểu thương ngừng bán, chợ đầu mối
Lượng tiêu thụ các loại hải sản tại chợ đầu mối giảm mạnh 
Thực tế, sau khi xuất hiện thông tin cá biển chết trôi dạt trắng bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, bà mẹ tỏ ra bất an, không biết làm sao để phân biệt được cá biển chết với cá biển đông lạnh. Để chắc ăn, nhiều người tuyên bốn trong thời gian tới sẽ không ăn hải sản đông lạnh vì sợ mua nhầm cá biển chết.
Sợ ế, tiểu thương cũng ngừng bán
Tại các chợ đầu mối cũng như tại các chợ dân sinh Hà Nội vào sáng ngày 22/4, các loại cá nước ngọt, tôm tươi sống vẫn được buôn bán và tiêu thụ bình thường. Tuy nhiên, với các loại hải sản đông lạnh thì sức mua đã giảm rõ rệt.
Anh Tú, một đầu mối chuyên bỏ sỉ tôm ở chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) cho biết, trước đó một ngày anh vẫn xuất buôn cả 2-3 tạ tôm sú ngất (tôm chết ướp đá)/đêm, nhưng đến sáng sớm nay số lượng tôm ngất bán ra giảm mạnh.
cá biển chết, biển miền trung, cá biển chết ở miền trung, cá nhiễm độc, dân không dám ăn, tiểu thương ngừng bán, chợ đầu mối
Tại chợ, chỉ có lượng cá, tôm nước ngọt là vẫn tiêu thụ bình thường
“Một số mối quen ngày thường vẫn nhập cả tôm sống và tôm ngất thì nay đến lấy nhập hàng họ chỉ nhập tôm tươi sống vẫn còn bơi trong bể. Riêng tôm ngất họ nói bán ế, không có người mua do dân không dám ăn vì sợ ngộ độc”, anh Tú cho hay.
Chị Phan Thúy Hằng, một đầu mối chuyên đổ buôn các loại mực, bạch tuộc và cá biển đông lạnh tại chợ đầu mối Long Biên cũng cho hay, lượng hàng xuất buôn cho các mối chợ lẻ hôm nay đã giảm một nửa.
“Hải sản này tôi toàn nhập ở Hải Phòng, Quảng Ninh, không có hải sản ở miền Trung. Vậy mà, các tiểu thương chợ lẻ vẫn bảo, dân sợ mua phải hải sản chết ở miền Trung nên tuyệt đối không ăn bất cứ loại hải sản nào. Do đó, họ có nhập về cũng rất khó bán”, chị Hằng nói.
Các tiểu thương thừa nhận, dù hải sản là mặt hàng được tiêu thụ mạnh vào mùa hè nhưng hiện nay lại gặp phải tình trạng ế ẩm. Nguyên nhân được xác định chính là do tâm lý bất an, sợ mua nhầm phải hải sản chết ở biển miền Trung về ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
“Các loại thủy sản vẫn bán bình thường. Nhưng riêng hải sản đông lạnh gồm: mực, tôm, cá… hôm nay khó bán hơn. Mời khách mua hàng mà ai cũng lắc đầu từ chối”. Chị Nguyễn Thị Luận, bán cá tại chợ Đại Từ nói.
“Cứ đà này thì mai chỉ nhập các loại thủy sản nước ngọt, hải sản thôi không nhập nữa vì nhập về không bán được lại lỗ to”, chị Luận cho hay.
Chiều ngày 21/4, Bộ NN-PTNT chỉ đạo nghiêm cấm người dân không được sử dụng các loại cá biển chết làm thực phẩm dưới mọi hình thức.
Ông Trần Quang Trung - Phó Chủ tịch Hiệp Hội Khoa học kỹ thuật ATTP VN cho biết, người dân có thể phân biệt cá biển được đánh bắt dù đã chết nhưng còn tươi, chưa bị ươn, thối sẽ có các dấu hiệu như mang hồng, miệng cá ngậm, vây hoặc da cá sáng bóng, vẩy không rơi rụng, mắt cá lồi, trong suốt. Cá ươn sẽ có mùi hôi, miệng sẽ mở to, bụng phình, mềm, mắt đục, lõm vào trong, vẩy rơi rụng, thịt mềm, ấn vào sẽ bị lõm xuống không đàn hồi.
Lưu Minh
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/300917/dai-nan-ca-chet-hau-qua-lan-ra-den-ha-noi.html

2b.

