Hôm nay, ngày 24/9, phiên tòa cho vụ đại án Hà Văn Thắm (ở Tập đoàn Đại Dương) đã khép lại phần tranh tụng. Anh Thắm đã nói lời cuối cùng.
Mới nhớ ra là mấy năm trước, từ hồi tháng 10 năm 2014, Giao Blog đã đăng bài của Cu Nỡm có nhã ý "bênh" anh Thắm mấy lời (đọc lại ở đây).
Thông tin giới thiệu lý lịch ông Hà Văn Thắm cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (ảnh chụp lại màn mình) - nguồn ở đây, nguồn chính ở đây |
1. Cũng nhớ đến những bàn luận về học vị Tiến sĩ của Hà Văn Thắm, mà mở đầu là bài phân tích của bác Nguyễn Văn Tuấn (đọc lại ở đây).
2. Như vậy là có một điểm chung về bằng cấp, giữa anh Thắm với anh Xuân Anh (ở Đà Nẵng, xem cụ thể ở đây).
3. Điểm chung giữa một doanh nhân và một chính trị gia, đều là lớp trẻ đang lên.
4. Còn có bao nhiêu tấm bằng như vậy mà các doanh nhân và các chính trị gia khác đang sở hữu ? Đặc biệt là việc sử dụng các tấm bằng ấy. Hình ở trên, là thấy anh Thắm sử dụng ngay trên trang chính thức của tập đoàn Đại Dương (lúc đó, báo chí chính thống đã chụp màn hình lại).
5. Về việc đã chi một khoản để mua bằng Tiến sĩ từ đại học kém chất lượng ở Mĩ, năm 1994, nhưng không sử dụng nó (đem cất biệt đi, không khai báo và sử dụng vào bất cứ mục đích/văn bản nào), thì xem trường hợp nhà khảo cổ Nhật Bản Yoshimura (ở đây).
6. Vấn đề đi đến chỗ của cái gọi là nền tảng của văn hóa Việt Nam. Một nền văn hóa được đánh giá hay tự đánh giá là "hiếu học".
Về vấn đề này, ngay từ bàn luận của năm 2014, tôi đã đưa quan điểm như sau, trên Giao Blog (chép nguyên xi):
"
hehe23:03 26 tháng 10, 2014
Muốn biết bằng cấp của ngài chủ tịch có xịn không rất dễ. Chỉ cần nghe ngài nói tiếng Anh là ra ngay hehe.
Trả lờiXóahttps://giaovn.blogspot.jp/2014/10/bac-si-tuan-binh-luan-ve-su-kien-doanh.html
"
---
BỔ SUNG
.
11.
Nguyễn Quang Vinh Thứ Bảy, ngày 30/09/2017 07:14 AM (GMT+7)
(Dân Việt) Chính quyền hoặc bộ máy quản lý sẽ không sạch, không mạnh khi còn chứa chấp, là nơi ẩn náu của những kẻ hư danh và gian đối bằng cấp.
Ngày 29.9.2017, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 18 và đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020 và Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh theo thẩm quyền.
Đáng nói, trong số những vi phạm được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận trước đó, vi phạm của ông Nguyễn Xuân Anh có vi phạm về sử dụng bằng cấp không đúng quy định.
Trước ông Nguyễn Xuân Anh, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang cũng từng bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa 11 làm rõ hàng loạt vi phạm. Trong đó có vi phạm “khai nhận học vị tiến sĩ không đúng thực chất văn bằng được cấp theo chương trình đào tạo tại Thụy Điển”.
Rồi mới đây nữa là trường hợp lùm xùm liên quan tới bằng cấp của đương kim Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã vào cuộc.
Có quá nhiều trường hợp vi phạm của quan chức liên quan tới bằng cấp.
Tôi nhớ, ngày tôi còn đi học phổ thông, tỉnh tôi chỉ có mấy vị tiến sĩ, trong đó có anh trai cả của tôi. Người có bằng tiến sĩ khi đó rất được trọng vọng và tôn vinh, vì đó là kiến thức, là tài năng, là quá trình học hành, đào tạo dài lâu, kỳ công, khốn khó, là niềm vinh dự thực sự.
Không như bây giờ, từ tỉnh cho tới các bộ ban ngành, thậm chí xuống tới huyện, rồi xã phường, ta có thể đếm không xuể những người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ.
Vì như thế, vô hình chung, những người học thật, kiến thức thật, đáng trọng vọng thật bởi bằng cấp đã bị che khuất bởi sương khói mây mù với những tiến sĩ “rởm”, làm mất niềm tin của công chúng về bằng cấp nhưng mang nhiều lợi lộc cho người được có bằng khi cân nhắc, thăng chức, bầu bán, được gọi là đạt, đủ “tiêu chuẩn”.
Từ hư danh bằng cấp mặc nhiên dẫn tới gian dối.
Nhưng đáng nói là ở chỗ, những kẻ chuộng hư danh và thạo thói gian dối để có bằng cấp mà chưa bị lộ thì mặc nhiên thêm một tiêu chuẩn để được cân nhắc, để lên chức, thành lãnh đạo.
Năm này sang năm khác, những kẻ hư danh và gian dối bằng cấp chưa lộ ùn ứ, thành vấn nạn, không chỉ làm ảnh hưởng uy tín và chất lượng quan chức, viên chức, công chức, cao hơn điều đó, nó làm sụt giảm nghiêm trọng chất lượng của chính quyền.
Chính quyền hoặc bộ máy quản lý sẽ không sạch, không mạnh khi còn chứa chấp và là nơi ẩn náu của những kẻ hư danh và gian đối bằng cấp như vậy.
Ông Phạm Minh Hạc - nguyên Phó Ban Khoa giáo Trung ương từng nói: “Những năm 2002, lúc đó tôi là Phó Ban thứ nhất của Ban Khoa giáo Trung ương, tôi cùng với Bộ trưởng Bộ GDĐT lúc bấy giờ là ông Nguyễn Minh Hiển phát động phong trào chống bằng giả. Riêng trong năm đầu, đã phát hiện tới 10.000 bằng giả. Hằng năm, việc làm này vẫn được duy trì. Tuy nhiên, việc phát hiện bằng cấp giả hiện nay không có phong trào sâu rộng như khi đó”.
Đó là thời điểm những năm 2000, tự hỏi giờ đây, sau 15 năm, mức độ còn nghiêm trọng cỡ nào?
Trong mọi xác minh gian dối thì xác minh gian dối bằng cấp là quá dễ, ngay cả vụ bằng cấp Bí thư Hải Dương cũng vậy, quá dễ. Bằng gốc đâu trưng ra. Cứ khẳng định “tôi đã học cấp 3, tôi đã tốt nghiệp” thì trưng bằng tốt nghiệp gốc ra?
Ngày hôm qua, trả lời báo chí, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã nói về thói hư danh và gian dối bằng cấp “Trong Đảng mà khai man là không được, đó là “chạy bằng, chạy cấp”, tự bịa ra là rất sai. Biết sai mà làm thì người đó không xứng đáng”.
Đồng thời, ông lưu ý: “Đừng vì muốn vào cấp này cấp kia mà bịa ra cái gì, như thế là hỏng. Đây là làm xấu Đảng ta, phải thấy, phải sửa và dứt khoát phải chấm dứt”.
“Anh là Bí thư, anh học đến đâu anh biết, anh có trung thực với Đảng không? Nó không nhỏ đâu, phải kiểm điểm nghiêm túc hơn tính trung thực của người Đảng viên, nói dối vì lợi ích của mình để được vào là sai. Anh học lớp mấy anh cứ khai thế, tiêu chuẩn khác anh được thì người ta có khi vẫn bầu cơ mà” - nguyên Tổng Bí thư nói.
Đến đây, tôi cứ day dứt mãi câu hỏi: Vì sao thế? Tự lúc nào, người ta không còn coi việc học tập thực sự, đỗ đạt, lấy bằng là niềm vinh dự của cá nhân, gia đình, dòng tộc như trước kia?
Thế nên, ngay bây giờ, rà soát lại bằng cấp của tất cả các cán bộ công chức kể cả cán bộ công chức khai báo có bằng học ở nước ngoài xem học thật hay học giả, trường thật hay trường “đểu” là việc cần làm gấp.
Chỉ có như thế mới mong loại bỏ được những kẻ cơ hội và thói hư danh!
http://danviet.vn/kinh-da-trong/quan-chuc-bang-rom-khai-man-co-hoi-va-thoi-hu-danh-809397.html
10.
Đề nghị Bộ Chính trị xem xét kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh
29/09/2017 16:33 GMT+7
- UB Kiểm tra TƯ đề nghị Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật đối với Bí thư Thành ủy Đà Nẵng theo thẩm quyền.
UB Kiểm tra Trung ương hôm nay họp kỳ 18 dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm UB Trần Quốc Vượng.
Ông Nguyễn Xuân Anh
|
UB đã xem xét việc thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020, ông Nguyễn Xuân Anh, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP và ông Huỳnh Đức Thơ, Phó bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND TP về các vi phạm, khuyết điểm như đã kết luận tại kỳ họp 17 của UB.
