Lại thấy trên mạng, về vụ ông Nguyễn Đức Tồn ăn trộm văn có hệ thống như lào xào trong học giới nhiều năm về trước (ngoài ra, gần đây, còn có một vụ lùm xùm khác ở đây - hồi tháng 6 năm 2016).
Sưu tập về từ các nơi. Theo thứ tự ngược như mọi khi.
Tháng 5 năm 2018,
Giao Blog
Nguyên chú : GS.TS Nguyễn Đức Tồn, Nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học phát biểu cảm tưởng |
---
BỔ SUNG
.
24. Fb Nguyễn Đức Tồn vào đầu tháng 2/2019
"
Xuân về Tết đến ai mà chẳng muốn được cùng mọi người sống đầm ấm hạnh phúc đón xuân. Thế nên mỗi người đều cầu chúc cho nhau những điều tốt lành nhất.
Nhưng... có một con người luôn sống bằng tận cùng của sự táng tận..., dù là ngày mồng một tết Kỷ Hợi vẫn khua môi "trí trá" (từ của một nguyên lãnh đạo, nguyên bí thư chi bộ Viện Ngôn ngữ học dùng nói về anh Nguyên Văn Hiệp) như một con người tử tế là "Việc cực chẳng đã phải nói"!
Vậy tôi buộc phải cũng "Cực chẳng đã phải trả lời " anh Nguyễn Văn Hiệp.
Trên faebook của mình, anh Hiệp rêu rao biện minh cho sự trí trá của mình để chứng minh việc kí Quyết định 95/QĐ-NNH buộc tôi phải nghỉ hưu là đúng.
Trước hết, tôi khẳng định với toàn thể mọi người rằng các lí do và căn cứ anh Hiệp đưa ra đều là hoặc cái thì bịa đặt, vu khống, hoặc cái thì không có cơ sở pháp luật, và hành động của anh Hiệp buộc tôi về hưu là sự trả thù cá nhân trắng trợn. Cụ thể là:
1. Anh Hiệp không hề nắm chắc và không hề biết những thông tin (dù là tối giản thông thường nhất) của một cán bộ mà anh là người quản lí. Ngày sinh chính xác của tôi là 02/01/1952 chứ không phải 01/02/1952 như anh đã nêu.
2. Anh Hiệp bảo tôi trong thời gian kéo dài 6 năm qua (2012-2018) không nghiên cứu khoa học mà chỉ làm chủ tịch Hội đồng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ.
Anh Hiệp nói như thế chứng tỏ không hiểu gì về cụm từ ngữ trong Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014: "trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ".
Vậy Tạp chí Ngôn ngữ không phải là tạp chí khoa học? Có vậy thì Chủ tịch Hội đồng biên tập mới không phải là nhà khoa học và không hoạt động khoa học?
Trên thực tế, trong 6 năm kéo dài công tác (từ 1/2012 đến nay), kết thúc mỗi năm tôi đều có bản báo cáo kết quả công tác nộp cho Viện Ngôn ngữ học và đều được cơ quan đánh giá là cá nhân đã hoàn thành tốt hoặc xuất sắc nhiệm vụ (trong đó có những năm chính anh Hiệp cũng đã trao giấy khen cho tôi, và tôi cũng đã được Chủ tịch Viện HL tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc nghiên cứu khoa học năm 2013 và năm 2014). Tôi xin nêu vắn tắt như sau:
a) Nhiệm vụ cố vấn khoa học: Theo sự phân công của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ cố vấn khoa học sau đây:
- Tham gia tu chính Hiến pháp về phương diện ngôn ngữ (năm 2013);
- Xây dựng dữ liệu khoa học để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ giải trình trước Quốc Hội về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay, được Quốc hội và Chính phủ đánh giá cao (năm 2015). (Nói thêm rằng, khi Chủ tịch Viện HL KHXH VN yêu cầu Viện trưởng Hiệp chuẩn bị thì anh trả lời: "Em có biết gì đâu!", trong khi anh Hiệp vừa nghiệm thu đề tài cấp Bộ 370 triệu đồng với kết quả đạt xuất sắc về vấn đề này (?!), vì thế Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH VN mới phải gọi điện khẩn cấp đề nghị tôi chuẩn bị).
- Tư vấn khoa học cho một số báo chí và chương trình phát thanh về những vấn đề liên quan đến chuẩn hóa tiếng Việt, xây dựng chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam. Gần đây nhất, tôi đã cộng tác trả lời phỏng vấn, cung cấp những tri thức khoa học cho nhà báo Hà My (Thông tấn xã Việt Nam) viết bài "Ngôn ngữ cũng cần "bình đẳng" và chế tài", bài báo đã được Hội nhà báo Việt Nam trao tặng giải thưởng vào dịp kỉ niệm ngày Nhà báo Việt Nam 21/6/2018.
- Trên cương vị là Chủ tịch Hội đồng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ, được sự phân công của lãnh đạo Tạp chí, tôi đã làm tốt công tác cố vấn khoa học cho Tạp chí Ngôn ngữ, góp phần tích cực vào việc chuẩn bị xuất bản số Tạp chí tiếng Anh, từng bước thúc đẩy Tạp chí Ngôn ngữ hội nhập quốc tế. Năm 2014 Tạp chí Ngôn ngữ được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.(Trước đó Tạp chí đã được tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất). Hiện nay Tạp chí Ngôn ngữ vẫn được đánh giá là một trong những tạp chí đứng đầu của Viện HL KHXH VN.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học: Với cương vị Nghiên cứu viên cao cấp hạng I, hằng năm, tôi đều hoàn thành đủ và vượt mức khối lượng công việc nghiên cứu theo quy định và đạt kết quả tốt hoặc xuất sắc. Chỉ tính trong thời gian kéo dài công tác theo Nghị định 40 (từ 1/2012 đến nay) tôi đã hoàn thành những đầu việc khoa học sau đây:
- Hoàn thành 1 chương trình khoa học cấp Bộ gồm 8 đề tài nhánh (2012) do tôi làm tổng chủ nhiệm, tuyệt đại đa số các đề tài nhánh đều đạt loại xuất sắc, không có đề tài nào xếp loại Đạt; hoàn thành và nghiệm thu xuất sắc 2 đề tài cấp Bộ (năm 2012 và 2014), 3 đề tài cấp cơ sở (các năm 2013, 2015 và 2016); hiện tôi đang làm chủ nhiệm đề tài cấp quốc gia "Hoạt động giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam";
- Viết một mình và chủ biên 4 cuốn sách chuyên khảo. Mới đây, tôi đã hoàn thành thêm chuyên khảo Từ vựng học (dày hơn một nghìn trang khổ A4) trên cơ sở phát triển đề tài cấp Bộ (2013-2014) đạt loại xuất sắc. Song anh Hiệp trả thù không làm thủ tục cho tôi in sách theo quy định của Viện Hàn lâm KHXH VN! (Còn công trình cấp Bộ của anh Hiệp đã bảo vệ xuất sắc từ năm 2015 phải có nghĩa vụ in thành sách thế mà đã 3 năm trôi qua vẫn biệt tăm không thấy sách của anh đâu?!)
- Công bố 27 bài trên tạp chí khoa học chuyên ngành và Kỉ yếu Hội nghị khoa học quốc tế hay Hội nghị khoa học Quốc gia.
c) Nhiệm vụ giảng dạy, đào tạo: Là Giáo sư, giảng viên của Học viện KHXH, hằng năm tôi đều hoàn thành tốt các nhiệm vụ giảng dạy, đào tạo được giao:
- Hướng dẫn bảo vệ thành công 23 thạc sĩ và 14 tiến sĩ tại Học viện KHXH và các cơ sở đào tạo liên kết với Viện Ngôn ngữ học;
- Trực tiếp tham gia giảng dạy các học phần được giao cho học viên cao học và NCS tại Học viện KHXH cũng như ở các cơ sở đào tạo trên đại học khác trong nước;
- Biên soạn 1 cuốn giáo trình dành cho đào tạo Tiến sĩ Ngôn ngữ học.
Các công tác khác tôi đều hoàn thành tốt và luôn luôn chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nội quy của cơ quan, không có gì vi phạm.
Các lí do khác anh Hiệp đưa ra đều không phải là cơ sở pháp lí chính danh. Các căn cứ pháp lí mà thiếu tướng Hoàng Kiền - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đã nêu trên facebook của mình trong bài viết chống tiêu cực tại Viện Ngôn ngữ học nhân ngày thành lập Đảng (3/2/2019) đã bác bỏ tất cả mọi lời dối trá của anh Nguyễn Văn Hiệp.
Một cơ quan mà đã theo lợi ích nhóm thì số phiếu của tập thể cán bộ còn có ý nghĩa gì? Chính cuộc họp "quân dân chính đảng" của Viện Ngôn ngữ học thi nhau bịa đặt các lí do giúp anh Hiệp giải trình với cấp trên để trốn tội lập quỹ đen trái pháp luật đi hối lộ đã chứng minh các Hội đồng do anh Hiệp lập ra và chỉ đạo hoạt động có bản chất thật là như thế nào rồi! Anh Hiệp bảo Viện Ngôn ngữ học không có nhu cầu sử dụng tôi, thế tại sao lại có nhu cầu sử dụng ba trường hợp cán bộ khác mà anh Hiệp đã nêu đích danh trên facebook của mình? Vì sao trong cuộc họp tất cả các nhà khoa học của Viện NNH để lựa chọn người làm chủ nhiệm các đề tài cấp quốc gia về ngôn ngữ vùng DTTS mà Viện HL KHXH VN và Bộ KH&CN giao cho Viện Ngôn ngữ học chủ trì, mọi người đã bỏ phiếu kín cho tôi, GS Nguyễn Văn Khang và PGS Đoàn Văn Phúc, chứ không bỏ phiếu chọn anh Hiệp, và hiện nay, theo quyết định của Bộ KH&CN, tôi đang làm chủ nhiệm đề tài khoa học cấp quốc gia, theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào tháng 12/2020 !? Có thể thấy rõ như "bầy sàng" đây là hành động trả thù cá nhân trắng trợn mà anh Hiệp đã bịa đặt ra lí do để che đậy là Viện Ngôn ngữ học không có nhu cầu (?!).
Xin nhắc lại, việc anh Hiệp trả thù cá nhân đối với tôi đây không phải là lần đầu tiên. Năm 2016 anh Hiệp đã kí Quyết định Số 71/QĐ-NNH ngày 17/5/2016 để đẩy tôi khỏi Tạp chí Ngôn ngữ chuyển sang Trung tâm phục hồi chức năng ngôn ngữ với lí do là tôi không phải nghiên cứu khoa học như vẫn rêu rao. Vì Quyết định sai trái này mà ngày 27/6/2016 lãnh đạo Viện HL đã triệu tập Ban lãnh đạo và chi ủy viện NNH, phân tích chỉ ra cái sai của họ. Ông Trưởng ban Ban Tổ chức cán bộ nói:
- Tuy đã có sự phân cấp phân quyền... song cách đặt vấn đề trọng dụng nhân tài của lãnh đạo Viện NNH là chưa đúng. Các cán bộ nghiên cứu dù công tác ở các cơ quan chức năng của Viện HL thì vẫn là nhà khoa học! Đã là nhà khoa học thì ở đâu cũng làm khoa học!
- Đánh giá cán bộ phải từ nhiệm vụ được phân công và kết quả đạt được, chứ không phải là từ chỗ làm việc ở đâu.
- Nếu các lãnh đạo Viện NNH đối xử với người đi trước không tốt thì sẽ “sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đấy”. Ở Viện HL cũng đang có các trường hợp TBT tạp chí kéo dài theo NĐ 40 như GS.TS Đỗ Tiến Sâm, PGS.TS Đinh Công Tuấn và nhiều người khác… vẫn làm tạp chí tốt và cũng vẫn nghiên cứu khoa học tốt.