Thứ Sáu, 22/04/2016, 22:13:22
 Font Size:     |        Print
 

 Font Size:     |  
NDĐT - Ngày 22-4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc tại Hà Tĩnh, kiểm tra tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị thời gian qua, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới. Cùng đi có các đồng chí: Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế T.Ư; Nguyễn Văn Nên, Bí thư T.Ư Đảng, Chánh Văn phòng T.Ư; đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành cơ quan T.Ư.
Tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của Tỉnh ủy, Tổng Bí thư đã nghe đồng chí Lê Đình Sơn, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đại biểu dự buổi làm việc, báo cáo, thảo luận việc tổ chức thực hiện các chương trình công tác lớn của tỉnh. Tổng Bí thư vui mừng trước những kết quả mà Hà Tĩnh đạt được: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt hơn 18%. GRDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 12 triệu đồng, đến năm 2015 đạt 39 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo từ 12,7%, năm 2010 giảm còn 5,8% vào năm 2015. Chỉ số sản xuất công nghiệp hằng năm tăng cao, năm 2015 là 37%. Tỉnh hiện có hai khu kinh tế, 19 khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thu hút 446 dự án đầu tư trong và ngoài nước, với tổng số vốn đăng ký hơn 49.700 tỷ đồng và hơn 21 tỷ USD. Khu kinh tế Vũng Áng từng bước trở thành trung tâm công nghiệp nặng lớn nhất khu vực Đông - Nam Á, với các sản phẩm chủ lực là thép, nhiệt điện và dịch vụ cảng biển.
Tổng Bí thư đánh giá cao phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh, như giá trị đạt bình quân hơn 70 triệu đồng/ha/năm, tăng 26 triệu đồng so với năm 2010. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt và đạt kết quả rõ nét. Đã có hơn 11.000 mô hình sản xuất kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng đến 80 tỷ đồng/năm; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được quan tâm đầu tư, nâng cấp; có 52 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 22,6%), không còn xã đạt dưới tám tiêu chí. Các loại hình doanh nghiệp và hợp tác xã phát triển nhanh, bình quân mỗi năm thành lập mới hơn 450 doanh nghiệp; đến cuối năm 2015, toàn tỉnh có hơn 5.000 doanh nghiệp, gần 1.200 hợp tác xã và 2.200 tổ hợp tác. Kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp, hoàn thiện, nhất là hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng giao thông, thủy lợi.
Tổng Bí thư cho rằng, công tác cải cách hành chính của tỉnh có nhiều chuyển biến trên các nội dung gắn với tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu. Đã thực hiện tốt nội dung mục tiêu cắt giảm 1/3 thành phần hồ sơ, 1/2 thời gian giải quyết hồ sơ thủ tục cho người dân và doanh nghiệp. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và tính tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng lên; chất lượng sinh hoạt Đảng có nhiều chuyển biến, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; đoàn kết, thống nhất trong Đảng được tăng cường. Các quy định về công tác cán bộ tiếp tục được cụ thể hóa rõ hơn theo hướng mở rộng dân chủ, khách quan, minh bạch, bảo đảm quy trình.
Tuy nhiên, Tổng Bí thư đồng tình với nhiều ý kiến cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhưng chưa bền vững, phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư FDI. Phát triển công nghiệp mới tập trung chủ yếu vào Vũng Áng, cần ưu tiên nhiều hơn cho khu vực miền tây tỉnh. Quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng cơ bản, tài nguyên, môi trường còn hạn chế. Không nên tập trung quá nhiều cho một vài nhà đầu tư. Vấn đề nguồn nhân lực cần có giải pháp chủ động.
Phát biểu ý kiến kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, những năm qua, Hà Tĩnh phát triển đúng hướng phù hợp với chủ trương của Trung ương và điều kiện cụ thể địa phương, tạo được bộ mặt mới, cục diện mới, đời sống mới đáng mừng. Có những vùng đất khô cằn khó khăn nay đã hình thành khu kinh tế lớn, tầm cỡ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hạ tầng nông thôn, đô thị được xây dựng mới. Tỉnh đã chú trọng phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển nông nghiệp trình độ cao; quy hoạch phát triển vùng cát trắng thành vùng rau quả củ xanh tốt. Mô hình kinh tế hợp tác, liên doanh liên kết trong phát triển kinh tế- xã hội được coi trọng. Cùng với phát triển kinh tế, Hà Tĩnh làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn hiệu quả. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội luôn bảo đảm; công tác đối ngoại thực hiện tốt.
Khẳng định Hà Tĩnh đã có nhiều đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm và đạt những kết quả quan trọng, Tổng Bí thư lưu ý không được chủ quan, vì còn nhiều công việc phải làm với yêu cầu ngày càng cao, còn nhiều khó khăn thử thách.
Về phương hướng, nhiệm vụ tới, Tổng Bí thư đề nghị Hà Tĩnh tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất; đổi mới quyết liệt, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng. Phấn đấu để Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Muốn thế, trước hết, Hà Tĩnh cần nhận thức đầy đủ và phát huy cao nhất truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương cách mạng kiên cường trong công cuộc đổi mới. Coi đó là nguồn lực tinh thần quý giá, để tạo sức mạnh đoàn kết, gắn bó đi lên; tiếp tục xây dựng nội bộ đoàn kết thống nhất. Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Hà Huy Tập (24-4- 1906- 24-4- 2016) là dịp khơi dậy truyền thống vẻ vang đó.
Tổng Bí thư đề nghị Hà Tĩnh tiếp tục rà soát quy hoạch phát triển tổng thể, xác định rõ khâu đột phá, vùng động lực, nhưng không chỉ chú trọng vào một vùng. Cần có chiến lược phát triển cho các vùng đồng bộ, hài hòa. Phải đi bằng “hai chân”, phát triển cả công nghiệp và nông nghiệp; chú trọng cả du lịch, dịch vụ và kinh tế biển. Để thực hiện tốt các mục tiêu nhiệm vụ đó Hà Tĩnh phải quan tâm, làm tốt hơn nữa việc đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong điều kiện mở cửa và hội nhập quốc tế.
Đặc biệt Tổng Bí thư nhấn mạnh, các tổ chức đảng Hà Tĩnh cần làm mạnh công tác Đảng, chăm lo xây dựng hệ thống chính trị, tiếp tục thực hiện thật kiên trì, thật tốt Nghị quyết T.Ư 4 khóa XI về xây dựng Đảng gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; xây dựng tổ chức bộ máy, xây dựng con người, đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chống phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân.
Tổng Bí thư tin tưởng với truyền thống đoàn kết, thống nhất, Đảng bộ Hà Tĩnh sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Trước đó, buổi sáng cùng ngày, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác đã đi kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp và tiến độ triển khai một số công trình, dự án trọng điểm: Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh tại Khu kinh tế Vũng Áng; Dự án rau củ quả tại xã Thạch Văn và khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thôn Tân Văn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà.
BẮC VĂN, THÀNH CHÂU
http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/29391002-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tham-lam-viec-tai-ha-tinh.html





Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kiểm tra sản xuất tại Hà Tĩnh


(Baohatinh.vn) - Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hà Tĩnh, sáng nay (22/4), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác của Trung ương đã đi kiểm tra mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, khu dân cư mẫu nông thôn mới và tiến độ Dự án Formosa Hà Tĩnh.
Cùng đi có các đồng chí: Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Văn Nên - Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Nguyễn Thanh Bình - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương. Về phía tỉnh Hà Tĩnh có các đồng chí: Lê Đình Sơn - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đặng Quốc Khánh - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Dương Tất Thắng - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác đã đến thăm một số công trình, nhà máy thuộc Dự án Khu liên hợp gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh (FHS). Đây là dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 10,5 tỷ USD.
Theo báo cáo của FHS, đến nay, một số hạng mục như: nhà máy sản xuất thép, cầu cảng, nhiệt điện… đã đi vào hoạt động sản xuất, đạt công suất, chất lượng thiết kế. Tháng 12/2015, FHS đã cho ra lò sản phẩm thép cuộn cán nóng đầu tiên và đến nay đã có hơn 7.000 tấn thép cuộn được xuất ra thị trường trong và ngoài nước.
Dự kiến, tháng 6/2016 sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động lò cao số 1. Khi đi vào hoạt động, đây sẽ là nhà máy luyện gang thép lớn nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện nay.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác tham quan Dự án trồng rau, củ, quả công nghệ cao trên cát hoang hóa tại xã Thạch Văn (Thạch Hà) của Mitraco Hà Tĩnh. Dự án có quy mô 120 ha, hiện đang sản xuất 32 loại rau, củ, quả, trong đó xác định 12 loại chiến lược, có giá trị kinh tế cao.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao ý chí, quyết tâm của cán bộ, kỹ sư, công nhân Mitraco Hà Tĩnh. Họ đã biến vùng cát trắng, khô cằn thành một vùng trồng rau sạch chất lượng cao. Điều này minh chứng cho ý chí, quyết tâm đổi mới tư duy cộng với áp dụng tiến bộ KHKT, con người đã chinh phục thiên nhiên, làm nên điều kỳ diệu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác thăm bà con nhân dân ở khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu Tân Văn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà.
Tổng Bí thư vui mừng trước sự đổi thay của vùng quê NTM nơi đây. Tổng Bí thư cho rằng, đây là những minh chứng của cách làm sáng tạo của Hà Tĩnh, thể hiện qua những khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu từ đó tạo ra nhiều miền quê đáng sống.
Tổng Bí thư mong muốn bà con Tân Văn phát huy kết quả đạt được, tiếp tục chung tay xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, tăng cường mối đoàn kết trong cộng đồng dân cư, cùng nhau xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Chiều nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác của Trung ương có buổi làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh.

Báo Hà Tĩnh sẽ cập nhật thông tin về chuyến thăm và làm việc tại Hà Tĩnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.





2

'Độc tố rất mạnh mới giết nhiều cá đến thế'

- Vụ phó Vụ Nuôi trồng thuỷ sản nhận định, phải có độc tố rất mạnh mới làm cá chết nhiều như vậy.
Sợ ngộ độc không dám ăn
Chị Nguyễn Thị Mai (SN 1987) ở tiểu khu 4, phường Nam Lý, TP Đồng Hới (Quảng Bình) kể: “Mấy ngày nay tôi ốm, không đi chợ được nên nhờ mẹ đi. Bà mua cả cân cá phèn về nhưng tôi phải mang đi đổ, không dám ăn vì sợ ngộ độc”.
cá chết trắng bờ biển

cá chết trắng bờ biển
Cá chết trôi dạt vào biển Vũng Chùa, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình
Vừa gom những con cá chết trôi dạt vào bờ biển Nhật Lệ, chị Nguyễn Thị Mỹ (55 tuổi) nhân viên môi trường thuộc các bãi tắm TP Đồng Hới cho hay, chị làm nghề này đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ phải dọn dẹp nhiều cá chết như những ngày gần đây.
“Những ngày đầu, thấy cá lờ đờ gần bờ nên chồng tôi có vớt về ăn, sau đó còn đem muối. Nhưng được một ngày thì thấy con cá tím đen lại, sợ quá nên lại đem đổ đi”, chị Mỹ nói.
cá chết trắng bờ biển