UB Kiểm tra Trung ương nhận thấy, những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng, ông Nguyễn Xuân Anh và ông Huỳnh Đức Thơ đã được kết luận tại kỳ họp 17 là nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng bộ, chính quyền TP Đà Nẵng, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Sau khi xem xét, cân nhắc nhiều mặt; căn cứ Quy định số 263-QĐ/TW và Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Huỳnh Đức Thơ.
UB Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020 và ông Nguyễn Xuân Anh theo thẩm quyền.
Theo kết luận của UB Kiểm tra Trung ương, ông Nguyễn Xuân Anh có các vi phạm, khuyết điểm sau:
- Với cương vị là người đứng đầu Thành ủy, ông Xuân Anh chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020.
- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; chủ trì xem xét, quyết định một số nhân sự có biểu hiện áp đặt; trực tiếp chỉ đạo nhiều công việc cụ thể của chính quyền. Những việc làm của ông đã gây phân tâm, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Ban Thường vụ Thành ủy.
- Kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và Quy định những điều đảng viên không được làm.
- Thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 02 nhà ở của doanh nghiệp, gây dư luận xấu trong xã hội.
Ông Huỳnh Đức Thơ có các vi phạm, khuyết điểm sau:
- Cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015 -2020.
- Với trách nhiệm đứng đầu UBND TP, ông chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý đất đai và trật tự đô thị.
Kẽ hở công tác cán bộ, Đà Nẵng không còn như xưa
Từ sai phạm của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cho thấy công tác cán bộ còn có những kẽ hở để lọt vào TƯ người không đủ tiêu chuẩn.
Ông Huỳnh Đức Thơ: Đừng phân tâm, bàn chuyện ai đi ai ở
Không được phân tâm vào bất cứ việc gì, đừng lo bàn chuyện ai đi hay ở mà không hoàn thành nhiệm vụ, Chủ tịch Đà Nẵng nói.
Bộ Công an điều tra việc bán nhà đất công tại Đà Nẵng
Bộ Công an vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng yêu cầu phối hợp điều tra việc mua bán nhà, đất công sản ở TP từ 2006 đến nay.
Ông Nguyễn Xuân Anh: Không làm được thì từ chức ngay
Bí thư Đà Nẵng đưa ra trước hội nghị 2 tin nhắn người dân gửi ông mới đây.
Bí thư Xuân Anh: Chúng tôi rất xấu hổ!
Bí thư Đà Nẵng cam kết sẽ xử lý đích đáng cá nhân, tổ chức vi phạm, không bao che trường hợp nào trong vụ chìm tàu sông Hàn.
Bí thư Đà Nẵng: 'Hãy cho chúng tôi thẩm quyền được quyết định'
Bí thư Nguyễn Xuân Anh: “Quan điểm là chúng tôi không nghe bên nào cả. Khi chúng tôi tin đó là đúng thì chúng tôi phải quyết định” .
M.Thư
9.
Tử hình Nguyễn Xuân Sơn, chung thân Hà Văn Thắm
29/09/2017 11:04 GMT+7
- HĐXX sáng nay tuyên mức án tử hình đối với Nguyễn Xuân Sơn (nguyên TGĐ Oceanbank), mức tù chung thân đối với Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch HĐQT Oceanbank).
HĐXX cho rằng: Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT Oceanbank, từ 2008 - 2014 đã có nhiều vi phạm tại Oceanbank, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng.
Hà Văn Thắm. Ảnh: Minh Quang |
Xác định hành vi của Hà Văn Thắm, Nguyễn Văn Hoàn (nguyên Phó TGĐ Oceanbank), Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch ngân hàng Xây Dựng), Hứa Thị Phấn (nguyên Chủ tịch công ty Phú Mỹ), Trần Văn Bình (nguyên Chủ tịch công ty Trung Dung) đã phạm tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Trong đó, Hà Văn Thắm chịu trách nhiệm chính, Hứa Thị Phấn là người thụ hưởng số tiền 500 tỷ của Oceanbank, nên 2 bị cáo này cần nhận hình phạt nghiêm khắc.
Trần Văn Bình và Nguyễn Văn Hoàn chỉ là người làm công ăn lương nên được xem xét giảm nhẹ.
HĐXX đánh giá: Trong hành vi lạm dụng chức vụ chiếm đoạt 69 tỷ đồng của Oceanbank và khách hàng qua công ty BSC thì Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn giữ vai trò chính.
Các bị cáo Hoàng Thị Hồng Tứ và Phạm Hoàng Giang hành vi không đáng kể, tích cực giúp CQĐT làm việc; cả 2 người có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Vì vậy, cần giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Giang, chỉ cần tuyên phạt bị cáo Tứ án treo là đủ sức răn đe và giáo dục.
Đối với hành vi chi lãi ngoài gây thiệt hại 1.576 tỷ đồng, các bị cáo là lãnh đạo hội sở Oceanbank đã chỉ đạo việc chi lãi ngoài trên toàn bộ hệ thống của ngân hàng này. Các khách hàng chủ yếu nhận tiền thuộc nhóm dầu khí.
Các bị cáo và luật sư cho rằng việc chi lãi ngoài không gây thiệt hại, chỉ vi phạm và bị xử lý thông tư 02 năm 2011. Tuy nhiên, kết luận giám định cho thấy, trong số 1.576 tỷ còn phục vụ mục đích cá nhân của lãnh đạo Oceanbank. Việc chi lãi ngoài đã vượt trần lãi suất tối đa mà NHNN quy định (không vượt quá 14,5%/năm), vi phạm các quy định của luật kế toán; chế độ tài chính của Oceanbank và các quy định khác.
Hành vi vi phạm là đặc biệt nghiêm trọng, vượt qua việc điều chỉnh bằng các biện pháp hành chính.
Toàn bộ số tiền 1.576 tỷ được Oceanbank chi trái quy định, không thu hồi được. Việc này còn tạo cạnh tranh không lành mạnh, làm tăng lạm phát ảnh hưởng tới kinh tế quốc gia, xâm phạm quyền quản lý của Nhà nước…
Đáng chú ý, việc chi lãi ngoài cho các đơn vị dầu khí là chi cho lãnh đạo các đơn vị dầu khí, là điều kiện dẫn đến hậu quả khác.
Nguyễn Xuân Sơn. Ảnh: Minh Quang |
Ngoài ra, HĐXX xác định các bị cáo là cán bộ Hội sở Oceanbank cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về các khoản đã chi lãi ngoài sai quy định.
Đối với hành vi Tham ô của Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm, HĐXX đưa ra nhận định: Tại tòa, Nguyễn Xuân Sơn khai đã nhận tiền từ Thắm rồi sau đó chi cho Ninh Văn Quỳnh và dùng để chi ngoại giao, lễ tết...
Theo HĐXX, hành vi phạm tội của Nguyễn Xuân Sơn đã hoàn thành, việc xác định bị cáo đã sử dụng tiền như thế nào không có ý nghĩa về việc định tội nên cần có mức án nghiêm khắc dành cho bị cáo Sơn.
Đối với Hà VănThắm, vì đã thành khẩn khai báo, HĐXX cho rằng chỉ cần áp dụng hình phạt có thời hạn với Thắm là đủ răn đe.
Với nhận định nêu trên, HĐXX tuyên phạt:
Hà Văn Thắm (45 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT Oceanbank): chung thân tội Tham ô tài sản; 19 năm tù tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; 20 năm tù tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; 18 năm tù tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Tổng hợp hình phạt là chung thân.
Nguyễn Xuân Sơn (55 tuổi, nguyên TGĐ Oceanbank): tử hình tội Tham ô tài sản; chung thân tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; 17 năm tù tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Tổng hợp hình phạt là tử hình.
Nguyễn Minh Thu (44 tuổi, nguyên Tổng giám đốc - Chủ tịch HĐQT Oceanbank): 9 năm tù tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; 13 năm tù Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Nguyễn Văn Hoàn (40 tuổi, nguyên Phó tổng giám đốc Oceanbank): 10 năm tù tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; 12 năm tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Lê Thị Thu Thuỷ (40 tuổi, nguyên Phó tổng giám đốc Oceanbank): 6 năm tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Vũ Thị Thuỳ Dương (37 tuổi, nguyên Giám đốc khối kế toán và giao dịch trong nước Oceanbank): 4 tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Nguyễn Thị Nga (37 tuổi, nguyên Kế toán trưởng Oceanbank): 42 tháng tù tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Nguyễn Hoài Nam (40 tuổi, nguyên Giám đốc khối nguồn vốn): 42 tháng tù tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước vế quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Nguyễn Thị Thu Ba (44 tuổi, nguyên Giám đốc khối ngân hàng bán lẻ ): 36 tháng tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Đỗ Đại Khôi Trang (41 tuổi, nguyên Giám đốc khối khách hàng cá nhân): 36 tháng tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Nguyễn Xuân Thắng (38 tuổi, nguyên Phó giám đốc khối khách hàng lớn và đối tác chiến lược): 36 tháng tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Nguyễn Thị Minh Phương do đang điều trị bệnh hiểm nghèo và được ra quyết định tạm đình chỉ vụ án nên VKS không đề nghị trách nhiệm hình sự.
