Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hoàng-tuấn-công. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hoàng-tuấn-công. Hiển thị tất cả bài đăng

07/08/2021

Học giả Hoàng Tuấn Phổ ở xứ Thanh (1934-2021) vừa từ trần

Tôi gọi cho cụ từ Hà Nội bằng điện thoại lần đầu tiên, có lẽ là năm 2009. Hẹn cụ nhiều lần sẽ gặp ở xứ Thanh, nhưng rút cuộc đều không thành hiện thực. 

Có một số lần cụ gọi ra Hà Nội từ rất sớm, chắc khoảng 5h sáng. Cụ khoe là vừa đun nước, làm một ít việc lặt vặt trong nhà, rồi nhớ ra cái bản sách đồng ấy hay mới tra cứu được cái gì đó hay hay, nên gọi ra.

20/02/2020

Thêm một vụ đạo văn vừa bị phát giác : từ điển thuổng

Thấy anh Hoàng Tuấn Công kêu trước, rằng của nả anh đưa lên thư phòng của mình bị trộm đột nhập vào lấy kha khá, mà đem luôn ra in thành từ điển.

Bác Hoàng Tuấn Công lâu nay dành khá nhiều tâm sức cho một vụ đạo văn xuyên thế kỉ liên quan đến bác Nguyễn Đức Tồn (ví dụ ở đây), thì bây giờ, bản thân nhà bác Hoàng  bị đạo chích đột nhập luôn !

Vẫn thi thoảng thấy bác Hoàng kêu mất gà mất ngan này nọ, nhưng lần này thì hình như là vụ trộm to.

14/05/2017

Hiện tượng đáng báo động: tháo bỏ, thay mới, trao đổi hoành phi câu đối ở các di tích

Gần đây, đi các nơi, thấy có hiện tượng đáng báo động là: do có tiền (vài chỗ là có rất nhiều tiền), người ta đang tự ý tháo bỏ, thay mới, hay trao đổi hoành phi - câu đối - đại tự của các di tích đã được công nhận.

Nhiều chỗ làm việc này rất ngang nhiên. Cần phải có tiếng nói từ nhiều góc nhìn khác nhau, mà điểm tựa pháp lí chính là Luật Di sản.

30/04/2015

Cuộc chiến 1954 - 1975 nhìn lại, từ nhiều phía (8) : một chú bé ở Thanh Hóa hồi tưởng

Mình thuộc thế hệ sinh sau đẻ muộn, nên không có được kí ức như Hoàng Tuấn Công thuật lại ở dưới đây. 

Kể ra, mà các bác như Phạm Ngọc Hiệp, hehe, hay Salam, hay Thiên Lý, và nhiều bác khác, mà kể lại về ngày 30/4 năm 1975 thì chắc có thêm những kí ức phong phú nữa. Thời đại thông tin như hiện nay, chúng ta có thể tự viết sử được mà.

18/09/2014

Từ cũ : nhân bức kí họa "Con trâu quả thực" của Tô Ngọc Vân (1950s)

Hôm trước, đã xem một ít tranh kí họa của Tô Ngọc Vân về nhà "thằng Đỗ Văn Hiện" ở vùng Việt Bắc những năm 1953-1954 (xem lại ở đây).

Trong loạt tranh đó, có một bức nữa, được ghi tiêu đề bởi chính họa sĩ, là Con trâu quả thực.

01/08/2014

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 3 (những kí ức tản mạn của cụ Hoàng Tuấn Phổ ở xứ Thanh)

Nhân duyên với cụ Hoàng Tuấn Phổ, như đã nói ở entry trước, chủ yếu là qua những trước tác về Mẫu Liễu của cụ. Cuốn của cụ độc đáo ở chỗ: là một trong những tác phẩm ra đời sớm nhất về Mẫu Liễu ngay sau Đổi Mới. Lúc cụ đã ra sách, tôi vẫn còn là học sinh cấp 3, bắt đầu trải nghiệm Đổi Mới.

27/06/2014

BÀ CHÚA LIỂU (Hoàng Tuấn Phổ ở xứ Thanh)

Cụ Phổ ở xứ Thanh có rất nhiều sách đã in, mà tôi mới đọc kĩ ba bốn cuốn trong đó. Thích nhất và có khi trích dẫn, là cuốn Bà chúa Liểu.

Đó là cuốn sách ra đời rất sớm, ở loạt đầu tiên, về bà chúa, từ sau Đổi Mới (trước Đổi Mới, bà chúa được xem là trung tâm của mê tín dị đoan).

31/05/2014

Vào tiệm thịt chó Bào Hương trong khu phố mang tên "Nhật ký trong tù" thấy các ông Hoàng Tranh, Lê Xuân Đức, và Hoàng Tuấn Công

Nguyên tác chữ Hán (sẽ đưa bản chụp nguyên gốc và kiểm tra chữ sau):
芭鄉
過果德時吃鮮魚
過芭鄉時吃狗肉
可見一般迎解人
生活有峙也不俗

Phiên âm Hán Việt:
Bào Hương cẩu nhục
Quá Quả Đức thì ngật tiên ngư,
Quá Bào Hương thì ngật cẩu nhục;
Khả kiến nhất ban đệ giải nhân,
Sinh hoạt hữu thì dã bất tục.


Dịch ra tiếng Việt (của Đỗ Văn Hỷ):
Qua Quả Đức thì chén cá tươi,
Qua Bào Hương lại xơi thịt chó;
Cho hay bọn giải tù nhân này,
Cách sống đôi khi cũng sành đó.