Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

28/11/2016

Thêm một nhà khoa học Việt Nam làm việc tại RIKEN

Riken là một cơ quan nghiên cứu quyền uy của Nhật Bản. Hiện ở đó, có bác Nguyễn Đình Đăng - thi thoảng blog này có đăng bài của bác.

Riken cũng gắn với sự kiện cô Obokata gian dối trong khoa học (tháng 4/2014). Vì sự gian dối của cô, cơ quan nghiên cứu cũ bị thiệt hại nặng, một người thầy đã quá ân hận mà tự sát (tháng 8/2014). Bản thân cô thì bị đuổi việc và bằng Tiến sĩ cũng bị hủy (nhận năm 2011, bị hủy tháng 10/2015).

Bây giờ, biết thêm một nhà khoa học Việt Nam nữa cũng đang làm việc tại Riken.

Dĩ nhiên là trong riken, còn nhiều người Việt Nam nữa.

Dưới là dán nhanh, từ các nơi, về Trần Phan Lam Sơn.


---



.

2. Từ báo chí tiếng Việt 


Thứ Hai, 28/11/2016 - 10:10

Năm người Việt vào top 1% các nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới

Theo công bố của Thomson Reuters, năm nay có năm người Việt lọt vào tốp các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới, trong đó GS.TS Nguyễn Sơn Bình và PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng lần thứ ba liên tiếp có mặt.

