Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan-đăng-lưu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan-đăng-lưu. Hiển thị tất cả bài đăng

22/03/2023

Ghi chú thêm về nhạc sĩ Hồng Đăng : sau ngày 21 tháng 3, báo chí đồng loạt ghi đúng "Phan Đăng Hồng"

Ngày 21 tháng 3, tức hôm qua, là ngày ra mắt cuốn sách Chân trời gọi nắng để kỉ niệm 1 năm ngày nhạc sĩ Hồng Đăng rời xa cõi tạm (21/3/2022 - 21/3/2023). Xem bản ghi chép nhanh về lễ ra mắt sách, trên Giao Blog, ở đây.

Về tang lễ của nhạc sĩ Hồng Đăng, có thể xem lại ở đây ở đây.

1. Đến trước ngày 21 tháng 3 năm 2023, trong vòng 1 năm (tính đúng từ 21/3/2022), báo chí đồng loạt ghi tên thật của nhạc sĩ là "Phan Hồng Đăng", tức là chỉ thêm họ Phan vào tên "Hồng Đăng".

Vài ví dụ cụ thể: 

- Bài của Bình Nguyên Trang đăng trên báo Nhân Dân điện tử vào ngày 23/4/2022 (ở đây), đã được lưu về Giao Blog ở đây. Bài này có đoạn:

"Nhạc sĩ Hồng Ðăng tên thật là Phan Hồng Ðăng, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1936 tại huyện Yên Thành (Nghệ An), nguyên Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Âm nhạc. "Cha đẻ" của những ca khúc nổi tiếng như "Hoa sữa", "Biển hát chiều nay", "Kỷ niệm thành phố tuổi thơ"... đã ra đi lúc 5 giờ 57 phút ngày 21/3/2022 tại Bệnh viện Hữu Nghị, để lại nhiều tiếc nuối trong lòng bạn bè, công chúng mến mộ."

20/03/2023

Hai ghi chú nhỏ, nhưng cần thiết, về nhạc sĩ Hồng Đăng (1936-2022) : Tên thật Phan Đăng Hồng, người Nghệ An

Về nhạc sĩ Hồng Đăng, đặc biệt là trong mối quan hệ với dòng họ Phan Đăng ở huyện Yên Thành (Nghệ An), có thể đọc lại ở đây hay ở đây.

Gần đây, trên truyền thông có hai chi tiết sau đây không chính xác về nhạc sĩ:

21/10/2022

Chuyện báo chí tiếng Việt của cụ Phan Bội Châu : năm 1926 với Nguyễn Bá Trác

Câu chuyện về mối quan hệ giữa hai vị Phan Bội Châu và Nguyễn Bá Trác thì có nhiều lời kể.

Đại khái là câu chuyện ở khoảng năm 1925-1926, lúc cụ Phan mới bị nhà đương cục Pháp bắt ở Quảng Châu rồi dẫn độ về Việt Nam. Cụ bị Pháp đem ra xử ở tòa. Thời điểm ấy, cụ được mời đóng phim, mà đóng về chính bản thân mình và quá trình bôn tẩu xuất du. Trước đây, Giao Blog đã đề cập đến chuyện cụ Phan đóng phim về chính cụ Phan, ở đây (bài đã đăng năm 2013).

Cũng đại khái, cụ có ở nhà ông Nguyễn Bá Trác một thời gian, hai người có lúc tính cùng nhau ra báo tiếng Việt.

Đọc cụ thể ở bên dưới. Người trong nước lúc đó đã biết rõ cái bụng của Nguyễn Bá Trác, mà cũng thêm nể cái chí khí của cụ Phan.

Sau này, cụ chọn Phan Đăng Lưu trong lĩnh vực báo chí và truyền thông. Tiếc là chí sĩ Phan Đăng Lưu đã hi sinh từ năm 1941 (khi mới 39 tuổi, 1902-1941), nên những tư liệu liên quan đến tình bạn tình thầy trò giữa hai cụ Phan đã thất lạc cả, gia đình hiện nay không lưu được gì.

15/05/2022

Người tham gia viết tiểu sử các lãnh tụ (Hồ Chí Minh, Trường Chinh) vừa qua đời : học giả Trần Đĩnh (1930-2022)

Với góc nhìn của tôi, cụ Trần Đĩnh là một học giả. Con người học giả bên trong ông, với tôi, được nhận ra sau những danh xưng "nhà báo Trần Đĩnh", "nhà văn Trần Đĩnh", "nhà dịch thuật Trần Đĩnh",...

Cụ vừa rời cõi tạm tại nhà riêng tại Tp. Hồ Chí Minh.

