Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chùa-Hà-Nội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chùa-Hà-Nội. Hiển thị tất cả bài đăng

01/11/2022

Khu vực Láng chuẩn bị phục hồi Đám rước Thánh Láng vào tháng Ba âm lịch năm 2023

Nghe nói là phục hồi sau khoảng 70 năm đứt quãng.

Đại khái nhiều làng ở Hà Nội đã đứt mạch hội làng từ sau những năm 1954-1956.

Hồi Hà Nội bị tạm chiếm trong khoảng 9 năm (1946/1947-1954) thì hội hè đình đám ở làng ở phố vẫn rộn ràng. Đây là 9 năm vẫn còn nhiều điểm mờ trong nhận thức chung về cuộc sống của người Hà Nội (ví dụ đọc ở đây).

Lễ hội Phủ Tây Hồ (của làng Tây Hồ) đã đứt mạch từ sau năm 1955 đến nay, chưa từng được khôi phục.

Lễ hội Thánh Láng vào thượng tuần tháng Ba âm lịch (với nội dung trọng tâm là đám rước Thánh Láng từ chùa Láng Cả sang chùa Hoa Lăng) cũng đứt mạch ở sau năm 1954. Sau Đổi Mới thì có khôi phục một phần. Riêng đám rước thì chưa từng được khôi phục (tính đến hôm nay).

Bây giờ, các làng cũ ở khu vực Láng đã ngồi lại với nhau và muốn khôi phục lại đám rước vào năm 2023. Giai đoạn chuẩn bị đang bắt đầu.

05/03/2022

Chùa Linh Ứng ở phố Khâm Thiên

Trong liên đới với chùa Xiển Pháp (tức chùa Trại) - đại khái vốn ở khu vực sân vận động Hàng Đẫy hiện nay (xem nhanh ở đây), chúng tôi chú ý đến chùa Linh Ứng ở phố Khâm Thiên.

Chúng ta hãy tưởng tượng nhé: chỗ sân vận động Hàng Đẫy ngày nay vốn là khuôn viên một ngôi chùa lớn, gọi là "Xiển Pháp tự" hay "chùa Trại". Xa xưa, chỗ đó là một cái "Trại", rồi thành ra "chùa", nên thành "chùa Trại". Sau này, chùa thành ra "sân vận động". Hiện chỉ còn tấm bia đá cũ của chùa Trại nằm trong phòng ngủ của nhà dân trên phố Cát Linh (chúng tôi đã đến tận nơi, sờ tay vào tấm bia đá, xem ở đây). Đến phố Cát Linh, hỏi thăm "chùa Trại" thì người ta mới biết, còn hỏi "chùa Xiển Pháp" thì cư dân hầu như lắc đầu !

Còn chùa Linh Ứng, thì người dân kể rằng, chùa lớn này đã bị bom Mỹ phá hoại nặng năm 1972. Sau ngày thống nhất đất nước, chùa bị lấn chiếm nhiều. Đến gần đây, diện tích cũ đã được thu hồi, chùa được đại trùng tu.

16/01/2022

Xiển Pháp tự (chùa Trại) ở phố Cát Linh ngày nay và nhà sư Tính Định (1842-1901) - bài Thích Đàm Vân

Chùa Xiển Pháp hiện chỉ còn phế tích trong khu vực dân cư ở ngõ 20 đường Cát Linh (Hà Nội). Đây vốn là một ngôi chùa lớn, được định vị là nằm ở bên trái chủa Cát Linh và bên phải Văn Miếu, đại khái ở khu vực sân vận động Hàng Đẫy ngày nay.

Liên quan đến chùa Xiển Pháp, hồi đầu năm 2021, tôi đã giới thiệu một cuốn kinh diễn âm thú vị được in tại chùa này hồi cuối thế kỉ 19, ở đây.

Tên dân gian của Xiển Pháp tự (đến nay vẫn gọi) là chùa Trại. Đến ngõ 20 đường Cát Linh ngày nay, nếu hỏi chùa Xiển Pháp thì có khi người dân không biết. Còn hỏi chùa Trại thì người ta sẽ chỉ đến khu nhà dân còn đang lưu các phế tích --- sẽ nói rõ ở một dịp khác.

Xiển Pháp là ngôi chùa gắn với với tên tuổi vị sư danh tiếng Tính Định (1842-1901). Sư Tính Định và các nhà sư chùa Xiển Pháp đã tổ chức khắc in nhiều bộ kinh vào cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX. Đặc biệt, trong đó, có nhiều cuốn kinh được diễn Nôm (tức là dùng chữ Nôm để diễn ý của kinh điển Phật giáo).

24/10/2020

Thăm làng Đại Yên (Hà Nội), nhắc về chuyện năm 1927 quan chức địa phương đục khoét của công

Thi thoảng du lãng làng Đại Yên vào dịp có được thời gian. Ví dụ lần trước, là qua thăm một ông trưởng họ (xem lại ở đây).

Vừa rồi, tạt qua, thì lại ngẫu nhiên nhắc đến chuyện cũ cách nay tới cả 100 năm. Là chuyện bộ máy quan lại địa phương nhũng nhiễu dân và đục khoét của công. 

Đại khái như tin trên Hà Thành ngọ báo năm 1927 ở dưới.