Ông Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH VN đã phát biểu: Ông không thể hiểu tại sao các lãnh đạo Viện NNH cứ phải chuyển GS Nguyễn Đức Tồn sang Trung tâm Phục hồi chức năng ngôn ngữ thì mới làm việc được. Nếu Viện Hàn lâm không trọng dụng nhân tài thì không thể có nhân tài mà sử dụng. Một số cán bộ cao cấp là do Lãnh đạo Viện Hàn lâm quản lí, như trường hợp GS Tồn là do lãnh đạo Viện Hàn lâm quyết. Lãnh đạo Viện Ngôn ngữ học không thể tự quyết được. Nên lãnh đạo Viện Ngôn ngữ học phải chú ý điều này. GS Tồn thuộc diện cán bộ cao cấp. Lãnh đạo Viện Ngôn ngữ học làm gì đối với các cán bộ cao cấp như GS Tồn thì cũng phải hỏi ý kiến lãnh đạo Viện Hàn lâm. Lãnh đạo Viện Ngôn ngữ học đã nhầm đối tượng.
Ông Chủ tịch Viện Hàn lâm đã yêu cầu Viện Ngôn ngữ học thu hồi lại Quyết định Số 71/QĐ-NNH ngày 17/5/2016. Vì vậy anh Hiệp phải kí Quyết định 82/QĐ-NNH ngày 20/7/2016 để hủy QĐ 71/QĐ-NNH.
3. Anh Hiệp bảo tôi thường xuyên gây mất đoàn kết nội bộ và viện dẫn Kết luận Số 46 của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Viện Hàn lâm KHXH VN công bố trước Chi bộ Viện Ngôn ngữ học ngày 13/12/2016 . Song thực tế là anh bịa đặt vì tôi đấu tranh với các sai phạm của anh Hiệp và Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH VN đã có kết luận kí ngày 28/5/2013 khẳng định anh Hiệp mắc các sai phạm này. Anh Hiệp cũng đã thừa nhận các sai phạm của mình và hứa sửa chữa trước Đại diện Ban Thường vụ Đảng ủy và Lãnh đạo Viện Hàn lâm, song sau phút thoát hiểm thì vẫn "ngựa quen đường cũ". Còn bản Kết luận số 46 của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Viện Hàn lâm công bố ngày 13 tháng 12 năm 2016 được Đảng ủy tuyên bố thuộc văn bản MẬT mà anh Hiệp vẫn nêu trên facebook là vi phạm nội quy hoạt động của Đảng. Do vậy tôi không bình luận mà chỉ nói rằng tôi đã không đồng tình với bản Kết luận số 46 ấy và đã đề nghị lên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng thụ lí giải quyết. Ủy ban Kiểm tra TW đã có kết luận. Sắp tới các cá nhân và tập thể nào bị xử lí kỷ luật sẽ khẳng định tôi tố cáo sai hay đúng và kẻ nào mới là người làm rối loạn kỉ cương trong Viện Ngôn ngữ học!
Về các sai phạm của anh Hiệp đã được khẳng định, tới đây tôi sẽ dần dà lần lượt công bố từng việc một để mọi người rõ.
Trước hết là sự việc xảy ra vào những ngày này từ 5-6 năm trước (năm 2013 và 2014), khi anh Hiệp mới lên làm Viện trưởng, dù đã về quê nghỉ tết từ 25 âm lịch nhưng anh Hiệp vẫn công khai tên mình trên lịch công tác của Viện trực chỉ huy ngày mồng 2 và 3 Tết chỉ để... lấy mấy đồng tiền bồi dưỡng. Thử hỏi một người Viện trưởng, làm lãnh đạo mà tham nhũng từ mấy đồng trực Tết trở đi thì có từ một khoản tiền nào ???!!!
Dưới đây là bản copy Lịch công tác của Viện Ngôn ngữ học năm Quý Tỵ 2013.
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=112618643196416&set=a.112617169863230&type=3&theater
"
(Tiếp theo kì trước)
Mặc dù đã về quê nghỉ Tết Quý Tỵ (2013) từ 25 tháng Chạp nhưng Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp vẫn công khai đăng tên mình trên lịch công tác của Viện trực chỉ huy ngày mồng 2 và 3 Tết chỉ để... lấy mấy đồng tiền bồi dưỡng! Mặc cho tôi đã đấu tranh công khai trước Viện, thế nhưng Tết Giáp Ngọ (2014) Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học bất chấp, vẫn ngang nhiên tái diễn hành động như năm trước - nghĩa là trực tết cơ quan tại quê cách xa hàng nghìn cây số! Chỉ đến năm 2015 thì hành động này mới chấm dứt!
Thử hỏi một người Viện trưởng, làm lãnh đạo mà tham nhũng từ mấy đồng trực Tết trở đi thì có từ một khoản tiền nào ? Đúng là như vậy!
Từ năm 2012, Viện Ngôn ngữ học bắt đầu xây dựng hệ đề tài cấp cơ sở để giúp cán bộ trẻ có điều kiện kinh phí vừa nghiên cứu, vừa học sau đại học. Từ năm 2013 kinh phí mỗi đề tài bắt đầu được cấp từ 15 đến 35 triệu đồng tùy theo học vị (những năm tiếp theo sau đó, mức kinh phí này có tăng lên thêm một chút), song vì là khoản thu nhập ít ỏi nên Viện không có quy định và cũng chưa bao giờ đề nghị cán bộ trích nộp lại % vào quỹ phúc lợi. Tuy nhiên, khi lên làm Viện trưởng, vào các năm 2013, 2015, ông Nguyễn Văn Hiệp đã yêu cầu mỗi chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở phải nộp lại 5 triệu đồng cho tài vụ của Viện (bất kể đề tài cơ sở có mức kinh phí lớn nhỏ như thế nào, dù có đề tài chỉ được cấp 15 triệu thì mức thu này chiếm tới hơn 30%). Tổng số đề tài cấp cơ sở trong 2 năm là 46. Như vậy số tiền do chủ nhiệm các đề tài cấp cơ sở phải nộp lại cho Viện trong 2 năm 2013, 2015 là 230.000.000đ (hai trăm ba mươi triệu đồng). Song số tiền này không được nhập vào quỹ phúc lợi chung của cơ quan (xem báo Công Lý, 08/12/2016) mà được Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp sử dụng để lập quỹ đen, chi tiêu trái phép, thậm chí để đi hối lộ.
Ngoài ra còn có khoản tiền 80 triệu đồng do các tổ chức và cá nhân ủng hộ Viện Ngôn ngữ học nhân Lễ kỉ niệm 45 năm thành lập (1968-2013), cũng không biết ông chi tiêu như thế nào ?
Khi bị tố cáo, ngày 9 tháng 11 năm 2016, Viện trưởng Hiệp đã họp lãnh đạo Viện (trừ Phó Viện trưởng Mai Xuân Huy không được biết việc thu tiền này và cũng không được triệu tập), Chi ủy, BCH công đoàn, Thanh tra nhân dân, Tài vụ, Trưởng phòng tổ chức - hành chính để cùng nhau nghĩ ra các lí do "cốt chỉ để giải trình với cấp trên sao cho hợp lí trên giấy tờ chứ không cần đúng với chi tiêu trên thực tế. Nếu công an kinh tế vào điều tra thì mới khó và phải giải trình khác" (Trích nguyên văn lời "tham mưu" của ông Nguyễn Tài Thái, Phó bí thư chi bộ kiêm Trưởng ban thanh tra nhân dân Viện Ngôn ngữ học) và vu khống người tố cáo là "gây mất đoàn kết nội bộ"(!). Xin mọi người xem các kiểu lí do được ghi âm đã công bố trong bài viết của Thiếu tướng Hoàng Kiền - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đăng trên facebook của Ông trong bài " Đôi điều về bài viết chống tiêu cực tại Viện Ngôn ngữ học nhân kỉ niệm ngày thành lập Đảng 3/2". Dưới đây chỉ xin trích những lí do "hay nhất":
- Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp:
+ Nếu không trích 5 triệu đồng một đề tài cơ sở này thì sẽ không có quỹ phúc lợi phục vụ lễ tết, hiếu hỉ cho cán bộ và đối ngoại. Viện Ngôn ngữ học còn cần liên hệ với các cơ quan... vì có liên quan đến việc trong năm 2013 xây dựng "Dự án ngôn ngữ dân tộc thiểu số" trải qua hai vòng thẩm định phải đối ngoại. Khoản thu này để chỗ thủ quỹ, song không đưa vào sổ sách kế toán. Về mặt quản lí tôi làm như thế là không đúng, trách nhiệm sai tôi xin nhận.
+ Trong số các khoản chi này, có cái không hiển thị trên văn bản nào, ví dụ như đối ngoại. Giờ bị tố cáo. Sai thì sai rồi, tôi xin nhận khuyết điểm.
+ Viện gửi thêm 5 triệu đồng vào mỗi đề tài cơ sở coi như đầu tư cho tương lai. Giờ bị tố cáo mà các khoản chi thì đều không có chứng từ, chỉ tự hiểu với nhau, không có cam kết. Nếu Viện Hàn lâm hỏi đến số tiền này thì đề nghị mọi người đồng lòng làm chứng cho rằng tôi không hề có sự tư túi!
- Ông Hoành - Phó Viện trưởng, Bí thư chi bộ: Không ghi đối ngoại mà ghi để xây dựng hay thực hiện đề tài. Không chỉ xây dựng đề cương mà còn đi lại…
- Ông Thái - Phó bí thư chi bộ kiêm Trưởng ban Thanh tra nhân dân: Những người tham dự trong cuộc họp này mà am hiểu vấn đề như kế toán, thủ quỹ thì cần bàn phải có mũ nào cho hợp lí. Không nên để quá nhiều tiền chi vào một thứ như đi đối ngoại.
- Ông Hiệp: Ghi chi cho các hoạt động để có đề tài…
- Ông Phan Lương Hùng - Chủ tịch Công đoàn:
+ Nếu chỉ kiện cái 5 triệu đồng thu từ đề tài cấp cơ sở thì chỉ bàn cách gỡ thế nào thôi. Lập quỹ này là sai, tình ngay lí gian.
+ Công đoàn không kí bất cứ cái gì liên quan đến cái quỹ 5 triệu đồng này vì nếu kí thì là thừa nhận là lập quỹ đen, nhưng khi giải trình thì Công đoàn sẵn sàng làm chứng GS Hiệp không có gì vụ lợi.
+ Phải thẳng thắn nói thật với nhau là: phần trích 10% đề tài cấp Bộ thì đưa vào quỹ phúc lợi, mọi thứ chi tiêu đều công khai minh bạch nên không có ai thắc mắc, còn khoản thu 5 triệu đồng thì lại để riêng không đưa vào quỹ phúc lợi. Cái khác là khác ở chỗ đấy.
- Ông Hiệp: Đây là kinh phí người ta (tức Viện Hàn lâm) hỗ trợ mình làm đề tài.
- Ông Hoành: Viện Hàn lâm giúp Viện Ngôn ngữ học tăng cường cho đề tài cấp Viện, mình cứ nói thế.
- Ông Thái: Cần phân biệt hai cái: một cái mình phải đối phó chẳng hạn với bên công an kinh tế họ vào kiểm tra thì vấn đề này giải trình mới khó; một bên cần giải trình với Viện Hàn lâm.
- Ông Hiệp: Cái này (tức sự giải trình) chỉ dừng ở Viện Hàn lâm thôi.
- Ông Hoành: Công an muốn được vào điều tra phải có Viện Hàn lâm...
- Ông Hiệp: Việc họ tố tôi tư túi, đề nghị mọi người hãy làm chứng cho tôi.
- Ông Thái: GS Hiệp là chủ tài khoản thì phải chịu trách nhiệm. Mọi người sẽ làm chứng. Tôi đề nghị tiền 2 Hội thảo 2013 và 2015 và tiền 80 triệu đồng ủng hộ Viện nếu công khai được thì nên công khai cho mọi người biết. Trong danh sách nhận tiền ấy tuy mọi người không kí nhưng đã nhận tiền thì không ai lại không thừa nhận.
- Ông Hiệp: Các văn bản nhận tiền không có chữ kí nên không thể làm căn cứ giải trình được.
- Ông Thái: Khoản 100 triệu đồng do trên gửi để đi đối ngoại nên chia ra thành các khoản nhỏ.
- Ông Hiệp: Viện Hàn lâm hỗ trợ để có đề tài, không phải cho đề tài nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số mà cho nghiên cứu.
- Ông Thái: Việc giải trình với Viện Hàn lâm trên giấy trắng mực đen chỉ cho hợp lí, còn chi thực tế là khác... Sự giải trình khác với chi thực tế. Tiền thu từ đề tài cơ sở 2015 thì giải trình là chi cho đề tài, để mũ như thế. Tiền thu từ đề tài cơ sở 2013 thì giải trình là chi cho đối ngoại. (Hết trích dẫn).