Trần Đĩnh đã tham gia viết tiểu sử lãnh tụ Hồ Chí Minh vào năm 1960 trong nhóm làm việc mà Tố Hữu đứng đầu (đọc lại trên Giao Blog ở đây).

Trần Đĩnh đã viết xong một bản nháp hồi kí của lãnh tụ Trường Chinh vào năm 1951 (đọc lại trên Giao Blog ở đây).

05/05/2022

Sinh nhật lần thứ 120 của chí sĩ Phan Đăng Lưu (1902-2022) và chuyện nhanh về thanh niên xe ôm cùng quê

Hôm nay, ngày 5 tháng 5, là sinh nhật của cụ Phan Đăng Lưu (trên Giao Blog đã nói nhanh ở đây). Tối ngày hôm qua, các con cháu đã nhắn nhau qua zalo rằng:

"20h10 ngày 4/5/2022, VTV1 phát sóng bộ phim tài liệu "Đồng chí Phan Đăng Lưu- Nhà Cách mạng tiền bối xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam".

Minh đã xem chương trình trên VTV1 vào lúc hơn 8 h tối qua. 

Nhưng hôm nay, muốn ghi nhanh về chuyện người thanh niên cùng quê với cụ Phan Đăng Lưu đang chạy xe ôm ở khu vực các quận Thanh Xuân và Cầu Giấy mà mình mới gặp ngẫu nhiên trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay.

1. Đầu tiên, mới biết là cùng huyện Yên Thành. Rồi lúc sau, biết là cùng xã luôn. Tức đầy đủ là xã Hoa Thành huyện Yên Thành. Địa danh khu đó, từ xưa đã có nhiều chữ "Thành", như Tràng Thành, Đông Thành, Hoa Thành,...

21/03/2022

Chú Đăng vừa ra đi (1936-2022)

"Chú Đăng" trong gia đình chúng tôi, tức là nhạc sĩ Hồng Đăng, vừa từ trần vào sáng sớm hôm nay (Thứ Hai, ngày 21 tháng 3 năm 2022).

Gần đây, sức khỏe của chú đã giảm sút nhiều, tôi đã dự cảm điều bất tường, nên đi nhanh một entry trên Giao Blog, ở đây (tháng 11 năm 2021). Nhưng lúc đó, mới chỉ đặt một entry vậy thôi mà chưa kịp đưa nội dung.

Tên thật của ông là Phan Đăng Hồng, là con trai của học giả Phan Đăng Tài. Cụ Phan Đăng Tài là em trai của nhà cách mạng Phan Đăng Lưu (1902-1941). Bởi vậy, về quan hệ thân tộc, nhạc sĩ Hồng Đăng là cháu gọi Phan Đăng Lưu là bác ruột.

Chú hay kể cho con cháu trong nhà nghe chuyện hồi trẻ chú đã đi bộ từ quê Yên Thành ra tận Vinh để mua cho bằng được một tập nhạc lí, đó là nguyên nhân đầu tiên dẫn cậu bé trong gia đình Phan Đăng đến con đường âm nhạc.

Nhiều năm trước, mỗi dịp trong nhà có giỗ chạp là cô chú (chú Đăng cô Thúy) sẽ đến. Cha tôi và chú hàn huyên bao nhiêu chuyện. Có những chuyện như hồi nhỏ cha tôi và chú chơi trò gọi đồng chổi đồng chén (có bàn tay trẻ con in lên ván thật), chuyện tấm áo len Phan Đăng Lưu kỉ niệm lại em trai trước khi vào Nam rồi bị Pháp bắt, chuyện cụ Phan Đăng Tài trăn trở về các tài liệu của anh trai,...

01/11/2021

Nhạc sĩ Hồng Đăng (tức Phan Đăng Hồng)

Trong gia đình, chúng tôi gọi ông là "chú". Một người chú trong đại gia đình họ Phan Đăng ở xứ Nghệ (đọc nhanh về Phan Đăng Lưu hay Phan Đăng Tài ở đây hay ở đây).

25/01/2021

Khách mời (guest) của Đại hội XIII

Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khai mạc vào ngày hôm nay, Thứ Hai ngày 25/1/2021. Những con phố trong thành phố thủ đô rực rỡ sắc cờ tổ quốc. Loa phát thanh của tổ dân phố chúng tôi đã nhắc việc treo cờ tổ quốc trong dịp Đại hội Đảng từ nhiều hôm trước. Tổ dân phố bên cạnh do tổ trưởng là một trung niên nên thạo công nghệ, mà có lợi ích nhãn tiền, thông báo việc treo cờ và nhắc lại, đều qua mang zalo của tổ dân phố. 

