Bác Đức đã nói rất rõ rằng: "Thơ và Truyện Kiều là phát sinh trong đám mù chữ và ít học". Bác cũng đã nói: "Truyện Kiều là chiếc cọc tre để đám ốc vặn lạc hậu bu vào hát hợp ca. Nhưng tiếc thay làm gì biết hòa âm mà hát bè?!".
Home
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-du. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-du. Hiển thị tất cả bài đăng
23/11/2018
Đúng như hẹn, chúng tôi đang du lãng ở quê nhà Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Du
Đã hẹn ở đây (tháng 10 năm 2018).
Chúng tôi đang ở đường Trần Phú (thành phố Hà Tĩnh). Ở chỗ nghỉ chân, việc vào Giao Blog có chút khó khăn. Lúc đầu không vào được. Rồi kiên nhẫn một chút, chỉ cần cho chạy lại đúng đường link bình thường thôi, thì blog hiện ra. Nhưng được dăm phút, thì lại chập chờn, cứ lúc được lúc không.
Chúng tôi đi từ Hà Nội vào, xuống huyện Nghi Xuân, tham bái cả hai nơi nhà cũ của Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Du (chỉ cách nhau chút ít), rồi mới ra thành phố Hà Tĩnh. Lúc ấy, trời cũng đã nhá nhem, gần giống với thời gian của cuộc du lãng Nghệ An năm ngoái (ở đây, tháng 12 năm 2017).
Chúng tôi đi từ Hà Nội vào, xuống huyện Nghi Xuân, tham bái cả hai nơi nhà cũ của Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Du (chỉ cách nhau chút ít), rồi mới ra thành phố Hà Tĩnh. Lúc ấy, trời cũng đã nhá nhem, gần giống với thời gian của cuộc du lãng Nghệ An năm ngoái (ở đây, tháng 12 năm 2017).
Đang còn loay hoay với bàn phím, thì thấy Huy Đức Osin xuất hiện. Hóa ra, một lúc sau thì biết, bác ấy người Hà Tĩnh (quê nhà ở huyện Thạch Hà), nên được một người bạn trong ban tổ chức mời về tham dự cuộc ngày mai. Mình vào chỗ nghỉ chân trước Huy Đức độ mấy chục phút.
31/05/2017
Đánh giá của học giả Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan về Truyện Kiều trong 10 năm trở lại đây
Đọc cái tên của bài viết, tự nhiên giật mình một cái.
Vì một lúc mới hiểu nghĩa của cái câu ấy là gì.
Vì một lúc mới hiểu nghĩa của cái câu ấy là gì.
Hóa ra, nội dung thật sự là "Đánh giá của học giả Trung Quốc, lãnh thổ và Đài Loan về Truyện Kiều trong 10 năm trở lại đây". Tức là, viết về việc các học giả Trung Quốc và Đài Loan đánh giá ra sao về Truyện Kiều trong khoảng 10 năm trở lại đây.
Có nghĩa là, tác giả quá gò ép mà đưa chữ "lãnh thổ" vào trước "Đài Loan", với ngầm ý chính trị rằng: Đài Loan chỉ là một lãnh thổ thuộc vào Trung Quốc, mà không là quốc gia ngang hàng với đại lục được. Tự nhiên, làm câu văn tiếng Việt trở thành khó hiểu.
11/09/2016
Chuyện về hàng triều đình trong Truyện Kiều : từ nhà sư, Từ Hải theo người Nhật thành cướp biển
Bên tách trà ngày Chủ Nhật
Một tay gây dựng cơ đồ,
Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành.
Bó thân về với triều đình,
Hàng thân lơ láo, phận mình ra đâu ?
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Ai quan tâm đến nguyên mẫu của nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, thì đều đại khái biết chàng vốn là tướng cướp.
Nguyễn Du vẽ chàng quá đẹp, nên ta hay gọi chàng trìu mến là "anh hùng Từ Hải".
29/07/2016
Về cụ tổ của thi hào Nguyễn Du : Nam Dương hầu Nguyễn Nhiệm phò tá vua Mạc Kính Cung
Bài của cụ Nguyễn Tiến Đoàn.
Trên Tạp chí Hán Nôm.
24/05/2016
Bún chả Lê Văn Hưu và Truyện Kiều
Tập Kiều thì chuyện không xa lạ. Vẫn thường thấy. Quan trọng là tập được câu nào.
