Sau nhiều năm, cùng thử xem lại sự kiện sắc phong chùa Nền bị mất rồi tìm lại được năm 2016
Về sự kiện chùa Nền tìm thấy sắc phong vào năm 2016, thì Giao Blog đã điểm tin ở đây (năm 2016).
Đây là một ngôi chùa có liên quan đến Đức Thánh Láng ở khu vực làng Láng, mà chúng tôi đã cùng khảo sát từ nhiều năm về trước (lần quân số tham gia khảo sát đông nhất có lẽ là vào năm 2010, lúc đó đáng nhớ là mọi người đều có máy ảnh cả - người thì máy ảnh chuyên dụng, người thì máy ảnh của điện thoại di động).
Bất giác thấy có một số điểm thú vị, cần xem chậm lại, đồng thời sẽ tiến hành điều tra bổ sung, nên đi thêm một entry này để cập nhật.
Bắt đầu bằng 1 bài của bác Bùi Xuân Đính (bản lên mạng năm 2004). Trong bài năm 2004 này, bác Đính có nhắc đến 3 sắc phong thời Nguyễn.
Làng Láng Thượng ở phía đầu Cầu Giấy, xưa kia có bốn xóm là: Chùa Nền, Ngõ Chế, Gốc Thị Trên và Gốc Thị Dưới (dân làng quan gọi là Dâu Nhất, Dâu Nhì, Dâu Ba và Dâu Tư). Làng có bốn giáp là : Bắc, Cầu Đông, Cầu Thượng và giáp Ngọ. Láng Thượng tập trung đến ba ngôi đền và ba ngôi chùa
Lễ hội Chùa Láng
Làng Láng Thượng ở phía đầu Cầu Giấy, xưa kia có bốn xóm là: Chùa Nền, Ngõ Chế, Gốc Thị Trên và Gốc Thị Dưới (dân làng quan gọi là Dâu Nhất, Dâu Nhì, Dâu Ba và Dâu Tư). Làng có bốn giáp là : Bắc, Cầu Đông, Cầu Thượng và giáp Ngọ. Láng Thượng tập trung đến ba ngôi đền và ba ngôi chùa
Đền Vĩnh Giai của hai giáp Cầu Thượng và Cầu Đông, thờ bà Thần Anh, là vú nuôi của Vua Lý Thần Tông, nên khi làm chùa Láng thì cũng làm đền thờ bà. Đền Ngọ của giáp Ngọ thờ vọng Linh Lang đại vương, vốn là con Vua Lý Thái Tông, tham gia chiến đấu chống quân xâm lược Tống trên phòng tuyến sông Cầu năm 1077 (đền thờ chính ở Thủ Lệ) . Ngoài ra còn có ngôi đền thờ thần Cao Sơn, là con của Lạc Long Quân, theo cha lên núi lập nghiệp.
Ba ngôi chùa của làng là chùa Nền, chùa Thưa và chùa Chiêu Thiền. Chùa Nền có tên chữ là Đản Thánh Cơ tựdựng đời Vua Lý Thần Tông (1128 – 1138), thờ hai vị Từ Vinh và Tằng Thị Loan – thân sinh ra Từ Đạo Hạnh. Chùa có kiến trúc chũ Tam, tuy nhỏ, nhưng kiến trúc đẹp. Trong chùa còn lưu ba sắc phong (thời Nguyễn) cho Từ Vinh, quả chuông đông đúc năm Canh Thân (1740) ca ngợi chùa là “một thắng cảnh dứơi trời Nam của một làng danh tiếng trên đất Bắc”.
Chùa Thưa ở phía Bắc chùa Nền, thờ Từ Nương, húy là Lan (là chị Từ Đạo Hạnh), đã dùng pháp thuật để ngăn chặn được hành động hãm hại vua của Giác Hoàng. Chùa đã bị đổ gần 100 năm nay.