Việc chi tiêu cho hai Hội thảo khoa học quốc tế 2013 và 2015 cũng được Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp chi tiêu nhập nhằng, không dân chủ và công khai minh bạch như vậy, xin được trình bày vào dịp khác!
Mặc dù tôi đã có đơn tố cáo nhiều lần (bắt đầu từ tháng 8 năm 2016) hành động lập quỹ đen chi tiêu trái pháp luật, thậm chí để đi hối lộ của Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp gửi Đảng ủy và lãnh đạo Viện Hàn lâm KHXH VN (kèm theo băng ghi âm cuộc họp nói trên), thế nhưng cho đến nay (2/2019) Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp không hề bị xử lí mà vẫn tại vị, thậm chí còn được tái bổ nhiệm chức Viện trưởng nhiệm kì 2 từ ngày 26 tháng 01 năm 2018 và "ngồi ghế quan tòa" ngang nhiên "xử" người tố cáo (!)
Vậy ai là người đã bảo kê cho ông Nguyễn Văn Hiệp? Tướng Hoàng Kiền đã đặt câu hỏi:
- Vậy các văn bản pháp luật hiện hành và Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị "Về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác bảo vệ người tố giác tham nhũng, lãng phí, tiêu cực" hỏi có hiệu lực đối với Đảng ủy và ông Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam không?
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=115822602876020&id=100033448432699
23. Đầu tháng 2 năm 2019, một vị tướng quân đội viết trên Fb về một người đồng hương Giao Thủy (Nam Định) của ông:
"
Chiều hôm nay mồng 2 tết , Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn - Thư kí Hội đồng hương Giao Thủy tại Hà Nội , nguyên viện trưởng Viện ngôn ngữ học đến thăm tặng tôi cuốn sách 100 Giáo sư Việt Nam trọn đời cống hiến . Thật trân trọng người đồng hương quê tôi.
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=690754074654850&id=100011607914231
"
Hôm nay ngày 3 tháng 2 chào mừng 89 năm Đảng ta ra đời. Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành hai cuộc kháng chiến thần thánh đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở hai đầu đất nước, tạo môi trường hoà bình, ổn định để xây dựng và phát triển. Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới đã giành được những thành tựu rất quan trọng, đưa nước ta thoát khỏi nước nghèo trở thành nước có thu nhập trung bình, uy tín vị thế của Việt Nam đã được nâng cao trên trường Quốc tế. Tuy vậy nạn tham nhũng đã phát triển khắp các cấp các nghành, các địa phương nay trở thành giặc nội xâm, nó làm chậm quá trình phát triển của đất nước, làm xói mòn niềm tin của nhân dân với Đảng và nhà nước . Dưới sự lãnh đạo của BCHTW, BCT đứng đầu là TBT Nguyễn Phú Trọng, cuộc đấu tranh chống giặc nội xâm đã được phát động và giành nhiều thắng lợi bước đầu quan trọng.
Tuy vậy bọn giặc nội xâm còn rất đông, khắp mọi nơi, rất ngoan cố tìm mọi cách chống phá với những thủ đoạn rất tinh vi và trắng trợn.
Tôi mới dự họp Thường trực Hội đồng hương huyện Giao Thủy tại Hà Nội, tôi hỏi chuyện GS - TS Nguyễn Đức Tồn - nguyên Viện trưởng viện ngôn ngữ học, là thư kí của Hội đồng hương chúng tôi về những vấn đề họ nêu trên mạng. Anh nói chúng hèn hạ vụ cáo tôi cũng như chúng vu cáo anh Hoàng Kiền có biệt phủ trên mạng xã hội.
Nghe anh kể về sự việc, thật là bức xúc và lo cho Đảng ta có những cán bộ, cơ quan như thế.
Chúng tôi gặp lại nhau khi về chúc tết lãnh đạo huyện Giao Thủy . Anh thông báo: ông Nguyễn Văn Hiệp - Viện trưởng Viện ngôn ngữ học đã kí và trao quyết định nghỉ hưu cho anh, anh không nhận. Họ làm những việc như thế giữa thanh thiên bạch nhật, sao có thể để tồn tại như thế được.
Tôi xin đăng bài viết này với mong muốn góp phần làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch , vững mạnh .
BỊ CÁO NGỒI GHẾ QUAN TÒA
Thực hiện Nghị quyết của Đảng, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, công cuộc chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của toàn Đảng, toàn dân ta đang trở thành cao trào. Lửa trong Lò chống tham những đã rừng rực cháy, dù củi khô hay củi tươi đều bị thiêu rụi, dù là ủy viên trung ương Đảng hay ủy viện Bộ chính trị nếu tham nhũng đều không thể thoát khỏi lửa Lò - nghĩa là công cuộc chống tham nhũng này của Đảng không có vùng cấm!
Trong thời gian qua, để phát huy vai trò của nhân dân trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, góp ý, phê bình, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, Ðảng và Nhà nước đã ban hành và triển khai thực hiện một số chủ trương, quy định có liên quan đến bảo vệ người tố cáo và đạt được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn những hạn chế, bất cập, như không ít trường hợp người tố cáo không được bảo vệ, ngược lại bị trả thù, trù dập; các hành vi trả thù, trù dập chưa được phát hiện, xử lý nghiêm.
Từ thưc tế đó, tháng 1 năm 2019, Bộ Chính trị vừa mới ban hành Chỉ thị số 27 về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, trước hết là người đứng đầu phải nêu cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ người tố cáo thuộc phạm vi mình phụ trách;... Đồng thời phải chịu trách nhiệm trước cấp trên và bị xử lý trách nhiệm nếu buông lỏng lãnh đạo, quản lý, không làm hết thẩm quyền để xảy ra tình trạng người dân, cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi phụ trách bị trả thù, trù dập khi tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Ðẩy mạnh phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của Ðảng, pháp luật của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi trả thù, trù dập người tố cáo, bao che người bị tố cáo; v.v...
Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị ra đời rất đúng lúc, được hoan nghênh nhiệt liệt, đã tạo nên niềm tin và phấn khởi, sự yên tâm cho những người không sợ hi sinh, dám đứng lên đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tạo động lực mới cho công cuộc đấu tranh này.
Song, Chỉ thị 27 cũng như các điều khoản trong các đạo luật bảo vệ người tố cáo tham nhũng đối với Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam dường như là "vùng cấm". Do vậy, ở đây bị cáo mới ngồi ghế quan tòa, mặc sức tác oai tác quái.
Trong suốt những năm qua, GS.TS Nguyễn Đức Tồn - nguyên bí thư chi bộ, nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học đã tố cáo và đấu tranh không khoan nhượng với rất nhiều sai phạm của ông Nguyễn Văn Hiệp, đương kim Viện trưởng Viện ngôn ngữ học. Không hiểu có sức mạnh "thần thánh" nào đã đưa ông Hiệp một cách "siêu thần tốc" từ một giảng viên chính, giữ chức vụ phó chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ học lên Viện phó rồi lên Viện trưởng Viện NNH chỉ trong vòng 9 tháng (1/2/2012-31/11/2012) mà không cần có bất cứ một tiêu chuẩn nào theo quy định, như bằng cao cấp lí luận chính trị Mác -Lê nin, chứng chỉ quản lí nhà nước chương trình chuyên viên chính, phải công tác trong lĩnh vực nghiên cứu ít nhất 5 năm trong đó có 3 năm liên tục, và ông cũng chưa phải là đảng viên.
Trong quá trình quản lí và lãnh đạo Viện NNH, ông Nguyễn Văn Hiệp mắc rất nhiều sai phạm nghiêm trọng. Chỉ xin đơn cử như ông đã tiếp nhận, tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ rất nhiều trường hợp bị sai phạm, hay trong năm 2013 và năm 2015, Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp đã tự ý yêu cầu mỗi chủ nhiệm đề tài khoa học cấp cơ sở buộc phải trích nộp lại về Viện 5 triệu đồng (trong khi đó, kinh phí cấp cho mỗi đề tài này chỉ từ 15 đến 35 triệu đồng). Tổng số đề tài cấp cơ sở trong 2 năm là 46 (trừ một cán bộ trả lại kinh phí do nghỉ thai sản, còn lại 45), như vậy số tiền do chủ nhiệm các đề tài cấp cơ sở phải nộp lại trên 200 triệu đồng (xem báo Công Lý, 08/12/2016). Số tiền trên được ông Nguyễn Văn Hiệp sử dụng để lập quỹ đen, chi tiêu trái phép, thậm chí để đi hối lộ. Khi bị GS.TS Nguyễn Đức Tồn tố cáo, ông Hiệp đã bí mật triệu tập cuộc họp bao gồm lãnh đạo Viện, Chi ủy, BCH Công đoàn, Trưởng ban Thanh tra nhân dân, Tài vụ, Trưởng phòng Tổ chức - hành chính, thi nhau bịa ra các lí do để giúp ông Hiệp giải trình, lừa dối cấp trên và vu khống GS Nguyễn Đức Tồn gây mất đoàn kết nội bộ (!).
Đồng thời ông Nguyễn Văn Hiệp còn không từ một thủ đoạn nào để trù dập, trả thù cá nhân đối với GS.TS Nguyễn Đức Tồn, như kí Quyết định 71/QĐ-NNH ngày 17/5/2016 để đẩy GS.TS Nguyễn Đức Tồn ra khỏi tạp chí Ngôn ngữ - nơi ông đã công tác liên tục từ năm 1993 đến nay. Đặc biệt là theo Website của Viện NNH đưa tin, ngày 30 tháng 1 năm 2019, ông Nguyễn Văn Hiệp đã "long trọng" tổ chức lễ trao Quyết định 95/QĐ-NNH ngày 1/11/2018 để cưỡng bức GS.TS Nguyễn Đức Tồn phải về hưu (mà không có Quyết định của Giám đốc Bảo hiểm Thành phố Hà Nội về hưởng chính sách hưu trí và Sổ bảo hiểm xã hội). Quyết định 95/QĐ-NNH trái với Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ Quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, vì GS Nguyễn Đức Tồn vẫn có đủ mọi điều kiện để được tiếp tục kéo dài thời gian công tác đến 01/02/2022. Mặt khác, hiện nay GS Nguyễn Đức Tồn vẫn đang được Bộ KH và CN, Viện Hàn lâm KHXH VN giao cho làm Chủ nhiệm đề tài khoa học cấp quốc gia (hoàn thành vào tháng 12 năm 2020).
Ông Nguyễn Văn Hiệp không có thẩm quyền để kí Quyết định 95/QĐ-NNH cho GS Nguyễn Đức Tồn nghỉ hưu, do vậy Quyết định này trái với Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm công chức lãnh đạo, viên chức lãnh đạo các cấp thuộc Viện Hàn lâm KHXH ban hành ngày 10/11/2017 (kèm theo Quyết định số 1968/QĐ-KHXH) và trái với Quyết định số 1616/QĐ-KHXH ngày 30/8/2018 của Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam về Quy chế phân cấp quản lí công tác Tổ chức - Cán bộ của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, theo đó, GS Nguyễn Đức Tồn là đối tượng thuộc diện Chủ tịch Viện Hàn lâm quản lí và kí quyết định nghỉ hưu chứ không phải Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp. Bởi vì, tính đến tháng 12/2018, GS Nguyễn Đức Tồn vẫn giữ chức danh Nghiên cứu viên cao cấp (hạng I), mã số V.05.01.01 theo quy định của Nhà nước và hưởng hệ số phụ cấp chức vụ 1,0.
Mặc dù đã có Luật Tố cáo - kể cả bộ Luật cũ lẫn bộ Luật mới (có hiệu lực từ 1/1/2019) và Nghị định số 76 /2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc bảo vệ việc làm cho cán bộ viên chức trong biên chế khi tố cáo tham nhũng và Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị như đã nêu, mặc cho GS.TS Nguyễn Đức Tồn đã phản đối kịch liệt Quyết định 95/QĐ-NNH, viết đơn tố cáo đề nghị Ban thường vụ Đảng ủy và lãnh đạo Viện HL KHXH VN giải quyết, đơn của ông đang được thụ lí, chưa trả lời (mặc dù đã quá thời hạn 60 ngày theo luật định), song ông Nguyễn Văn Hiệp vẫn bất chấp, kí Quyết định 95/QĐ-NNH buộc GS Nguyễn Đức Tồn phải nghỉ hưu để "bịt khẩu". Thử hỏi Ban thường vụ Đảng ủy và lãnh đạo Viện HL KHXH VN có biết hay không? Hay biết rõ mà vẫn "khoanh tay ngoảnh mặt làm ngơ", phó mặc cho ông Nguyễn Văn Hiệp làm xiếc, từ chỗ là bị cáo mà nhảy lên ngồi ghế "quan tòa", ngang nhiên "xử" người tố cáo !?
