Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn xứ-Thanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn xứ-Thanh. Hiển thị tất cả bài đăng

07/08/2021

Học giả Hoàng Tuấn Phổ ở xứ Thanh (1934-2021) vừa từ trần

Tôi gọi cho cụ từ Hà Nội bằng điện thoại lần đầu tiên, có lẽ là năm 2009. Hẹn cụ nhiều lần sẽ gặp ở xứ Thanh, nhưng rút cuộc đều không thành hiện thực. 

Có một số lần cụ gọi ra Hà Nội từ rất sớm, chắc khoảng 5h sáng. Cụ khoe là vừa đun nước, làm một ít việc lặt vặt trong nhà, rồi nhớ ra cái bản sách đồng ấy hay mới tra cứu được cái gì đó hay hay, nên gọi ra.

22/03/2020

Ông vua Lê gốc Hán đóng đô ở vùng Thanh Hóa hồi thế kỉ 6 - 7, sau được dân Việt đời đời thờ phụng

Đó là vị thái thú các quận Nhật Nam và Cửu Chân thời nhà Tùy, có tên tục là Lê Ngọc (hay Lê Cốc). Ông là người Hán được các triều đại phong kiến Trung Quốc (Lương, Tùy) phái xuống cai quản vùng Thanh Nghệ ngày nay. 

Câu chuyện của thế kỉ 6 - thế kỉ 7. Tức là thời Bắc thuộc, cách nay tới mười mấy thế kỉ. Cụ thể là thời Tùy Dạng Đế.

1. Thời Tùy Dạng Đế trong liên quan đến Lê Ngọc, thì có thể đọc một chuyện thần tiên của đạo sĩ Đỗ Quang Đình qua bản chuyển ngữ của chủ nhân Giao Blog từ khoảng 25 năm trước, ở đây - truyện Người khách có bộ râu hùm). Trong truyện, có sự xuất hiện của chàng thanh niên Lý Thế Dân (sau là vua Thái Tông của nhà Đường).

Tùy Dạng Đế trong truyện của Đỗ Quang Đình chính là người đã phái Lê Ngọc tới cai quản vùng Thanh Nghệ ngày nay.

04/05/2019

chùa Mèo của người Mường ở huyện Lang Chánh : Nguyễn Huệ biến thành Nguyễn Trãi

Chúng tôi đang dự kiến du lãng vùng Lang Chánh ở xứ Thanh.

Bởi vậy, nhìn nhanh tư liệu dạng báo chí về chùa Mèo nổi tiếng trong vùng. Nhiều câu chuyện thú vị được báo chí trình bày. Nhưng chắc do buồn ngủ lúc "sao chép", nên có thể có "nhầm lẫn", ví dụ: biến Nguyễn Trãi thành Nguyễn Huệ để mang quân đi đánh quân Thanh, có qua chùa Mèo cầu khẩn.

Đại khái thế. Bài đầu tiên là từ Tạp chí Văn hóa Doanh nghiệp (một tờ tạp chí mới ra mắt).

09/10/2015

Bí thư đoàn thôn và Bí thư đoàn xã cùng kết hợp, ngay tại công sở

Mình vốn là cán bộ Đoàn hoạt động từ chi đoàn, liên chi đoàn, đoàn trường, đoàn trung tâm/viện, đến thành đoàn, và trung ương đoàn, nên chú ý đến sự kết hợp giữa "thôn" và "xã". Ở đây là trường hợp ở huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa.

Nói đúng ra (theo nội dung bài báo): Bí thư thôn đoàn và Bí thư xã đoàn đã "hợp" ngay tại ủy ban nhân dân xã.

02/09/2014

Nhiều vùng đã có phong tục mổ lợn và chia thịt, vào ngày Tết Độc Lập

Tôi hay đi dự những lễ lạt, ở chỗ này chỗ kia. Cũng nhờ thế, được uống các loại rượu lễ khác nhau của nhiều vùng miền. 
 
Cảnh chia thịt trong phạm vi làng bản hay liên làng bản thì cũng đôi khi dự. Một ít thì đã văn bản hóa thành bài vở từ hồi thế kỉ XX rồi (bây giờ thế kỉ XXI mà). 

01/08/2014

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 3 (những kí ức tản mạn của cụ Hoàng Tuấn Phổ ở xứ Thanh)

Nhân duyên với cụ Hoàng Tuấn Phổ, như đã nói ở entry trước, chủ yếu là qua những trước tác về Mẫu Liễu của cụ. Cuốn của cụ độc đáo ở chỗ: là một trong những tác phẩm ra đời sớm nhất về Mẫu Liễu ngay sau Đổi Mới. Lúc cụ đã ra sách, tôi vẫn còn là học sinh cấp 3, bắt đầu trải nghiệm Đổi Mới.

27/06/2014

BÀ CHÚA LIỂU (Hoàng Tuấn Phổ ở xứ Thanh)

Cụ Phổ ở xứ Thanh có rất nhiều sách đã in, mà tôi mới đọc kĩ ba bốn cuốn trong đó. Thích nhất và có khi trích dẫn, là cuốn Bà chúa Liểu.

Đó là cuốn sách ra đời rất sớm, ở loạt đầu tiên, về bà chúa, từ sau Đổi Mới (trước Đổi Mới, bà chúa được xem là trung tâm của mê tín dị đoan).