Ngày thường, chợ cá Đồng Hới tấp nập kẻ bán người mua nhưng nay không ai ngó ngàng. Cá chất đống, màu bợt bợt.
“Đã mấy ngày rồi không bán được, cuối buổi chợ đành phải mang đổ đi. Nguồn sống của nhà tôi là ở cái hàng cá này, giờ nghỉ thì lấy gì mà sống” - chị bán cá Trần Thị Hoa rầu rĩ.
Ngày thường, mú đỏ, mú đen có giá gần 200 ngàn/kg, giờ hạ xuống 50-60 ngàn cũng không ai mua.
cá chết trắng bờ biển
Chợ cá người bán nhiều hơn người mua
Khổ nhất vẫn là ngư dân. Thay vì ra biển đánh cá như mọi ngày, anh Trần Quang Dương ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch đang sửa sang lại phương tiện đánh bắt.
“Làm nghề biển mấy chục năm nay nhưng chưa bao giờ tôi thấy cá chết nhiều như thế này. Tôi cũng không đi đánh cá nữa, vì đánh về chẳng ai mua. Không đi biển, tôi cũng không biết làm gì để nuôi sống gia đình” - anh nói.
Vượt ngoài tầm 1 tỉnh
Trước hiện tượng chưa từng có - cá chết trắng bờ biển một loạt tỉnh miền Trung - Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT đã lập các đoàn kiểm tra.
cá chết trắng bờ biển
Nhân viên môi trường dọn dẹp cá chết ở bờ biển Nhật Lệ
Hà Tĩnh là nơi xuất hiện cá chết đầu tiên, sau đó lan tới Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Hà Tĩnh cũng là nơi có khu kinh tế Vũng Áng với nhiều nhà máy hoạt động, bị nghi là nguồn cơn sự việc.
Tại cuộc làm việc với đại diện Vụ Nuôi trồng thuỷ sản (Bộ NN&PTNT) chiều qua, lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Tĩnh cho biết: Hiện các kết quả quan trắc của các cơ quan chức năng đã có kết quả ban đầu, tuy nhiên sự việc này đã vượt ngoài tầm của 1 ngành, 1 tỉnh.
cá chết trắng bờ biển

“Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc (thuộc Bộ NN&PTNT) cho rằng, hiện tượng cá chết hàng loạt, trôi dạt vào bờ biển và do 'nguồn nước bị nhiễm độc' chứ không phải do vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên độc tố đó là gì thì vẫn chưa rõ. Hiện chúng tôi đang chờ kết quả từ Viện Hàn lâm khoa học VN, phải biết chính xác độc tố gì thì mới tìm ra nguyên nhân sự việc”, lãnh đạo Sở NN&PTNT cho biết.
Ông Phạm Khánh Ly, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thuỷ sản (Bộ NN&PTNT) cho biết: “Theo thông tin chúng tôi nắm được, thuỷ hải sản chết tập trung vào thời điểm thuỷ triều lên, thế nên việc không lấy được mẫu nước tại thời điểm đó để quan trắc, xét nghiệm thì khó có thể tìm ra nguyên nhân chính xác. Phải có độc tố gì đó rất mạnh mới làm cá chết nhiều và ảnh hưởng tới nhiều tỉnh như vậy”.
Hải Sâm - Quang Thành - Thiện Lương
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tam-diem/300544/doc-to-rat-manh-moi-giet-nhieu-ca-den-the.html



1.