Di tích nổi tiếng là Chiêu Thiền tự, thường gọi là chùa Láng, được dựng từ đời Vua Lý Anh Tông (1138 - 1175). Chùa có kiến trúc kiểu “nội Công, ngoại Quốc”, tổng cộng có 100 gian, vì thế đây còn gọi là chùa Trăm gian, là một trong bốn chùa Trăm gian nổi tiếng nhất trên vùng châu thổ Bắc Bộ. Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Từ Đạo Hạnh và Vua Lý Thần Tông. Từ Đạo Hạnh, nhưdân gan truyền lại, là vị Pháp sư giỏi, đã sinh ra Vua Lý Thần Tông (? - 1138). Trong chùa hiện còn lưu 15 tấm bia, đáng chú ý nhất là bia Tạo lệ dựng năm Thịnh Đức thứ tư (1656). Văn bia cho biết, chúa Trịnh Tạc khi đó là Tây Quốc công, Trấn thủ Sơn Nam cùng vợ là công chúa Lê Thị Ngọc đến thăm và hiến cho chùa một mẫu ruộng, sai Tiến sĩ Nguyễn Khả Trạc (người làng Mai Dịch, quận Cầu Giấy)soạn văn bia lưu lại. Trong chùa còn lưu 12 đạo sắc của các triều vua phong cho Từ Đạo Hạnh và Vua Lý Thần Tông.
Hội Láng (chung cho cả Láng Trung, Láng Hạ, làng Thành Công, Thượng Đình, Thượng Yên Quyết và các làng thuộc tổng Hạ) là hội lớn, có tiếng trong vùng, tổ chức vào ngày mồng bảy tháng Ba. Năm nào thật được mùa, hội kéo dài trong 10 ngày. Theo lệ, từ ngày mồng 5, tế cha mẹ Từ Đạo Hạnh ở chùa Nền. Ngày mồng 6, làm lễ mộc dục. Ngày mồng 7, lễ rước “thăm cha” xuống chùa Tam Huyền của làng Mọc Thượng Đình, tương truyềnđầu Từ Vinh - thân phụ Từ Đạo Hạnh khi bị sư Đại Điên chém đã trôi theo sông Tô Lịch xuống đến đó thì mắc. Năm nào hạn hán thì rước qua sông Tô sang làng Thượng Yên Quyết “thăm mẹ” (bà Tằng Thị Loan). Ngoài tế lễ, rước, hội Láng còn có đấu võm chọi gà, cờ bỏi, đặc biệt là có tục thổi cơm thi, dưới hai hình thức : thổi cơm cần, vừa quảy gánh vừa thổi và thổi cơm chăn cóc. Người dự thi đặt bếp trên đôi quang gánh để nấu cơm, trong khi phải giữ con cóc “yên vị” trong vòng tròn có đường kính 1, 5 mét. Khi cơm chín, mọi người dự thi đem lên để Ban giám khảo chấm.
Chùa Láng có một vinh dự lớn: vào dịp Tết Bính Tuất (năm 1946), là nơi tổ chức chợ phiên, trưng bày các sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp của nhân dân ngoại thành Hà Nội, để nhân dân đến xem; đồng thời quyên tiền ủng hộ đồng bào miền Nam kháng chiến.Chợ phiên tổ chức từ mồng hai Tết đến 10 tháng Giêng. Sáng ngày mồng bốn Tết (5- 2 - 1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm chợ. Chợ phiên đã thu được trên một vạn đồng để ủng hộ đồng bào miền Nam.
(PLO) - Bức xúc vì một loạt linh vật cổ có giá trị văn hóa, lịch sử, tinh thần tại chùa Nền (Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội) bị mất, người dân và các bô lão tại phường Láng Thượng đã có đơn cáo giác, đề nghị cơ quan công an điều tra làm rõ.
Theo đơn tố giác (đề ngày 22/10) của cụ Đặng Huynh (SN 1936, Phó BQL di tích phường Láng Thượng, cụ Huynh nguyên là Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm (1980- 1990) gửi đến lãnh đạo Công an TP. Hà Nội thì từ năm 2003 khi có Ni sư mới về làm kiêm nhiệm trụ trì ở chùa Nền đã: “Làm thay đổi, đảo lộn các ban thờ, tượng phật, đặc biệt là làm thất thoát các cổ vật là: 01 lư hương chạm nổi có ở chùa mấy trăm năm; 01 văn bia; 04 đạo sắc phong của các triều nhà Nguyễn; 04 pho tượng đồng trong tòa Cửu Long”.