Nhưng bún chả thì lại bất ngờ, và hẳn là thú vị.
11/04/2016
Thanh Minh và hội đạp thanh (qua một bài vịnh Kiều năm 1921)
Các nhà nho hồi đầu thế kỉ XX rất mê Kiều của Nguyễn Du.
Có ông còn mê mẩn đến mức đem Kiều (viết bằng chữ Nôm) ra mà vịnh. Kì quái là vịnh bằng chữ Hán. Tức dùng thơ chữ Hán để vịnh về những đoạn thơ Nôm của Nguyễn Du. Cái ngược đời ấy, nhất là khi quốc ngữ đã thịnh, cũng là một thứ chơi ngông.
Nhân tiết Thanh Minh 2016, thử dẫn một bài vịnh như vậy, đoạn về hội đạp thanh.
03/12/2015
Lại nói về cội nguồn của họ Nguyễn Tiên Điền (bài Nguyễn Đình Chú)
Cụ Nguyễn Đình Chú mới công bố bài này. Không có gì mới cả. Có mấy chỗ cụ nhầm lẫn.
26/11/2015
17/11/2015
Danh tướng và trung thần của nhà Mạc : Nguyễn Quyện (1511-1593)
Hơi bất ngờ là bách khoa toàn thư có một bài khá chi tiết về Nguyễn Quyện, nên đưa về lưu.
Phải bổ sung thêm chi tiết quan trọng sau mà bách khoa toàn thư chưa nhắc tới.
Đó là: Nguyễn Quyện có một quyển nhật kí, đời sau còn thấy, nhưng nay đã thất lạc. Về lòng trung của ông, thì sách cũ miêu tả: khi bị Lê Trịnh cầm tù và dụ dỗ, ông lấy dao và tự cắt mũi mình mà thề rằng "Chịu ơn sâu của nhà Mạc, há có thể đổi dạ thay lòng !".
Phải bổ sung thêm chi tiết quan trọng sau mà bách khoa toàn thư chưa nhắc tới.
Đó là: Nguyễn Quyện có một quyển nhật kí, đời sau còn thấy, nhưng nay đã thất lạc. Về lòng trung của ông, thì sách cũ miêu tả: khi bị Lê Trịnh cầm tù và dụ dỗ, ông lấy dao và tự cắt mũi mình mà thề rằng "Chịu ơn sâu của nhà Mạc, há có thể đổi dạ thay lòng !".
16/11/2015
Những cảnh ngộ ở Paris làm sáng rõ hơn lời kể của cụ tổ Nguyễn Du
Khi nghe các nhân chứng kể lại (xem các mẩu ở dưới), mới nhớ đến lời kể của cụ tổ Nguyễn Du khi ngài chạy từ Cao Bằng về Nghệ Tĩnh.
Chuyện giả chết của cụ tổ Nguyễn Du đã được tôi trình bày ở đây.
Không có chuyện giả chết ấy của cụ tổ, thì chúng ta không có Nguyễn Du, không có Truyện Kiều.
13/08/2015
26/06/2015
08/04/2015
Đi sứ Trung Quốc thời xưa, trường hợp đặc biệt : Viết thơ Nôm trên đường vạn dặm
Có mấy câu thơ lục bát nổi tiếng của sứ thần Đại Việt trên đường đi sứ nhà Thanh, thời thập niên 1740, như dưới đây.
22/08/2014
Danh sĩ xứ Nghệ thời Lê Mạc và những tấm sắc phong bằng lụa 400 năm
Gần đây, trong số tư liệu về Nguyễn Văn Giai (quan lớn của Lê Trịnh), tưởng như ngẫu nhiên, tôi lại bất ngờ tìm được một vài thứ khá quí để hiểu thêm về nhà Mạc thời kì Cao Bằng. Nhiều khi ăn may ! Cái đó, viết cẩn thận sau vậy.
Những tư liệu tương tự của phía Mạc lúc đó, vốn không ít, nhưng sau này, lúc chiếm được Cao Bằng, Lê Trịnh cho đốt và phá bằng sạch. Ông tổ của Nguyễn Du chạy từ Cao Bằng về Hà Tĩnh cũng không mang được gì, hay là phải tự đốt bỏ hết, và lên ngàn mà giả thành người rừng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)