PGS. TS Nguyễn Xuân Hùng tại Bỉ
PGS. TS Nguyễn Xuân Hùng tại Bỉ
Như mọi năm, qua trang web hcr.stateofinnovation.thomsonreuters.com, Thomson Reuters đã công bố danh sách 3.266 nhà khoa học thuộc 21 chuyên ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có công bố có hệ số trích dẫn cao (Highly Cited Papers). Danh sách các nhà khoa học thuộc tốp 1% được trích dẫn nhiều nhất này được Thomson Reuters xác định dựa trên cơ sở các chỉ số khoa học cốt lõi (Essential Science Indicators ESI)1 của tổng số 128.887 bài báo có hệ số trích dẫn cao trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2014. Mỗi công bố của các nhà khoa học được xếp hạng trong tốp 1% được tính theo sự phân bố của chỉ số ESI trong từng lĩnh vực và theo năm của công bố. Thomson Reuters cũng lựa chọn mỗi lĩnh vực nghiên cứu một tạp chí chuyên ngành đại diện và chỉ xét các công bố trên các tạp chí đó, với trường hợp các tạp chí đa ngành như Science, Nature, Proceedings of the National Academy of Sciences(Mỹ)… thì tính theo một phương pháp phân tích riêng.
Những gương mặt kỳ cựu
Thomson Reuters ghi nhận năm nhà khoa học người Việt lọt vào tốp các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2016, trong đó duy nhất PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng (lĩnh vực khoa học máy tính) là nhà nghiên cứu có địa chỉ liên hệ ở Việt Nam. Anh cũng là một trong hai nhà khoa học người Việt ba năm liên tiếp lọt vào tốp các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới: 2014, 2015, 2016. Là giám đốc Trung tâm nghiên cứu liên ngành, trường ĐH Công nghệ TPHCM (HUTECH) và nghiên cứu viên tại Đại học Y Khoa CMU Taichung (Đài Loan), PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng tập trung vào nghiên cứu phát triển các công cụ tính toán mạnh và mô phỏng trên máy tính, được ứng dụng vào lĩnh vực Cơ Kỹ thuật, Cơ Sinh học, Vật liệu... Đến nay, anh có hơn 100 công bố trên các tạp chí ISI, trong đó 10 công bố đạt hệ số trích dẫn trên 100 2.
Với giải thưởng Georg Forster Research Award của Quỹ Alexander von Humboldt (Đức), anh đã sang Đức thực hiện hợp tác nghiên cứu với các đồng nghiệp quốc tế trong giai đoạn từ giữa năm 2015 đến đầu năm 2017. Đặc biệt, trong năm 2016, anh đã được chính phủ Bỉ và EU tài trợ hai dự án uy tín kéo dài ít nhất bốn năm để thực hiện nghiên cứu và đào tạo nghiên cứu sinh về chủ đề liên quan đến biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Sơn Bình (ngoài cùng bên phải) và nhóm nghiên cứu của ông
Giáo sư Nguyễn Sơn Bình (ngoài cùng bên phải) và nhóm nghiên cứu của ông
GS.TS Nguyễn Sơn Bình giảng dạy tại Khoa Hóa, trường ĐH Northwestern và là thành viên chính của phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ Argonne. Ông tập trung vào nghiên cứu hóa học vô cơ/hóa học hữu cơ kim loại, tổng hợp hữu cơ và khoa học polymer, đồng thời cũng quan tâm đến các chất xúc tác thân thiện với môi trường và vật liệu sinh học. Nhóm nghiên cứu liên ngành do ông dẫn dắt được phân làm ba ê kíp với ba nhánh chính: các vật liệu xốp (Porous Materials), Graphene/Graphene Oxide, và các vật liệu sinh học (Biomaterials) 3.
GS.TS Nguyễn Thục Quyên (thứ năm từ trái sang) và nhóm nghiên cứu của bà
GS.TS Nguyễn Thục Quyên (thứ năm từ trái sang) và nhóm nghiên cứu của bà
Trong số năm nhà khoa học người Việt có hai nhà khoa học hai lần lọt vào danh sách các nhà khoa học có ảnh hưởng là GS.TS Nguyễn Thục Quyên (hóa học) và GS.TS Võ Văn Ánh (toán học). GS. Nguyễn Thục Quyên hiện giảng dạy tại Khoa Hóa và hóa sinh trường ĐH California. Các nghiên cứu hiện nay của bà và cộng sự chủ yếu tập trung vào tính chất điện tử của các chất điện phân polymer liên hợp, giao diện trong các linh kiện quang điện tử, các quá trình tạo ra và vận chuyển điện tử lỗ trống, phân tử tự lắp ráp, các quá trình chế tạo vật liệu, phân tích cấu trúc nano của các pin mặt trời hữu cơ, và vật liệu sinh học/sinh học điện tử. Năm 2015, bà từng được trao giải thưởng Alexander von Humboldt Research Award dành cho nghiên cứu viên chính.
GS.TS Võ Văn Ánh giảng dạy tại Khoa Khoa học và Kỹ thuật, ĐH Công nghệ Queensland, Australia, chuyên ngành Khoa học toán học, Toán học tính toán và ứng dụng. Các dự án nghiên cứu của ông hiện nay là những phương pháp mới về lý thuyết và ứng dụng của các trường ngẫu nhiên hình cầu (spherical random fields), mô hình ngẫu nhiên của quá trình khuếch tán phi tuyến (spatiotemporal nonlinear diffusion processes) với những đặc điểm đa hệ fractal, ước lượng thống kê và phép xấp xỉ của khuếch tán dị thường, sự khuếch tán và vận chuyển của nước mặn trong tầng ngậm nước vùng ven biển5.
Nhân tố mới
TS. Trần Phan Lam Sơn trả lời phỏng vấn đài truyền hình Nhật NHK
TS. Trần Phan Lam Sơn trả lời phỏng vấn đài truyền hình Nhật NHK
So với bốn đồng nghiệp người Việt kể trên, TS. Trần Phan Lam Sơn là cái tên hoàn toàn mới. Từng là nghiên cứu sinh tại Hungary năm 1997, TS. Trần Phan Lam Sơn làm hậu tiến sỹ tại Viện KH&CN Nara (Nhật Bản) vào năm 2001. Năm 2007, anh là nghiên cứu viên chính tại Phòng thí nghiệm công nghệ sinh học và nghiên cứu về hệ gene cây đậu tương, Trung tâm Quốc gia về công nghệ sinh học cây đậu tương ở ĐH Missouri-Columbia, USA. Kể từ năm 2009 đến nay, anh làm việc tại Viện nghiên cứu Vật lý và Hóa học RIKEN (Nhật Bản).
Các mối quan tâm chính của anh là giải mã các tín hiệu phân tử của cây trồng trong phản ứng với các điều kiện hạn, mặn và kim loại nặng; cơ chế kiểm soát sự cố định đạm của cây họ đậu trong điều kiện hạn và thiếu Phốtpho; những gene chức năng của cây lương thực để tăng năng suất trong các điều kiện bất lợi.
Theo Tiasang
-----------------------------------------------------------------------
1. Essential Science Indicators ESI gồm các thống kê hiệu suất và các xu hướng ngoại suy từ công bố được xuất bản trên các tạp chí chuyên ngành và việc trích dẫn từ các công bố đó.
2. Có thể tham khảo thêm về PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng:
https://sites.google.com/site/nguyenxuanhungsite/publication
3. Có thể tham khảo thêm về GS.TS Nguyễn Sơn Bình
http://www.chemistry.northwestern.edu/people/core-faculty/profiles/sonbinh-nguyen.html , http://www.nguyengroup.northwestern.edu/
4. Có thể tham khảo thêm về GS.TS Nguyễn Thục Quyên
http://www.chem.ucsb.edu/nguyengroup/thuc-quyen-nguyen
http://www.chem.ucsb.edu/nguyengroup/
5. Có thể tham khảo thêm về GS. TS Võ Văn Ánh
http://staff.qut.edu.au/staff/anhv/
6. Có thể tham khảo hơn về TS. Trần Phan Lam Sơn
http://www.csrs.riken.jp/en/labs/spru/index.html
https://www.researchgate.net/profile/Lam-Son_Tran