Cá chết trắng biển miền Trung, nghi nhiễm độc từ Vũng Áng

 - Dọc bờ biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, cá chết hàng loạt, trôi dạt vào bờ biển nhiều ngày qua.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh cho biết, tình trạng cá chết hàng loạt xuất hiện chủ yếu tại vùng bờ biển các xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà, Kỳ Ninh (thị xã Kỳ Anh).
cá chết trắng biển, miền Trung, nước nhiễm độc, Vũng Áng, cá chết bất thường
Cá chết hàng loạt ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh
Không chỉ thế, số lượng lớn cá đặc sản nuôi lồng (cá mú, cá hồng…) của người dân địa phương cũng “bỗng dưng” chết bất thường.
Tại Quảng Bình, người dân vùng biển đang hoang mang trước hiện tượng cá biển chết hàng loạt, trôi dạt vào bờ.
Trước đó, từ ngày 10-14/4, người dân đã phát hiện ra tình trạng này ở các vùng biển thuộc xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch) rồi lan dần xuống các bờ biển thuộc huyện Bố Trạch, Lệ Thủy và cửa biển Nhật Lệ.
Cũng giống như Hà Tĩnh, theo phản ánh của người dân địa phương ven biển Quảng Bình, ngoài cá chết hàng loạt từ biển dạt vào. Cả tấn cá đặc sản nuôi trong lồng cũng chung hoàn cảnh.
cá chết trắng biển, miền Trung, nước nhiễm độc, Vũng Áng, cá chết bất thường
cá chết trắng biển, miền Trung, nước nhiễm độc, Vũng Áng, cá chết bất thường
Người dân ven biển Gio Linh, Vĩnh Linh (Quảng Trị) vớt được hàng tấn cá chết trôi dạt mỗi ngày, có con nặng hơn 10kg
Ông Hoàng Viết Thông, Chi cục phó Chi cục Khai thác & bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình nói: "Cơ quan chức năng đã lấy mẫu nước biển và cá biển chết để làm rõ tình trạng bất thường".
Tương tự, người dân tại vùng ven biển Cửa Việt, Cửa Tùng (huyện Gio Linh và Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) cũng vớt được hàng tấn cá trôi dạt vào bờ biển.
Một người dân tại thị trấn Cửa Tùng cho biết, hiện tượng này xảy ra từ đầu tháng 4, gần đây bỗng nhiên tăng vọt.
Lúc đầu thấy cá chết nhỏ lẻ, họ vớt về ăn mà không nghĩ đến nguyên nhân. Khi cá chết hàng loạt, bà con phải vớt về cho lợn hoặc bán ra chợ với giá 2 nghìn đồng/kg. Trong khi đó, những loại cá này bình thường đánh bắt được, ngư dân bán từ 150 - 200 nghìn đồng/kg.
cá chết trắng biển, miền Trung, nước nhiễm độc, Vũng Áng, cá chết bất thường
Người dân gom cá chết tại Quảng Trị
Người dân vùng ven biển Thừa Thiên - Huế cũng đang hoang mang. Ông Thảo (55 tuổi, trú thôn Bình An, xã Lộc Vĩnh, Phú Lộc) cho hay, hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra cách đây đã 1 tuần. Ban đầu, chỉ có cá, tôm, mực, cua biển chết rồi dạt vào bờ biển. Nhưng cách đây 3 ngày, khi mực nước thủy triều dâng tràn vào cửa sông thì các loài cá nước lợ cũng bắt đầu chết theo.
Do nước bị nhiễm độc?
Sở NN&PTNT Quảng Bình hôm nay cho biết đã gửi công văn cho Bộ NN&PTNT, Bộ KH-CN, Bộ TN-MT cùng lãnh đạo UBND tỉnh báo cáo về tình trạng cá chết bất thường trôi dạt vào bờ biển.
cá chết trắng biển, miền Trung, nước nhiễm độc, Vũng Áng, cá chết bất thường
Cá chết ở cửa Lạch Giang, thuộc xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế (Ảnh: Đình Thành)
“Từ kết quả phân tích mẫu nước, mẫu cá chết, nguyên nhân bước đầu được xác định là do nguồn nước bị ô nhiễm, có yếu tố gây độc. Hiện tượng cá chết bất thường là do nước biển bị ô nhiễm ở khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), theo dòng hải lưu Bắc cực - Xích đạo, nguồn nước ô nhiễm ở Hà Tĩnh bị đẩy về phía nam lan vào tận Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và các tỉnh phía Nam” - đại diện Sở NN&PTNT Quảng Bình cho biết.
Tại Thừa Thiên - Huế, kết luận kiểm tra của Sở NN&PTNT cho biết, nguyên nhân cá chết hàng loạt là do pH nước thay đổi đột ngột, chất lượng phú dưỡng (PO4) tăng cao đột ngột khiến cá bị thiếu ô xy cục bộ.
cá chết trắng biển, miền Trung, nước nhiễm độc, Vũng Áng, cá chết bất thường
Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 nằm ngay cảng Vũng Áng
Trước đó, đánh giá về tình trạng cá chết hàng loạt tại biển Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh) sau khi lấy mẫu xét nghiệm, Trung tâm quan trắc Môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc (thuộc Bộ NN&PTNT) cho rằng, hiện tượng cá chết hàng loạt, trôi dạt vào bờ biển và do “nguồn nước bị nhiễm độc” chứ không phải do vi khuẩn gây bệnh.
Kết luận cũng nêu rõ, “yếu tố gây độc trong môi trường nước” tại vùng biển Vũng Áng bắt đầu từ nguồn nước thải chưa được xử lý nhưng được đổ trực tiếp ra sông, biển, gây ô nhiễm nguồn nước, làm cá bị ngộ độc chết.
Được biết tại Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang có rất nhiều nhà máy và bãi than hoạt động, như nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, tổng kho xăng dầu Vũng Áng, tổng kho khí hoá lỏng LPG, khu công nghiệp nặng Formosa.
Sau khi ăn cá vớt trên bờ biển hôm qua, em Trần Thanh Thủy (8 tuổi, xã Quảng Phú, Quảng Trạch, Quảng Bình) bị nôn, tiêu chảy nên đã được người nhà đưa đến trạm y tế xã truyền nước và theo dõi.
Trong khi chờ các cơ quan chức năng xác định độc tố, người dân không nên mua bán, ăn cá chết.
Duy Tuấn - Hải Sâm - Quang Thành
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/300459/ca-chet-trang-bien-mien-trung-nghi-nhiem-doc-tu-vung-ang.html



0.

