Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn diễn-châu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn diễn-châu. Hiển thị tất cả bài đăng

27/10/2024

Năm 2024 đáng nhớ với đền Phố Cát : khôi phục lễ hội sau mấy chục năm gián đoạn

 Đền Phố Cát danh tiếng ở xứ Thanh đã lâu lắm rồi không tổ chức được hội. 

Dễ đến khoảng 30 năm gì đó.

Thì năm 2024 này, chính quyền huyện Thạch Thành đã quyết tâm mở lại hội đền Phố Cát (bây giờ ta quen gọi là "lễ hội đền Phố Cát").

Một thời gian trước, tôi như mơ khi đi trên tuyến cao tốc từ Hà Nội vào Diễn Châu (Nghệ An) mà đi qua khu vực huyện Thạch Thành.

Lúc đó, đã bàn luận trong xe là: vậy thì mai đây ta đi vèo một cái cũng sẽ đến Thạch Thành. Đường về Phố Cát tiện lợi hơn rất nhiều.

Thì bây giờ, từ 2024, hội đền Phố Cát đã được mở lại. Giao thông cao tốc hẳn sẽ có đóng góp gì đó trong tương lai.

11/08/2024

Phủ Diễn với sông Bùng những ngày hè 2024 như đổ lửa

Chúng tôi đi Phủ Diễn (tức Phủ Diễn Châu ở Nghệ An) theo trục đường cao tốc mới mở - hiện đang giai đoạn chạy thử nên chưa thu phí.

Thật thú vị là đường nay mới nhưng lại mở lại theo một tuyến đường cũ - tuyến đường thiên lí cũ. Chúng tôi chạy thẳng một mạch cao tốc từ Pháp Vân về tận thị trấn Diễn Châu, cảm giác vèo cái đến ngay ! Chả bù cho những năm trước 2010, đi từ sáng sớm mà tận đến chiều tối mới có mặt ở Phủ Diễn.

1. Đường thiên lí cũ đầu thời Nguyễn, tựa như trở thành xương sống của tuyến đường cao tốc năm 2024 này, nên đi vượt lên phía miền trên của Thanh Hóa, trườn sát vào khu vực Thạch Thành - Phố Cát (sẽ đối chiếu kĩ lưỡng thêm sau).

Ngày xưa, đường thiên lí cũ chạy lên Thạch Thành - Phố Cát nên ngôi đền Phố Cát tiện đường giao thông mà lừng danh một thời.

07/12/2021

Sau khi nhà văn Sơn Tùng (1928-2021) tạ thế : con trai Sơn Định và những người xung quanh

Nhà văn Sơn Tùng đã từ trần vào tháng 7 năm 2021 (xem lại tin tổng hợp trên Giao Blog ở đây). Sau tang lễ, thi hài nhà văn đã được chôn cất ở nghĩa trang quê nhà (làng Hoa Lũy xưa, nay thuộc xã Diễn Kim huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An)

Về người con trai của nhà văn, là anh Sơn Định với chí hướng tiếp nối công việc của cha mình từ nhiều năm trước, thì trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây (tháng 2 năm 2015) hay ở đây (tháng 2 năm 2016), ở đây (tháng 1 năm 2020).

23/07/2021

Sơn Tùng (1928-2021) với quê hương Hoa Lũy ở Diễn Châu

Tin nhà văn Sơn Tùng đã từ trần xuất hiện trên mạng xã hội vào lúc nửa đêm hôm qua (ngày 22/7/2021).

10 năm trước, tức năm 2011, tôi đã viết bài về Sơn Tùng với quê hương Hoa Lũy. Lúc đó là trên Giao Blog ở hệ thống Yahoo (do toàn bộ hệ thống blog của Yahoo bị giải thể, nên hiện Giao Blog - Yahoo  đang tạm được lưu ở bên wordpress, ở đây).

