Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa-học-Nhật-Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa-học-Nhật-Bản. Hiển thị tất cả bài đăng

09/07/2018

Bàn về chỗ tệ hại của giáo dục Nhật Bản hiện nay : vào học bằng cửa sau, "hạ cánh từ trên trời xuống"

Lời bàn của một giáo sư đại học, nhân vụ nhà đương cục vừa cho bắt Cục trưởng Cục Chính sách của Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản với lí do tham nhũng.

Đó là những tệ đoan vẫn tìm thấy trong một nền giáo dục được đánh giá là minh bạch và thuần khiết hàng đầu thế giới. Đấy là như vậy, mà còn như vậy.

Về nghiên cứu khoa học, thì mấy năm nay, do vết nhơ của vụ gian lận tại Riken, mà không khí cảnh tỉnh bao trùm khắp nơi. Vụ đó có nhân vật chính là cô Obokata, đọc ở đâyở đây , và ở đây. Về không khí cảnh tỉnh, tôi đã thực sự trải nghiệm (ví dụ ở đây).

19/02/2018

Kỉ niệm Minh Trị Duy Tân 150 năm : Hiện đại hóa Nhật Bản, được và mất

Như đã điểm tin đợt trước, đang là dịp kỉ niệm 150 năm Minh Trị Duy Tân (xem lại ở đây, tháng 5/2017). Minh Trị Duy Tân, tức công cuộc hiện đại hóa Nhật Bản, trong liên quan với văn hóa quốc gia và văn hóa địa phương, là một mối quan tâm lớn của tôi. Ví dụ ở đây (năm Bình Thành 17, tức năm 2005).

Gần đây, nhân dịp kỉ niệm qui mô toàn quốc, xuất hiện nhiều cách nhìn mới về Minh Trị Duy Tân.

30/11/2017

Từ điển ngôn ngữ và chính trị : Làn sóng phản đối từ điển danh tiếng "Quảng từ uyển"

Quảng từ uyển (của nhà xuất bản Iwanami) là một từ điển tiếng Nhật phổ thông có danh tiếng ở Nhật Bản. Có thể ví như Từ nguyênTừ hải ở Trung Quốc.

Cuốn từ điển Nhật ngữ đầu tiên đúng nghĩa mà tôi có chính là Quảng từ uyển, hồi cuối năm 1996, tức khoảng 20 năm về trước. Đó là một phần thưởng được gửi từ Nhật Bản tới, theo nguyện vọng muốn có Quảng từ uyển do tôi đề xuất.

04/10/2017

Tiết lộ sự thật về việc bình chọn di sản văn hóa ở Nhật Bản hiện nay

Tiết lộ của một quan chức cũ của chính quyền Nhật Bản hiện nay - chính quyền của thủ tướng Abe.

Các ví dụ đưa ra rất dễ hiểu. Có một cái là về việc bình chọn di sản văn hóa gọi là "vùng cách mạng công nghiệp" của hội đồng chuyên môn Nhật Bản để đưa đề cử cho UNESCO. Vùng cách mạng công nghiệp thời Minh Trị, thì đã đi ở đây (tháng 10 năm 2016).

24/09/2017

Luận về vai trò của KHOA HỌC trong đời sống: vừa như "nghệ thuật", vừa như "tạo mẫu"

Bên nghệ thuật thì đại khái giống như một chiếc chén mà cả thế giới chỉ có một mình nó. Còn bên "mẫu" (hoặc dễ hiểu là "tạo mẫu") thì là một kiểu mẫu được làm ra, rồi thì toàn thế giới bắt chước làm theo.

20/09/2017

Giáo sư Hiệu trưởng nổi tiếng đã thừa nhận: bỏ một khoản tiền để "mua" bằng Tiến sĩ từ PWU

Liên quan đến một đại học danh tiếng chuyên "buôn" bằng Tiến sĩ là PWU (thuộc nước Mĩ, tạm viết tắt).  

Vào năm 2006, một Giáo sư Hiệu trưởng rất nổi tiếng ở Nhật Bản đã thừa nhận với báo chí là: năm 1994, lúc ở tuổi 51 (vì sinh năm 1943), ông đã bỏ ra 30 vạn Yên để PWU cấp cho một bằng Tiến sĩ.

25/07/2017

Giáo dục Nhật Bản : Giáo sư Hội trưởng vừa bảo vệ Tiến sĩ thành công

Bà giáo là đàn em lứa sau của ông thầy mình. Chúng mình quen gọi bà là "cô Yamamoto". Tên đầy đủ là Yamamoto Matori.

Học giả Nhật Bản suy nghĩ về việc chuyển đổi "Ngày kỉ niệm Biển"

Ngày Biển, hay ngày Kỉ niệm Biển của Nhật Bản vốn là ngày 20 tháng 7 dương lịch. Nhưng gần đây, từ năm 2003, ngày này đã bị đổi sang một ngày khác !