Cụ Đặng Huynh cho biết là từ tháng 3/2014, Ni sư Thích Đàm Phương là trụ trì chính của chùa Phúc Lâm (quận Ba Đình) về kiêm nhiệm trụ trì chùa Nền, sau đó bà Phương đã phải rời khỏi chùa Nền, BQL di tích cùng nhân dân 3 thôn 9 xóm làng Láng đã kiến nghị lên chính quyền nhiều lần để truy tìm, thu hồi các linh vật trên, nhưng cho đến nay vẫn không có kết quả.
“Tôi xin đại diện cho nhân dân, phật tử của phường Láng Thượng khẩn thiết yêu cầu cơ quan công an mở cuộc điều tra để truy tìm và hoàn trả các bảo vật cho ngôi chùa thiêng liêng của dân làng chúng tôi. Tôi cam đoan những trình bày trên là đúng sự thật, tôi sẵn sàng cung cấp những bằng chứng sát thực để phụ vụ yêu cầu của cơ quan”- đơn cụ Đặng Huynh viết.
Ngoài lá đơn này của cụ Huynh, hàng trăm người dân tại phường Láng Thượng, quận Đống Đa cũng đã cùng ký đơn đề nghị các cơ quan quản lý, cơ quan bảo vệ pháp luật TP. Hà Nội điều tra, truy tìm các linh vật cổ trên trả lại cho nhà chùa.
Ngày 10/11, trao đổi với phóng viên, các cụ Nguyễn Ngọc Khảm, Phạm Đình Tùng, Nghiêm Trần Cương (phường Láng Thượng, quận Đống Đa) cho biết là đơn cáo giác của người dân đã được gửi tới Công an phường Láng Thượng, Công an quận Đống Đa, Công an TP. Hà Nội, UBND phường Láng Thượng, UBND quận Đống Đa, Sở Văn hóa Hà Nội, Cục Di sản, Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch đề nghị điều tra làm rõ việc biến mất các hiện vật quý của chùa này. Cụ Phạm Đình Tùng cũng cho biết là bản thân cụ đã làm việc với cán bộ thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch về vụ việc này.
Cụ Nguyễn Ngọc Khảm
“Những hiện vật ấy là mạch tâm linh của chùa, chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng lên tiếng bắt đối tượng nào đã lấy thì phải trả lại cho nhà chùa. Nếu mất thì phải xử lý theo Luật Di sản. Bị mất cắp nhiều cổ vật, linh vật, người dân chúng tôi rất bức xúc, rất muốn cơ quan chức năng điều tra làm rõ, nếu điều tra người nào cất giữ ở đâu thì hoàn trả lại cho chùa”- cụ Phạm Đình Tùng (Tổ phụ lão, lão ông) cho biết.
Theo cụ Tùng thì 04 sắc phong của chùa đến nay không còn nữa. Cụ Nghiêm Trần Cương cũng cho phóng viên xem ảnh lư hương cổ trạm rồng mà cụ đã từng chứng kiến, lưu trong điện thoại trước khi cổ vật này biến mất một cách khó hiểu khỏi ngôi chùa. Quan sát của phóng viên cho thấy lư hương cổ có tuổi đời hàng trăm năm này có chạm hình rồng nổi cuốn xung quanh.
Tiếp xúc với phóng viên, các cụ cao niên có mặt tại chùa Nền đều có chung mong muốn cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan quản lý Nhà nước vào cuộc điều tra, làm rõ vụ mất các cổ vật này ở nhà chùa, tìm và trả lại cho nhà chùa.
Theo quan sát của phóng viên, trong tòa Cửu Long, nơi lưu trữ các sắc phong, lư hương cổ, các tượng phật cổ hiện nay không còn lưu giữ các hiện vật này nữa.
“Chúng tôi mong muốn được thấy lại các hiện vật trên. Đó là các linh vật vô giá của chùa Nền. Nó là linh khí của chùa. Đề nghị cơ quan công an vào cuộc điều tra làm rõ ai, đối tượng nào đã lấy các linh vật trên và xử lý nghiêm minh theo pháp luật”- cụ Nguyễn Ngọc Khảm vừa chỉ vào vị trí là nơi đã từng để sắc phong, tượng cổ, lư hương cổ nói.