Tính sang âm lịch, hôm nay là ngày 13 tháng Chạp năm Canh Tí.

Trận mưa nhè nhẹ đêm 24/1 cũng đủ làm ướt các con phố nho nhỏ. Nhiệt độ trong phòng lên tới khoảng 21-22.5 độ. Lúc này, 23h thì là 22.5 độ. Có cảm giác ấm và khá ẩm. Gió lặng nên loạt cờ treo ở con ngõ chạy trước cửa nhà cũng chỉ lặng yên.

22/06/2020

Tin buồn : Học giả Phan Đăng Nhật vừa ra đi (1931 - 2020)

Gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: do tuổi cao sức yếu, học giả Phan Đăng Nhật vừa từ trần hồi 10h 50 sáng Thứ Hai ngày 22 tháng 6 năm 2020 (nhằm ngày 2 tháng 5 năm Canh Tý). Hưởng thọ 90 tuổi.

Học giả Phan Đăng Nhật được biết đến rộng rãi là GS. TSKH. Phan Đăng Nhật nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian, nguyên Chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Việt Nam, Chủ tịch Danh dự Hội đồng Mạc tộc Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Văn hóa và Kĩ thuật truyền thống.

Tang lễ được tổ chức vào Thứ Tư ngày 24 tháng 6 năm 2020 (nhằm ngày 4 tháng 5 năm Canh Tý), tại Nhà tang lễ Cầu Giấy (đường Trần Vỹ - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội; gần Nghĩa trang Mai Dịch).

- Lễ viếng từ 7 : 30 ~ 8 : 45.

- Lễ truy điệu bắt đầu từ 8 : 45.

- Hỏa táng tại đài hóa thân hoàn vũ Văn Điển.

- An táng chiều cùng ngày tại Công viên Nghĩa trang Lạc Hồng Viên (xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình).

16/06/2020

Đọc lại tư liệu ông Trần Quốc Hương : nói về vai trò của Phan Đăng Lưu

Cụ Mười Hương (Trần Quốc Hương) đã từ trần tháng 6 năm 2020, hưởng thọ 97 tuổi (1924-2020). Trước đây, khi ở tuổi minh mẫn, cụ đã cho biết về vai trò của người đàn anh Phan Đăng Lưu (1902 - 1941) trong Hội nghị Trung ương 7 (tháng 11 năm 1940, tại Đình Bảng), như sau (cụ nói trực tiếp nên có băng ghi âm, hơn nữa là cụ viết thành sách rồi):

"
Ngày 21/4/1940, đồng chí Võ Văn Tần bị bắt, Ban chấp hành Trung ương chỉ còn lại đồng chí Phan Đăng Lưu, một mình chèo lái con thuyền cách mạng nước ta vượt qua bao sóng gió(3)Hơn bao giờ hết, việc tái lập Ban chấp hành Trung ương là một nhiệm vụ cấp bách. Muốn vậy cần phải triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương nhưng ai sẽ là người có đủ tư cách triệu tập hội nghị này? Đồng chí Trần Quốc Hương, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương khẳng định: Chỉ có một mình đồng chí Phan Đăng Lưu mới đủ tư cách để triệu tập Hội nghị Trung ương(4).Trong một cuốn sách khác, đồng chí Trần Quốc Hương khẳng định: “Hội nghị Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) họp 3 ngày (từ mồng 6 đến mồng 9/11/1940) do chính đồng chí Phan Đăng Lưu chủ trì, sau này được gọi là Hội nghị Trung ương lần thứ 7(5). Như vậy, Hội nghị Trung ương lần thứ 7 tháng 11/1940 do đồng chí Phan Đăng Lưu triệu tập và chủ trì.
"

07/05/2020

Đàn em thân cận đã ghi lời kể của đàn anh Trường Chinh như thế về Hội nghị TW 7 (1940) và 8 (1941)

Đàn em đó chính là Trần Đĩnh, và tôi đã nhắc thông tin đó từ năm 2014 ngay khi cuốn Đèn cù của cụ Trần vừa ra mắt (xem ở đây).

Ngày xưa, cụ Trường Chinh đã trực tiếp nhờ đàn em chân truyền của mình là Trần Đĩnh viết hồi kí Trường Chinh (đọc Đèn cũ của Trần Đính thì sẽ rõ). Nên đàn anh sẽ kể lại đời mình, để đàn em ghi lại.

Dưới đây, vẫn nhân dịp sinh nhật cụ Phan Đăng Lưu (5/5/1902), chỉ là nhắc lại mà thôi.