Vậy các văn bản pháp luật hiện hành và Chỉ thị 27 của Đảng hỏi có hiệu lực đối với Đảng ủy và ông Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH VN không .....?
CHUYỆN
ĐẦU XUÂN
Chiều hôm nay Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn - Thư kí Hội đồng hương Giao Thủy tại Hà Nội đến nhà chơi thăm tôi. Anh em gặp nhau thăm hỏi chúc sức khỏe nhau, thêm thắm tình quê hương.
Nghe anh Tồn nói về chuyện ở Viện ngôn ngữ học, sự việc tiêu cực thật là nghiêm trọng, cần lên án mạnh mẽ để các cơ quan chức năng vào cuộc giải quyết.
TÓM TẮT NỘI DUNG CUỘC HỌP (09/11/2016)
ÔNG HIỆP VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ
CỦA VIỆN NGÔN NGỮ HỌC BÀN MƯU
CHO Ô HIỆP GIẢI TRÌNH VIỆC LẬP QUỸ TRÁI PHÉP
Lời đề dẫn: Để người nghe hiểu rõ bản chất giả dối của lời các nhân vật nói trong băng, lời bình được in nghiêng. Trước khi ông Hiệp lên làm Viện trưởng, Viện Ngôn ngữ học có họp thống nhất nghị quyết Chủ nhiệm mỗi đề tài cấp Bộ ủng hộ quỹ phúc lợi chung do Viện và công đoàn quản lí 10% và các công trình hợp tác với bên ngoài dưới danh nghĩa của Viện ủng hộ Quỹ này 5%...Chỉ từ 2013 mới có sự khôi phục lại hệ đề tài cấp viện, nhưng không phải ủng hộ quỹ phúc lợi vì kinh phí quá ít ỏi, và tất cả mọi cán bộ nghiên cứu đều làm đề tài này. Khi bị tố cáo thu 5 triệu đồng từ mỗi đề tài cấp cơ sở năm 2013 (22 đề tài) năm 2015 (24 đề tài) (gọi tắt là khoản 5 tr.) để ngoài sổ sách kế toán, chi tiêu không minh bạch, Phó Viện trưởng thứ hai là PGS.TS Mai Xuân Huy không hề biết, cũng không thông báo cho cán bộ công nhân viên trong viện, tổ chức công đoàn Viện cũng không hề biết, được sự mách nước của một tổ viên trong tổ kiểm tra của Đảng ủy Viện Hàn lâm KHXH VN xem xét đơn khiếu kiện của GS Tồn, Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp đã yêu cầu công đoàn Viện NNH hợp thức hóa số tiền này vào quỹ phúc lợi của Viện. Chủ tịch công đoàn Viện Phan Lương Hùng đã triệu tập BCH công đoàn cũ và BCH CĐ mới họp 2 buổi, song công đoàn Viện không đồng ý. Do vậy, ông Hiệp phải trực tiếp triệu tập cuộc họp này (ngày 09/11/2016) gồm đầy đủ các tổ chức của Viện như chi ủy, công đoàn, thanh tra nhân dân, tài vụ, trwuowngr phòng tổ chức - hành chính...để bày mưu mách nước cho ông Hiệp giải trình ngụy biện số tiền 5 tr. thu bất hợp pháp nói trên.
- Mở đầu ông Hiệp nói:
Nếu không trích 5 tr. đồng một đề tài cơ sở này thì sẽ không có quỹ phúc lợi phục vụ lễ tết, hiếu hỉ cho cán bộ và đối ngoại. Quỹ này cơ quan nào cũng có. Viện NNH còn cần liên hệ với Viện HL, Viện Dân tộc, Bộ KHCN, VP Chính phủ vì có liên quan đến việc trong năm 2013 xây dựng Dự án ngôn ngữ dân tộc thiểu số (NNDTTS) trải qua hai vòng thẩm định định phải đối ngoại. Khoản thu này để chỗ thủ quỹ, song không đưa vào sổ sách kế toán. Về mặt quản lí tôi làm như thế là không đúng, trách nhiệm sai tôi xin nhận.
Các khoản đã chi từ kinh phí được thu từ đề tài cơ sở này gồm: cho cán bộ viện đi nghỉ mát, du xuân.... có sự thống nhất địa điểm đi giữa công đoàn và lãnh đạo viện qua e.mail của công đoàn. Trong số các khoản chi này, có cái không hiển thị trên văn bản nào, ví dụ như đối ngoại. Giờ bị tố cáo. Sai thì sai rồi, tôi xin nhận khuyết điểm. Có cho cán bộ trong Viện đi như thế mọi người sẽ gần nhau hơn và có sự chia sẻ…
( Lời bình: Thực ra Viện chi cho các khoản này từ quỹ phúc lợi chung do công đoàn quản, không ai thắc mắc. Khoản 5 triệu đồng này không phải được chi như thế. Đoạn mọi người phát biểu dưới đây sẽ cho thấy rõ).
- Ông Hiệp nói tiếp:
Tôi thu 5 tr. đồng mỗi đề tài cấp cơ sở năm 2013 để đi đối ngoại. Tôi không có sự tư túi. Còn khoản thu năm 2015 thì để xây dựng đề tài Ngôn ngữ dân tộc thiểu số ( NNDTTS) cấp nhà nước, bây giờ đã có kết quả. Viện chi kinh phí cho mỗi đề tài cơ sở của thạc sĩ làm chủ nhiệm là 20 tr., của TS là 25 tr., của PGS là 30 tr, của GS là 35 tr. và viện gửi thêm 5tr. đồng vào mỗi đề tài cơ sở coi như đầu tư cho tương lai. Giờ bị tố cáo mà các khoản chi thì đều không có chứng từ, chỉ tự hiểu với nhau, không có cam kết. Nếu Viện Hàn lâm hỏi đến số tiền này thì đề nghị mọi người đồng lòng chuyện này, nói lên sự thật, việc này xưa nay có rồi, chỉ là tiếp tục, không tiếp tục không được. Tôi đề nghị mọi người làm chứng cho rằng tôi không hề có sự tư túi!
(Lời bình: ông Hiệp nói dối. Từ trước tới nay Công đoàn Viện chỉ thu 10% đề tài cấp Bộ để vào quỹ phúc lợi chung, chi tiêu minh bạch và công khai, chứ chưa bao giờ thu 5 tr. đồng của mỗi đề tài cấp cơ sở. Giả sử công đoàn có cho thu mà ông để ngoài sổ sách tiêu chui thì vẫn là sai phạm).
- Kế toán trưởng nói: phải có người ghi biên bản để còn biết các lí do đưa ra có hợp lí hay không!?
- Ông Hiệp giải trình chuyện thứ 2 về Kinh phí tổ chức chức lễ kỉ niệm Viện (2013) và 2 hội thảo khoa học (2013 và 2015) cùng khoản tiền 80 triệu đồng ủng hộ Viện như sau:
Ông Hiệp nói:
Trong Lễ kỉ niệm thành lập Viện NNH, Viện HL chỉ cho 10 tr. đồng, song có ăn trưa, tập văn nghệ nên tôi đã chi từ khoản tiền 80 tr. đồng ủng hộ Viện. Khoản 10 tr. đồng này đã quyết toán. ( Lời bình: Ban lãnh đạo Viện NNH cũ khởi xướng kỉ niệm 45 năm thành lập Viện (2013) bằng cách tổ chức Hội nghị khoa học. Do đó có tiền của Viện HL chi cho Hội nghị khoa học. Trên thực tế, tất cả các báo cáo viên đều không được trả tiền thù lao báo cáo khoa học, số tiền thù lao này để dành cho ăn tiệc đứng, chứ không phải chi từ tiền 80 triệu đồng ủng hộ Viện).
- Ông Hiệp nói:
Sau lễ kỉ niệm có dư ra một ít tôi chi cho mọi người. Ai làm nhiều thì hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít. Số tiền 80 triệu đồng tiền ủng hộ này nhẹ hơn tiền kia vì không phải tiền ngân sách. Tôi làm nhiều như viết báo cáo, viết diễn văn nên nhận 7 tr., một số người nhận 2 tr., một số người nhận 3 tr.....(Lời bình: trong Hội nghị khoa học kỉ niệm Viện, ông Hiệp không hề có báo cáo khoa học, chỉ có viết vài trang diễn văn. Vả lại tất cả mọi báo cáo viên đều không được trả thù lao, vậy hà cớ gì ông lại chi thù lao cho báo cáo khoa học ảo của ông!?).
- Ông Hiệp nói: Nếu như có sai thì tôi xin nhận trách nhiệm. Không phải tôi lâý 7 tr. đồng bỏ túi mình.
- Kế toán trưởng xin cắt lời và nói:
Anh Hiệp không dùng từ sai mà nên dùng từ chưa hợp lí, kể cả các khoản thu chi nói trên, vì mình chưa khẳng định được sai cái gì.
- Ông Hiệp nói : tôi đồng ý.
- Ông Nguyễn Hữu Hoành – Phó viện trưởng kiêm Bí thư chi bộ phát biểu:
GS Nguyễn Văn Hiệp là Viện trưởng nên phải quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của anh em nên cố gắng tạo nguồn kinh phí để anh em có tí gọi là tiền tết. Mọi người tự nguyện nộp khoản tiền 5 tr. đồng này, nhưng bây giờ lại khẳng định là lập quỹ đen. Song, không phải vì thế mà không thu nữa, vẫn phải tìm cách tạo nguồn thu cho anh em. Cần có sự thống nhất. Cần rút kinh nghiệm chỗ này. Sau này vận động mọi người ủng hộ cũng phải làm như thế. Trước đây tôi đã cảnh báo rồi. Thu cái ấy cho Viện trưởng tiêu thì mới đáng bàn. Còn cho qũy phúc lợi nói chung thì không sao, xem chỗ nào không đúng thì rút kinh nghiệm chỗ ấy. Tôi chỉ ủng hộ những cái gì đưa lại lợi ích chung. (Lời bình: Song ông Hiệp có thu khoản 5 tr. đồng này cho quỹ phúc lợi đâu mà ông Hoành ủng hộ ?!).
- Ông Nguyễn Tài Thái - Phó bí thư chi bộ kiêm Trưởng ban thanh tra nhân dân) nói :
Có văn bản nào quy định việc thu tiền 5 tr. đồng này không ? (Tiếng mọi người trong cuộc họp: không có văn bản nào yêu cầu thu).
- Ông Thái nói:
Tiền đã chuyển vào tài khoản của mọi người rồi. Mọi người có tự nguyện thì mới đến tài vụ nộp chứ !?. Thực ra việc thu lại 5tr. ấy, số đông không ai thắc mắc vì chi cho phúc lợi chung. (Lời bình : Khi tuyên bố mức kinh phí cấp cho mỗi đề tài, ông Hiệp và kế toán có thông báo viện gửi vào mỗi đề tài này 5tr. để đối ngoại... . Còn việc chi cho các khoản phúc lợi chung như nghỉ mát, lễ tết, đối ngoại thì trên thực tế đã được lấy từ quỹ phúc lợi thu từ 10% cấp bộ và các khoản khác chứ không phải từ khoản 5 tr.này). Chỉ có khoản 5 tr. đồng thu của các đề tài cơ sở năm 2015 làm tiền đối ngoại ở trên kia, ghi thế hơi…(bà kế toán trưởng nói đế vào : nhạy cảm). (Lời bình: Ông Hiệp ở trên kia lại bảo để chạy dự án ngôn ngữ DTTS!?).
- Ông Hoành nói: Không ghi đối ngoại mà ghi để xây dựng hay thực hiện đề tài. Không chỉ xây dựng đề cương mà còn đi lại…
' - Ông Thái nói:Nếu nói là chi cho việc xây dựng đề tài thì chưa chắc đã đúng, vì có liên quan đến những người thực hiện đề tài này như chú Khang, chú Phúc… phải kí nhận tiền ấy cơ. Những người tham dự trong cuộc họp này mà am hiểu vấn đề như kế toán, thủ quỹ thì cần bàn phải có mũ nào cho hợp lí . Không nên để quá nhiều tiền chi vào một thứ như đi đối ngoại.