(PLO) - Ông Nguyễn Đăng Tám- Bí thư phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội cho biết là có biết về phản ánh của người dân về việc mất cổ vật tại chùa Nền. Trong khi một loạt cổ vật quý tại ngôi chùa này biến mất một cách bí ẩn, thì đến nay cơ quan hữu trách vẫn chưa có động thái tìm thấy được số cổ vật này.
Người dân tiếp tục bức xúc tố cáo
Trước đó, ông Đặng Huynh nguyên Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm cũ, Phó Ban quản lý di tích phường Láng Thượng, đặc trách khu di tích chùa Nền có đơn tố giác gửi Công an T.P Hà Nội về việc một loạt các cổ vật có giá trị văn hóa lịch sử bị biến mất khỏi chùa Nền. Sau đơn tố giác của ông Huynh, đến nay số cổ vật này vẫn chưa được tìm thấy.
Các cổ vật bị mất là: Lư hương cổ chạm nổi hình rồng, văn bia, 4 đạo sắc phong của các triều nhà Nguyễn và các pho tượng đồng cổ trong tòa Cửu Long.
Theo tố cáo thì các sắc phong cổ bị mất từng được đặt trong cung cấm và để trong một chiếc hộp. Chiếc hộp được giao cho trụ trì chùa là sư Thích Đàm Phương trông giữ. Tuy nhiên, từ năm 2012, mặc dù khóa cửa không bị bẻ, nhưng không hiểu sao 4 sắc phong trong hộp bỗng dưng biến mất.
Điều bất thường là tất cả các cụ cao niên, thậm chí cả các phật tử hàng ngày lên chùa tụng kinh niệm Phật chưa bao giờ được nhà chùa thông báo gì về việc mất các cổ vật này. Chỉ khi phát hiện thấy bát hương, bia cổ và các tượng khác được thay bằng các đồ mới hỏi sư trụ trì mọi người mới hay biết các cổ vật đã bị đánh cắp. Nhiều người đặt dấu chấm hỏi về sự mất tích bí ẩn của các cổ vật ở chùa Nền.
Trong lá đơn gửi đến PV mới đây, ông Nguyễn Đình Tùng và các bô lão, người dân đang sinh sống tại phường Láng Thượng đề nghị các cơ quan chức năng xem xét về phẩm chất, tư cách và có hình thức xử lý đối với ông Nguyễn Đăng Tám, nguyên Trưởng công an phường, nguyên Chủ tịch UBND phường và nay là Bí thư Đảng ủy phường Láng Thượng. Họ cho rằng, trong những năm qua, ông Tám đã có những sai phạm liên quan đến việc quản lý xã hội, về hoạt động tôn giáo tại Đản Cơ Tự (chùa Nền).
Cụ thể, trong năm 2011, 20112 và 2013, ni sư Thích Đàm Phương, trụ trì chùa Nền đã đánh mất rất nhiều cổ vật của chùa. Mặc dù khi đó người dân có ý kiến UBND phường phải truy tìm, làm rõ việc đánh mất cổ vật nhưng ông Nguyễn Đăng Tám khi đó là Chủ tịch UBND phường không có động thái vào cuộc và trả lời cho người dân. Từ đầu năm 2015, các Phật tử và người dân trong phường đưa đơn kiến nghị, tố giác, yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, ông trưởng công an phường cho biết không nhận đươc bàn giao nhiệm vụ trên, mãi đến tháng 11/2015, công an quận Đống Đa mới thụ lý tiến hành điều tra.