Rõ ràng, qua ghi chép của đàn em, chúng ta thấy, bản thân cụ Trường Chinh cũng tự đánh giá về vai trò trọng yếu của Hội nghị Trung ương 7 và Hội nghị Trung ương 8. Trọng yếu với cả cách mạng Việt Nam, và trọng yếu với cả cá nhân đàn anh Trường Chinh.

05/05/2020

Nhớ lại chuyện cũ Phan Đăng Lưu - Trường Chinh, nhân chuyện ông Phạm Xuân Thệ

Hôm nay, ngày 5 tháng 5, là ngày sinh của Phan Đăng Lưu (1902-1941). Địa phương và trung ương vẫn thường tổ chức kỉ niệm ngày sinh của cụ (ví dụ năm 2017 thì xem ở đây).

Đợt này, nhân chuyện ông Phạm Xuân Thệ cố tình nhận vơ hết công của toàn bộ đồng đội thành riêng công của mình vào thời điểm buổi trưa ngày 30/4/1975, phớt lờ luôn cả vai trò trọng yếu của một đồng đội khác là Bùi Văn Tùng (đang đi tiếp ở đây), thì:

14/12/2019

Trùng họ trùng tên : biết thêm một tác giả nữa tên Nguyễn Thế Kỷ

Trước thì có một vài lần nhắc đến tác giả Nguyễn Thế Kỷ xuất thân xứ Nghệ - người đồng hương với nhà cách mạng Phan Đăng Lưu, ví dụ ở đây hay ở đây.

Bây giờ, biết thêm một vị nữa, cùng tên Nguyễn Thế Kỷ - quê ở Quảng Ngãi, tức xứ Quảng. Nếu nói người đồng hương thì có thể kể đến cha con Nguyễn Tấn - gắn với trường lũy (ví dụ đọc về Nguyễn Tấn ở đây).

06/07/2019

Để giành lấy được độc lập từ tay người Pháp : chuyện kể về một gia đình người đồng chí của Phan Đăng Lưu

Mãi gần đây tôi mới gặp trực tiếp bác Trần Gia Ninh. Hôm ấy, bác ở vai trò một người dẫn chuyện, rất dí dỏm và nhiệt huyết.

Rồi cũng mãi gần đây, tôi mới biết bác là con của nhà cách mạng - mà nhà cách mạng này cũng là dân Tây học, là đồng chí của cụ Phan Đăng Lưu.

Dưới là một câu chuyện mà bác Trần kể về gia đình mình. Bác có nói một chút liên quan giữa cha mình với nhóm Phan Đăng Lưu. Những thế hệ cách mạng đàn anh và đàn em trong công cuộc giành lấy độc lập từ tay người Pháp. Nước Pháp không chịu buông tha thuộc địa cho đến khi họ thảm bại trên chiến trường.

13/02/2019

02/01/2019

Đầu năm mới 2019, xem thủ bút năm 1939 của cụ Phan Bội Châu

Tức là xem lại thủ bút của cụ Phan 80 năm về trước.

Đáng quí là chữ của chính cụ khi cụ còn tại thế. Khi những hàng chữ ấy in lên trên mặt giấy, thì chắc chính cụ đã thấy.

Đó là năm 1939. Đó cũng là những năm tháng cuối cùng của cụ Phan, bởi sang năm 1940 thì cụ qui tiên.

06/11/2018

Một đời bút mực học giả Phan Đăng Nhật (tự thống kê trước tuổi 90)

Ảnh mới nhất của cụ được chụp vào tháng 10 năm 2018. Cụ sinh năm 1931 (Tân Mùi), nên tính tuổi tây thì 87, còn tính tuổi ta thì 88.

Bản viết này do cụ tự soạn trên máy tính.

Đôi khi, cụ bỗng quên một lệnh nào đó trong xử lí word, thì đã có sổ ghi chép (mở sổ ghi chép cũ ra là nhớ lại ngay) hoặc tự vào mạng tra cách giải quyết.

17/10/2018

Nhà cách mạng thực thụ đã xuất hiện, khi anh em ông Phú lấy vùng ven biển 1500 mẫu của dân

Chuyện hai anh em ông Phú lấy cả một vùng ven biển rộng tới 1500 mẫu hồi thập niên 1930, thì đã đi ở đây.

Cũng trong thập niên 1930 ấy, thì nhà cách mạng Nguyễn Tạo đã xuất hiện ở đại khái gần với vùng 1500 mẫu ấy, và hướng dẫn dân lấn biển lập làng. Dân sau thì thờ Nguyễn Tạo làm thành hoàng.

Công của Nguyễn Tạo chỉ có lập duy nhất ra một làng Thúy Lạc mà thôi. Không phải một xã, hay một huyện. Nhưng ông đã được dân làng ấy tôn thờ làm thành hoàng.