Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đà-Nẵng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đà-Nẵng. Hiển thị tất cả bài đăng

02/08/2024

Tư liệu Hội An sau hơn 20 năm (2003-2024) : tên cũ là "cầu Lai Viễn" (Lai Viễn kiều)

Mùa hè năm 2024, thấy rộ lên bàn luận về Chùa Cầu ở Hội An. Là người quan sát, tôi thấy nhiều điểm khá thú vị.

Tên cũ là "cầu Lai Viễn" (Lai Viễn kiều).

Tên "cầu Lai Viễn" là do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt vào cuối thập niên 1710, tức chỉ tính từ đó cũng đã cách nay hơn 300 năm. Còn bản thân cây cầu ấy thì do người Nhật Bản xây dựng từ trước đó (người Nhật Bản đến buôn bán và lưu trú ở Hội An từ thế kỉ 17).

Bây giờ, đưa lên đây tư liệu cũ do chúng tôi chụp tại Hội An hơn 20 năm về trước (hồi tháng 7 năm 2023, tức bằng giờ năm ngoái, cũng đã nhắc lại tư liệu Hội An một lần trên Giao Blog, ở đây). Lần này là tư liệu văn bia (bia đá) ghi chép về "cầu Lai Viễn" (Lai Viễn kiều), thấy tại cầu Lai Viễn hồi 2003.

Đó là mùa thu năm 2003. Lúc đó, nhóm khảo sát quan tâm đến tư liệu văn tự ở cầu Lai Viễn. Trong ảnh là trích đoạn bài văn bia trùng tu cầu Lai Viễn (bia có tiêu đề chữ Hán là "Trùng tu Lai Viễn kiều kí" - Bài kí về việc trùng tu cầu Lai Viễn).

15/02/2023

Làng chài Nam Ô và các ngôi miếu thờ công chúa Liễu Hạnh, công chúa Huyền Trân - 2023

Mở đầu là video của VTV đã phát vào buổi sáng ngày 13/2/2023. Những thước phim cập nhật về hình ảnh làng chài Nam Ô. Nhà địa phương học Đặng Dùng (Phương Trứ) dẫn phóng viên của VTV đi các điểm di tích trong làng chài, đáng chú ý là có miếu thờ công chúa Liễu Hạnh (hiện có phối thờ công chúa Huyền Trân) và phế tích một ngôi miếu tương truyền là có thờ công chúa Huyền Trân (hiện ở Mỏm Hạc của gành đá Nam Ô).

17/01/2023

Cuối năm Hổ sắp đón năm Mèo kể tiếp chuyện "đập tràn" ở Quảng Nam

Chuyện đập tràn ở Quảng Nam đã được Giao Blog kể từ đầu tháng 1 năm 2020 (xem lại ở đây). Nhưng hồi ấy do bận mà còn chưa kể hết, tính là kể dần dần.

Bây giờ, cập nhật "đập tràn" ở Xứ Quảng, ở thời điểm tháng 1 năm 2023.

Năm 2022 thì đã qua, nhưng năm Hổ thì vẫn còn ít ngày. Năm 2023 thì đã được hơn nửa tháng, nhưng năm Mèo thì vẫn phải đợi thêm ít ngày.

Ngày 17 tháng 1 năm 2023 là ngày 26 tháng Chạp năm Hổ.

31/12/2022

Giao Blog thay ảnh đại diện

Ảnh đại diện của Giao Blog được thay mới, vào ngày hôm nay, 31 tháng 12 năm 2022. Lần thay trước là ngày 12 tháng 12 năm 2021 (xem lại ở đây)

02/10/2022

Ngôi đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở dưới chân đèo Hải Vân : làng chài Nam Ô cập nhật 2022

Làng chài Nam Ô vốn thuộc huyện Hòa Vang phủ Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.

Hiện nay, Nam Ô thuộc quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng.

Về Nam Ô và ngôi đền thờ Mẫu Liễu, thì trên Giao Blog, có thể đọc lại ở đây - đây là lời kêu cứu, đúng như tên bài (bài lên Giao Blog vào ngày 24/3/2018, với tiêu đề "SOS: Miếu Bà Liễu Hạnh dưới chân Hải Vân có nguy cơ bị doanh nghiệp san phẳng ngay hôm nay").

Các dự án du lịch đã uy hiếp đến sự sinh tồn của làng chài Nam Ô. Có những lúc, tưởng như làng chài với nghề làm nước mắm Nam Ô nổi tiếng cùng nhiều đền miếu sẽ bị xóa sổ bởi dự án "tàn nhẫn với cư dân bản địa" và "tàn nhẫn với văn hóa".