-Bà kế toán trưởng (xin ý kiến và nêu kiến nghị giải trình bịa về khoản thu 5 tr. đồng của mỗi đề tài cơ sở của năm 2015):
Sổ thu của Quỹ phúc lợi do công đoàn quản có mục 1. Ngày 30.12. 2015 có khoản thu chi tết dương lịch, bây giờ liệu có thể ghi bổ sung thêm mục 2. cũng trong ngày 30.12.2015 này để nhập khoản đóng góp tự nguyện 120 triệu đồng từ đề tài cơ sở năm 2015 hay không ? Sổ quỹ công đoàn còn có các khoản chi đối ngoại để thành các mục riêng như khoản 5tr.đ, khoản 8.740.000 đ…Khoản chi đối ngoại hơi nhiều, nên có thể ghi đổi thành là thẩm định dự án ngôn ngữ dân tộc thiểu số.
- Ông Hiệp nói: ghi chi cho các hoạt động để có đề tài…
- Ông Phan Lương Hùng – Chủ tịch công đoàn Viện NNH nói:
Tôi xin hỏi mọi người là bị kiện về cái gì: lập quỹ, chi tiêu, hay về việc nộp khoản tự nguyện 5 tr đồng?.
- Ông Hiệp trả lời: Bị kiện cả ba vấn đề này.
- Ông Phan Lương Hùng nói:
Nếu chỉ kiện cái 5tr. đồng thu từ đề tài cấp cơ sở thì khác. Chỉ bàn cách gỡ thế nào thôi. Lập quỹ này là sai, tình ngay lí gian. Khi GS Hiệp đi công tác vắng, chị Trà có đưa cho công đoàn Viện bản giải trình. Tôi đã triệu tập hai BCH công đoàn cả cũ và mới. Quyết định của BCH CĐ là thực tế thế nào thì nên cứ nói thật. Thu theo thông lệ từ trước. BCH CĐ biết nội dung chi như đối ngoại, nghỉ mát...Nhưng vì không văn bản hóa nên công đoàn không kí bất cứ cái gì liên quan đến cái quỹ 5tr. đồng này vì nếu kí thì là thừa nhận là lập quỹ đen. Công đoàn Viện không kí những gì không được văn bản hóa, nhưng khi giải trình thì Công đoàn sẵn sàng làm chứng, GS Hiệp không có gì vụ lợi.
- Ông Hiệp, ông Hoành và bà Trà nói:
Việc thu 10% kinh phí đề tài cấp Bộ có từ lâu và khoản thu 5tr. đồng cũng thế. -Ông Hùng bác bỏ :
Phải thẳng thắn nói thật với nhau là: phần trích 10% đề tài cấp Bộ thì đưa vào quỹ phúc lợi, mọi thứ chi tiêu đều công khai minh bạch nên không có ai thắc mắc, còn khoản thu 5 tr. đồng thì lại để riêng không đưa vào quỹ phúc lợi. Cái khác là khác ở chỗ đấy. Người kiện biết thông tin này mới đưa vào.
- Bà Đào Thị Trà nói:
Khoản thu 10% cấp Bộ mình đã đưa vào quỹ phúc lợi, còn khoản 5 tr. đồng từ mỗi đề tài cơ sở của năm 2015 mình thu cuối năm chưa đưa vào quỹ phúc lợi, bây giờ đưa vào quỹ phúc lợi đầu năm 2016 thì không có vấn đề gì. Trước đã thống nhất thu cuối 2015 nhập vào 2016. Trước mình định để làm kinh phí đối ngoại, giờ tình hình như thế không được thì đưa vào quỹ phúc lợi vào đầu năm 2016.
- Ông Hùng nói:
Mọi người trong BCH CĐ đã không thống nhất đưa vào quỹ phúc lợi.
- Ông Hiệp nói:
Đây là kinh phí người ta (tức Viện HL) hỗ trợ mình làm đề tài.
- Bà Trà nói: Giờ không nói được như thế.
- Ông Hoành nói:
Viện HL giúp Viện NNH tăng cường cho đề tài cấp Viện, mình cứ nói thế.
(Lời bình: Ở trên ông Hiệp nói để chạy dự án Ngôn ngữ Dân tộc thiểu số, ông Hoành bây giờ lại bảo để tăng cương đề tài cấp viện!?)
- Ông Thái – Phó BT kiêm Trưởng ban thanh tra nhân dân nói:
Nếu mình chỉ cần giải trình với Viện HL thì tại sao không nói thẳng ra là Ban Quản lí Khoa học có kế hoạch như thế, cho thêm số tiền để làm đề tài cấp nhà nước để họ cùng chia sẻ với mình...Cần phân biệt hai cái: một cái mình phải đối phó chẳng hạn với bên công an kinh tế họ vào kiểm tra thì vấn đề này giải trình mới khó; một bên cần giải trình với Viện HL cứ nói thật thì có sao.
- Bà Trà nói:
Nếu thế thì Quỹ này tách riêng một cái để làm đề án này.
- Ông Hiệp nói:
Cái này (tức sự giải trình) chỉ dừng ở VHL thôi.
- Ông Hoành nói: Công an muốn được vào điều tra phải có Viện HL...
-Ông Hùng nói:
Quỹ phúc lợi cho đến tháng 7 / 2016 vừa rồi đại hội CĐ văn bản đã chốt rồi, một số người đã xem danh sách quỹ này rồi. Nếu mình đưa khoản 5 tr. đồng của mỗi đề tài cơ sở năm 2015 vào năm 2016 thì sẽ thay đổi giấy tờ thành ra không trung thực. Sẽ tự mình đánh mất cái để mình bấu vào đấy để gỡ.
-Bà Trà :
Nếu mình chưa công bố danh sách thu chi của quỹ phúc lợi thì mình mới đưa vào. Còn như có người xem rồi thì thôi.
-Ông Hiệp nói:
Họ đánh tôi vào 2 việc quan trọng: Tại sao tôi thu? Tôi sai rồi song không phải tôi nghĩ ra. Còn việc họ tố tôi tư túi, thì đề nghị mọi người hãy làm chứng cho tôi.
-Ông Thái nói :
GS Hiệp là chủ tài khoản thì phải chịu trách nhiệm. Mọi người sẽ làm chứng.
Tôi đề nghị tiền 2 Hội thảo 2013 và 2015 và tiền 80 tr. ủng hộ Viện nếu công khai được thì nên công khai cho mọi người biết. Trong danh sách nhận tiền ấy tuy mọi người không kí nhưng đã nhận tiền thì không ai lại không thừa nhận.
-Ông Hiệp nói:
Các văn bản nhận tiền không có chữ kí nên không thể làm căn cứ giải trình được.
- Bà Trà xin ý kiến:
Khoản tiền 5tr. đồng thu từ mỗi đề tài cơ sở đi đối ngoại đã để ngoài quỹ phúc lợi. Vậy phải làm bản báo cáo vừa thu vừa chi. Có cần xác nhận hay chỉ làm bản báo cáo? Có cần phải giải trình chi tiết không. Người kí ở dưới chỉ là Viện trưởng hay cả Công đoàn cùng kí?.
- Ông Hiệp bảo: Càng nhiều người kí càng tốt.
- Tiếng mọi người nói xen vào: Có khoản 25 triệu đồng đối ngoại phải chia nhỏ ra.
- Ông Thái nói:
Khi có chủ trương thống nhất chi tiêu quỹ phúc lợi thì Viện trưởng kí và Công đoàn kí xác nhận ngay để tránh sau này có chuyện mới đưa ra kí sẽ không hay. Còn khoản 100 triệu đồng do trên gửi để đi đối ngoại nên chia ra thành các khoản nhỏ và để những ai kí?
- Bà Trà:
Hay là chuyển bớt một ít kinh phí này sang cho khoản đi nghỉ mát?
-Ông Hùng nói:
Số tiền chi cho nghỉ mát công đoàn không biết từ đâu chuyển sang nhưng cần giải trình thi cứ ghi như thế.
- Ông Hiệp nói: đề nghị mọi người làm chứng là tôi không tư túi.
-Bà Trà nói: Chỉ giải trình chi 120 triệu đồng cho nội dung gì (như đi nghỉ mát, du xuân...). Chọn nội dung chi gì. Kí ở dưới có Viện trưởng và Công đoàn .
- Ông Hiệp nói: Viện HL hỗ trợ để có đề tài, không phải cho đề tài DTTS mà cho nghiên cứu. (Lời bình: đến đây ông Hiệp lại nói khác!)
-Ông Thái nói:
Việc giải trình với Viện HL trên giấy trắng mực đen chỉ cho hợp lí, còn chi thực tế là khác... Sự giải trình khác với chi thực tế. Tiền thu từ đề tài cơ sở 2015 thì giải trình là chi cho đề tài, để mũ như thế. Tiền thu từ đề tài cơ sở 2013 thì giải trình là chi cho đối ngoại.
- Ô Thái nói :
Bây giờ chúng ta cần bàn đề tài 2016 thu như thế nào?
- Bà Trà nêu : Hiện còn một số đề tài cấp Bộ 2015 chưa nộp.
-Ô Hùng nói : đã chi hết cả gốc 50 triệu đồng từ Quỹ cụ Lê Khả Kế cho. Đề nghị Viện trả lại.
- Ô Hiệp nói: Còn âm rất nhiều, viện sẽ bán từ điển để trả.
Lời bàn :
Như vậy, do để khoản thu bất hợp pháp 5 tr. đồng từ mỗi đề tài cấp cơ sở (2013 và 2015) ngoài sổ sách, chi tiêu không minh bạch, không công khai, công đoàn không hề biết, nên trong cuộc họp này, các tổ chức chính trị của Viện NNH đã a tòng, cố nghĩ ra các lí do ngụy tạo để che giấu, giúp Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp giải trình cho hợp lí với Viện HL chỉ trên giấy tờ mà không đúng với chi trên thực tế. Còn nếu như phải giải trình với công an kinh tế thì họ nói sẽ giải trình khác
Hoàng Kiền
Đoàn đại biểu HĐH Giao Thủy tại HN về chúc tết lãnh đạo huyện
GS - TS Nguyễn Đức Tồn đứng thứ 5 từ trái sang nhìn vào ảnh
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=689500874780170&id=100011607914231
22. Tiếp theo, vẫn hạ tuần tháng 1 năm 2019
Thứ sáu, 25/01/2019 - 00:00
Báo động tình trạng liêm chính học thuật theo kiểu "không hướng dẫn, vẫn... có quyền đứng tên chung"
Trong năm 2018, có lẽ một trong những từ khoá “hot” trên mạng chính là “đạo văn” khi hàng loạt các vụ đạo văn lớn nhỏ đã bị công luận và báo chí phanh phui. Nổi cộm nhất là vụ việc “đạo văn thế kỷ” của GS.TS Nguyễn Đức Tồn ở Viện Ngôn ngữ học, mặc dù đã có hàng trăm bài báo từ nhiều cơ quan báo chí khác nhau đưa tin, phân tích, đánh giá, lại có cả sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng, nhưng sự việc cho đến nay vẫn bị Bộ Giáo dục và Đào tạo nhùng nhằng chưa thể đi đến hồi kết.
Nhức nhối vấn đề liêm chính học thuật
Rõ ràng, hơn lúc nào hết, vấn đề liêm chính học thuật cần phải được nhìn nhận một cách công minh, nghiêm túc nhằm tạo ra một môi trường học thuật lành mạnh, phát triển và hội nhập.
Thực chất, liêm chính học thuật được hiểu rất rộng. Đó là sự trung thực, ngay thẳng, trong sáng và trách nhiệm trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở các cơ sở nghiên cứu, các trường đại học. Các biểu hiện của việc vi phạm liêm chính học thuật bao gồm đạo văn, gian lận và bịa đặt trong nghiên cứu khoa học.Việc bảo đảm tính liêm chính là yêu cầu sống còn với sự tồn tại, phát triển của cộng đồng học thuật.