Không dừng lại ở đó, theo ông Tùng, trong thời gian làm trụ trì chùa Nền, ni sư Thích Đàm Phương còn đưa 12 pho tượng mới và đôi sư tử đá vào chùa. Huy động các Phật tử góp tiền để dựng mới một ngôi nhà 52m2 có khung bằng thép, lợp mái tôn, án ngữ trước sân Tam Bảo. Tuy nhiên, khi đó ông Nguyễn Đăng Tám là Chủ tịch UBND phường đã làm ngơ không xử lý, ngược lại còn công nhận bằng thông báo số 143 ngày 8/10/2014 do chính ông Tám ký với nội dung: “Bổ sung 12 pho tượng gỗ là các tượng phật, bồ tát…thường thấy trong hệ thống tượng thờ bài trí phổ biến các ngôi chùa Phật giáo miền Bắc nước ta”.
Bí thư phường lên tiếng
Để tìm hiểu rõ về nội dụng này, phóng viên báo chí đã liên hệ với ông Nguyễn Đăng Tám, Bí thư Đảng ủy phường Láng Thượng. Ông Tám khẳng định: “Tôi cũng biết qua về nội dung lá đơn kiến nghị của ông Nguyễn Đình Tùng rồi. Tôi khẳng định, tất cả các nội dung đó hoàn toàn không đúng sự thật”.
Ông Tám giải thích, việc mất cổ vật xảy ra từ năm 2011, khi đó tôi đã là Chủ tịch UBND phường Láng Thượng, không còn là Trưởng công an phường nữa. Trách nhiệm điều tra khi đó là của công an phường và công an quận Đống Đa. UBND phường không có trách nhiệm điều tra trong sự việc này.
Về việc si sư Thích Đàm Phương tự ý xây dựng ngôi nhà 52m2 trước sân Tam Bảo, ôn Tám cho biết, UBND phường đã tiến hành lập biên bản và báo cáo lên UBND Quận Đống Đa. “Năm 2013, bà Phương tự ý dựng mái tôn trước nhà Tam Bảo. Chúng tôi xét thấy công trình này vi phạm nên đã yêu cầu bà ấy dỡ bỏ. Tuy nhiên, bà Phương chưa kịp dỡ thì người dân đã đuổi đi rồi. Ngày 20/5/2015, UBND quận Đống Đa đã có công văn số yêu cầu UBND phường phải khẩn trương chỉ đạo các lực lượng liên quan xử lý nghiêm, dứt điểm việc xây dựng không phép. Sau đó, bà Phương đã đề nghị được tự tháo dỡ công trình. Còn mái tôn, kèo cột bằng sắt để làm ngôi nhà trước cửa Tam Bảo là do một Phật tử cung tiến. Hôm dỡ, người này cũng có mặt và sau đó đã lấy lại toàn bộ số đồ đã cúng tiến này. Đây không phải là tài sản của chùa”.
Cũng theo ông Tám, việc người dân cho rằng ông ký quyết định cho phép bà Phương đem 12 pho tượng vào chùa là không chính xác. Bởi trước đó, người dân có cung tiến 12 pho tượng này, bà Phương và ban di tích đã đưa vào chùa để thờ. Từ 2010-2013, người dân đến đây nhang khói, cầu cúng không ai có ý kiến gì cả. Tuy nhiên năm 2014, khi người dân có phản ánh việc này, UBND phường đã mời Sở, Phòng Văn hóa và giáo sư Trần Lâm Biền, người chuyên nghiên cứu về đồ thờ về để khảo sát. Sau khi xem 12 pho tượng, cả Sở, Phòng và giáo sư Trần Lâm Biền đều khẳng định các đình chùa đều có thờ tự những tượng Phật này. “Sở, Phòng Văn hóa đã yêu cầu chúng tôi trả lời vấn đề này cho người dân. Nhưng người dân vẫn không đồng ý. Và sau đó, tôi đã làm theo ý người dân và yêu cầu sư Phương phải chuyển số tượng đó đi khỏi chùa”, ông Tám nói.
Cũng theo ông Tám nói thì việc người dân nói rằng ông tự ý thành lập Tiểu ban Quản lý di tích đặt chùa nền dưới sự quản lý của Chính quyền, vi phạm Pháp lệnh tôn giáo là không đúng. Bởi sau khi sư trụ trì rời khỏi chùa, UBND Quận đã có thông báo yêu cầu UBND phường phải thành lập Tiểu ban Quản lý di tích, không phải báo cáo Giáo hội Phật giáo.
