Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn công-bố-quốc-tế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn công-bố-quốc-tế. Hiển thị tất cả bài đăng

25/09/2021

Những câu chuyện thực tế về học và lấy bằng tiến sĩ ở nước ngoài (từ sau Đổi Mới)

Giao Blog đã sưu tầm những câu chuyện thực tế về việc học tập và lấy bằng tiến sĩ (hay phó tiến sĩ) ở các nước Đông Âu trước đây, mà tiêu biểu nhất là Liên Xô, có thể đọc lại ở đây hay ở đây. Đại khái là trước khi Việt Nam bước vào con đường Đổi Mới (tạm lấy mốc 1990 trở về trước)

Bây giờ, bắt đầu sưu tập những câu chuyện tương tự nhưng là từ sau Đổi Mới (tạm tính từ 1990 đến nay). Học sinh Việt Nam đi học ở khắp nơi, từ Á sang Âu hay Mĩ rồi Phi. Kinh nghiệm được kể qua những câu chuyện thực tế từ nhiều hoàn cảnh khác nhau với những nền giáo dục khác nhau, theo tôi, là hữu ích trên nhiều phương diện. Tôi xem các kinh nghiệm đang được tích lũy này là một tài nguyên chung của người Việt Nam và nên được chia sẻ.

09/08/2021

Hướng đến một môi trường học thuật không thiên vị : những tạp chí in bằng nhiều thứ tiếng

Tạp chí quốc tế mà có thể in nhiều thứ tiếng, tác giả sở trường nhất (hay gần nhất) với tiếng nào thì sẽ viết bằng tiếng đó. Bởi vậy, một số tạp chí sẽ có nhiều thứ tiếng khác nhau.

Tại sao phải làm thể ? Trả lời: để tạo được môi trường học thuật không thiên vị. Không quá trọng bất cứ ngôn ngữ nào, tức là không có ngôn ngữ nào là chính và ngôn ngữ nào là phụ. Dĩ nhiên, như một kết quả của diễn tiến lịch sử thế giới cận đại, có một số ngôn ngữ được sử dụng nhiều (Anh, Pháp, Trung,...).

Phải làm gì mới có tạp chí như vậy ? Đầu tiên là tư tưởng "đi vào thế giới hiện đại bằng tinh thần dân tộc học", tức mọi tộc người nói bất cứ ngôn ngữ nào đều được bình quyền trong thế giới. Bình quyền về ngôn ngữ, tức là được bình quyền về tri thức. Thứ hai, là phải có một bộ biên tập đủ mạnh, đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian.

Đó là quan điểm làm tạp chí và làm sách của một người thầy của tôi - Nguyên Giáo sư Đại học Tokyo, nguyên Giáo sư Đại học Toyo, thầy Suenari Michio (1938 - ). Ban biên tập của tạp chí học thuật của học hội ở Nhật Bản hoạt động theo hình thức luân phiên, tức là trách nhiệm của một nhóm trong một thời gian ngắn. Ông thầy đã là biên tập chính (tạm gọi như tổng biên tập) của một số lần, tức của một vài số tạp chí.

02/09/2020

Công bố quốc tế và "nạn ngoại xâm khoa học" ở Việt Nam hiện nay

Về vấn nạn "công bố quốc tế" hiện nay của khoa học Việt Nam, trên Giao Blog, đã có những quan sát từ lâu, ví dụ ở đây hay ở đây.

Bây giờ, một nhóm các học giả Việt Nam đã đứng lên dưới danh nghĩa "chống nạn ngoại xâm khoa học".

07/07/2020

Công bố quốc tế và trong nước: điểm tình hình từ giữa năm 2020

Đầu tháng 7, Việt Nam vừa công bố danh mục tạp chí khoa học trong nước để tính điểm (theo tiêu chuẩn của Hội đồng Giáo sư Nhà nước).

Cũng ở cùng thời điểm, là những cảnh báo về các tạp chỉ rớm đăng tải "công bố quốc tế".

13/04/2020

Trong đại dịch Cô Vy, nên phê phán mạnh mẽ việc chạy đuổi theo ISI và SCOPUS một cách mù quáng hiện nay

Trào lưu chạy đuổi theo hệ thống ISI và SCOPUS một cách mù quáng của học thuật Việt Nam hiện nay, đã có nhiều học giả lên tiếng rồi, nhưng lúc này thì nên gióng chuông lớn cảnh báo nó cũng là một loại virut độc hại không khác gì Cô Vy.

Hình như cũng là một trào lưu tiếp nhận từ học thuật của Trung Quốc (hiện nay, học thuật Trung Quốc cũng đang ra sức chạy đua với ISI và SCOPUS).

Có người đã nói ví von: trào lưu ngáo đá ISI cùng SCOPUS !