HĐXX tuyên phạt:
Hoàng Thị Hồng Tứ (34 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT công ty BSC): 36 tháng tù treo tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Phạm Hoàng Giang (42 tuổi, nguyên Tổng giám đốc công ty BSC): 4 năm tù tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Phạm Công Danh (52 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT tập đoàn Thiên Thanh): 14 năm tù tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Trần Văn Bình (51 tuổi, nguyên Tổng giám đốc công ty Trung Dung): 4 năm tù tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Hứa Thị Phấn (70 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT công ty Phú Mỹ): 17 năm tù tội Vi phạm về quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Đối với nhóm bị cáo là giám đốc các chi nhánh, phòng giao dịch Oceanbank phạm tội Cố ý làm trái quy đinh của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, HĐXX tuyên phạt mức án từ 18 - 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Áp dụng hình phạt cải tạo không giám giữ 24 tháng đối với các bị cáo: Đỗ Quốc Trình (nguyên GĐ Phòng giao dịch Phú Mỹ Hưng), Nguyễn Việt Hà (nguyên Giám đốc Chi nhánh Thái Bình), Phan Trung Kiên (nguyên Giám đốc Phòng giao dịch Đông Đô), Trịnh Xuân Hà (nguyên Giám đốc Phòng giao dịch Long Biên) Nguyễn Quốc Trưởng (nguyên Giám đốc chi nhánh Cần Thơ).
Lời sau cùng đau xót của Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn
Lời sau cùng, Hà Văn Thắm nói lời đau xót, Nguyễn Xuân Sơn kêu gọi những người nhận tiền hãy suy nghĩ mà hoàn trả tiền.
Đại án Oceanbank: Vợ Hà Văn Thắm gửi lời nhắn nhủ đến chồng
Không có mặt tại tòa, vợ Hà Văn Thắm gửi đến chồng những lời nhắn gửi ngắn ngủi. Người truyền đạt thay vợ Thắm cũng không khỏi xúc động.
'Tâm sự' của Hà Văn Thắm với 'anh bạn cùng buồng giam'
Chiều qua, Hà Văn Thắm mượn câu chuyện với người bạn cùng buồng giam để bày tỏ những gì muốn nói.
Đại án Oceanbank: Hà Văn Thắm xin gánh tội cho đàn em
Được tự bào chữa, Hà Văn Thắm xin hưởng tình tiết tăng nặng. Bị cáo xin hưởng tội cao nhất để HĐXX xem xét cho các đồng nghiệp của bị cáo mà tha cho họ.
'Bi kịch' của Hà Văn Thắm và 'niềm đau' của Nguyễn Xuân Sơn
Bào chữa cho Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn, các luật sư nêu ra những bi kịch và niềm đau của hai bị cáo.
Đại án Oceanbank: Nguyễn Xuân Sơn nói lời kêu cứu
Trong phiên xử đại án Oceanbank sáng nay, được phép tự bào chữa bổ sung, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn đã nói lời kêu cứu với HĐXX.
T.Nhung
8.
Nó hiền lành, khắc khổ và chất phác. Bạn cùng Đại học, tuy không thân nhưng chơi với nhau. Khóa có vài trăm đứa, lại đa phần là dân nội trú nên chơi với nhau là bình thường.
Ra trường mỗi thằng một nơi. Bẵng đi gần 20 năm không gặp. Nghe đâu nó làm ngân hàng lại mới được thăng chức Tổng Giám đốc, vợ con đàng hoàng. Thôi thì mừng cho bạn. Cách đây 3 năm (2014), đang ngồi quán phở vỉa hè bất chợt thấy nó ngồi cho con ăn. Túm lấy nó mà cười ha hả, không để ý tới dáng vẻ tuềnh toàng và khắc khổ của nó. Con bé nhà nó đến là xanh, gầy gò, ốm yếu, đôi mắt cận nặng. Nó nhẹ nhàng và âu yếm bón từng thìa cháo cho con. Vội. Chỉ kịp trao số điện thoại và hẹn lúc nào qua nhà nó.
3 năm rồi không gặp và cũng chả thực hiện được lời hẹn. Mấy hôm rồi giật bắn mình thấy nó trong vụ đại án Hà Văn Thắm. Xưa học cùng nhau vẫn biết nó hoàn cảnh nhưng không ngờ lại bất hạnh đến thế. Mẹ bị ung thư giai đoạn cuối. Con bị tim bẩm sinh, mổ đi mổ lại gần 10 lần rồi. Bao nhiêu tiền đều dành cho mẹ và con gái. Để có tiền chữa bệnh, chấp nhận làm Tổng Giám đốc bù nhìn cho Hà Văn Thắm chỉ với lương 10 triệu. Theo Thắm rồi, bỏ sao dễ. Đắng cay quá.
Sáng nay nín thở và run rẩy theo dõi phần tuyên án của Tòa. Vậy là mày bị 4 năm "ngồi". Lão Luật sư Trưởng không giúp gì cho mày. Mày cũng không thành công trong việc tự bào chữa. Ấy là mày còn có mác Tiến sỹ, Luật sư cơ đấy.
Thôi cố gắng mấy năm nhé. Bạn bè sẽ góp tiền mổ mắt cho con gái mày. Chỉ mấy năm nữa thôi cháu sẽ nhìn thấy bố. Đừng lo nhé Phạm Hoàng Giang.
https://www.facebook.com/havu.hoang.16/posts/1020739521401286?pnref=story
7.
Thứ Sáu, 29/09/2017 - 10:42
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu lên tiếng về tố cáo bằng cấp của Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương
Dân trí Sáng 29/9, trao đổi với báo chí, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cho biết đã gặp lãnh đạo cấp cao của Đảng và trao đổi nhiều việc về công tác tổ chức, xử lý cán bộ, trong đó có đơn thư tố cáo về bằng cấp của Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương - ông Nguyễn Mạnh Hiển.
>> Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương: “Mình học thật, có bằng thật”
>> Đang làm rõ tố cáo về bằng cấp của Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trao đổi với báo chí sáng 29/9.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cho biết, trước Đại hội Đảng XII, ông đã nhận được đơn thư tố cáo về vấn đề bằng cấp của Bí thư Tỉnh uỷ- Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển và đã có ý kiến đến cơ quan chức năng của Đảng làm rõ. Tuy nhiên sau đó vấn đề không được làm thấu đáo, kết luận kịp thời.
“Đến nay sự việc lại được đưa ra và Ủy ban Kiểm tra Trung ương mới vào cuộc làm rõ. Ngày hôm qua (28/9), tôi đã gặp lãnh đạo cấp cao của Đảng và có trao đổi nhiều việc về công tác tổ chức, xử lý cán bộ, trong đó có nêu vấn ông Nguyễn Mạnh Hiển ra. Lãnh đạo cấp cao của Đảng có nói đã có cơ quan vào cuộc xác minh, làm rõ đúng sai và nếu có sai phạm sẽ có hình thức kỷ luật nghiêm minh đúng quy định"- nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cho hay.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu khẳng định, cán bộ mà không trung thực trong kê khai bằng cấp là điều không thể chấp nhận.
“Cái quý giá của một Đảng viên, cán bộ là sự trung thực. Nhưng chỉ vì mục đích cá nhân, mong muốn chức tước mà gian dối, thiếu trung thực thì người đó không xứng đáng. Khi cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ, nếu có sai phạm, thiếu trung thực thì Đảng sẽ có hình thức kỷ luật đối với ông Nguyễn Mạnh Hiển. Còn nếu không có sai phạm thì cũng để Đảng bộ, nhân dân tỉnh Hải Dương và nhân dân cả nước biết rõ để tránh hiểu sai, dị nghị về cán bộ"- ông Lê Khả Phiêu nói.
Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển (Ảnh: Tiền Phong).
Trước đó, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng - Uỷ viên thường trực Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội - mới đây đã chuyển đơn tố cáo chính danh của công dân tới Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị vào cuộc kiểm tra, xác minh bằng cấp của Bí thư Tỉnh uỷ - Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển.
Trả lời phỏng vấn Dân trí, ông Nguyễn Mạnh Hiển khẳng định mình học trường cấp 3 Ninh Giang (tỉnh Hải Dương), khoá học năm 1976-1979 và tốt nghiệp năm 1979.
Trước câu hỏi về việc bằng thạc sĩ mà ông có được sau khi theo học chương trình đào tạo liên kết giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và nước ngoài bị tố cáo cho rằng không được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận, ông Nguyễn Mạnh Hiển nói: “Bằng ấy tôi học ở Khoa sau Đại học - Đại học Quốc gia Hà Nội, có xác nhận tôi đã tốt nghiệp. Còn công nhận hay không thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo”.
Theo ông Hiển, trong hồ sơ cán bộ ông đã kê khai như văn bằng mình có. “Khai từ năm 2006 khi nhận bằng của Khoa sau Đại học - Đại học Quốc gia Hà Nội, bằng thạc sĩ. Cái này không phải mình mình học, mà có rất nhiều đồng chí. Mình có văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời rằng việc Khoa sau Đại học - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức là đúng, đúng thẩm quyền. Còn Bộ Giáo dục và Đào tạo tới giờ phút này chưa nói bằng của mình thế nào”- ông Hiển nói.