14/01/2020

Dấu chân nghĩa quân Lam Sơn trên đất Diễn Kim (bài Sơn Định)

Tác giả Sơn Định là con trai của nhà văn Sơn Tùng, có thể đọc lại trên Giao Blog, ở đây (năm 2015).

Cùng về ngôi đền ở xã Diễn Kim - quê hương của các nhà văn Sơn Tùng và Thiên Sơn - thì thật ra, bản thân tôi chưa đặt bút viết chính thức một chữ nào. Còn anh Sơn Định, năm 2016 thì viết về Phạm Tu (đọc lại ở đây). Rồi sang năm 2020, thì cũng chính anh lại viết về Đinh Lễ (bài ở dưới đây).

02/06/2019

những câu chuyện hầu Thánh lễ Mẫu : nhà thơ Thạch Quỳ kể

Nhà thơ Thạch Quỳ ở xứ Nghệ sẽ kể dần dần, về những chuyện mà ông đã trải nghiệm hay có hiểu biết. Hãy tham khảo như cách chúng ta tiếp nhận những câu chuyện về thần linh, về báo ân báo oán,...

Giao Blog chú ý nhiều hơn đến các câu chuyện do Thạch Quỳ kể từ nhiều năm trước, hồi còn ở blog bên Yahoo, khi bạn Nguyễn Trần Đăng ở xứ Nghệ đề cập đến đền Khai Long sứ quân. Đó là một ngôi đền đã bị hạ giải thời chống mê tín; các năm 2009-2010, chúng tôi tới khảo sát thì đã hoang tàn, may là mấy chục tấm sắc phong được cất giữ cẩn mật ở một nơi khác. Lúc đó, qua Đăng, thì biết rõ hơn về một bài thơ bác Thạch Quỳ viết có nhắc đến đền Khai Long. Mà ông nhắc đến với tâm sự của một nhà thơ, nên có điểm khác với suy nghĩ của các nhà khảo cứu chúng tôi.

18/03/2019

Câu chuyện các vị thần ở làng quê của nhà văn Sơn Tùng : cập nhật với nhà văn Thiên Sơn

Nhà văn Sơn Tùng đã viết từ nhiều năm trước về làng mình cùng các ngôi đền, mà viết trong lời giới thiệu cho một tác phẩm của người cháu họ sinh trưởng cùng ở ngôi làng ấy - là nhà văn Thiên Sơn (tác giả của bộ Đại Gia gần đây).

Chính nhà văn Sơn Tùng là một trong những người có công cứu (thực sự là cứu) và lưu giữ gần hai mươi đạo sắc phong của làng mình. Không có sự kịp thời của Sơn Tùng, thì có thể những tư liệu quí giá ấy đã thành tro bụi, hoặc trở thành đồ trôi nổi trên thị trường cổ vật.

Các ngôi đền trong làng của nhà văn đã bị phá hủy hoàn toàn thời hợp tác xã. Chỉ còn lại số sắc phong đó mà thôi.

Năm 2016, chúng tôi (gồm cả Thiên Sơn và tôi) đã chứng kiến việc quê nhà cử đoàn đại diện ra thỉnh các sắc phong đó từ căn hộ của nhà văn Sơn Tùng về lại quê Diễn Kim - Diễn Châu. Nhà văn và gia đình đã quyết định trao lại cho quê hương. 

24/07/2017

Đền thờ liệt sĩ cấp huyện (quận, thị xã) : Chí Linh 2017

Một hiện tượng mới, trong khoảng 10 năm trở lại đây. Hình như tên gọi cũng chưa có sự thống nhất (kiểm tra lại sau).

Năm 2017 là trường hợp Đền thờ liệt sĩ thị xã Chí Linh (tên đúng là Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ thị xã Chi Linh) vừa khánh thành, trước ngày 27/7. Đợt trước, lúc chúng tôi ghé qua, thì còn ngổn ngang vật liệu xây dựng. Phía địa phương lúc đó cho biết: kinh phí xây dựng là khoảng 50 tỉ (đưa tư liệu quan phương sau).

