Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn bộ-giáo-dục-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bộ-giáo-dục-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

13/08/2024

Vấn nạn bằng giả trong giáo dục Việt Nam đương đại - trường hợp ông Vương Tấn Việt

Năm 2022, Giao Blog đã quan sát sự kiện bảo vệ luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Vương Tất Việt ở đây.

Bây giờ, mở một entry này chỉ để lưu tư liệu. Mở đầu là một số bài báo chính thống vào đầu tháng 8 năm 2024.

Các tư liệu bổ sung và cập nhật thì dán dần lên ở bên dưới.

21/10/2021

Chuyện kể dần trên mạng xã hội của của các đại thần đã trí sĩ - ông Trần Hồng Quân viết Fb

Trên Giao Blog, đang sưu tầm dần các câu chuyện được kể bởi các vị, mà là những câu chuyện được kể ở thời điểm hiện tại, phương tiện chủ yếu là Fb cá nhân. Ví dụ, các câu chuyện do ông Võ Hồng Phúc kể thì có thể đọc ở đây.

Bây giờ là các câu chuyện của ông Trần Hồng Quân.

Thời học đại học, tôi từng nhận một bằng khen của Bộ trưởng Giáo dục (người kí trên bằng khen là Bộ trưởng Trần Hồng Quân) về thành tích sinh viên nghiên cứu khoa học. Bằng khen tương tự đó, ở Khoa Ngữ văn thời đó, khóa trên thì có sinh viên Nguyễn Kim Sơn K30 (hiện là đương kim Bộ trưởng Giáo dục, tức người kế tiếp công việc của Bộ trưởng Trần Hồng Quân ngày trước), khóa dưới thì có sinh viên Vũ Duy Hưng K36 (hiện là nhà báo, có thể đọc nhanh ở đây).

16/10/2021

Tiếng nói đòi truy tố những người chịu trách nhiệm về sách giáo khoa (của Trần Mạnh Hảo và những người khác)

Giữa lúc dịch covid bùng phát vào khoảng giữa năm 2021, nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã lên tiếng mạnh mẽ về giáo dục và học thuật Việt Nam, lúc đó là có liên quan sâu đến chuyên ngành ngôn ngữ học (xem cụ thể ở đây).

Đúng như nhà thơ đã cho biết, trong khoảng 30 năm qua, ông đã bền bỉ quan sát và phản biện sách giáo khoa, mà trọng tâm là sách giáo khoa môn Văn. Nhiều năm trước, ông đã kêu gọi về việc cần truy tố những người đứng đầu trong việc tổ chức biên soạn và biên soạn sách giáo khoa các cấp (từ tiểu học đến sau đại học). Các kêu gọi đó, Trần Mạnh Hảo đã cho đăng trên trang Facebook của ông.

Tôi đã quan sát Fb của Trần Mạnh Hảo từ khoảng các năm 2014 - 2015 (ví dụ đọc những entry đầu tiên Giao Blog chép nhật kí bằng thơ của Trần Mạnh Hảo, ở đây). Cũng đã thấy tiếng kêu cứu của ông về sách giáo khoa.

13/07/2021

Giáo dục sau đại học ở Việt Nam : qui chế mới 2021 và dư luận

Năm 2021, cận cảnh về giáo dục phổ thông, qua đề thi môn Văn tốt nghiệp Trung học Phổ thông thì xem ở đây.

Bây giờ là một cận cảnh nữa, về giáo dục sau đại học.

Mở đầu là qua qui chế mới, vừa ban hành. Xung quanh là các ý kiến.

07/01/2020

Dạy tiếng Việt đầu thập niên 2020s : xung quanh SGK Hồ Ngọc Đại

Đầu năm 2020.

Nghe trực tiếp màn tranh luận giữa hai học giả Đại Việt: cụ Hồ Ngọc Đại và cụ Trần Đình Sử.

Sách giáo khoa của cụ Đại thì đã có 40 năm trước, mà bây giờ vẫn là "sách thí điểm". Bọn trẻ học từ đầu, giờ đã U50 rồi còn gì. Thí điểm vậy là quá lâu. Xem thêm ở đây.

09/08/2019

Kinh doanh giáo dục ở Đại Việt đầu thế kỉ 21 : "trường lớp" và "học sinh" được coi như "bất động sản"

Học phí của trường Gateway là 110 triệu đồng/năm, cộng thêm khoảng 40 triệu phí các loại khác. Tổng cộng là khoảng 150 triệu/năm. Học xong tiểu học thì mất khoảng gần 1 tỉ đồng. Người phụ trách đón trẻ là một phụ nữ đã đến tuổi 55 (theo luật lao động hiện hành là chuẩn bị hay đã nghỉ hưu). Hệ thống xe đón trẻ thì chưa đủ tư cách kinh doanh.

Công dân các nước phát triển như Nhật Bản hay Thụy Điển, nghe thấy thông tin đó, chắc cũng rất bất ngờ.

Nhưng vẫn còn là rẻ đấy. Nếu mà đem so với trường của tập đoàn sữa TH (bộ trưởng đương kim Phùng Xuân Nhạ và ông Nguyễn Thế Kỷ dự lễ cắt băng khánh thành, xem lại ở đây). So với trường của TH thì học phí của Gateway rất rẻ ! Đại khái, mỗi năm tiểu học ở TH lên tới 400 triệu.

Một nền giáo dục định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng thực chất là nền giáo dục kim tiền. Triết lí giáo dục chính là "tiền". Trường lớp và học sinh được xem như bất động sản, như bò sữa.

Quốc hội và chính phủ hoàn toàn không có ý kiến gì với bảng giá học phí như cắt cổ của các trường quốc tế. Bộ trưởng đương kim của ngành giáo dục thì không ít lần đi cắt băng khánh thành các trường như vậy.

16/05/2019

Người bị tố đạo văn thắng kiện nguyên Bộ trưởng : quyết định tháng 5/2019

Vụ việc đã kéo dài nhiều năm, từ hồi năm 2013 hồi Bộ trưởng Phạm Vũ Luận (xem lại ở đây).

Bây giờ, đã có quyết định của tòa án, và cũng vừa có quyết định của phía Bộ Giáo dục (hiện là Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ).

Một sự kiện hi hữu, có lẽ chỉ có thể xảy ra ở Việt Nam. Khi các đại học được quyền tự chủ (cấp bằng, bổ nhiệm học hàm trong thời gian công tác), thì mới có thể chấm dứt những sự kiện như thế này.

24/07/2018

Cập nhật 2018 : đâu chỉ có tỉnh Hà Giang, giáo dục đang mục từ nóc và khắp nơi (2)

Entry mở đầu là ở đây (bài đã bắt đầu từ 18/7/2018, với tiêu đề Cập nhật 2018 về "nhìn lại truyền thống Hiếu Học của người Việt" : đâu chỉ có tỉnh Hà Giang, giáo dục đang mục từ nóc và khắp nơi). Vì dung lượng đã quá đầy, khó khăn cho việc bổ sung, nên mở entry mới.

Cơn bão bắt đầu từ Hà Giang, và công phát hiện đầu tiên thuộc về một nhóm giáo viên trẻ (phân tích các bất thường, và lựa chọn Hà Giang với những biểu hiện bất thường nhất mà đưa thông tin). Nếu có khen thưởng, thì cần khen thưởng nhóm giáo viên trên, mà không phải là Bộ Giáo dục.

Cập nhật tiếp từ hôm nay, ngày 24/7/2018.