Đối với các cơ sở đào tạo, liêm chính học thuật gắn liền với mối quan hệ giữa giáo viên hướng dẫn và học viên. Cần phải nói rõ là trên toàn thế giới, bất luận một lí do gì đi chăng nữa thì luận án, luận văn hay khoá luận tốt nghiệp là sản phẩm thuộc về học viên, chứ hoàn toàn không thuộc về người hướng dẫn.
Người hướng dẫn chỉ có trách nhiệm chỉ ra các đường hướng về mặt khoa học để học viên thực hiện, còn việc triển khai cụ thể các vấn đề nghiên cứu là hoàn toàn thuộc về học viên. Chính bởi thế, trong bất cứ một cuốn luận án hay luận văn này thì phần đầu tiên cũng phải là lời cam đoan của tác giả rằng “công trình nghiên cứu này là của riêng tôi”.
Từ đó, không có cớ gì để biện minh cho luận điểm gọi là “Tôi hướng dẫn thì tôi có quyền” như ông GS Nguyễn Đức Tồn vẫn thường lấy làm bình phong cho những vụ việc vi phạm liêm chính học thuật của bản than ông này (vụ việc này đã được phản ánh trong 17 kỳ của báo Phụ nữ Thủ đô và nhiều báo khác).
Tôi không hướng dẫn, tôi… vẫn có quyền!
Điều kì lạ là trong vụ việc của ông GS Tồn, một số trường hợp mặc dù ông không hề là người hướng dẫn nhưng vẫn sử dụng các công trình luận văn, luận án, bài viết của người khác, ngang nhiên biến nó thành của mình, như trường hợp với luận văn của Cao Thị Thu, bài viết của Nguyễn Thị Thanh Hà.
Cũng với một cái lí “Tôi không hướng dẫn, tôi… vẫn có quyền” như “bậc thầy đạo văn” Nguyễn Đức Tồn thì đã đẻ ra cô “học trò cưng” Vũ Thị Sao Chi - Phó Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ (Viện Ngôn ngữ học - thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) đã vi phạm liêm chính học thuật. Lần giở lại cuốn luận văn Cao học có nhan đề “Ẩn dụ tri nhận trong thơ Chế Lan Viên” của học viên Phạm Thị Thu Thuỳ tại trường Đại học Hải Phòng, PV báo PNTĐ nhận thấy một số biểu hiện bất thường. Theo đăng kí với trường Đại học Hải Phòng thì người hướng dẫn khoa học cho luận văn này là GS.TS Nguyễn Đức Tồn (xin xem bìa 2 của luận văn). Luận văn được hoàn thành và bảo vệ thành công vào tháng 6 năm 2013.Cấu trúc của luận văn gồm ba chương, trong đó chương 1 là cơ sở lý luận còn chương 2 và 3 là nội dung chính của luận văn. Chương 2 của luận văn này có tên “Ẩn dụ cấu trúc trong thơ Chế Lan Viên”.
Chỉ khoảng một tháng sau khi luận văn này được bảo vệ, trên tạp chí “Ngôn ngữ” bỗng xuất hiện một bài viết dài đến 2 kì (số 7 và số 8/ 2013) mang tên “Hai ý niệm tương phản – nền tảng cho ẩn dụ tri nhận trong thơ Chế Lan Viên (qua các tập Điêu tàn và Ánh sáng và phù sa).Nội dung của bài viết dài hai kì này thực chất chính là chương 1 và chương 2 của luận văn nêu trên của Ths Phạm Thị Thu Thuỳ. Cụ thể, kì 1 của bài viết được đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 7 năm 2013 từ trang 35 đến trang 48 chính nội dung được rút ra từ Chương 1 (Cơ sở lý luận) và toàn bộ phần 2.1 Chương 2 của luận văn. Trong khi đó, kì 2 của bài viết này đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 8 năm 2013 từ trang 33 đến trang 42 chính là toàn bộ nội dung phần 2.2 của chương 2 luận văn (quý độc giả xin xem đường dẫn đối chiếu giữa bài báo và luận văn).
Điều kỳ lạ là Ths Thuỳ không còn là tác giả duy nhất của nó nữa. Bỗng dưng, bài viết trở thành “tác phẩm” chung của TS. Vũ Thị Sao Chi và Ths Phạm Thị Thu Thuỳ. Thậm chí, tên của TS Chi, Phó Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ, còn được đặt lên trước Ths Thuỳ. Câu hỏi đầu tiên được đặt ra là vì sao TS Chi lại ngang nhiên đứng tên chung trong bài viết rút ra từ luận văn cao học đã bảo vệ thành công của một học viên mà bà không hề tham gia hướng dẫn. Theo hồ sơ của Đại học Hải Phòng thì luận văn của học viên Phạm Thị Thu Thuỳ lại do…GS.TS Nguyễn Đức Tồn hướng dẫn (!?).Điều này dẫn tới một câu hỏi thứ hai, liệu GS Tồn có cho phép TS Chi cùng chung hướng dẫn học viên Thuỳ? Hay TS Chi tự ý cấp cho mình cái quyền “xài chung” sản phẩm khoa học của Ths Thuỳ?
Cũng liên quan đến câu hỏi thứ 2 này là một câu hỏi khác rằng liệu TS Chi, trong vai trò Phó Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ, có tác động gì đến Ths Thuỳ và những tác giả khác nhằm hô biến sản phẩm khoa học của người khác thành sản phẩm “viết chung” và công bố trên tạp chí Ngôn ngữ, nơi bà đang giữ cương vị lãnh đạo? Phải chăng đây là một biểu hiện của lợi dụng chức quyền hay “tham nhũng khoa học”?
Câu trả lời cho các câu hỏi trên về TS Chi sẽ dành cho công luận và những người trong cuộc. Tuy nhiên, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng liêm chính trong học thuật dứt khoát không có chỗ cho đạo văn, nhập nhằng, đánh bùn sang ao! Cái gì của Caesar, hãy trả đúng về cho Caesar!
Sau đây là đường link dẫn đến bằng chứng cho thấy toàn bộ bài viết đăng 2 kỳ trên Tạp chí Ngôn ngữ mà TS Sao Chi đừng tên đồng tác giả không hề có gì mới mà toàn bộ nội dung chỉ là bê nguyên các luận điểm và ngữ liệu nghiên cứu trong luận văn của ThS Thùy:
Nguyễn Minh Anh
http://baophunuthudo.vn/article/29304/176/bao-dong-tinh-trang-liem-chinh-hoc-thuat-theo-kieu-khong-huong-dan-van-co-quyen-dung-ten-chung?fbclid=IwAR1nA8YjKVp5lyqAxqM0Rvv6J9xcJZ-V6rEhDnl5BqXiKy2TKDNPtHjw3Os
21. Hạ tuần tháng 1 năm 2019, câu chuyện được trở lại
Thứ ba, 22/01/2019 - 00:00
Trở lại vụ ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn vẫn được phong Giáo sư:
PNTĐ-Để giữ gìn liêm chính học thuật, đạo đức khoa học, đạo đức nhà giáo, cần nhanh chóng có kết luận về “vụ đạo văn thế kỷ” này và có hình thức kỷ luật nghiêm khắc với kẻ đạo văn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã quyết định thành lập Tổ thanh tra để điều tra vụ đạo văn của GS.TS Nguyễn Đức Tồn. Việc thành lập đoàn kiểm tra đã thể hiện quyết tâm của Bộ GD-ĐT trong việc bảo vệ liêm chính học thuật. Công luận trong hơn 2 tháng qua đã ngóng trông ngày kết luận về vụ đạo văn này được công bố và xử lý nghiêm.
GS.TS Nguyễn Đức Tồn và “công trình đạo văn”
|
Sau các kỳ báo của Phụ nữ Thủ đô, cùng với gần 150 bài báo khác trên gần 30 tờ báo liên tục vạch ra những công trình đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn, chỉ rõ ông Tồn đạo văn một cách có hệ thống, tinh vi, nhiều cách thức, kéo dài, mà vì sao vẫn được phong Giáo sư, Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu xem xét xử lý. Được biết, Đoàn thanh tra của Bộ GD-ĐT đã tìm gặp rất nhiều nhân chứng từng tham gia giải quyết vụ việc vào những năm 2002, 2006 (tức là các năm mà hồ sơ xin phong GS của ông Nguyễn Đức Tồn bị bác vì hành vi đạo văn).
Trong quá trình thẩm tra tài liệu, gặp gỡ nhân chứng và những người trong cuộc, Tổ thanh tra đã đề nghị TS Nguyễn Thúy Khanh - người mà luận án đã bị ông Nguyễn Đức Tồn bê nguyên nhiều chương đưa vào chuyên khảo và đề tài khoa học (cấp Viện) để đủ điều kiện xin phong GS - trình bày lại tường tận vụ việc.
Tiến sĩ Nguyễn Thúy Khanh và tập thể phòng Từ điển tiếng Việt được vinh dự chụp ảnh với Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1987) |
I/ Khẳng định “ông Tồn đạo văn” của TS Nguyễn Thúy Khanh
Để rộng đường dư luận, sau đây là cốt lõi những gì TS Nguyễn Thúy Khanh gửi cho Tổ thanh tra của Bộ GD-ĐT và cũng gửi cho chúng tôi:
“Tôi là Nguyễn Thuý Khanh, sinh năm 1951, là cán bộ, nguyên Trưởng phòng Phòng Từ điển học - viện Ngôn ngữ học, nghỉ hưu năm 2008.
Để hợp tác với Thanh tra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo trong việc làm sáng tỏ một số vấn đề còn nghi vấn hoặc chưa rõ ràng, liên quan đến luận án “Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật (trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga)”(bảo vệ 1996) của tôi, trong nghi vấn đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn với cuốn sách “Đặc trưng văn hoá dân tộc của ngôn ngữ và tư duy người Việt” của ông, tôi xin có một số ý kiến khẳng định quan điểm cá nhân về việc này như sau:
1 Tôi khẳng định luận án của tôi là do tôi viết:
- Cuốn luận án “Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật” là do tôi viết, trên cơ sở tư liệu khác hoàn toàn với luận án của ông Tồn (từ ngữ chỉ tên gọi bộ phận cơ thể người) nên không thể có sự trùng lặp.
- Tư liệu tiếng Việt và tiếng Nga, tư liệu thực nghiệm do tự tay tôi thống kê, phân tích, tổng hợp và viết bài (ông Tồn không có tư liệu này, chỉ được xem một số phiếu xử lí ban đầu của tôi và rất hài lòng, không có ý kiến gì).
- Đề cương chi tiết của luận án do tôi viết (sau khi tôi đã phân tích, xử lí xong toàn bộ phần tư liệu), sau đó có sự bổ sung, góp ý của ông Tồn với tư cách người hướng dẫn tôi (không có chuyện “viết hộ” như ông Tồn có lần nói).
2 Về ý kiến của ông Tồn: “Các tài liệu tham khảo chính của luận án trong đó có các tài liệu bằng tiếng Nga được dựa trên các tư liệu và kết quả nghiên cứu từ trước đó của ông Tồn”, tôi cho rằng đây là một cách nói rất tinh vi, nhằm mục đích mập mờ, không rõ ràng.
Ở đây cần phải nói rõ:
Với tư cách là người hướng dẫn, ông Tồn có gợi ý và cho tôi danh sách các tài liệu tham khảo, cho tôi mượn sách. Đó là chuyện bình thường giữa NHD và NCS. Vấn đề, đây là những tài liệu tiếng Nga mà tôi phải tự đọc, tự dịch, tự tổng hợp. Không liên quan gì tới việc ông Tồn cũng đọc hay cũng thu thập những quyển sách đó. Đây chỉ là một cách lèo lái để biện hộ cho việc ông Tồn chép luận án của tôi mà thôi. (Ngoài phần cơ sở lí luận chung mà ông Tồn luôn muốn bấu víu vào đó để biện luận này nọ, luận án của tôi và ông Tồn viết trên cơ sở tư liệu hoàn toàn khác nhau).