Đổi từ 20 tháng 7 sang "ngày Chủ Nhật thứ ba của tháng 7". 

Nguyên ủy ngày Kỉ niệm Biển và sự thay đổi đó, trong môi trường tiếng Việt, tôi đã viết ở một bài ngắn gần đây (khi nào có bản phổ biến, sẽ cập nhật sau).

Có một số học giả Nhật Bản xem việc chuyển đổi này là có vấn đề. Nên chăng là trở lại với chính ngày 20 tháng 7 ?

28/05/2017

Nhà ngoại cảm với con mắt thứ ba (trường hợp cô Thiêm)

Cô Thiêm, tức "dị nhân" Hoàng Thị Thêm, ở Hòa Bình, đã nổi tiếng nhiều năm nay.

Dưới là những tư liệu trực tuyến về cô. Mở đầu là một video thực nghiệm khả năng nhìn được bằng con mắt thứ ba của cô Thiêm, do phía Nhật Bản thực hiện. Người Nhật sang tận nhà cô ở Hòa Bình để xác nhận, rồi mời cô trực tiếp sang Nhật Bản để thực nghiệm.

31/03/2017

thầy Kawashima khuyên: đừng chia rạch ròi khoa học tự nhiên với khoa học xã hội

Thầy Kawashima ở Đại học Tokyo (Nhật Bản) là thầy của nghiên cứu sinh Vũ Minh Hoàng (đã đi một entry nhanh nhân vụ lùm xùm bổ nhiệm vụ phó năm ngoái, ở đây).

Lời khuyên về giáo dục của thầy Kawashima là: đừng chia rạch ròi giữa Văn và Lí. Trong tiếng Nhật, Văn là chỉ khoa học xã hội, còn là chỉ khoa học tự nhiên. Chỗ yếu của giáo dục Nhật Bản hiện nay, theo ông, là đã chia quá rạch ròi hai ngành khoa học này.

13/02/2017

Trường Trung học Phổ thông ở Nhật Bản : Cầu nguyện an toàn trước khi đi dã ngoại

Trường quê chuẩn bị cho học sinh đi dã ngoại ở trong nước và nước ngoài.

Từ ngày 16/2/2017, học sinh và giáo viên sẽ xuất phát.

Bởi vậy, hôm nay (13/2), nhà trường tổ chức cầu nguyện an toàn theo nghi thức thần đạo trong khuôn viên trường.

28/11/2016

Thêm một nhà khoa học Việt Nam làm việc tại RIKEN

Riken là một cơ quan nghiên cứu quyền uy của Nhật Bản. Hiện ở đó, có bác Nguyễn Đình Đăng - thi thoảng blog này có đăng bài của bác.

Riken cũng gắn với sự kiện cô Obokata gian dối trong khoa học (tháng 4/2014). Vì sự gian dối của cô, cơ quan nghiên cứu cũ bị thiệt hại nặng, một người thầy đã quá ân hận mà tự sát (tháng 8/2014). Bản thân cô thì bị đuổi việc và bằng Tiến sĩ cũng bị hủy (nhận năm 2011, bị hủy tháng 10/2015).

Bây giờ, biết thêm một nhà khoa học Việt Nam nữa cũng đang làm việc tại Riken.

22/11/2016

Chùa làng và lời gửi gắm của học giả chân đất

Đó là Miyamoto, nhà văn hóa dân gian xuất sắc của Nhật Bản. Một người đi bộ hầu như khắp nước Nhật để ghi chép về phong tục tập quán của nhân dân, trong khoảng nửa cuối thế thế kỉ 20.

Ông cứ đi hết làng này sang làng khác, hết thị trấn này sang thị trấn kia. Người ta gọi ông là học giả đi bộ hay học giả chân đất.

18/11/2016

Niềm vui sau khi rời văn phòng khoa, là đọc comment của học trò

Điểm thú vị là tờ giấy ghi comment của học trò cấp đại học sẽ được phát trước mỗi giờ học, và nhận lại khi kết thúc. Thường thì phải qua văn phòng khoa trước giờ lên lớp, nhận một số văn bản giấy tờ, trong đó có tập giấy dành ghi bình luận của học trò. Khi vào lớp, sẽ chuyển cho một em nào đó ở bàn đầu, để các em luân chuyển phát cho nhau, mỗi người một phiếu.

Mình học tập ông thầy, thích "làm" học sinh phải học cho ra học, nên thường là đặt tiết đầu tiên trong ngày (bắt đầu từ 9 h sáng, nên phải ra khỏi nhà lúc 7 h, đi tàu thật chuẩn giờ thì mới kịp).