Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-Trung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-Trung. Hiển thị tất cả bài đăng

10/06/2018

Nguồn cơn của "đặc khu" : khởi từ Vân Đồn và quyết tâm của Bí thư Tỉnh ủy Phạm Minh Chính

Tư liệu mà xác thực được, một cách công khai, là từ Quảng Ninh thời kì ông Phạm Minh Chính làm Bí thư Tỉnh ủy. 

Thời điểm là khoảng năm 2011 và 2012.

Ý tưởng lúc ban đầu của ông Phạm Minh Chính là đặc khu có thể cho thuê đất tới 120 năm (thời hạn dài nhất). Nhắc lại: 120 năm.

Ý tưởng của Bộ Chính trị, và của cả chính đảng, có thể bắt đầu là từ ý tưởng của các cá nhân có trọng trách.

02/06/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : tới tham bái vị thần chủ của tổ hợp thần Tứ Vị Thánh Nương ở Nhai Sơn

"Tổ hợp thần Tứ Vị Thánh Nương" hay "tổ hợp thần biển" là các thuật ngữ tôi đã đưa ra năm 2009. Có một số vị đã chấp nhận các thuật ngữ này và sử dụng trong các bài viết học thuật sau đó. Nội dung của bài năm 2009 có thể thấy ở phần đầu tiên bài đã in năm 2010 (ở đây).

Đơn vị hành chính nhà Mạc thời kì Thăng Long - Dương Kinh (bài Hồ Bạch Thảo)

Điểm chú ý là thời kì Thăng Long - Dương Kinh của nhà Mạc thì chưa xuất diện rõ ràng tên gọi Cao Bằng. Cao Bằng thì lúc đó là đơn vị ở dưới Ninh Sóc hoặc Thái Nguyên.

Có hiểu như vậy, thì mới thấy việc mở ra Cao Bằng của nhà Mạc vào thập niên 1600-1610 là cả một quá trình, để tồn tại tới thập niên 1680. 

25/05/2018

chùa Đại Phật ở Quảng Châu với các vua Mạc (bản lưu tháng 5 năm 2018)

Về chùa Đại Phật, tôi đã viết từ năm 2012, bản in chính thức bằng tiếng Việt thì xem lại ở đâyở đây. Đó là ngôi chùa liên quan việc các vua Mạc thời kì Cao Bằng (Việt Nam) cung tiến gỗ quí vào đầu thập niên 1660.

20/05/2018

đường Văn Minh ở Quảng Châu (tư liệu đọc thêm)

Về đường Văn Minh, bản của mùa hè năm 2018, trước ngày sinh nhật 19/5, thì đã đi ở entry trước. Xem lại ở đây. Quanh đi quẩn lại, vẫn là ở quận Việt Tú - quận trung tâm của thành phố Quảng Châu.

Quận Việt Tú kết tập hầu như tất cả những gì tôi quan tâm: mộ của vua Triệu Hồ nước Nam Việt (cháu gọi Triệu Đà là ông), chùa Đại Phật gắn với các vua Mạc thời kì Cao Bằng, chùa Lục Dung, khu vực Tây Hồ - Bắc Kinh, khu vực đường Văn Minh, khu vực đền Trần Gia, khu vực đường Hạ Cửu - Thượng Cửu (Thượng Hạ Cửu),... Có thể đi bộ từ các điểm này sang nhau.

18/05/2018

Trước ngày sinh nhật 19 tháng 5, chúng tôi đến đường Văn Minh

Chúng tôi hướng dẫn lẫn nhau. Anh am hiểu mọi thứ trên đường Văn Minh, bởi đó là một phần chuyên môn của anh. Nên anh dẫn chúng tôi đến đó. Còn tôi, từ lâu đã du lãng trở đi trở lại các con đường khu Tây Hồ và Bắc Kinh, mà trung tâm là chùa Đại Phật, nên tôi dẫn mọi người tới đó.

Mà chùa Đại Phật thì rất gần với đường Văn Minh. Chỉ cần đi bộ trong khoảng 15 phút qua ba ngã tư, từ đường Văn Minh, là gặp ngay đường Bắc Kinh, rẽ trái là tới chùa !

Đọc nhanh về chùa Đại Phật ở đây (bản in năm 2013, phần 1phần 2).

15/03/2018

Một số thông tin bổ sung về danh tác "Sứ Hoa tùng vịnh" của Nguyễn Tông Quai

Hôm nay, đi bài  này trên Giao Blog để động viên một người bạn đang loay hoay 

Bài của Lê Thị Vỹ Phượng. Đã xuất bản năm 2012. Về tác phẩm danh tiếng Sứ Hoa tùng vịnh của Nguyễn Tông Quai (viết trên đường hai lần đi sứ nhà Thanh với tư cách phó sứ rồi chánh sứ; lần đi đầu tiên thì là phó sứ, còn chánh sứ là Nguyễn Kiều - phu quân của Đoàn Thị Điểm).

Tác giả trích phát biểu một phần từ luận văn thạc sĩ (Ngữ văn Hán Nôm) về Nguyễn Tông Quai. Bài đưa ra một số thông tin bổ sung cho nhận thức trước năm 2012 của học giới.

04/03/2018

Đi sang Tàu chặt mía thuê ngay sau Tết : vùng biên Việt - Trung đầu 2018

Chuyện thường ngày ở huyện, tại vùng biên giới. Nhiều chỗ thì không gian biên giới chỉ được xem là xóm trên xóm dưới trong cùng làng. Đâu có việc là ta cứ đi.