http://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nam-nguoi-viet-vao-top-1-cac-nha-khoa-hoc-anh-huong-nhat-the-gioi-20161128101159585.htm



1. Từ trang của riken




ラム-ソン・ファン・チャン
略歴を隠す
1997
ハンガリー 聖イシュトヴァーン大学 博士学位取得
1997
同 研究員
1998
同 上級研究員
1998
農業・食品産業技術総合研究機構・食品総合研究所 STAフェロー
2001
奈良先端科学技術大学院大学 日本学術振興会外国人特別研究員
2001
科学技術振興機構 JSRCASフェロー
2003
国際農林水産業研究センター スペシャルリサーチャー
2007
米国 ミズーリ大学コロンビア校 シニアリサーチサイエンティスト
2009
理化学研究所 植物科学研究センター 発現調節研究ユニット ユニットリーダー
2013
同 環境資源科学研究センター 発現調節研究ユニット ユニットリーダー(現職)






1997
Ph.D., Szent Istvan University, Hungary
1997
Researcher, Department of Biotechnology and Molecular Genetics, Szent Istvan University, Hungary
1998
Senior Researcher, Department of Biotechnology and Molecular Genetics, Szent Istvan University, Hungary
1998
STA Postdoctoral Fellow, Applied Bacteriology Laboratory, Division of Microbiology, National Food Research Institute, National Agriculture and Food Research Organization
2001
JSPS Postdoctoral Fellow, Department of Microbial Cell Biology, Graduate School of Biological Science, Nara Institute of Science and Technology
2001
JIRCAS Fellow, Biological Resources Division, Japan International Research Center for Agricultural Sciences (JIRCAS)
2003
Special Researcher, Biological Resources Division, Japan International Research Center for Agricultural Sciences
2007
Senior Research Scientist, Soybean Genomics and Biotechnology Laboratory, Division of Plant Science, National Center for Soybean Biotechnology, University of Missouri-Columbia, USA
2009
Unit Leader, Signaling Pathway Research Unit, RIKEN Plant Science Center
2013
Unit Leader, Signaling Pathway Research Unit, RIKEN Center for Sustainable Resource Science (-current)


発現調節研究ユニット
Signaling Pathway Research Unit

ユニットリーダー

ラム-ソン・ファン・チャン Lam-Son Phan Tran

Ph.D.
ラム-ソン・ファン・チャン
略歴を表示する

お問い合わせ

Son.Tran
理化学研究所 環境資源科学研究センター
発現調節研究ユニット
〒230-0045
神奈川県横浜市鶴見区末広町1丁目7番22号
東研究棟6階E610号室
横浜へのアクセス