180 năm ngày thành lập tỉnh Hà Tĩnh



Thứ Ba, 16/08/2011, 08:38:00
 Font Size:     |        Print
 Font Size:     |  
Những ngày này, Hà Tĩnh đang dồn sức đẩy mạnh các hoạt động tiến tới kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh. Trong dòng chảy của lịch sử ấy, 20 năm tái lập tỉnh (1991 - 2011) là một bước ngoặt lớn, làm đổi thay nhanh  chóng đến không ngờ bộ mặt kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh. Trong đó, Vũng Áng là Khu kinh tế (KKT) có "sức hút" mạnh đối với các doanh nghiệp.
Thức dậy một vùng đất nghèo
Trong số hơn 100 DN, nhà đầu tư trong nước và quốc tế được UBND tỉnh Hà Tĩnh và Ban Quản lý KKT Vũng Áng cấp giấy chứng nhận đầu tư thì dự án Khu liên  hợp gang thép và cảng Sơn Dương  của Tập đoàn Formosa (Ðài Loan) là dự án lớn, trọng điểm có tầm chiến lược ý nghĩa quốc gia.
Ðịa điểm triển khai dự án Formosa trải dài trên địa bàn năm xã, là Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Phương, Kỳ Thịnh, Kỳ Lợi (huyện Kỳ Anh) là vùng đất có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất nước.
Hôm 6-7-2008, cả vạn dân trong huyện, đặc biệt là bà con các xã phía nam đổ về xã Kỳ Phương dự lễ động thổ Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương Formosa. Câu nói đầy xúc động của ông Nguyễn Minh Ðức, một người dân gốc xã Kỳ Long: " Lâu nay nghe nói mà chưa thấy chi, bầy tui lo lo, phấp phỏm. Nay được nhìn tận mắt lễ khởi công là bà con vui rồi, sướng rồi. Nhất định dân tôi sẽ đổi đời, quê hương Ðèo Ngang sẽ không phải mang tiếng "đang nghèo" mãi nữa".
Theo cam kết sau hai năm khởi công, huyện Kỳ Anh phải bàn giao hơn 3.000 ha trong đó có hơn 2.300 hộ với khoảng 14.000 dân phải di dời đến năm khu tái định cư mới là cả một cuộc cách mạng lớn.
Xã Kỳ Phương tỷ lệ gia đình phải di dời đông nhất. Bà Lê Thị Nguyện ở thôn Quyết Tiến, tâm sự: Chồng mất sớm, bốn con đã trưởng thành, nay bà có trong tay số tiền đền bù 250 triệu đồng gửi tiết kiệm để dưỡng già và được sống tại khu TÐC khang trang, đầm ấm.
Ông Ðoàn Văn Luận ở xóm Thắng Lợi, cho biết: Mỗi tháng ông được nhận hơn ba triệu đồng tiền lãi từ ngân hàng của khoản tiền 280 triệu đồng được đền bù ruộng thừa mua gạo... Muốn đổi đời thì phải chịu gian khổ, khó khăn ban đầu, thậm chí thiệt thòi một chút, nhưng tương lai chắc chắn con cháu sẽ sung sướng bền lâu.
Khi Quốc hội khóa XIII khai mạc, chúng tôi vào xã Kỳ Liên được chị Nguyễn Thị Cúc Phó Bí thư Ðảng ủy xã dẫn vào thăm bác Nguyễn Xuân Liễu (thường gọi là bác Thanh) tại khu làng mới. Trong căn nhà vững chãi, lợp ngói, tường xây, người cán bộ về hưu đã ở tuổi 83, nhìn lên bàn thờ, trân trọng nói: "Tôi thay mặt tổ tiên, ông bà và cả linh hồn những người xưa sống vất vưởng ở chân núi, bìa rừng, nay được quy tập về trong nghĩa trang sạch đẹp, cảm ơn Nhà nước, cảm ơn dự án. Nhờ dự án mà người sống được đổi đời, dân quê tôi xưa có nằm mơ cũng chưa thấy nhà hai gác. Nay làng xóm ở như phố phường. Ðêm điện sáng  tận vách núi. Câu thơ: "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" xưa, nay phải đọc là... " Hoành Sơn cồn bãi, vạn đại vinh quang..." mới đúng!