Đại khái, báo chí hồi năm 2018 cũng đã vào cuộc kịp thời và quyết liệt. Vai trò xung kích của báo chí nói chung và báo chí xứ Quảng nói riêng đã có công lao lớn. Một ảnh ví dụ:

Cũng vào đầu năm 2018 đó, tôi đã viết trên Giao Blog nhân sự kiện thành phố Đà Nẵng (Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ) cho khai trương nhà trưng bày Hoàng Sa tại Đà Nẵng, rằng:

"Xây được nhà trưng bày Hoàng Sa mà không giữ được Nam Ô thì chẳng có ý nghĩa gì. Hoàng Sa là chuyện còn phải tính xa xôi, nhưng Nam Ô thì cách vài bước chân. Vài bước chân còn chả giữ được, nói gì chuyện vạn dặm." (ngày 28/3/2018).

08/10/2021

Cuộc tháo chạy khỏi Sài Thành từ sau 1 tháng 10 năm 2021 : tin tức và bình luận từ nhiều góc nhìn

Nhiều chục năm nay là dòng di cư từ các tỉnh (cả ba miền) đổ về Sài Gòn. 

Một nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ có khoảng 40% người nhập cư về Sài Gòn hiện nay là có được nhà ở cố định. Có thể tạm hiểu là tới khoảng 60% dân nhập cư Sài Gòn đang ở trọ.

Trong năm 2021, đã có nhiều đợt dân nhập cư Sài Gòn đã bỏ lại thành phố để lũ lượt về lại quê hương bản quán. Họ ồ ạt tháo chạy với nhiều đợt, bằng tất cả các phương tiện có thể (xe máy, xe đạp, đi bộ,...), với muôn vạn cảnh ngộ khác nhau. 

Ở entry này là quan sát đợt tháo chạy từ sau ngày 1 tháng 10.

06/03/2021

Chính quyền cấp tỉnh thành : Quảng Ninh chăm "lót ổ đại bàng", thành điểm "du lịch thể chế"

Lót ổ đại bàng là từ mới gần đây.

Đại bàng thì có "nội" và "ngoại", nên có diễn dàn đại khái là lót ổ đại bàng nội.

Rồi lại có từ mới là "du lịch thể chế". Mà người đưa từ này, không ai khác, vẫn là người của VCCI, như mấy năm về trước tại Đà Nẵng đã đăng đàn nói về Bác Hồ với kinh tế thị trường ở đây (năm 2015).

Một thời là Đà Nẵng được điểm danh liên tục, còn bây giờ thi là Quảng Ninh.

22/07/2020

Phát triển kinh tế ban đêm : vấn đề lập hay không các khu đèn đỏ

Lại một đợt luận bàn mới. Đại khái có một ý chính như sau: "Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng Cục Du Lịch đang triển khai đề án kinh tế ban đêm trình Chính phủ vào năm 2021, đó là: Phải tư duy mở hơn về một số hoạt động lâu nay vẫn bị coi là nhạy cảm như mại dâm, cá cược, cờ bạc. Quy định hiện hành cấm nhưng thực tế các hoạt động này vẫn diễn ra lén lút dưới nhiều hình thức, phát sinh nhiều tiêu cực rủi ro cho khách hàng và người phục vụ.".

Hồi cuối thế kỉ 18, các lữ khách nước ngoài đến Đàng Trong đã sử dụng hệ thống đèn đỏ dọc các tuyến đường quốc lộ (tư liệu ghi chép ở đây). Các cô bám các ngả đường và mời gọi khách nước ngoài.

Sau khoảng 100 năm Cách mạng Tháng Mười của nước Nga vĩ đại, thì bây giờ, các cô gái Nga đã sang Việt Nam tổ chức các đường dây bán dâm khá qui mô (đọc lại ở đây). Gái Nga của nước Nga hậu Xã hội Chủ nghĩa đã đi khắp thế giới, có thể bắt gặp các cô ấy ở London, ở Tokyo hay Thượng Hải, Sài Gòn,....

Vào năm 2009, trong một hội thảo về phát triển địa phương ở Kiên Giang, bản thân mình đã nói về vấn đề "khu đèn đỏ" dành cho du lịch từ kinh nghiệm phát triển du lịch của Nhật Bản. Đã phát biểu trực tiếp trước đoàn của Ủy ban Nhân dân tỉnh do Chủ tịch tỉnh dẫn đầu. Bài tham luận ấy đã in sau đó, trong một cuốn sách. Sẽ tìm lại bài ấy để bổ sung sau.