関連リンク

研究概要

地球の人口は急速に増加しており、特に開発途上国では食糧の安定供給が主要問題の1つです。さらに、近年の気候変化は、食糧生産の大きな負担になっています。干ばつ、塩害、土壌侵食および土壌汚染のような環境ストレスは、作物の生産量に悪影響を及ぼす要因で、安定的な農業生産を脅かしています。当ユニットの研究テーマは、(i)植物の成長を制御する様々なホルモンとポリアミンの役割および非生物学ストレス応答におけるホルモンとポリアミンの相互作用、(ii)環境ストレス条件下で作物の生産性を向上させることを目標とするトランスレーショナルゲノミクス、の2つです。

研究テーマ

  1. 乾燥、塩、重金属ストレス応答における、シグナル伝達分子の機構解明
  2. 乾燥ストレスおよびリン欠乏における窒素固定を制御するメカニズムの解明
  3. 劣悪環境下での作物の生産性向上を目的とした作物の機能ゲノミクス

Model of relationship among CKs, ABA and abiotic stress response.
Upon abiotic stress, IPT gene expression is reduced, leading to decrease in CK contents. The stress-induced ABA levels also downregulate expression of AtIPT genes which causes further decrease in CK contents. Due to a reduction of CK content, the inhibitory effect of CK signaling on the expression of stress responsive genes is alleviated (dotted bar), leading to enhanced plant survival.
http://www.csrs.riken.jp/jp/labs/spru/index.html



Unit Leader

Lam-Son Phan Tran

Ph.D.
Lam-Son Phan Tran
Show

Contact

Son.Tran
Signaling Pathway Research Unit,
RIKEN Center for Sustainable Resource Science
#E610 6F East Research Building,
1-7-22 Suehiro, Tsurumi, Yokohama, Kanagawa 230-0045 Japan
Access to Yokohama

Related links

Outline

The population of the earth is rapidly increasing, setting food security one of the major issues in the world, especially in developing countries. Additionally, climate changes also put a great burden on food production. Environmental stresses, such as drought, high salinity, soil erosion and pollutants are the factors affecting yield and stability of crop production, thereby threatening sustainable agriculture. Our unit has interest in (i) studying the roles of plant growth regulators, including various hormones and polyamines, and their interactions in abiotic stress responses, as well as (ii) translational genomics aiming to enhance crop productivity under adverse environmental stress conditions.

Subjects

  1. Molecular elucidation of signaling molecules in plant responses to drought, salt and heavy metal stresses
  2. Mechanisms controlling nitrogen fixation in legumes under drought and phosphorus deficiency
  3. Functional genomics of food crops for improvement of crop productivity in adverse conditions
Model of relationship among CKs, ABA and abiotic stress response.
Upon abiotic stress, IPT gene expression is reduced, leading to decrease in CK contents. The stress-induced ABA levels also downregulate expression of AtIPT genes which causes further decrease in CK contents. Due to a reduction of CK content, the inhibitory effect of CK signaling on the expression of stress responsive genes is alleviated (dotted bar), leading to enhanced plant survival.

http://www.csrs.riken.jp/en/labs/spru/index.html








環境資源科学研究センター

発現調節研究ユニット

ユニットリーダー TRAN Son Phan Lam (Ph.D.)
TRAN Son Phan Lam(Ph.D.)
地球の人口は急速に増加しており、特に開発途上国では食糧の安定供給が主要問題の1つです。さらに、近年の気候変化は、食糧生産の大きな負担になっています。干ばつ、塩害、土壌侵食および土壌汚染のような環境ストレスは、作物の生産量に悪影響を及ぼす要因で、安定的な農業生産を脅かしています。当ユニットの研究テーマは、(i)植物生長長レギュレータの役割および非生物学ストレス応答との相互作用、(ii)環境ストレス条件下で作物の生産性を向上させることを目標とするトランスレーショナルゲノミクス、の2つです。