Ông này cũng nhấn mạnh: “Mình học thật, có bằng thật, còn anh em bạn bè, còn cô giáo, thầy giáo. Mình khẳng định mình học chứ không phải không học”.
Thế Kha
6.
Tổng kiểm tra việc bổ nhiệm cán bộ để tránh "ngồi nhầm ghế"
29/09/2017 05:00 GMT+7
Chủ nhiệm UB Tư pháp vừa kiến nghị Chính phủ chỉ đạo tổng kiểm tra công tác bổ nhiệm cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo trên cả nước để trả lời dư luận, cử tri.
Đề nghị này là cần thiết sau một loạt các vụ kỷ luật một số lãnh đạo cao cấp như Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng, Thứ Trưởng Hồ Thị Kim Thoa, Phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh, Bí thư thành Uỷ Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh Chủ tịch tỉnh Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, Lãnh đạo Tập đoàn Hoá chất và Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ… Họ đều là những cán bộ cao cấp, những người được giao nắm trọng trách trong bộ máy quản lý.
Câu chuyện Hải Dương chưa hết nóng đã lan sang câu chuyện ở Vĩnh Phúc, Sở giáo dục có 45 cán bộ trong đó 39 người có chức vụ. Qua đó cần phải có suy nghĩ và có thái độ phê phán nghiêm túc. Thậm chí có rất nhiều nơi ở tổ chức, cơ quan ban Đảng ở cấp viện hay thị xã không có một chuyên viên nào, đa số là cán bộ, chủ yếu là trưởng ban và phó ban trong khi chúng ta đang cần chất lượng của những người trực tiếp làm việc. Xu hướng chạy theo quan chức, chức vụ đang ngày càng nhiều. Cái không bình thường là ở chỗ cán bộ nhiều hơn nhân viên.
Tôi đã theo dõi thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục trong nhiều năm nay, nhất là thời điểm sau ĐH 12 có rất nhiều biểu hiện mà báo chí nêu với tinh thần phê phán như lợi dụng chức quyền để bổ nhiệm những người thân trong gia đình như vợ chồng, con cái, anh em, họ hàng hay có những thiên vị cá nhân là những nhóm lợi ích, sân sau. Việc này đã tồn tại cần thiết phải xử lí nghiêm khắc để giữ cho được uy tín của Đảng và đảm bảo cho Đảng, Nhà nước cũng như hệ thống chính trị có đội ngũ cán bộ thực sự có đức có tài, thực sự xứng đáng để điều hành công việc, đảm nhận các chức vụ được uỷ thác.
Ông Nguyễn Xuân Anh (trái) và Huỳnh Đức Thơ (phải). Ảnh: Báo Đà Nẵng |
Trong công việc áp dụng quy trình bổ nhiệm cán bộ qua các hiện tượng ở một số địa phương cho thấy một số hiện tượng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng. Việc vi phạm nguyên tắc như vậy chính là nguyên nhân lớn làm cho Đảng suy yếu, mất sức chiến đấu, dẫn đến hệ quả tiêu cực làm phân tâm, gây mất niềm tin, mất đoàn kết ngay trong nội bộ Đảng từ câu chuyện bổ nhiệm cán bộ từ đó gây hậu quả khôn lường.
Không ít những khuyết điểm yếu kém liên quan tới việc bổ nhiệm cán bộ đã kéo dài nhiều năm. Mắt xích tổ chức cán bộ là mắt xích xung yếu nhất trong cả dây chuyền quản lý. Nếu mắt xích này bị lỗi sẽ tác động không nhỏ tới các hoạt động khác của Đảng, làm giảm lòng tin của người dân.
Qua theo dõi thông tin liên quan tới các vị vừa bị kỷ luật, không khó để nhận ra rằng, trong việc bổ nhiệm cán bộ, cái gọi là quy trình đã bị hình thức hoá, luôn dung quy trình để biện hộ cho những việc làm sai trái, những việc làm ẩn dấu trong đó sự không công tâm và không khách quan nhưng đến khi giải trình về mặt hình thức thì ai cũng cho rằng đúng quy trình. Cách giải trình này nhiều đến mức không còn là cá biệt nữa. Nếu tình trạng này không được chấn chỉnh sớm, nghiêm túc thì chúng ta vẫn tiếp tục kéo dài sự suy thoái, sự biến chất từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ và sinh mệnh của Đảng.
Đọc lại các nghị quyết của Đảng từ ĐH 9, ĐH 10 đến ĐH 12 vừa rồi luôn luôn nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm, sự gương mẫu của cấp Uỷ nhất là người đứng đầu cấp Uỷ thì tất cả những trường hợp xem xét kỉ luật vừa qua đều vướng vào vấn đề không gương mẫu trong công việc lẫn trong sinh hoạt riêng tư như nhận xe của doanh nghiệp, nhận nhà của doanh nghiệp.
Đã có những cảnh báo từ lâu về kinh tế thị trường, nếu quan chức chính trị không rèn luyện, không giữ được phẩm chất đạo đức trọn vẹn mà rơi vào thoái hoá biến chất thì thường có những sự liên kết với sân sau, với những “đại gia”. Chúng ta rất trân trọng những chủ doanh nhân, doanh nghiệp làm ăn quang minh chính đại nhưng ta không thể chấp nhận hiện tượng lợi dụng giữa kinh tế và chính trị theo lợi ích cá nhân.
Nếu không giải quyết được những hiện tượng ấy thì làm sao lấy lại được niềm tin của nhân dân. Niềm tin của dân là một thứ tài sản của Đảng, của chế độ, Sức mạnh là ở dân, nếu dân không còn niềm tin với Đảng, chế độ thì chế độ này sẽ tồn tại như thế nào?! Nói vậy để thấy công tác kỉ luật của Đảng lúc này là rất cần thiết, cấp bách và hệ trọng trong việc củng cố vai trò của Đảng trong cuộc sống hôm nay.
Những quyết định kỷ luật này minh chứng một bước tiến rất lớn so với trước đây. Điều này cũng thể hiện sự đồng thuận lớn về yêu cầu giữ vững kỷ cương trong công tác cán bộ. Quan sát xung quanh sẽ không khó để thấy dư luận nhiệt liệt ủng hộ và tán thành việc làm khách quan, nghiêm túc, công minh của Đảng với mục đích cao nhất là làm cho Đảng trong sạch và vững mạnh nhằm thúc đẩy công cuộc Đổi Mới của đất nước theo hướng kiến tạo và liêm chính.
Tổng kiểm tra việc bổ nhiệm cán bộ là việc cần làm nghiêm túc vì việc này sẽ củng cố niềm tin rằng Đảng ta quyết tâm thực hiện cho bằng được phương châm của Bác Hồ là lời nói phải đi đôi với việc làm. Qua đó còn thể hiện sự công khai minh bạch, thấu lí đạt tình trong phương châm giáo dục và rèn luyện cán bộ của Đảng đặc biệt theo chiều hướng đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết ĐH 12, tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng chỉnh đốn Đảng theo 2 nghị quyết quan trọng là Nghị quyết 4 của Khoá 11 và Nghị quyết 4 của Khoá 12 gắn với việc toàn Đảng đang tập làm theo tư tưởng đạo đức phong cách của Bác để lấy lại niềm tin của nhân dân, để tăng cường sức mạnh, sức chiến đấu của Đảng.
Những quyết định kỷ luật vừa rồi được làm rốt ráo, làm nghiêm túc cho thấy công tác kỉ luật của Đảng rất nghiêm khắc đồng thời cũng thể hiện việc không có ngoại lệ, không có vùng cấm. Và việc Tổng kiểm tra việc bổ nhiệm cán bộ là cần thiết để bộ máy quản lý mạnh hơn, sạch hơn khi những người đã “ngồi nhầm chỗ” được loại bỏ hoàn toàn.
Giáo sư Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương
Lan Anh ghi
5.
Nhiều cán bộ ở Hải Dương có bằng thạc sĩ chưa công nhận
NGUYỄN ĐỨC |
Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh và hàng loạt cán bộ khác trong tỉnh Hải Dương có bằng thạc sĩ chưa được Bộ GD&ĐT công nhận tại Việt Nam.
Mấy ngày qua dư luận tiếp tục xôn xao về tính hợp pháp của bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (QTKD) của Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài ông Hiển thì nhiều cán bộ khác hiện giữ nhiều chức vụ lãnh đạo trong tỉnh này cũng có bằng tương tự.
Hàng chục cán bộ, lãnh đạo cùng học một khóa
Chúng tôi đã tìm hiểu danh sách những cán bộ học lớp thạc sĩ QTKD quốc tế do khoa sau ĐH, ĐH Quốc gia Hà Nội liên kết Viện QTKD Brussels (gọi tắt là UBI), Vương quốc Bỉ học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Hải Dương vào năm 2004.