Hiện tại chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm mang tầm chiến lược lâu dài, bền vững cho người dân vùng dự án đã được tỉnh triển khai. Số lao động trong vùng được phân loại để có chính sách hợp lý. Lớp thanh niên có sức khỏe, trình độ văn hóa được cam kết ưu tiên tuyển vào các nhà máy trong KKT Vũng Áng. Những người độ tuổi 40-45 có thể tham gia lao động phổ thông trong các nhà máy và tại dự án chăn nuôi, trồng rau sạch ở hồ Tàu Voi. Ðược biết, một dự án đào tạo các ngành nghề dịch vụ khác, học ngoại ngữ cho lao động đi xuất khẩu... dành riêng cho Kỳ Anh đã được tỉnh phê duyệt và sẽ sớm đi vào hoạt động. Số người hết tuổi lao động được tỉnh trợ cấp mỗi tháng 15 kg gạo trong nhiều năm liền.
Biến lời tiên tri thành hiện thực
Formosa là một Tập đoàn lớn, đã có hơn 55 năm thành công trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh tại Ðài Loan, Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam... Năm 2007 tổng doanh thu lên tới gần 70 tỷ USD. Bước đầu Formosa đầu tư vào Hà Tĩnh gần tám tỷ USD cho dự án đa ngành từ luyện thép, cảng nước sâu, hóa dầu, nhiệt điện đến các ngành công nghiệp khác. Dự án có tầm quan trọng đặc biệt, tạo bước đột phá phát triển công nghiệp, tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Tĩnh và các tỉnh trong khu vực; là cơ hội và điều kiện tốt nhất để Hà Tĩnh cơ cấu lại lao động, sắp xếp lại dân cư theo hướng CNH - HÐH. Ðến thời điểm này, phía Dự án đã hoàn thành công tác khoan thăm dò địa chất trên đất liền, trên biển; hoàn chỉnh 5,2 km đê bao quanh khuôn viên dự án, triển khai hút cát san nền 300 ha mặt bằng, giá trị gói thầu lên tới 400 triệu USD. Hiện tại, mặt bằng đã cơ bản san lấp xong, đang triển khai xây dựng khu hành chính gồm chục khu nhà 5 tầng là nơi ăn ở cho 6.000 chuyên gia và cán bộ ở và làm việc; san lấp 150 ha khu vực quy hoạch xây dựng cảng, tiến hành xây bến số 1 và hoàn thành  đường trục chính nối với QL 1A để chuyển vật liệu, đầu tư  45 triệu USD thi công đường ống dẫn nước ngọt dài 15 km từ thượng nguồn Sông Trí về phục vụ dự án.
Ðể chủ động về điện Formosa đang lập đề án xây dựng 10 tổ máy nhiệt với tổng công suất 1.500 MW cung cấp cho dự án.
Ðể đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng ổn định đời sống cho dân, Formosa đã chuyển trả 69 tỷ đồng tiền thuê đất... và cho Hà Tĩnh ứng trước 30 triệu USD trả tiền đền bù. Ngoài ra Dự án còn xây dựng hai hệ thống trường học giá trị 65 tỷ đồng tặng các xã Kỳ Phương và Kỳ Long phục vụ cho con em vùng tái định cư. Nhà đầu tư đã tập trung các nguồn lực, huy động hàng nghìn chuyên gia và công nhân triển khai một cách tích cực các hạng mục công trình, bảo đảm đúng tiến độ cam kết.
Việc triển khai tích cực dự án Formosa đã góp phần quan trọng thu hút đầu tư vào KKT Vũng Áng và vùng phụ cận. Ðến nay, đã có hàng chục dự án thuộc các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, hạ tầng khu công nghiệp, đô thị, nhà hàng, dịch vụ thương mại, sản xuất thực phẩm, rau sạch, đào tạo nghề... đã và đang được tích cực  triển khai, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, nay là Chủ tịch Quốc hội, đã từng dự báo: Giai đoạn một, ngân sách Hà Tĩnh sẽ đạt mức từ 5.000 - 7.000 tỷ. Giai đoạn hai sau năm 2015 nguồn thu ngân sách sẽ trên mười nghìn tỷ đồng/năm.
Ðể có một khu kinh tế Vũng Áng và những dự án tầm cỡ quốc tế như Formosa là công lao của các thế hệ lãnh đạo, sự vào cuộc của toàn Ðảng bộ, quân và dân Hà Tĩnh. Mùa xuân là sự góp sức của nhiều cánh én, song không ai quên công lao của cánh én đầu đàn.
KHẮC HIỂN - VÕ MINH CHÂU
http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/goc-nhin-kinh-te/item/17800702-.html