02/01/2020

Về quê đương kim thủ tướng, lại được phóng xe máy qua đập tràn

Hồi ngày xưa, cũng đã lâu lắm rồi, tới cả 20 năm trước, mình lần đầu nghe chữ "đập tràn" mà không hiểu ra làm sao. Bởi người Quảng Nam phát âm chữ "đập tràn" mà mình cứ nghe thành ra "đập tròn" hay "đập tràng" ! Nghe không ra, nên không biết nghĩa là gì. Bụng bảo dạ là cứ đi, gặp nó, rồi sẽ tự khắc mà hiểu ra thôi.

Tiếng Quảng Nam khó nghe, thì có thể xem Nguyễn Hưng Quốc kể nhiều năm về trước. Đại khái, bác Quốc lúc mới vô Sài Gòn, ra chợ nói chữ "mua gạo" mà người ở chợ không hiểu gì. Người ta không thể biết anh chàng sinh viên ấy muốn mua hay bán cái gì. Bởi lẽ, cái chữ "gạo" bị người Quảng Nam phát âm méo đi quá, người Sài Gòn nghe không ra.

Đại khái vậy. Đương kim thủ tướng của Đại Việt là người Quảng Nam.

28/12/2019

100 năm chữ quốc ngữ : chúng tôi đang ở Đà Nẵng

Buổi sáng ấm áp Thứ Bảy ngày 28 tháng 12 năm 2019.

Khi viết những dòng này, chúng tôi đang ngồi trong hội trường tổ chức Hội thảo 100 năm chữ quốc ngữ ở Việt Nam tại Đà Nẵng (cụ thể là hội trường lớn tầng 1 khách sạn Hilton - 50 Bạch Đằng quận Hải Châu tp Đà Nẵng).

09/07/2019

Tình hình cập nhật của làng chài Nam Ô và miếu thờ Bà Liễu Hạnh

Hồi năm 2018, tin tức các nơi cho biết về một mối đe dọa "hủy diệt" hay "tận diệt" đối với làng chài Nam Ô (Đà Nẵng), trong đó có ngôi miếu thờ Bà chúa Liễu Hạnh, có thể đọc lại ở đây (tháng 3/2018) hay ở đây (tháng 4/2018).

Lâu rồi, từ khoảng tháng 4 năm 2018, không thấy nhóm kí giả như Trần Tuấn viết về Nam Ô hiện tại.

11/03/2019

Những bài học vỡ lòng cho người lớn : Nước Mắm truyền thống và Nước Mắm công nghiệp

Về làng sản xuất nước mắm nổi tiếng ở miền Trung, là làng Nam Ô ở Đà Nẵng, đang đứng trước bờ vực tuyệt diệt, thì đã quan sát lâu lâu (ở đây hay ở đây). Có quan tâm đến Nam Ô, là bởi nhiều duyên cớ: ẩm thực có, công cuộc Nam tiến của Đại Việt có, mà đặc biệt là trong liên quan tới Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Người dân Nam Ô đã bao đời nay chuyên nghề đi biển, làm nước mắm chất, và thành kính thờ phụng Thánh Mẫu Liễu Hạnh với tư cách thần biển bảo trợ cuộc sống của họ.

Nhưng mà về nước mắm thì mình không có tri thức nhiều, nên phải bắt đầu bằng những bài học vỡ lòng.

08/03/2019

Sau một năm "cảnh cáo", là quyết định "khai trừ" (học giả Trần Đức Anh Sơn)

Tháng 2 năm 2018, cùng với 4 vị khác của Đà Nẵng, học giả Trần Đức Anh Sơn bị tổ chức "cảnh cáo" (đọc lại ở đây).

Bây giờ là quyết định khai trừ. Trước đó, còn nghe tin bác nhà văn Văn Công Hùng của Tây Nguyên cũng đã bị khai trừ (xác nhận sau). Còn trước đó nữa, vào tháng 11 năm 2018, là ông Chu Hảo.

20/12/2018

"Cái quan" rồi mới "định luận" : chuyện Đà Thành hậu Bá Thanh cùng Xuân Anh và Vũ Nhôm

"Cái quan" là đậy nắp quan tài lại.

Rồi thì mới luận định. Mà không phải một lần. Còn trở đi trở lại.

Cổ nhân đã dạy như vậy. 

Chuyện về Đà Thành từ tháng 12 năm 2018 sẽ được sưu tập ở đây. Một trận lụt lội lịch sử đã nhấn chìm Đà Thành vào dịp cuối năm 2018, làm cả nước bất ngờ, cùng nhìn lại "thành phố đáng sống". 

Thành phố đáng sống ấy, là gắn với những nhân vật cụ thể từng làm mưa làm gió. Trước tháng 12 năm 2018, đã có những người như nữ kí giả Dương Hằng Nga lên tiếng (đọc lại ở đây, tháng 12/2017).