Theo danh sách được khoa sau ĐH, ĐH Quốc gia Hà Nội lập ngày 22-11-2004, lớp này có 50 học viên trong và ngoài tỉnh, trong đó có hàng chục người là cán bộ trong tỉnh theo học.
Cụ thể, ngoài ông Nguyễn Mạnh Hiển (lúc đó là bí thư Huyện ủy Cẩm Giàng) còn có ông Vương Đức Sáng, hiện là phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương (khi đó là chủ tịch UBND huyện Cẩm Giàng) cùng nhiều cán bộ khác nữa.
Trao đổi với PV báo Pháp Luật TP.HCM về bằng thạc sĩ nói trên, ông Vương Đức Sáng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, người có tên trong danh sách theo học lớp thạc sĩ và được cấp bằng cho hay:
Lớp học có rất nhiều người trong và ngoài tỉnh Hải Dương theo học và ông đã học lớp đó cùng thời điểm với ông Hiển, Bí thư Tỉnh ủy hiện nay. “Còn việc đánh giá bằng cấp thế nào cứ để cơ quan chức năng xác minh, làm rõ” - ông Sáng nói.
PV đã cố gắng liên hệ với ông Nguyễn Mạnh Hiển và những người có liên quan trong danh sách này để xác nhận thêm thông tin việc cấp bằng nhưng không nhận được phản hồi tích cực.
Trước đó, trả lời câu hỏi trên báo Dân Trí về vấn đề này, ông Hiển cho hay ông có bằng thạc sĩ này từ năm 2006, sau khi nhận bằng của khoa sau ĐH, ĐH Quốc gia Hà Nội.
“Cái này không phải mình mình học, mà có rất nhiều người. Mình có văn bản của Bộ GD&ĐT trả lời rằng việc khoa sau ĐH, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức là đúng, đúng thẩm quyền. Còn Bộ GD&ĐT tới giờ phút này chưa nói bằng của mình thế nào”.
Ba đời bộ trưởng đều không công nhận
Trao đổi với PV Pháp Luật TP.HCM, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách của QH, cho biết: “Các vấn đề liên quan đến tấm bằng thạc sĩ QTKD do UBI, Vương quốc Bỉ cấp cho các học viên Việt Nam đã có ba đời bộ trưởng GD&ĐT trả lời chất vấn của ĐBQH. Các bộ trưởng cũng trả lời là bằng này chưa được công nhận ở Việt Nam”.
Theo thông tin chúng tôi có được, một số cán bộ khác của Hải Dương khi đó cũng theo học khóa đào tạo này như ông Lê Hồng Văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phạm Văn Thuấn, Bí thư huyện Kinh Môn; ông Nguyễn Văn Thái, Bí thư huyện Bình Giang; Chủ tịch UBND TP Hải Dương Nguyễn Đức Thâm; ông Phạm Văn Tỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Giang (hiện là giám đốc Sở Nội vụ); ông Ngô Văn Cao, Bí thư huyện Gia Lộc; ông Phạm Công Định, Chủ tịch HĐND TP Hải Dương… và nhiều lãnh đạo các sở, ngành khác theo học.
Theo ông Lê Thanh Vân, sự việc này từng được ĐBQH Huỳnh Thị Hường (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam) chất vấn bộ trưởng GD&ĐT năm 2006 (là ông Nguyễn Minh Hiển). Sau đó tại kỳ họp thứ 10 QH khóa XIII (tháng 11-2015), ĐBQH Lê Thanh Vân tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Phạm Vũ Luận về vấn đề này.
Cụ thể, ĐBQH Lê Thanh Vân chất vấn: “Việc đào tạo theo mô hình này rất đơn giản. Người học chỉ đăng ký và nộp tiền, không phải thi đầu vào, không cần học các chứng chỉ, không phải viết luận văn.
Thời gian học khoảng 14 tháng nhưng thực chất chỉ học có 44 ngày, trong đó có phiên dịch nên thời gian tiếp nhận thông tin chỉ có 22 ngày.
Đến nay đã có hàng ngàn người được cấp bằng thạc sĩ theo mô hình này. Nhiều người đã khai vào lý lịch đảng viên, lý lịch cán bộ là “thạc sĩ QTKD của UBI”.
Vậy việc liên kết đào tạo giữa ĐH Quốc gia Hà Nội với UBI đã được Bộ GD&ĐT cho phép chưa? Bằng thạc sĩ QTKD mà UBI cấp cho nhiều người và được ĐH Quốc gia Hà Nội xác nhận có giá trị không?”.
Trước chất vấn của ĐBQH Lê Thanh Vân, tháng 2-2016, Bộ GD&ĐT đã có văn bản trả lời ĐBQH.
Văn bản này cho hay tại thời điểm hiện tại (tháng 2-2016), trên trang mạng của UBI cho thấy UBI không có thẩm quyền cấp văn bằng ĐH, thạc sĩ, thạc sĩ QTKD, thạc sĩ QTKD điều hành và tiến sĩ.
“Đến thời điểm này, Bộ GD&ĐT chưa đủ cơ sở để công nhận văn bằng thạc sĩ QTKD do UBI cấp” - văn bản trả lời của Bộ GD&ĐT nêu rõ.
Chất vấn tiếp tại kỳ họp thứ 2, QH khóa XIV (tháng 11-2016) về “giá trị văn bản chứng chỉ của bằng thạc sĩ QTKD do UBI cấp cho học viên Việt Nam”, ĐB Lê Thanh Vân tiếp tục nhận trả lời bằng văn bản của Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ.
Văn bản này cho hay: “Các văn bằng do UBI cấp chưa đủ cơ sở để được công nhận ở Việt Nam.
Tuy nhiên, do UBI được phép đào tạo và chương trình đào tạo cử nhân và thạc sĩ QTKD của UBI đã được một số trường ĐH (Trường ĐH Middlesex, London, Vương quốc Anh và Trường ĐH Clark, Mỹ) công nhận nên các học phần mà học viên đã hoàn thành khi theo học chương trình liên kết đào tạo vẫn được công nhận nếu học viên có nguyện vọng tiếp tục học tập ở Việt Nam”.
Đề nghị làm rõ, nếu sai cần xử lý nghiêm
Ngày 27-9, PV báo Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc trao đổi với ông Phan Ngọc Núi, nguyên Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban thường trực Ban Nội chính Tỉnh ủy Hải Dương, người đã từng có nhiều báo cáo khẩn về việc ông Nguyễn Mạnh Hiển khi còn là phó bí thư, chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương sử dụng bằng thạc sĩ không hợp pháp. Ông Núi cho biết: Khoảng tháng 9 và tháng 10-2015, ông đã có báo cáo khẩn, sau đó tố cáo đích danh vụ việc ông Hiển sử dụng bằng thạc sĩ không được Bộ GD&ĐT công nhận.
Ông Núi cho hay chính Bộ GD&ĐT lúc đó cũng đã có văn bản gửi Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hải Dương và ông về bằng liên kết với Bỉ là không hợp pháp, chưa được công nhận. Cụ thể, ngày 20-10-2015, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ GD&ĐT có công văn gửi ông Núi nêu rõ: Đến thời điểm hiện tại chưa có trường hợp nào có văn bằng thạc sĩ QTKD do UBI cấp được công nhận tương đương trình độ thạc sĩ tại Việt Nam. Tuy nhiên, vụ việc lúc đó rơi vào im lặng.
"Tôi mong vụ việc này cần phải kiểm tra và nếu sai cần được xử lý nghiêm, bởi vì đã là cán bộ thì không được khai học vị như thế khi bằng chưa được công nhận. Như thế là bất công với những người học hành thực sự, có bằng cấp xứng đáng" - ông Núi đề nghị.
http://soha.vn/nhieu-can-bo-o-hai-duong-co-bang-thac-si-chua-cong-nhan-20170929102301393.htm
4.
Tuyên tử hình Nguyễn Xuân Sơn, tù chung thân Hà Văn Thắm
TTO - Sau 1 tháng xét xử và nghị án, sáng nay 29-9, TAND TP Hà Nội tuyên bản án với Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn cùng các đồng phạm trong đại án thất thoát hơn 2.000 tỉ đồng tại Oceanbank.
Tổng cộng 51 bị cáo trong vụ án tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) đã được TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử từ ngày 28-8 về các tội tham ô, cố ý làm trái, lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản, vi phạm trong cho vay.
Trong phần tranh luận, khi kết luận về vụ án, đại diện Viện KSND TP Hà Nội đã đề nghị hội đồng xét xử tuyên phạt án tử hình với bị cáo Nguyễn Xuân Sơn - nguyên tổng giám đốc OceanBank, và án tù chung thân với Hà Văn Thắm - nguyên chủ tịch HĐQT OceanBank.
Nhiều vi phạm trong cho vay
Theo hội đồng xét xử (HĐXX), sau khi xem xét hồ sơ, đánh giá tài liệu, quá trình thẩm vấn, tranh luận tại tòa cũng như đánh giá tính chất, mức độ, hành vi phạm tội, nhận thấy:
Thứ nhất, về hành vi cho công ty Trung Dung vay 500 tỉ: Hà Văn Thắm - nguyên chủ tịch HĐQT OceanBank - đã cho Phạm Công Danh - nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng, vay 500 tỉ đồng thông qua pháp nhân là Công ty TNHH một thành viên thương mại và dịch vụ Trung Dung.