Chùa Nền, phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội, được xây dựng từ thời vua Lý Thần Tông (1116–1138), bài trí thờ Phật và song thân của thiền sư Từ Đạo Hạnh là ngài Từ Vinh và bà Tằng Thị Loan.
Chùa Nền tại số 17, ngõ 1160, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.
Chùa có tên là “Đản cơ tự”, có nghĩa là “Nền sinh ra Thánh”. Đây chính là nền nhà của Quan đô sát Từ Vinh - nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh ra đời. Chính vì vậy mà nhân gian vẫn gọi nôm là “chùa Nền”.
Chùa Nền có phong cách kiến trục độc đáo theo kiểu chữ Tam, nối với hậu cung nơi đặt ngai thờ Thánh Tổ, Thánh Mẫu. Trong chùa còn lưu giữ nhiều cổ vật quý các sắc phong của vua triều Nguyễn, quả chuông đồng "Đản Thánh Cơ Chung" đúc năm 1740...
Chùa Nền được Bộ văn hóa Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Thành phố do Bộ trưởng Trần Hoàn ký ngày 22/04/1994.
Hiện nay, trụ trì chùa Nền là sư thầy Thích Đàm Phương. Hơn 20 năm về trước, ngày 15/4/1994, sư cụ Thích Đàm Thiêm - Trụ trì chùa Nền, khi thấy mình đã tuổi cao, sức yếu mà lại không có đệ tử để giao phó sự nghiệp Phật đạo, trông nom chùa cảnh, khêu đèn thắp nhang, phụng sự Phật pháp. Khi đó, sư thầy Thích Đàm Phương là đệ tử của sư cụ Thích Đàm Thìn (là sư huynh của sư cụ Thích Đàm Thiêm), trụ trì chùa Phúc Lâm (120 đường Yên Phụ - Quận Ba Đình - Hà Nội) đã được sư cụ Thích Đàm Thiêm đủ lòng tin cậy.
Cổng chùa Nền.
Theo ý nguyện của sư cụ Thích Đàm Thiêm, thì khi sư cụ Thích Đàm Thiêm tuổi già, sức yếu sẽ trao lại quyền chấp chính trụ trì cho sư thầy Thích Đàm Phương để kế tục sự nghiệp Phật đạo, đèn nhang, trông nom cảnh chùa và cầu nguyện quốc thái dân an và Thầy Phương sẽ là người phải lo toan, gánh vác mọi công việc khi sư cụ Thích Đàm Thiêm qua đời. Sư cụ cũng ước nguyện các cấp trong Phật giáo, sơn môn pháp phái và chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện giúp đỡ sư thầy Thích Đàm Phương được kế tục sự nghiệp Phật đạo, sớm chiêu, chiều mộ, cầu Phật gia hộ dân giàu nước mạnh, bảo vệ di sản văn hoá dân tộc Việt Nam.
Sư thầy Đàm Phương đã được chính quyền phường Láng Thượng ký xác nhận di chúc ngày 18/2/1997. Ngày 25/12/2003, Phật giáo thành phố Hà Nội chính thức ra quyết định, (số 69/ QĐ-PG) về việc “Bổ nhiệm kiêm trụ trì Chùa Nền” cho sư Thầy Thích Đàm Phương, có trách nhiệm hành đạo, quản lý tự viện, hoạt động Phật sự theo phương châm hoạt dộng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, đồng thời trông nom chùa cảnh cùng với nhân dân bảo tồn di sản văn hoá của dân tộc nói chung, di sản văn hoá chùa Nền nói riêng.
Thể theo di nguyện của sư cụ Thích Đàm Thiêm, với trọng trách mà sư cụ giao phó khi già yếu và sau khi viên tịch, mùa xuân năm Ất Dậu (2005) với sự nỗ lực của sư thầy trụ trì Thích Đàm Phương, ngôi Tổ đường, điện mẫu, nhà khách, vườn tháp Tổ và các hạng mục khác được hoàn thiện và đi vào hoạt động. Đặc biệt, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - 2010 ngôi Đại Hùng Bảo Điện được xây dựng và được đưa vào phục vụ tín ngưỡng vào năm 2011.
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.