30/05/2018

Nhóm thái tử : trường hợp Nguyễn Xuân Anh ở Đà Nẵng (cập nhật từ tháng 5/2018)

"Tại ĐH 12 của Đảng, tháng 1/2016, Nguyễn Xuân Anh trở thành Uỷ viên TW chính thức. Ngay sau đó, ngày 02/3/2016, Xuân Anh ký quyết định đưa Đào Tấn Bằng về làm Chánh văn phòng Thành uỷ Đà Nẵng"(Dương Hằng Nga, tháng 5/2018).

Cập nhật mới, cho loạt tin sưu tập cũ bắt đầu từ tháng 9 năm 2017 (ở đây).

Mở đầu là loạt bài mới, vừa được đưa lên, của nữ kí giả Dương Hằng Nga.

25/04/2018

Mùng 10 tháng 3 năm Mậu Tuất 2018 : làng chài Nam Ô tổ chức lễ tế nghĩa trủng

Làng chài Nam Ô (Đà Nẵng) cổ bậc nhất miền Trung Việt Nam, cũng là nơi có miếu Bà Liễu Hạnh cổ nhất ở phía Nam của Đại Việt, đang đứng trước  nguy cơ bị bức tử. Đọc lại ở đâyở đây.

Hôm nay, mùng 10 tháng 3, là ngày giỗ quốc tổ Hùng Vương (xem ở đây). Còn ở làng chài Nam Ô là ngày lễ tế nghĩa trủng.

Nghĩa trủng là "mộ nghĩa", tức là các nghĩa trang tập thể chôn cất thi hài các nghĩa sĩ đã bỏ mình vì các cuộc chiến trong lịch sử.

19/04/2018

Cùng với hội Thánh Mẫu Phủ Giầy (Nam Định), là hội Thánh Mẫu Thiên Y (Khánh Hòa)

Cũng là ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Ngoài Bắc thì con nhang đệ tử chít khăn đa sắc màu lũ lượt nhảy đồng ở Phủ Giầy, còn trong Nam thì cũng diêm dúa áo khăn nhảy đồng tưng bừng ở Am Chúa (Khánh Hòa). Cùng một thời khắc.

Phủ Giầy là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Am Chúa là Thánh Mẫu Thiên Y. Thiên Y tức là Thiên Y A Na.

Ở Khánh Hòa, chữ Hán ghi trên kiến trúc là Ngũ Hành Miếu, tức Miếu Ngũ Hành. Bây giờ đang là đúng dịp hội năm Mậu Tuất 2018.

Còn miếu Bà Liễu Hạnh ở làng chài cổ Nam Ô thì đã và đang bị chính quyền Đà Nẵng câu kết với doanh nghiệp đòi bức tử. Ngài đang nổi giận, đã đi ở đây. Trời, thánh thần, và người đều bất bình.

17/04/2018

Mẫu Liễu ở làng chài cổ Nam Ô đang nổi giận, đúng mùng 3 tháng 3

Chuyện đã tích tụ từ nhiều đời ghế. Bão đã tích tụ. Bây giờ bão lớn nổi lên, từng đợt từng đợt, mà nhẹ nhàng quật đổ cây, đổ lăng, đổ nhà. Làm lộ ra những đàn sâu và chuột đông lúc nhúc.

Ngôi đền của Thánh Mẫu ở làng chài Nam Ô (Đà Nẵng) đang bị bức tử, thì đang còn đi dần dần ở đâyở đây.

02/04/2018

Thánh địa tín ngưỡng Mẫu Liễu : qui hoạch Phủ Giầy 2017-2018

Sắp đến lễ hội Phủ Giầy ở Nam Định. Mấy ngày nữa, cũng sẽ có lễ cúng Bà Liễu Hạnh ở làng chài Nam Ô (Đà Nẵng), xem lại ở đây và ở đây.

Một ít hôm trước, một người bạn lâu năm quê huyện Vụ Bản, nhà ngay sát ngôi phủ là thánh địa của tín ngưỡng Mẫu Liễu, lúc ôn lại kỉ niệm tới hơn hai mươi năm trước cùng du lãng quê anh và làng Vân Cát, có nhắc đến chi tiết: vào hội tháng 3 âm lịch hàng năm ngày xưa, con nhang đệ tử từ tứ xứ thường chít khăn mấy tầng xanh đỏ về với Mẫu. Chúng tôi đã thấy rất rõ hồi đó !

Hồi chúng tôi du lãng ở làng Vân Cát ngày ấy, là khi tôi còn đang là sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội. Lễ hội Phủ Giầy lúc ấy còn chưa được phép mở lại, cho dù bản thân di tích thì đã được công nhận cấp quốc gia từ năm 1975.