25/03/2019

Đạo vợ chồng dưới bóng che của Phật : lễ Hằng Thuận ở Hà Nội hiện nay

Độ khoảng mười năm trở lại đây, tại Việt Nam, thi thoảng nghe tin một lễ Hằng Thuận, tức một lễ cưới theo nghi thức Phật giáo, được tổ chức ở đâu đó.

Một lễ dạng như Hằng Thuận của người Nhật Bản, mà tôi chứng kiến lần đầu, lại là tại một ngôi chùa ở quận Cảng thuộc thủ đô Tokyo (khu quận Cảng thì đã kể nhanh một chút ở đây). Đó là một kỉ niệm đáng nhớ. Cũng đã 20 năm về trước. Ngay sau đó, là một bài giảng và một thảo luận trong nhóm học tập của thầy. Thầy giảng bài về lễ cưới cho học sinh đại học ở giảng đường lớn, rồi sau đó là thảo luận về cùng chủ đề tại nhóm học tập sau đại học tại phòng nghiên cứu.

18/12/2016

Sư chùa làng Hà Nội đi thăm quê hương Phật tổ ở Ấn Độ

Ngôi chùa của làng. Tục gọi là "chùa Tây Hồ". Tức "chùa của làng Tây Hồ". Một ngôi chùa mà chúng tôi đã gắn bó nhiều năm qua - có thể tính từ 1992-1993, thời điểm du lãng ở khu vực đó, khi bằng xe máy 50 phân khối cùng thầy Vĩ, khi thì bằng xe đạp.

Một phần nhỏ kết quả của những lần du lãng khu vực làng Tây Hồ hồi đó đã được in vào năm 1995, trong sách chuyên khảo.

Các nhà sư ở chùa làng Tây Hồ từ mấy đời nay là ni sư (sư nữ).

22/03/2016

Tới thăm quê nhà của danh tăng Thích Thanh Hanh (tổ Vĩnh Nghiêm)

Đến quê ngài là hoàn toàn nhân duyên.

Ngài vốn là pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Bắc Kì, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang).

Khi soạn hồ sơ mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (hiện đã được công nhận là di sản kí ức khu vực châu Á - Thái Bình Dương), đoạn về sư Thích Thanh Hanh, tôi chủ yếu căn cứ theo tư liệu cũ của phía Bắc Giang, cộng với một số tìm tòi trước của mình trong liên hệ với Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha. 

Tạm xem nhanh về chùa Vĩnh Nghiêm và mộc bản Vĩnh Nghiêm, bài của tôi, ở đây (năm 2013).

19/03/2016

Chùa Nền trên đường Láng vừa bất ngờ tìm lại được cổ vật

Cổ vật bất ngờ thấy ngay trong tủ đồ cá nhân của nhà sư trụ trì.

Chùa thờ cha và mẹ của nhà sư Từ Đạo Hạnh.

Có việc liên quan nên đã từng đến chùa. Cũng đã từng hầu chuyện với nhà sư trụ trì một vài lần.

18/11/2015

Chùa Hoằng Ân ở Quảng Bá (phái Tào Động)

Chùa có nhiều lần đổi tên. Lần được ghi vào chính sử nhà Lê thì mang tên Long Ân.

Chùa được xây dựng bởi các đại thí chủ (bây giờ gọi là đại gia) thuộc nhà Chúa Trịnh.

12/04/2015

80 năm trước

Hơn 100 năm trước, chính xác là 115 năm trước, thì thực dân hắn mang thứ cây gì mà cong cong mềm mại ra trồng ở Hà Thành của mình. Thử ngó mà xem, quả là không ít cây "trông rất xấu".

80 năm trước, các ông bà nghị viên của Hà Thành còn biết đệ đơn và cho in đơn hàng loạt để bày tỏ với quan đốc lí. Lúc ấy, Hà Nội còn là thành phố thuộc địa của Pháp.

05/02/2015

Thiền sư Đạo Lịch, phái Tào Động và một văn bản giới điệp khoảng năm 1826 còn lưu được

Văn bản giới điệp liên quan đến thiền sư Đạo Lịch (hiện bảo quản một bản sao tại chùa Hòe Nhai, Hà Nội) đã được giới thiệu trên tạp chí Văn hóa Phật giáo số 143 (năm 2011).

24/11/2013

Tướng quân đề nghị làm lễ cầu siêu cho mình và chiến sĩ tại chùa Thạch Long (Bắc Cạn), vào 7/5/2008

Bản quyền ảnh thuộc VTV

Quan sát sự kiện một cách từ từ, sẽ thấy một điều lạ trong một hệ thống liên quan không hề lạ.

1. Hệ thống không hề lạ, là bởi, đã thấy được mối liên quan mang tính hiện thực giữa Phan Thị Bích Hằng với chùa Phúc Khánh ở Hà Nội và chùa Thạch Long ở Bắc Cạn (các nhà sư Thích Thanh QuyếtThích Giác Như).

Phật giáo Bắc Kạn : Chùa Thạch Long và sư Thich Thanh Quyết (tháng 5/2009)

Ảnh trong bài (xem tiếp ở dưới)

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tựa như lên tiếng ủng hộ Trung tâm Ma học

Cuốn thư đề bốn chữ lớn PHÚC KHÁNH THIỀN TỰ (nguồn)