研究主分野

植物 & 動物学

研究関連分野

生物学 & 生化学 / 分子生物 & 遺伝学 / 農学 / 環境 & エコロジー(生態)

研究テーマ

  • 乾燥、塩、重金属ストレス応答における、シグナル伝達分子の機構解明
  • 乾燥ストレスおよびリン欠乏における窒素固定を制御するメカニズムの解明
  • 劣悪環境下での作物の生産性向上を目的とした作物の機能ゲノミクス

主要論文

  1. Nguyen, K.H., Ha, C.V., Nishiyama, R., Watanabe, Y., Leyva-González, M.A., Fujita, Y., Tran U.T., Tanaka, M., Li, W., Seki, M., Schaller, G.E., Herrera-Estrella, L., Tran, L.S.:
    "Arabidopsis type B cytokinin response regulators ARR1, ARR10, and ARR12 negatively regulate plant responses to drought."
    Proc Natl Acad Sci USA DOI. 10.1073/pnas.1600399113 (2016).
  2. Li, W., Yamaguchi, S., Khan, M.A., An, P., Liu, X., Tran, L.S.:
    "Roles of gibberellins and abscisic acid in regulating germination of Suaeda salsa dimorphic seeds under salt stress."
    Front Plant Sci 6,1235 (2016).
  3. Mostofa, M.G., Saegusa, D., Fujita, M., Tran, L.S.:
    "Hydrogen sulfide regulates salt tolerance in rice by maintaining Na+/K+ balance, mineral homeostasis and oxidative metabolism under excessive salt stress."
    Front Plant Sci 6,1055 (2015).
  4. Mostofa, M.G., Ansary, M.U., Watanabe, A., Fujita, M., Tran, L.S.:
    "Hydrogen sulfide modulates cadmium-induced physiological and biochemical responses to alleviate cadmium toxicity in rice."
    Sci Rep 5, 14078 (2015).
  5. Ha, C.V., Watanabe, Y., Tran, U.T., Le, D.T., Tanaka, M., Nguyen, K.H., Seki, M., Nguyen, D.V., Tran, L.S.:
    "Comparative analysis of root transcriptomes from two contrasting drought-responsive Williams 82 and DT2008 soybean cultivars revealed differentially expressed genes under dehydration conditions."
    Front Plant Sci 6, 551 (2015)
  6. Nguyen, K.H., Ha, C.V., Watanabe, Y., Tran, U.T., Nasr Esfahani, M., Nguyen, D.V., Tran, L.S.:
    "Correlation between differential drought tolerability of two contrasting drought-responsive chickpea cultivars and differential expression of a subset of CaNAC genes under normal and dehydration conditions."
    Front Plant Sci 6, 449 (2015).
  7. Mostofa, M.G., Hossain, M.A., Fujita, M., Tran, L.S.:
    "Physiological and biochemical mechanisms associated with trehalose-induced copper stress tolerance in rice."
    Sci Rep 5, 11433 (2015).
  8. Li, W., Tran, L.S.:
    "Are karrikins involved in plant abiotic stress responses?."
    Trends Plant Sci 20, 535-538 (2015)
  9. Thao, N.P., Khan, M.I.R., Thu, N.B.A., Hoang, X.L.T., Asgher, M., Khan, N.A., Tran, L.S.:
    "Role of ethylene and its crosstalk with other signaling molecules in plant responses to heavy metal stress."
    Plant Physiol 169, 73-84 (2015).
  10. Sulieman, S., Tran, L.S.:
    "Phosphorus homeostasis in legume nodules as an adaptive strategy to phosphorus deficiency."
    Plant Sci 239, 36-43 (2015).

メンバーリスト

主宰者

TRAN Son Phan Lam
ユニットリーダー

メンバー

LI Weiqiang
研究員
西山 りゑ
研究員
NGUYEN Kien
国際プログラム・アソシエイト
CHU Ha
国際プログラム・アソシエイト
渡邊 泰子
テクニカルスタッフⅡ
HA Chien
テクニカルスタッフⅡ

http://www.riken.jp/research/labs/csrs/signal_path/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.