Thắm đã bàn bạc với Danh và bà Hứa Thị Phấn rồi chỉ đạo Nguyễn Văn Hoàn ký hợp đồng cho vay số tiền 500 tỉ mà không đảm bảo tiền góp vốn, không có tài sản đảm bảo.
Tại tòa, các bị cáo khai nhận số tiền 500 tỉ đã được tất toán cho 5 hợp đồng của nhóm Phú Mỹ. Tuy nhiên những người lên quan đến khai rằng bà Phấn chỉ đạo tất toán và nhờ đứng tên chứ họ không biết gì về khoản vay này.
Trong khi đó số tài sản đảm bảo cho ông Danh vay không có thật, không có tính pháp lý. Đến nay người vay không có khả năng thanh toán đã gây thiệt hại cho OceanBank.
HĐXX nhận định Thắm biết rõ Danh vay 500 tỉ đồng để thanh toán các khoản vay cho nhóm bà Hứa Thị Phấn chứ không phải để thực hiện dự án sân vận động Chi Lăng, tuy nhiên Thắm vẫn duyệt cho Danh vay.
Hành vi của Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh, Hứa Thị Phấn đã phạm vào tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Có căn cứ xác định Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt tài sản
HĐXX xác định thời gian Nguyễn Xuân Sơn làm tổng giám đốc OceanBank bị cáo này đã khởi xướng và bàn bạc với Hà Văn Thắm việc chi lãi ngoài chăm sóc khách hàng.
Để có tiền chi chăm sóc khách hàng, Thắm đã sử dụng Công ty BSC (do Thắm lập ra) để thu phí các khách hàng vay vốn tại OceanBank.
Thắm sử dụng công ty BSC hợp thức hóa hợp đồng tín dụng bằng việc ký kết các hợp đồng khống, đồng thời chỉ đạo các hội sở, phòng giao dịch, khối thu phí tỉ giá ngoại tệ.
Theo HĐXX, tài liệu của vụ án đã đủ căn cứ khẳng định Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt số tiền 69 tỉ đồng do Thắm chuyển đến từ việc thu phí tỉ giá ngoại tệ thông qua công ty BSC.
VKS truy tố Nguyễn Xuân Sơn đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt 69 tỉ đồng từ Công ty BSC và Thắm có vai trò đồng phạm là có căn cứ.
Hà Văn Thắm cố ý làm trái, thiệt hại hơn 1.500 tỉ
Đầu năm 2011, Hà Văn Thắm đã ra chủ trương về việc chi ngoài lãi suất huy động vốn cho các khách hàng trên toàn hệ thống Ngân hàng Đại Dương.
Theo chủ trương và chỉ đạo của Hà Văn Thắm, các bị cáo Nguyễn Minh Thu - Tổng giám đốc, Lê Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Minh Phương là các Phó Tổng giám đốc đã chỉ đạo Lãnh đạo các Khối, Ban nghiệp vụ thuộc Hội sở Ngân hàng Đại Dương, thực hiện chi lãi ngoài khi huy động vốn.
Việc chỉ đạo thực hiện chủ trương này không được ban hành thành văn bản mà do Hà Văn Thắm và Nguyễn Minh Thu chỉ đạo miệng tại các cuộc họp. Từ năm 2010 đến tháng 11-2014, tổng số tiền OceanBank đã chi cho chủ trương này là hơn 1.500 tỉ đồng.
Trong số đó, chuyển cho Nguyễn Xuân Sơn 246 tỉ đồng. Khoản tiền này không có khả năng thu hồi được. Việc chi lãi ngoài theo chủ trương của Hà Văn Thắm gây thất thoát cho OceanBank hơn 1.500 tỉ đồng.
Kết quả OceanBank có lỗ luỹ kế trên 10.000 tỉ đồng, nợ xấu hơn 14.000 tỉ, âm vốn chủ sở hữu 2,5 lần, từ đó NHNN phải đưa OceanBank vào dạng kiểm soát đặc biệt. Tiếp đó OceanBank bị Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng.
Nhà nước phải gánh toàn bộ nghĩa vụ trả nợ cho OceanBank. Trong đó PVN mất 800 tỉ đồng vốn đã góp vào OceanBank; Tổng công ty xây dựng Sông Đà mất hơn 200 tỉ đồng... Điều này gây ra gánh nặng cho Ngân sách nhà nước và ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân.
HĐXX cho rằng Hà Văn Thắm là người ra chủ trương, trực tiếp chỉ đạo Thu chi lãi ngoài cho nhân viên chi tiền chi lãi ngoài trái quy định, gây thiệt hại hơn 1.300 tỉ đồng. Bị cáo Thắm phải chịu trách nhiệm với toàn bộ số tiền này.
Bị cáo Thu đồng phạm với Thắm thực hiện chi lãi ngoài, phải liên đới chịu trách nhiệm với số tiền 475 tỉ đồng.
Bị cáo Sơn dù đã về PVN nhưng vẫn chỉ đạo Thu chi lãi ngoài, nhận tiền từ Thắm và Thu để chi lãi ngoài và chiếm đoạt phải chịu trách nhiệm liên đới đối với số tiền gần 300 tỉ đồng.
Các bị cáo khác bị xác định với vai trò đồng phạm phải chịu trách nhiệm liên đới với số tiền từ 14 tỉ - 479 tỉ đồng.
Riêng bị cáo Nguyễn Thị Minh Phương là đồng phạm nhưng có bệnh hiểm nghèo đã có quyết định đình chỉ vụ án từ VKS nên HĐXX không xem xét trách nhiệm hình sự.
Hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản và tham ô
Tổng số tiền PVN góp vốn vào OceanBank đến ngày 17-5-2011 là 800 tỉ đồng, tương đương 20% vốn điều lệ của OceanBank. PVN đã giới thiệu Nguyễn Xuân Sơn là người đại diện phần vốn góp của VPN, giới thiệu Nguyễn Thị Minh Thu làm TGĐ.
Chức trách của Sơn tại PVN là phụ trách tài chính đầu tư ngoài tập đoàn. HĐXX khẳng định Sơn là người có chức vụ quyền hạn. Với tư cách là đối tác chiến lược, không chỉ PVN mà các công ty con, đối tác chiến lược,… đều gửi tiền ở OceanBank, thời điểm cao nhất 30.000 tỉ.
Như vậy Sơn là người có chức vụ quyền hạn, là người có ảnh hưởng, chi phối lớn đến số tiền gửi tại OceanBank.
HĐXX khẳng định tài liệu vụ án và những lời khai của các bị cáo tại tòa đủ căn cứ xác định Sơn đã chiếm đoạt số tiền 49 tỷ đồng là tiền của PVN. Hành vi của Sơn cấu thành tội tham ô tài sản.
Đối với số tiền 197 tỉ đồng của Oceanbank mà Sơn đã chiếm đoạt, HĐXX nhận định Hà Văn Thắm hiểu rõ vị trí của Sơn nhưng lại chỉ đạo chi giúp sức cho Sơn chiếm đoạt nên Sơn và Thắm phải chịu trách nhiệm về 246 tỉ đồng với tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản.
Số tiền 197 tỉ đồng được xác định lấy từ nguồn tiền của OceanBank, theo yêu cầu của OeanBank mới, HĐXX đề nghị Sơn hoàn trả số tiền này.
Đồng thời Sơn phải bồi thường số tiền 49 tỷ đồng cho PVN. Tại cơ quan điều tra ông Ninh Văn Quỳnh khai nhận 20 tỷ đồng từ Sơn, việc này đang được cơ quan công an điều tra, HĐXX tách trách nhiệm này trong vụ việc khác.
>> Tiếp tục cập nhật
3.
Quốc Phong Thứ Năm, ngày 28/09/2017 08:28 AM (GMT+7)
(Dân Việt) Thực tế vài nhiệm kỳ gần đây cho thấy rất nhiều những “Thái tử đỏ” ở mọi cấp đã không nhiều người toả sáng. Thậm chí, khi giữ chức vụ cao còn lu mờ, nhạt nhoà dần theo bóng người cha của họ lui vào hậu trường.
Nhân chuyện Uỷ ban kiểm tra Trung ương đã vào công bố cụ thể vi phạm ở Đà Nẵng, tôi chợt nhớ thời điểm tháng 10.2012, khi đọc bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6, khoá 11, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận lỗi trước toàn Đảng, toàn dân về “một số khuyết điểm lớn” cả hiện tại lẫn các nhiệm kỳ trước, giọng ông bỗng nghẹn ngào khiến ai coi truyền hình cũng rất bất ngờ xen lẫn nhiều cảm xúc.