- Khi viết luận án tôi đã có hơn hai mươi năm làm từ điển và nghiên cứu từ vựng ngữ nghĩa. Sau khi cuốn từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Giải thưởng Nhà nước), chúng tôi được đi thực tập ở Nga 2 năm và được coi là những người có khả năng nghiên cứu độc lập. Vì vậy mới có chế độ bảo vệ luận án Tiến sĩ đặc cách. Tức là, trên cơ sở những nghiên cứu đã có của mình có thể phát triển lên thành luận án Tiến sĩ (thời hạn là 1 năm). Đó cũng là lí do luận án không ghi “người hướng dẫn” mà ghi “cố vấn khoa học”. Luận án của tôi có quyết định chính thức vào ngày 29 tháng 10 năm 1994 nhưng thực tế tôi đã triển khai đề tài từ năm 1993. Cụ thể là đầu năm 1994 tôi đã có 3 bài báo thuộc chương II của luận án và một bài báo đăng 1995: 1) “Đặc điểm định danh của trường tên gọi động vật tiếng Việt” đăng ở TC VHDG, số 1,1994; 2) “Đặc điểm định danh của trường tên gọi động vật tiếng Nga trong sự so sánh đối chiếu với tiếng Việt” đăng ở TC VHDG s.2,1994; 3) “Đối chiếu ngữ nghĩa của trường tên gọi động vật tiếng Việt với tiếng Nga” Đăng ở TCNNH, s.2,1994; 4) “Một vài nhận xét về thành ngữ so sánh có tên gọi động vật tiếng Việt” đăng ở TCNNH số 3,1995. Nếu tôi nhớ không nhầm thì luận án của tôi đã được hoàn thành vào cuối năm 1995 đúng kì hạn. Tôi bảo vệ năm 1996 là do chờ các thủ tục.
3 Về bằng chứng của ông Tồn cho rằng viết hộ đề cương cho tôi, ý kiến của tôi như sau:
- Khi bàn với ông Tồn về đề cương luận án, tôi chưa bao giờ nhìn thấy tờ giấy “viết hộ” đó.
- Hơn nữa, nếu viết hộ tôi thì tờ giấy đó phải ở trong tay tôi chứ sao ông Tồn lại cầm?
Vậy, Ông Tồn đã có tính toán gì khi viết lại tờ giấy này? Có chăng, lần đầu tiên hướng dẫn nên ông cẩn thận chuẩn bị đề cương để làm việc với NCS hay vì lẽ gì? Điều này gợi lại cho tôi một điều đã từng băn khoăn, lo lắng trước đây. Khi luận án của tôi đánh máy và in lần đầu tiên, vừa ráo mực tôi đã cầm cả tập khoe ông Tồn. Rất bất ngờ, sau đó, ông Tồn cuộn lại cắp nách và mang đi luôn. Tôi kêu đã đóng tập đâu, nhưng ông Tồn chỉ cười và đi thẳng. Lúc đó tôi thoáng một cảm giác hơi lo lắng. Nhưng đành về in lại bản khác để đóng quyển. Phải chăng lúc đó ông Tồn đã có toan tính chiếm đoạt luận án của tôi? Rất may, tôi vẫn kịp bảo vệ năm 1996. Nhưng ngay sau đó ông Tồn đã đăng kí đề tài cấp Viện chuyên đề về “Đặc Trưng văn hoá dân tộc” mà không hề nói với tôi.
4 Về cuốn sách chuyên khảo “Đặc trưng văn hoá dân tộc và tư duy ngôn ngữ của người Việt” của ông Nguyễn Đức Tồn có nội dung sao chép luận văn của tôi, ý kiến của tôi như sau:
- Trước tiên tôi khẳng định: việc ông Tồn đạo văn, sao chép gần như toàn bộ luận án của tôi như kết luận của HĐCD GS ngành Ngôn ngữ học năm 2002 và như những phản ánh của báo chí gần đây, là hoàn toàn đúng.
- Việc sẽ ra chung một chuyên đề về “đặc trưng văn hoá…”, tôi và ông Tồn đã thống nhất từ khi tôi viết luận án. Vì như đã nói, mục đích các đề tài của tôi và ông Tồn, chị Thu là để dẫn đến vấn đề “đặc trưng văn hoá của ngôn ngữ và tư duy của người Việt”. Trong quá trình viết, mỗi lần tôi nộp bài chuẩn bị đăng báo và cho ông Tồn xem, bao giờ ông Tồn cũng rất phấn khởi và giục tôi: “Chị viết nhanh lên rồi bảo vệ đi, Tồn với chị sẽ ra chung chuyên khảo về đặc trưng văn hoá…”.
- Như đã nói, sau khi tôi bảo vệ luận án (1996), trái với kế hoạch ban đầu, ông Tồn đã lẳng lặng một mình đăng kí đề tài cấp Viện chuyên đề về “đặc trưng văn hoá…” (không rõ chính xác năm nào, nhưng phải là sau 1996, sau khi tôi bảo vệ và nhận bằng. Với nội dung đề tài này, tất nhiên phải có luận án của tôi và luận văn của Cao Thị Thu, vì một mình luận án của ông Tồn không thể khái quát lên thành đặc trưng văn hoá của một dân tộc được. Tuy nhiên vì tế nhị, lúc đó tôi cũng im lặng cho qua. Một vài người ý tứ hỏi tôi sao không in luận án thành sách, tôi chỉ nói tránh, “tôi thấy không cần thiết”. Thực tình, tôi rất ngại đấu tranh, làm ầm ĩ. Ai làm sai thì người ấy tự thấy xấu hổ.
- Năm 2002, khi ông Tồn ra cuốn sách nói trên thì câu chuyện mới vỡ lở. Khi đưa tặng tôi hai cuốn sách ông Tồn có nói: “Tồn đang cần sách để làm Giáo sư, trong này Tồn có sử dụng luận án của chị nhưng có ghi chú đàng hoàng”. Việc ra sách mà không có tên tôi, không có ý kiến của tôi cũng có thể thông cảm. Còn việc “trích dẫn” theo kiểu bê nguyên văn gần như cả các chương của luận án của người khác vào thì ông Tồn phải chịu trách nhiệm.
- Cuốn sách này của ông Tồn đã hai lần bị Hội đồng chức danh Giáo sư không chấp nhận, đã nhiều lần bị đưa ra giải quyết trong chi bộ Viện NNH và Đảng bộ Viện KHXHVN (nay là Viện Hàn lâm KHXHVN). Những lần đó tôi không được tham dự. Và vì vậy, để biện hộ cho việc sao chép trắng trợn, lúc đó, ông Tồn đã đưa ra nhiều lí lẽ không thể chấp nhận và xúc phạm đến tôi. Quá trình đó diễn ra như sau:
- Lần đầu, Ông Tồn đã làm một phép cộng đơn giản là bê nguyên xi những luận án, luận văn mà ông hướng dẫn vào và biến thành những chương của cuốn sách (theo thống kê của những người có trách nhiệm là 6/11 chương bê nguyên xi, trong đó luận văn của tôi chiếm 3 chương, còn lại là của Cao Thị Thu và công trình viết chung với Huỳnh Thanh Trà) với cái lí của ông Tồn: “Tôi hướng dẫn thì tôi có quyền”.
- Khi cái lí này bị phản đối kịch liệt, trước hết là từ phía các thành viên Hội đồng học hàm, vì đã vi phạm Luật Bản quyền (luận án của tôi và luận văn Cao Thị Thu bảo vệ năm 1995 và 1996, sách ông Tồn ra năm 2002) thì ông Tồn đưa ra cái lí thứ hai “Tôi viết hộ NCS”.
- Khi cái lí “viết hộ” không được chấp nhận, thậm chí còn vi phạm thêm luật hướng dẫn, thì để có bằng được cái học hàm Giáo sư, ông Tồn đã viện cái lí thứ ba là “tôi đọc cho NCS chép”, là “tôi chữa từng dấu chấm dấu phẩy”...
Riêng điều này đủ thấy tính ngụy biện của ông Tồn như thế nào. Cũng chính những lí lẽ kiểu này đã xúc phạm chúng tôi và dồn chúng tôi vào thế bắt buộc phải làm sáng tỏ tính đúng, sai của sự việc.
5 Kết luận: Nói tóm lại, những lí lẽ của ông Tồn, lúc thế này, lúc thế khác, tất cả chỉ là để chống chế, cố gắng biện minh cho việc làm sai trái và không thể chối cãi của ông là bê gần như nguyên xi luận án của tôi vào cuốn sách của ông.
Một cách khiêm tốn và công tâm nhất, tôi đánh giá, luận án của tôi lúc đó được thực hiện một cách bài bản, nghiêm túc. Người hướng dẫn hoàn thành đúng chức trách, nhiệm vụ “cố vấn khoa học” của mình. Nghiên cứu sinh cũng chủ động thực hiện và hoàn thành tốt luận án của mình.
Chúng tôi đã có mối quan hệ tốt đẹp và tôn trọng lẫn nhau, nếu như không có chuyện này xảy ra.
Cuối cùng, chúng tôi muốn đặt niềm tin và hi vọng vào lần xem xét cuối cùng này của Ban thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mong rằng sẽ có một kết luận công tâm, xác đáng để có thể nhanh chóng khép lại sự việc bất đắc dĩ đã kéo dài gần hai thập kỉ (2002-2018)”.
II/ Bộ GD-ĐT cần đưa ra xử lý nghiêm vụ đạo văn thế kỷ này
Từ những điều TS Nguyễn Thúy Khanh trình bày, chúng tôi có mấy nhận xét sau đây:
- Ông Nguyễn Đức Tồn đã trắng trợn cướp đoạt thành quả lao động khoa học của TS Nguyễn Thúy Khanh (cũng như của cử nhân Cao Thị Thu, như Báo Phụ nữ Thủ đô đã phản ánh) đưa vào chuyên khảo và đề tài khoa học cấp Viện để có đủ điều kiện phong Giáo sư (điều kiện phong Giáo sư là phải có chuyên khảo độc lập và phải làm chủ trì đề tài khoa học đã được nghiệm thu).
- Chúng tôi cũng tìm hiểu và biết thêm rằng trong quá trình đoàn thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc với Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm KHXHVN, gặp các nhân chứng, đoàn đã được cung cấp thông tin là đề tài khoa học cấp Viện (nghiệm thu phần 1 năm 1997 và phần 2 năm 2003), trùng tên và trùng nội dung với chuyên khảo “Đặc trưng văn hoá dân tộc và tư duy ngôn ngữ của người Việt”, cũng là đề tài có dấu hiệu đạo văn rõ ràng. Bởi vì như những gì TS Nguyễn Thúy Khanh trình bày trong văn bản gửi đoàn thanh tra, bà không biết gì về việc ông Tồn bê nguyên các chương luận án của bà vào đề tài cấp Viện của riêng ông, rồi sau đó in thành chuyên khảo đứng tên ông Nguyễn Đức Tồn để đưa vào hồ sơ xin phong Giáo sư năm 2002 và 2006.
Cũng nói rõ rằng năm 2009, khi làm hồ sơ xét phong Giáo sư lần thứ 3, ông Tồn đã đưa cuốn sách chuyên khảo bị tố đạo văn 2 lần trước đó ra ngoài, nhưng hồ sơ này vẫn còn nguyên đề tài khoa học cấp Viện của ông Tồn, như là điều kiện bắt buộc để được phong Giáo sư. Như vậy, hồ sơ xét phong Giáo sư năm 2009 của ông Tồn, tuy đã được “tẩy xóa”, nhưng vẫn là hồ sơ không sạch. Bên cạnh đó, có thể khẳng định rằng ông Tồn đã đạo văn của TS Khanh ngay từ năm 1996-1997 (năm nghiệm thu đề tài cấp Viện), chứ không phải từ năm 2002 (năm in chuyên khảo bị tố đạo văn).
- Khi vụ việc đạo văn bị phản ánh trên rộng rãi các phương tiện truyền thông, ông Nguyễn Đức Tồn đã tìm mọi cách chối tội, cãi lý quanh co, không trừ một chiêu thức nào. Những phát biểu của ông Tồn đã xúc phạm đến danh dự khoa học của TS Nguyễn Thúy Khanh.