Ở vùng Xứ Nghệ, thì nhiều năm trước, chúng tôi đã chú ý đến quê hương của liệt sĩ Phùng Chí Kiên (đã đi ở đây, năm 2013).

15/02/2017

Ngày 14 tháng 2 năm 2017 : giáo dân vùng Quỳnh Lưu và vụ kiện Formosa về ô nhiễm môi trường

Vùng Quỳnh Lưu, trong tư liệu của mình, là vùng gắn bó với cha Đắc Lộ, hồi các thập niên 1620-1630. Những cộng đồng giáo dân đầu tiên ở Quỳnh Lưu tương truyền được chính Đắc Lộ tổ chức ngay từ thời đó.

Quan tâm của mình về vùng Quỳnh Lưu, trong liên quan với Đắc Lộ, chủ yếu là thiên về phần lịch sử. 

Vụ Formosa gây ô nhiễm môi trường ở miền Trung thì vốn vẫn quan sát từ lâu, ví dụ ở đây hay ở đây.

25/03/2016

Chung và riêng giữa Tân Sử học và Dân tộc học (tôi viết về Tạ Chí Đại Trường, năm 2010)

Bài đã viết từ lâu, khoảng 6 - 7 năm về trước. Đã in năm 2010, sau đó đăng lại trên mạng Da Màu (ở đây).

Khác với một số bản thảo liên quan đến sử học, riêng bài này, không có điều kiện trao đổi với ông Tạ. Bởi lúc đó, ông Tạ báo là sức khỏe không tốt (một bài khác về cùng chủ đề Tứ Vị Thánh Nương ở Nghệ An công bố trước bài này, thì trao đi đổi lại nhiều lần).

Về bản toàn văn, nếu trên mạng thì đọc ở Da Màu. Dưới là đoạn viết về cách tiếp cận Sử học (Tân Sử học) của Tạ Chí Đại Trường, cũng là chỗ chung và chỗ riêng với Dân tộc học - Nhân loại học Văn hóa của tôi.

18/03/2016

Vừa đi vừa đọc lại : họ Mạch ở khu vực Đền Cờn (Nghệ An)

Đọc bài của Mạch Quang Thắng.

Về tác giả này, blog này đã chạy một số bài của ông.

Đến bây giờ thì biết ông là người họ Mạch ở khu vực Đền Cờn.

Những lúc du lãng ở vùng phủ Diễn Châu ngày trước, nay là khu huyện Quỳnh Lưu và huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An, vẫn thi thoảng gặp người họ Mạch.

Bài này của Mạch Quang Thắng chỉ có giá trị duy nhất đối với tôi: xác nhận ông là người họ Mạch ở khu Đền Cờn.

29/02/2016

Đền thờ Phạm Tu trên đất Diễn Kim (bài Sơn Định)

Sơn Định là con trai của nhà văn Sơn Tùng (xem lại một mẩu cũ ở đây) - người mà mới đây nguyện theo con đường viết của cha.

Một luận giải của Sơn Định về ngôi đền làng (quê hương của nhà văn Sơn Tùng).

27/11/2013

Từ Nguyễn Vĩ đến Phùng Chí Kiên (bài trên số 5 năm 2008, của NGHEANDOST)

Bài đã có từ năm 2008. Tiếc là không thấy ghi tên tác giả.

Có một số suy luận lòng vòng và không cần thiết ở đoạn cuối. Còn đoạn trên thì giới thiệu về gia đình và dòng họ của người anh hùng.

16/11/2013

"Phùng Chí Kiên còn đây" (đền thờ liệt sĩ huyện Diễn Châu, và bài văn của Võ Văn Trực)

Xem bản toàn văn ở mục 4 trong entry

Tôi từng lang thang ở khu vực đó những năm 2009, 2010. Lúc ấy, một khu dự định là để thờ liệt sĩ cấp huyện, của huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An, đang còn kiến thiết dang dở. Đi vòng quanh, rồi vào cổng chính, hỏi han và ghi ghi chép chép.

03/09/2013