Nhưng cũng qua hội nghị lần đó, từ chuyện bỏ phiếu để xử lý trách nhiệm của một vị đứng đầu Chính phủ và kết quả không như ý muốn của cả tập thể đã cho chúng ta hiểu một điều: Thật không đơn giản như nhiều người nghĩ khi mà trong Đảng có không ít những vị trong Trung ương chưa nghĩ đến sinh mệnh của Đảng cầm quyền, của gần 90 triệu dân bởi phía sau hiện tượng này họ là những phe cánh và lợi ích nhóm.
3 năm sau đó, Đại biểu Quốc hội Lê Nam (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá) đã nhắc lại chuyện cũ này trên nghị trường Quốc hội khi ông dùng một hình ảnh khiến ai cũng phải nhớ mãi: “Nhiệm kỳ này chúng ta đã chứng kiến nước mắt của đồng chí Tổng Bí thư rơi vào lịch sử”.
Đúng như một nhà báo từng nói: “Tổng Bí thư không nghẹn ngào sao được khi một số đồng chí của ông là cán bộ cao cấp cả đương chức và nguyên chức có những việc làm chưa gương mẫu, nói không đi đôi với làm, ảnh hưởng đến uy tín, đến hình ảnh của Đảng. Tổng Bí thư không nghẹn ngào sao được bởi tình trạng tham nhũng, tiêu cực ngày càng trầm trọng và tinh vi trong khi công cuộc phòng chống lại ít hiệu quả, nhất là sự xuất hiện của các “lợi ích nhóm”. Và Tổng Bí thư không nghẹn ngào sao được khi để xảy ra những vụ việc gây tổn thất lớn, để lại những hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho nền kinh tế mà còn suy giảm niềm tin của nhân dân cũng như của các tổ chức kinh tế thế giới…”
Để diễn ra thực trạng này, tôi nghĩ trong đó có một phần rất quan trọng thuộc về tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 10 về góc độ trách nhiệm của mình trước Đảng, trước toàn dân.
Tư tưởng hữu khuynh, đấu tranh thiếu tích cực nhằm bảo vệ uy tín cho Đảng và cũng là để bảo vệ sự tồn vong của chế độ có lúc đã bị một nhóm lợi ích, phe phái bảo vệ nhau, đưa người thân của mình vào bộ máy của Đảng ở nhiều cấp từ thấp đến cấp cao, khiến những lá phiếu tiêu cực thêm sức nặng, làm chòng chành cả con thuyền lớn.
Hình minh họa. Vẽ: Dũng Cận.
Ở cấp Trung ương, nhiều đảng viên không khỏi bức xúc khi có những đại biểu cơ sở trượt cấp uỷ địa phương với số phiếu quá thấp nhưng lại được đặc cách để bầu vào Trung ương một cách rất trớ trêu, khó hiểu.
Người ta bảo rằng tình trạng “con ông cháu cha” được các bậc cha chú mình nể nang nhau rồi cho qua, chấp nhận đưa họ vào cấp uỷ dù họ chưa hề được thử thách đã khiến chất lượng cán bộ lãnh đạo bị giảm sút rõ rệt.
Họ đã thoả hiệp quyền lực với nhau như thế trước khi chấp nhận “hạ cánh”, còn chúng ta thì hữu khuynh, không dám đấu tranh.
Trước hết, cũng phải nói rõ, tôi không hề quá khắt khe trong cách nhìn về chuyện đào tạo, bồi dưỡng con em lãnh đạo kế thừa sự nghiệp của cha, anh mình. Để duy trì và bảo vệ chế độ, điều đó theo tôi không có gì bằng.
Có những trường hợp Đảng chọn được cán bộ trẻ khá ổn. Tuy cũng thuộc diện “con ông cháu cha” và đương nhiên cũng có phần ưu ái nào đó nhưng thực tế đã cho thấy việc chọn lựa không sai.
Song, chắc khó một ai có thể chấp nhận nổi hiện tượng bổ nhiệm nhồi nhét, gượng gạo “ép non” con em mình theo kiểu đến kỳ Đại hội thì đưa nhanh vào cấp uỷ, vào làm chức này, chức nọ lấy được. Rồi cả hiện tượng “nhảy cóc” các cương vị rất lộ liễu khi họ đâu có gì nổi trội cho cam.
Thực tế vài nhiệm kỳ gần đây đã cho thấy rất nhiều những “Thái tử đỏ”" ở mọi cấp đã không mấy ai toả sáng mà khi giữ chức vụ cao còn lu mờ, nhạt nhoà dần theo bóng người cha của họ lui vào hậu trường. Âu cũng vì “cái áo” khoác lên họ quá rộng so với sức vóc, tài năng và trí tuệ thực sự.
Việc con em cán bộ lãnh đạo cao cấp thăng tiến với tốc độ phi mã là điều đáng suy nghĩ. Sự nể nang trong công tác nhân sự nói trên sẽ vô tình triệt tiêu người có tài, đức thực thụ nhưng lại thiếu mối “quan hệ, tiền tệ, hậu duệ...” khiến họ bị lãng quên.
Tôi thấy rất thấm câu nói của ai đó rằng: Đạo đức và uy tín của người cha là tài sản lớn nhất của người con .
Tiếc rằng, bây giờ người ta đang dần quên đi điều này mà chủ quan cho rằng chức vị và tiền bạc của cha mẹ để lại cho con mới là điều cần nhất và trên hết?
http://danviet.vn/kinh-da-trong/chuyen-thai-tu-do-808770.html
2.
'Việt Nam là cứ bám víu quá mức vào cái bằng'
Một giảng viên gốc Việt ở Hoa Kỳ bình luận về vụ bằng cấp của ông Nguyễn Xuân Anh.
Vũ Quý Hạo Nhiên, giảng viên toán tại Coastline Community College, Hoa Kỳ ông cho biết ông quan tâm đến vấn đề bằng cấp của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh mà dư luận xôn xao nhiều ngày qua.
"Trường ông Xuân Anh học, California Southern University (CSU), thực sự có rất nhiều bằng cấp học từ xa, nhưng đến năm 2015, trường đã được công nhận rồi.
"Quy chế công nhận trường ở Mỹ khác Việt Nam. Ở Việt Nam, mình trông vào nhà nước, Bộ Giáo Dục để công nhận. Ở Mỹ là dựa vào sự tự nguyện và uy tín của các cơ quan tư nhân làm việc đó. Giờ ai học trường đó là bằng cấp được công nhận hoàn toàn.
"Ông Xuân Anh học từ 2006 … thì hơi rắc rối xíu. Khi cơ quan kiểm định thì họ kiểm định trong sáu năm.
"Họ phải chuẩn bị từ sáu năm trước, bài vở soạn đàng hoàng hay không, chứ không phải năm nay họ tới là kiểm định năm nay đâu. Khi trường được công nhận từ 2015 thì họ đã kiểm định từ 2009 rồi".
Theo ông Hạo Nhiên, có nhiều cơ quan thẩm định chứng chỉ quốc gia (National Accreditation), không có uy tín bằng các cơ quan thẩm định vùng (Regional Accreditation).
"Có nhiều cơ quan không uy tín bằng bao trùm cả nước, ai muốn họ sẽ đến, họ kiểm tra, không có bề dày hoạt động. Nhiều trường tuyên bố là cơ quan toàn quốc không đáng tin cậy bằng những cơ quan vùng vì những cơ quan này làm 100-200 năm nay rất biết việc, rất uy tín.
Trên thực tế, dường như trường CSU đã tiến hành thủ tục xin chứng chỉ từ năm 2012, theo báo cáo của cơ quan WASC, một trong sáu cơ quan thẩm định chứng nhận chất lượng các trường đại học khu vực miền Tây Hoa Kỳ.
Khi được hỏi vụ điều tra bằng cấp của ông Nguyễn Xuân Anh sẽ có hệ lụy gì đến hàng chục ngàn học sinh và sinh viên Việt Nam đang học tập tại Hoa Kỳ, ông Hạo Nhiên cho biết:
"Các em du học sinh qua đây, phụ huynh hay các em không rõ nhiều trường, nhìn chứng chỉ quốc gia là ngon, trong khi phải được kiểm định vùng mới được công nhận."
"Cứ nhìn trên các quảng cáo tìm việc, trang web tuyển sinh cao học, tiến sĩ, họ đòi hòi từ trường thẩm định vùng."
"Ở Mỹ có những người làm những công việc cơ quan nhà nước mà công việc đó phải có bằng cử nhân mới được chức đó trong khi họ hoàn toàn đầy đủ khả năng, chỉ là tiền bạc, hồi nhỏ học kém, nên.nhiều người đi vào trường không được cộng nhận để được vào chức vụ mà ai cũng biết họ làm được.
"Việt Nam mình là cứ bám víu quá mức vào cái bằng, từ trường nào, ở Mỹ hay Pháp, để cân đo đong đếm bằng cấp của người khác.