Ô nhiễm môi trường ở KCN Vũng Áng: Báo động đỏ!

Thứ hai, ngày 26 tháng 10 năm 2015 | 8:20

KTNT - Ô nhiễm môi trường tại Khu công nghiệp cảng Vũng Áng (TX. Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang khiến nhiều doanh nghiệp, cư dân sống trong hoang mang, lo lắng. Thực tế này gióng lên hồi chuông báo động ở các khu công nghiệp lớn của cả nước, bởi nếu không xử lý dứt điểm, những lợi ích chúng ta có được cũng chỉ là bề nổi.
Xả bọt, nước bẩn ra biển từ Nhà máy nhiệt điện Vúng Áng 1.
Theo phản ánh của nhiều người dân, thời gian qua, nguồn nước sạch và nguồn lợi thủy sản ở thôn Hải Phong (xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh) bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguyên nhân là do nguồn nước thải của Nhà máy Nhiệt điện I Vũng Áng gây ra.
Bà con cho rằng, nguồn lợi thuỷ, hải sản đang dần cạn kiệt, không khí cũng ô nhiễm do khói độc, nhiệt độ tăng cao, làm cho cuộc sống của người dân gần như bị đảo lộn. Nguồn nước ở vùng biển này cũng đang bị ô nhiễm do nhà máy nhiệt điện xả nước thải trực tiếp ra biển. Trước đây, khu vực này có bãi biển rất đẹp, ngoài việc là nơi trú ngụ của thuyền bè thì đây còn là  bãi tắm lý tưởng, có thể phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện giờ không ai dám tắm, chỉ cần xuống nước là ngứa, nổi mụn, lở loét khắp người...
Nước xả đen ngòm đọng lại trên đường đi.
Theo ghi nhận của phóng viên, hệ thống nước thải từ nhà máy nhiệt điện xả thẳng ra biển gần khu dân cư thôn Hải Phong với cường độ liên tục, gần như suốt ngày đêm, công suất lớn, nước đục toả ra cả  khu vực rộng lớn, gần như lan ra cả vùng biển cảng Vũng Áng.
Tại cảng biển Vũng Áng, cách bờ khoảng 2km là một màu đen, tạo thành hai làn nước khác biệt và kéo dài bờ cảng. Còn tại miệng hầm cống xả ra từ nhà máy nhiệt điện lại phủ một lớp bọt màu vàng nhạt dày khoảng 20cm, tạo thành từng mảng lớn, trôi theo con nước thủy triều và làn gió.
Nhiều ngư dân cho hay: “Trước đây, chúng tôi chỉ ra cách bờ khoảng 1km là bắt được rất nhiều cá. Nhưng từ khi có nhà máy nhiệt điện, không biết họ xử lý nước thải như thế nào mà thải ra nhiều bọt, làm cá, sinh vật ở đây dần cạn kiệt, chúng tôi phải ra cách bờ khoảng 6-7 hải lý, tức là 12-14km mới đánh bắt được cá. Cũng từ khi nhà máy nhiệt điện thải nước bẩn ra, người dân không dám ra bãi biển tắm như trước nữa”.
Tại bãi chứa than rộng khoảng 30.000m2, than được tập kết thành những khối khổng lồ với độ cao gần 20m mà không hề có bất cứ thiết bị che chắn nào. Doanh nghiệp luôn trong tình trạng cài then chốt cửa bởi bụi tro bay rất khủng khiếp.
Ông Nguyễn Văn Hòa, cán bộ kỹ thuật Công ty cổ phần Khí hóa lỏng miền Bắc, lo lắng, công ty chuyên về lĩnh vực dầu khí, một số vật dụng nếu như để bụi than bám lâu ngày, không bảo quản kịp sẽ tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Ngoài ra, sức khỏe của hàng chục công nhân cũng ảnh hưởng nghiêm trọng. Họ chia sẻ, cứ mỗi buổi sáng ngủ dậy, khi rửa mặt luôn thấy ghèn mắt đen ngòm. “Trong đợt khám sức khỏe vừa rồi, 2 trong số 22 công nhân bị viêm mũi dị ứng, nguyên nhân trực tiếp là do hứng bụi than”, ông Hòa nói.
Bãi xỉ than tạm trữ gần khu dân cư.
Ông Hòa cho biết thêm: “Công nhân công ty đã nhiều lần kiến nghị lên lãnh đạo, Ban giám đốc, gửi công văn lên Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh yêu cầu xử lý ô nhiễm môi trường tại khu vực có bãi tập kết than, để mọi người an tâm sản xuất”. 
Ngoài ra, cung đường vận chuyển than cho nhà máy lại cách trường học chưa đầy 50m, hằng ngày học sinh, giáo viên và người dân ở đây phải hứng chịu bụi than đen bay khắp không khí.
Ông Võ Xuân Ổn, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Hải Phong, chia sẻ: “Người dân đã nhiều lần đề nghị giải quyết dứt điểm thực trạng ô nhiễm, nhưng chúng tôi cũng lực bất tòng tâm, doanh nghiệp chỉ ngưng được vài hôm rồi đâu lại vào đó”.
Ông Võ Tá Đinh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh, cho biết, đã tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân. “Mức độ ô nhiễm ảnh hưởng đến đâu thì phải có đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Khi có kết luận, Sở sẽ thành lập đoàn liên ngành, kiểm tra, xử lý, cần thiết sẽ lấy mẫu để phân tích, đánh giá để có biện pháp xử lý tình trạng này…”, ông Đinh khẳng định.
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh cần sớm vào cuộc, có giải pháp xử lý dứt điểm tình trạng trên nhằm bảo vệ sức khỏe của hàng trăm lao động làm việc tại khu hậu cảng, cũng như trả lại môi trường sống trong lành cho người dân địa phương.
Nhóm PV
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: thomktnt@gmail.com.

http://www.kinhtenongthon.com.vn/O-nhiem-moi-truong-o-KCN-Vung-Ang-Bao-dong-do-122-56145.html

5 nhận xét:

  1. Kình ngư ‘mất tích’ sau công bố bí mật về ống xả thải của Formosa

    TRANG CHỦTHỜI SỰXÃ HỘI23.04.2016 | 16:34 PM
    Sau khi thông tin về sự tồn tại và ống xả thải của Formosa, 'kình ngư' Nguyễn Xuân Thành đã đột nhiên rời khỏi địa phương.

    Trả lờiXóa
  2. Dân mời Phó Chủ tịch Hà Tĩnh "xơi" cá, tắm biển Vũng Áng

    24/04/2016 - 19:10 (GMT+7)

    Độc giả bức xúc khi Phó Chủ tịch Hà Tĩnh cho rằng dân có thể yên tâm ăn cá và tắm biển Vũng Áng.

    Trả lờiXóa
  3. Chân dung vị ‘đại gia’ Formosa và những tai tiếng để đời ở Việt Nam
    2016-04-24T20:48:20+07:00
    Tập đoàn Formosa được biết đến là một trong những nhà sản xuất nhựa lớn nhất châu Á. Tuy nhiên mới đây, công ty Formosa ở Hà Tĩnh đang dính nghi án xả thải khiến cá chết hàng loạt ở vùng biển.

    Trả lờiXóa
  4. 22.

    Lãnh đạo Formosa cúi đầu xin lỗi người dân Việt Nam
    26/04/2016 15:30 GMT+7
    - Đúng 15h30 chiều nay, lãnh đạo công ty TNHH gang thép Hưng nghiệp Formosa (FHS) Hà Tĩnh tổ chức họp báo về nghi vấn xả thải không qua xử lý, có chứa hoá chất làm cá chết ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị.

    Trả lờiXóa
  5. 23.

    Thêm 5 thợ lặn ở vùng biển Formosa vào viện

    Hoàng Phúc | 26/04/2016 17:09

    Trong khi đang chờ kết quả giám định pháp y để tìm nguyên nhân cái chết bất thường của một thợ lặn sau khi lặn xuống biển để xây dựng đê chắn sóng ở cảng Sơn Dương (Vũng Áng, Hà Tĩnh), thì có thêm 5 thợ lặn khác cũng phải vào viện để kiểm tra sức khỏe, vì có dấu hiệu tương tự.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.