Qua trải nghiệm cá nhân, đã từng kể ở đây (đưa lên vào tháng 9/2013) hay ở đây (năm 2014).

20/02/2018

Mùng 5 Tết Mậu Tuất 2018 : 229 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Nhiều lần binh lửa gắn với Tết Việt trong lịch sử, mà những lần gần đây vẫn còn được nhắc đến nhiều nhất thì có thể kể tới (theo thứ tự từ gần tới xa): 17 tháng 2 (năm 1979, đã là 21 tháng Giêng năm Kỷ Mùi), Mậu Thân 1968 (đợt mở màn vào chính ngày Nguyên Đán, tính sang dương lịch là đêm 30/1/1968), mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789 (tính sang dương lịch là 30/1/1789).

16/02/2018

"17 tháng 2", mai mới là mùng 2 Tết

17 tháng 2 năm 1979, đó là dương lịch, còn âm lịch thì là ngày 21 tháng Giêng năm Kỉ Mùi. Đúng vào ngày đám cưới của con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Một sự trùng hợp như là ngẫu nhiên của lịch sử. Đã đi ở đây (đưa lên ngày 17/2/2014) hay ở đây (khởi từ ngày 17/2/2017). 

Ngày 17 tháng 2 năm 1979. Rút gọn thành một cái mốc "17 tháng 2". Như là một từ riêng trong tiếng Việt hiện đại.

05/02/2018

Kí sự trên đường đi sứ với vua Quang Trung giả năm 1790 của Phan Huy Ích (bài Phạm Trọng Chánh)

Bài đọc vui là chính. Bởi như quan sát lâu nay của Giao Blog, thì ông Phạm Trọng Chánh là một tác giả viết rất khỏe, rất "đa di năng", và cũng rất ... liều, rất văng mạng (ví dụ ở đây, hay ở đây). Nhiều bài chỉ là xào xáo.

14/01/2018

Về dung nhan hoàng đế Quang Trung (stt mới của Trần Quang Đức)

Lúc đã viết xong kì 1 của Ngắm kĩ thêm dung nhan hoàng đế Quang Trung (đọc chậm tư liệu Nguyễn Duy Chinh), và đang viết dở kì 2 trên blog này, thì trên Fb, Trần Quang Đức đưa một stt ngắn lên.

13/01/2018

Ngắm kĩ thêm dung nhan hoàng đế Quang Trung (đọc chậm tư liệu Nguyễn Duy Chính) - 2

Viết dần từ 9/1/2018

Một bức tranh có miêu tả đoàn sứ An Nam với trưởng đoàn là quốc vương Quang Bình trong lễ mừng thọ vua Càn Long 80 tuổi, do họa sĩ nhà Thanh vẽ vào dịp đó (năm 1790), sau khắc in thành sách (nằm trong một bộ sách lớn có rất nhiều tranh), đã được Nguyễn Duy Chính giới thiệu và phân tích trong bài (tức bài "Đã tìm ra chân dung vua Quang Trung ?" trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 4 năm 2017).

Trong bức tranh ấy, theo Nguyễn Duy Chính thì có thấy hình ảnh của quốc vương Quang Bình (nguyên văn ông viết: "trong đó có cảnh vua Quang Trung cùng vương công đón hoàng đế hồi loan." - hoàng đế ở đây là vua Càn Long).

Bác Chính thì sử dụng bản tranh in khắc gỗ mà có màu.

Cũng trang tranh đó, hiện tôi mới chỉ có tư liệu đen trắng (tranh in khắc gỗ nhưng không có màu). Xem trích đoạn ở dưới (tạm thời sử dụng "in khắc gỗ" ở đây, kiểm tra lại sau).

Chân dung vua Quang Trung (bài Nguyễn Duy Chính bản chính thức)

Như đã nói hôm 8/1/2018, ở đây, bản chính thức bài của bác Nguyễn Duy Chính sẽ được tạp chí đưa lên mạng nội trong ít ngày. Thì hôm nay, vào kiểm tra, đã thấy bản chính thức vừa xuất hiện.

07/01/2018

Ngắm kĩ thêm dung nhan hoàng đế Quang Trung (đọc chậm tư liệu Nguyễn Duy Chính) - 1

Có một số bài của bác Nguyễn Duy Chính đã được đưa về blog này từ trước. Ví dụ ở đây (về nhân vật Lê Quýnh, đăng tháng 3 năm 2014). Bây giờ, thì thử đọc chậm tư liệu do bác mới đưa ra gần đây về dung nhan hoàng đế Quang Trung. Tựa như đang có "bão" trên không gian mạng về các tư liệu đó cùng diễn giải của Nguyễn Duy Chính.

24/10/2017

Đại hội Mạc tộc Thế giới lần thứ 3 (thông báo của anh em ở phía Nam)

Về Mạc tộc Thế giới, đặc biệt là Đại hội lần thứ nhất tổ chức tại tỉnh Quảng Đông năm 2013, thì một ít thời gian nữa mình sẽ viết. Bây giờ, thì một chút về Đại hội lần thứ 3 sẽ tổ chức tại tỉnh Hải Nam (tháng 11/2017).

Mà là một góc thông tin được công bố, từ thông báo của các anh em ở phía Nam.