"Việt Nam coi trọng bằng quá mà không quan tâm đến khả năng thực sự. Khả năng thực sự của ông Xuân Anh được làm chức đó được hay không hay ông là con của ông kia để lên chức đó, hay là chuyện tranh chấp nội bộ để đem bằng cấp của nhau ra để nói …"
"Theo báo chí thì tôi thấy đã có nhiều quan chức Việt Nam học như thế rồi, dù trường đó có được công nhận đi chăng nữa thì trường đó có đủ tiêu chuẩn, đủ cao để giảng dạy về quản trị kinh doanh hay không thì chưa chắc. Họ chỉ đạt yêu cầu tối thiểu trong khi hầu hết đòi hỏi của người ta trên thế nhiều…
"Có rất nhiều người chỉ học trung học thôi mà rất giỏi, cử nhân thôi mà rất giỏi, nếu mình cứ nói học càng cao bằng càng giỏi thì cái đó là vô lý," ông Nhiên nói thêm.
Trong khi đó Tiến sĩ Donald Hecht, chủ tịch của California Southern University (CSU) được VOA Việt Ngữ dẫn lời nói "chúng tôi không bao giờ muốn dính líu tới chính trị nội bộ của bất kỳ nước nào, nhưng chúng tôi chắc chắn muốn bảo vệ phẩm giá, danh tiếng và danh dự của trường và các sinh viên.
"Chúng tôi có thể khẳng định rằng Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh học tại SCUPS và nhận bằng MBA [Thạc sĩ Quản trị Kinh Doanh] vào tháng Sáu năm 2002 và bằng DBA [Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh] vào tháng 12 năm 2006. Bằng của ông ấy và của các sinh viên Việt Nam khác đã được chứng thực bởi cơ quan chức năng của California và Tổng lãnh sự Việt Nam ở San Francisco. Ông ấy học một khóa liên kết giữa SCUPS và Đại học Bách khoa".
Tiến sĩ Hecht nói rằng mất "3 năm" và "dưới 30 nghìn đôla" để hoàn tất và lấy được bằng DBA và lưu ý về cái gọi là không nên nhầm lẫn giữa DBA và Ph.D [bằng tiếng sĩ được nhiều trường cấp]".
Trong khi đó báo Tuổi Trẻ ngày 24/09 có bài mô tả Bộ giáo dục Đào tạo Việt Nam đồng ý cho Đại học Bách khoa Hà Nội hợp tác đào tạo từ xa với Đại học chuyên ngành Nam California (SCUPS), nơi ông Nguyễn Xuân Anh lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ, nhưng lại không công nhận bằng của học viên nhận từ chương trình này.
"Vậy tại sao Bộ GD-ĐT lại cho phép ĐH Bách khoa Hà Nội hợp tác đào tạo với SCUPS, sau đó lại không công nhận văn bằng được cấp của trường này? Tuổi Trẻ đã liên lạc với người có trách nhiệm của Bộ GD-ĐT nhưng vẫn chưa có câu trả lời chính thức?" tác giả viế
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41395955
1.
Lời sau cùng đau xót của Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn
24/09/2017 17:21 GMT+7
- Được nói lời sau cùng, Hà Văn Thắm nói lời đau xót, Nguyễn Xuân Sơn kêu gọi những người nhận tiền hãy bình tâm suy nghĩ mà hoàn trả tiền.
Phiên tòa xét xử đại án Oceanbank hôm nay kết thúc phần tranh luận. HĐXX cho các bị cáo được nói lời sau cùng.
Hầu hết các bị cáo đều cám ơn HĐXX, bày tỏ sự biết ơn khi phiên tòa được diễn ra với sự dân chủ, các bị cáo cảm thấy được lắng nghe, chia sẻ.
Lời sau cùng của mình, bị cáo Hà Văn Thắm gửi lời cám ơn đại diện VKS, các cán bộ điều tra, cán bộ trại tạm giam T16. Trong suốt 3 năm qua, bị cáo chưa bao giờ bị coi thường, luôn được tôn trọng, nhận được sự chia sẻ của CQĐT, cơ quan công tố. Bị cáo cảm nhận được sự chia sẻ của HĐXX và cả những giọt lệ.
Bị cáo Hà Văn Thắm. Ảnh: Minh Quang |
Thắm trình bày: Cho bị cáo được nói đôi lời với đồng nghiệp, đặc biệt những người đang ngồi cùng tôi trong vụ án này. Chúng ta từng ngồi chung trên một con thuyền mà các bạn gọi tôi là thuyền trưởng. Nay vị thuyền trưởng lại là người rơi xuống đầu tiên. Cho tôi gửi lời chân thành xin lỗi các bạn, gia đình người thân các bạn. Tôi ân hận vì điều này.
Trước vành móng ngựa, Thắm nói rằng, qua ánh mắt của đồng nghiệp, anh ta nhận ra rằng mình đã bỏ qua nhiều điều mà không bao giờ làm lại được nữa.
"Tôi mong các bạn vững vàng, mong HĐXX xem xét để các bạn có thể vượt qua khó khăn này", lời bị cáo Thắm.
Hà Văn Thắm tiếp tục: "Thưa bố mẹ, các anh chị, vợ và các con, tôi biết rằng với tai nạn này, từ một người là niềm tự hào của gia đình đã trở thành nỗi đau xót, gánh nặng của mọi người. Tôi không biết làm sao ngoài việc phải sống tốt để mọi người không phải thất vọng và lo lắng cho mình.
Nếu được lựa chọn tôi hay vợ tôi ở trong tù, tôi chọn cho mình được đi tù. Dù ở trong tù phải chịu nhiều thiếu thốn, nhưng so với việc ngồi điều hòa và nghĩ đến người thân đang ở trong tù còn đau xót hơn. Gánh nặng bên ngoài còn khổ hơn rất nhiều. Chính vì vậy, tôi sẽ cố gắng sống thật tốt để mọi người không phải đau lòng vì tôi".
Thắm gửi lời đến các con: "Với các con, bố mong các con vì tai nạn của bố mà sống thật tốt, hãy làm những gì mà bố không làm được. Hãy chăm sóc ông bà, bố mẹ".
Hà Văn Thắm bộc bạch: "Vợ con tôi không đến dự tòa để không gây sức ép cho tôi, cho tôi có được sự bình tĩnh, bằng mọi cách xin HĐXX cho tôi được cơ hội có thể trở về trong vòng tay yêu thương của gia đình".
Kêu gọi những người nhận tiền hãy bình tâm mà hoàn trả
Được nói lời sau cùng, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn bày tỏ sự hối hận, day dứt vì đã dùng tiền của Chủ tịch Thắm để mang đi chăm sóc khách hàng với mục đích duy nhất là giúp Thắm và Oceanbank.
Với sự giúp đỡ đó, vô tình bị cáo rơi vào vòng lao lý. Bị cáo Sơn lần đầu tiên bật khóc khi nhắc đến việc mình bị quy kết tội Tham ô.
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn. Ảnh: Minh Quang |
Nguyễn Xuân Sơn gửi lời xin lỗi đến các cộng sự ở PVN vì đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Tập đoàn Dầu khí. Bị cáo mong muốn những ai đã nhận tiền chăm sóc khách hàng từ bị cáo và các bị cáo khác ở Oceanbank hãy bình tâm suy nghĩ một cách thấu đáo rồi trả lại tiền vi phạm pháp luật để tâm hồn được thanh thản và được sự khoan hồng.
Trong lời nói sau cùng đầy nước mắt, bị cáo Nguyễn Minh Thu thừa nhận những sai phạm trong quá trình giữ vị trí TGĐ và Phó TGĐ tại Oceanbank.
Bị cáo Nguyễn Minh Thu. Ảnh: Phạm Hải |
Bị cáo thấy ăn năn hối cải khi đã vô tình vi phạm quy định của Nhà nước, thậm chí vô tình khiến cho một số anh chị tại các đơn vị khác cũng phải vào vòng lao lý.
"Về trách nhiệm dân sự, với mức lương được hưởng tại Oceanbank, bị cáo không chi tiêu gì thì trong vòng 100 năm cũng không đền bù được số tiền lớn như vậy", lời bị cáo Thu.
Đại án Oceanbank: Những giọt nước mắt tuôn rơi
Không chỉ kỷ lục về số người bị triệu tập đến tòa, có lẽ phiên xử đại án Oceanbank còn lập kỷ lục về những giọt nước mắt.
Đại án Oceanbank: Nhắc đến nhóm lợi ích Hà Văn Thắm
Trong phần tranh luận sáng nay, đại diện VKS nhắc đến nhóm lợi ích Hà Văn Thắm.
Đại án Oceanbank: Luật sư tranh cãi nảy lửa
Tranh luận với phần đối đáp của đại diện VKS, các luật sư đã có những tranh cãi nảy lửa.
Đại án Oceanbank: Tiếp tục tranh luận gay gắt
Phiên tòa xét xử đại án Oceanbank chiều nay tiếp tục với phần tranh luận gay gắt của các luật sư.
Đại án Oceanbank: Đối đáp luật sư, VKS lấy 'bầu Kiên' làm ví dụ
Phiên xét xử Hà Văn Thắm và đồng phạm chiều qua chuyển sang phần đối đáp của đại diện VKS.
Đại án Oceanbank: VKS đột ngột đề nghị miễn hình phạt cho 4 bị cáo
Trong phần tranh luận của mình, đột ngột vị đại diện VKS đưa ra đề nghị miễn hình phạt cho 4 bị cáo.
T.Nhung