Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hoàng-văn-hoan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hoàng-văn-hoan. Hiển thị tất cả bài đăng

28/01/2021

"Ông cụ tức là Bác Hồ kính yêu của chúng ta" (đọc lại bài đăng năm 1961 của cây bút T.Lan)

T.Lan đã viết và cho đăng một bài trên báo Nhân Dân vào dịp Tết Nguyên Đán năm 1961. Trong đó, có một câu là: "Ông cụ tức là Bác Hồ kính yêu của chúng ta".

Năm 1961, tức cách nay vừa tròn một vòng hoa giáp (60 năm), cũng có nghĩa thời điểm đó là Tết Nguyên Đán năm Tân Sửu.

Năm 2021 này cũng là năm Tân Sửu. Chúng ta đang bước vào dịp Tết Nguyên Đán năm Tân Sửu 2021.

Bài của T. Lan có tựa đề "Bác ăn Tết với chúng tôi", kể lại chuyện Nguyễn Ái Quốc về nước, đầu tiên hoạt động ở vùng biên giới Việt - Trung, nhờ uy tín của Trương Phát Khuê và Nguyễn Hải Thần mà được một làng bên kia biên giới cho cư trú. Nhóm chí sĩ cách mạng đã mở lớp huấn luyện tại đó, được nhân dân bao bọc. Gặp dịp Tết Nguyên Đán, cả làng thết đãi khách quí. Nhưng giữa cái Tết ấy, nhóm chí sĩ cách mạng Việt Nam phải nhanh chóng về bên kia biên giới để tránh sự kiểm tra của phía chính quyền Tưởng Giới Thạch. Sau đó là thời kì Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở vùng Cao Bằng.

17/05/2017

cuốn "Tiểu sử Hồ Chủ tịch" do Xuân Hiên dịch, vào năm Đinh Hợi (1947)

Đó là chi tiết được cụ Song Thành (nguyên Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh) trình bày trong một bài viết đã công bố năm 2015.

Tuy nhiên, cụ Song Thành cũng không biết Trương Niệm Thức là ai. Vì không biết gì về họ Trương, nên cụ Song Thành diễn giải không chính xác về bản dịch đó.

Ông Hồ Tuấn Hùng (Đài Loan) phán liều lĩnh rằng Trương Niệm Thức chỉ là một dịch giả ảo, không có thật. Còn cụ Song Thành thì bảo không biết Trương người Việt hay người Tàu.

07/02/2015

Vì sao phải đi làm cách mạng, và đến khi nào thì nhất quyết phải cách mạng

Đây không phải là lời của cụ nhà văn Nguyễn Công Hoan đâu, mà của một cụ Hoan khác, như sau (cụ Hoan nào thì đọc tiếp ở dưới):

"Bấy giờ mới biết: Thì ra tất cả mọi người đến nộp đơn huyện đều phải mất tiền như thế, việc nhỏ thì một đồng, việc lớn thì năm, ba đồng. Một người nông dân vì có con bò chết, phải lên huyện báo chết để xin phép về chôn, cũng phải nộp một đồng bạc vào trong đơn. "

Chuyện được trình bày rất dễ hiểu như sau.

01/08/2014

Cuốn sách của Trần Dân Tiên được dịch ra tiếng Thái từ bản gốc tiếng Pháp (2)

Viết dần dần từ 29/7/2014

Đi vào nội dung cụ thể của cuốn sách, thì tạm thời, ở đây, đưa 2 chỗ trong đó liên quan đến trước tác của Trần Dân Tiên.

Trong 2 trích đoạn này, các nhân chứng hoạt động tại Thái Lan thời điểm đó cho chúng ta biết: họ đã dịch từ bản gốc tiếng Pháp (do Trần Dân Tiên viết) sang tiếng Thái Lan. Và đặc biệt, dịch luôn cả sang tiếng Việt ! Tức là, tựa như, nếu tin vào đây, thì bản tiếng Pháp có trước nhất, các bản khác chỉ là dịch từ đó mà ra. Người trực tiếp dịch còn cho biết là ông nhận từ chính tay cụ Hồ một bản tiếng Pháp đã được đánh máy !

28/07/2014

Thông tin từ Thái Lan : cuốn sách của Trần Dân Tiên được dịch ra tiếng Thái từ bản gốc tiếng Pháp (1)

Cảm tạ hai bác Thiên Lý và Nguyễn Văn Khoan

Cứ phải từ từ, không vội được. Mà không gì phải vội cả. 

Gì thì gì, người Trung Quốc đã biết rõ từ lâu. Họ đã ghi thành văn bản từ ngay thời đó, chứ không đợi đến đầu thế kỉ 21 này. Và bản tiếng Pháp ấy hẳn họ cũng đang lưu giữ. Có điều, hiện nay, họ chưa chính thức công bố. Chắc để làm vốn. Mà khi họ có công bố, thì ta cũng phải theo tinh thần của nhà văn Sơn Tùng, là cần cẩn trọng nếu không là mắc bẫy (entry cũ đã đi năm 2012). 

Phía Việt Nam thì vẫn thế (có thể xem lại sách của Hà Minh Đức từ năm 1985 đến nay, hoặc bài của Mạc Thủy trên Tạp chí Cộng sản năm 2007).

08/11/2013

Phùng Chí Kiên qua lời kể của Hoàng Văn Hoan

Chỉ đơn thuần là lưu tư liệu, từ Giọt nước trong biển cả của cụ Hoàng Văn Hoan. Tạm theo bản tiếng Việt của talawas. Tư liệu gốc và tư liệu đối chiếu tính sau.

15/09/2013