Tiến sĩ Nguyễn Thúy Khanh và tập thể nữ phòng Từ điển tiếng Việt được nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ (2005) |
Xin được lưu ý rằng TS Nguyễn Thúy Khanh là nhà khoa học tham gia biên soạn Từ điển Tiếng Việt từ năm 1974. Luận án TS của chị được viết trên cơ sở tư liệu và kinh nghiệm biên soạn từ điển và kinh nghiệm nghiên cứu từ vựng ngữ nghĩamà chị đã tích lũy hơn 20 năm lao động, nghiên cứu khoa học. Đặc biệt Từ điển Tiếng Việt, do GS Hoàng Phê chủ biên, mà TS Nguyễn Thúy Khanh là thành viên tích cực, là công trình được Giải thưởng KH Nhà nước năm 2005 và nhóm cán bộ nữ Phòng Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học vào năm 2001 được Tổng liên đoàn LĐVN vinh danh Phụ nữ Tài năng. TS Nguyễn Thúy Khanh làm Phó phòng Từ điển Tiếng Việt từ năm 1998, Trưởng phòng từ năm 2006. Chị Khanh cũng tham gia ban chủ nhiệm và biên soạn “Từ điển đồng nghĩa tiếng Việt”, tham gia Ban chủ nhiệm và là người trực tiếp tham gia công trình “sửa chửa và bổ sung Đại từ điển Việt Nga” (đã xuất bản 2002).
Thiết nghĩ, để giữ gìn liêm chính học thuật, đạo đức khoa học, đạo đức nhà giáo, cần phải nhanh chóng có kết luận về “vụ đạo văn thế kỷ” này và có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với kẻ đạo văn. Hành vi đạo văn của ông Nguyễn ĐứcTồn bị công luận lên án mạnh mẽ vì vấn đề liêm chính học thuật, về đạo đức của người thầy giáo (“Tại sao đạo văn mà vẫn được phong Giáo sư?”) chứ không phải là vấn đề tranh chấp bản quyền, chia nhuận bút. Bởi vì TS Nguyễn Thúy Khanh (và những người bị ông Tồn chiếm đoạt kết quả nghiên cứu khoa học) không kiện đòi bản quyền và chia nhuận bút! Đạo văn mà vẫn được phong Giáo sư sẽ hủy hoại liêm chính học thuật, hủy hoại sự sáng tạo khoa học. Hy vọng rằng Bộ GD-ĐT sẽ có một kết luận nghiêm túc, báo cáo Phó Thủ tướng, đề xuất xử lý nghiêm để giữ vững niềm tin cho các nhà khoa học chân chính.
Nguyễn Minh Anh
http://baophunuthudo.vn/article/29233/176/van-de-liem-chinh-khoa-hoc-chu-khong-phai-tranh-chap-ban-quyen-chia-nhuan-but?fbclid=IwAR1ooE28IAJKblZyP__uN-zhlqhM24AbL2_cFPP_Ctj3jTJuCgnYMesuV5M
20. Phát hiện thêm một cuốn sách đạo văn nữa của ông Nguyễn Đức Tồn
Thứ tư, 18/07/2018 - 00:00
PNTĐ-Trong khi dư luận chưa hết xôn xao về vụ đạo văn của GS.TS Nguyễn Đức Tồn thì chúng tôi tình cờ phát hiện thêm một cuốn sách đạo văn nữa của ông Tồn.
Lại thêm một “công trình đạo văn” của ông Nguyễn Đức Tồn
Vụ đạo văn của GS.TS Nguyễn Đức Tồn đã tốn không ít giấy mực trong thời gian vừa qua. Nhưng điều lạ nhất là mặc dù chứng cứ đạo văn đã rõ như ban ngày nhưng các cơ quan có thẩm quyền và được giao trách nhiệm vẫn đang “nợ” Chính phủ và công luận việc trả lời về câu hỏi “Ông Nguyễn Đức Tồn có đạo văn hay không?”.
GS.TS Nguyễn Đức Tồn |
Trong khi dư luận chưa hết xôn xao về vụ việc cực kì nghiêm trọng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo này thì chúng tôi tình cờ bắt gặp một cuốn sách mới của ông Tồn có nhan đề “Những vấn đề của Ngôn ngữ học cấu trúc dưới ánh sáng lý thuyết ngôn ngữ học hiện đại”. Sách được Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn bản năm 2013. Theo giới thiệu của ông Tồn ngay ở phần mở đầu cuốn sách thì đây là “kết quả nghiên cứu và giảng dạy của tác giả công trình trong mấy chục năm qua tại nhiều cơ sở đào tạo sau đại học trong nước”.
Quả thực, mới xem lướt qua một lượt, chúng tôi phải ngả mũ liên tục.Xin đừng vội lầm tưởng chúng tôi thán phục những luận điểm khoa học mà GS Tồn nêu ra trong cuốn sách này. Đơn giản, chúng tôi ngả mũ chào liên tục là vì đâu cũng thấy… “người quen” cả.
“Người quen” đầu tiên mà chúng tôi bắt gặp xuất hiện ở ngay toàn bộ trang 17 của cuốn sách. Trong phần khái niệm về “Chủ nghĩa cấu trúc”, GS Tồn đã “trình bày” về 5 cách hiểu khác nhau của chủ nghĩa cấu trúc. Tuy nhiên, lần giở lại cuốn Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1, in năm 1995, tr.495) thì toàn bộ phần khái niệm này nằm cả ở đây.
Thế nhưng, điều tinh vi là ở chỗ, GS Tồn chủ đích nhào nặn đôi chỗ để làm cho đoạn trích này không giống hoàn toàn 100% so với tác phẩm gốc. Và ông đương nhiên cũng có sẵn chủ đích khôngchú nguồn, ngang nhiên biến công trình của người khác thành của mình.
Chẳng hạn, trong cuốn “Từ điển Bách khoa Việt Nam”nêu trên viết: “Một trào lưu triết học hiện đại cho rằng sự phân tích xã hội phải đi vào bên trong các biểu hiện bề mặt để đạt tới các cấu trúc sâu hơn, căn bản hơn, các cấu trúc đó được xem như là những quan hệ xã hội có tính chất quyết định. CNCT coi các cấu trúc là hiện thực, quyết định hiện thực kinh nghiệm và khẳng định rằng nhận thức được các cấu trúc là đủ để nhận thức tất cả những cái đang tồn tại; do đó CNCT không công nhận vai trò chủ chốt dành cho chủ thể, như quan niệm hiện tượng học của chủ nghĩa hiện sinh trong lí luận về nhận thức hoặc là về hành động”.
Trong cuốn sách của mình, GS Tồn “có công” lược bỏ được từ “một” trong cụm từ “một trào lưu” và viết đầy đủ từ viết tắt CNCT thành “chủ nghĩa cấu trúc”. Chỉ cần làm có mỗi vậy, ông đã “hô biến” toàn bộ công sức của các tác giả cuốn “Từ điển Bách khoa Việt Nam” thành sản phẩm của ông.
Giở sang các trang 18-19 và 20, chúng tôi lại sửng sốt khi thấy nhiều đoạn diễn giải về Saussure lại giống gần như y chang với bài viết “Phê bình văn học là gì?” của ông Đỗ Lai Thuý (đăng trên báo điện tử Vnexpress ngày 29/12/2003 đường link: https://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/phe-binh-van-hoc-la-gi-45-1973848.html). Một lần nữa, GS Tồn lại “lập công” thay đổi vài ba chữ nhỏ, chẳng hạn, nhón cụm từ “nhà ngữ học Thụy Sĩ này” để thay bằng F.de Saussure (tr.18).
Cũng bằng phép thế mà các cháu học sinh đã được học và thuần thục từ bậc trung học cơ sở, ông thay từ “bởi thế” bằng… “bởi vậy” (tr.19) (!?), “phương pháp nghiên cứu ngữ học” bằng “những tư tưởng ngôn ngữ học” (tr.20) v.v…Điều đáng nói hơn là trong khi bài viết của ông Đỗ Lai Thuý thống nhất sử dụng việc sử dụng thuật ngữ từ tiếng Pháp theo đúng nguyên bản từ tác phẩm của Saussure thì ông Tồn lại “cao kiến” đến mức độ biến nó thành luôn thành nửa Anh nửa Pháp. Chẳng hạn, cặp lưỡng phân nổi tiếng của Saussure là langue/parole (ngôn ngữ/lời nói) bằng tiếng Pháp bị ông nhào nặn thành cặp ngớ ngẩn language/parole (tr.18), tức “langue” (tiếng Pháp) được thay bằng “language” (tiếng Anh) và như thế trở thành một cặp đối lập khập khiễng: một từ tiếng Anh, một từ tiếng Pháp.
Chưa hết, xen giữa những đoạn lấy của ông Đỗ Lai Thuý là các đoạn được lấy từ trang Wikipedia tiếng Việt viết về Saussure (tr.18). Lại bằng một thủ pháp quen thuộc, ông thay “trở về” bằng “trở lại”, “để đời” bằng “bất hủ”...
Ông Tồn tiếp tục “đạo” tới… 3 chương sách của người khác
Bắt đầu từ trang 21, cuốn sách của GS Tồn bắt đầu trình bày các trường phái của chủ nghĩa cấu trúc. Ông đã đề cập đến 3 trường phái cấu trúc luận là: ngôn ngữ học miêu tả Mỹ, ngữ vị học và trường phái cấu trúc – chức năng.
Điều vô cùng kinh ngạc là toàn bộ phần này được biến báo một cách tinh vi và táo tợn từ cuốn sách “Đại cương ngôn ngữ học” (tập 1) của hai tác giả Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán, do NXB Giáo dục in năm 2001.
Những “người quen” mà chúng tôi phả ngả mũ chào liên tục vì nó vốn dĩ nằm cả trong 3 chương sách của Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán. Công việc của ông Tồn, thật đơn giản, là copy gần như nguyên xi công trình của 2 tác giả trên vào sách của ông.
Trong khi ông Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán tóm tắt ba luận điểm trong lý thuyết của Bloomfield thì ông Tồn cũng hùng hồn nêu ra đúng ba… quan điểm hệt như vậy.
Ông Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán khẳng định: “Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hành vi (behaviourisme) trong tâm lí học Mĩ hồi đầu thế kỉ, L.Bloomfield chủ trương gạt bỏ ý nghĩa ra khỏi ngôn ngữ học” (tr.163). Ông Tồn phù phép thành “L.Bloomfield chủ trương gạt bỏ ý nghĩa ra khỏi ngôn ngữ học do ông tiếp thu chủ nghĩa hành vi trong tâm lí học Mĩ đầu thế kỉ XX” (tr.22).
Ông Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán viết: “Thực ra ý nghĩa không hoàn toàn bị loại bỏ trong nghiên cứu ngôn ngữ theo lí thuyết của L.Bloomfield” (tr.165), thì ông Tồn “hoá trang” nó thành thế này: “Thật ra ý nghĩa không hoàn toàn bị gạt bỏ trong công trình nghiên cứu ngôn ngữ theo lí thuyết của L.Bloomfield” (tr.23).
Cũng ở trang trên, hai tác giả trên viết “Cũng như F. de Saussure, L. Bloomfield sử dụng quan hệ đồng nhất và đối lập và quan hệ tuyến tính” thì sách ông Tồn hô biến thành “L. Bloomfield cũng sử dụng quan hệ đồng nhất – đối lập và quan hệ tuyến tính như F. de Sausussure”.
Để thể hiện “tài năng” biến báo một cách hoàn hảo, cùng với việc lật lên úp xuống các câu, hoặc thay thể một vài từ thì ông Tồn còn phô trương trình độ ngoại ngữ bằng việc chú thích thêm tiếng Anh cho khác một tí chút so với bản gốc của hai tác giả trên. Ngặt một nỗi, tiếng Anh chuyên ngành của ông hình như cũng không được đến nơi đến chốn nên nhiều chỗ nó lại phản chính ông.Chẳng hạn, thuật ngữ chủ nghĩa phân bố Mỹ là “American distributionalism” thì ông hồn nhiên chua thành “American distributionism” (?!)(tr.25; tr.69). Thuật ngữ morphophonème nghĩa là “hình âm vị”, đã được hai tác giả trên chua đúng thì ông Tồn lại “phát minh” thành “hình âm vị học”. Có lẽ ông Tồn không biết rằng đối với các ngôn ngữ phương Tây, các hậu tố -ology & -ics thường dùng trong danh từ để chỉ ngành hay là môn học.
Bằng chiêu thức “ve sầu thoát xác” quen thuộc đó, ông Tồn “năng nhặt chặt bị”, bê dần dần hầu như toàn bộ 3 chương: 1, 2 và 3 trong phần II của cuốn sách “Đại cương ngôn ngữ học (tập 1)” của ông Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán vào trong chương 1 cuốn sách của ông. Từng câu của Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán, ông Tồn “cần mẫn”tút tát biên tập lại, thêm bớt một vài từ, thay thể một từ bằng một từ đồng nghĩa khác (chẳng hạn thay “với mong muốn” bằng “do mong muốn”, thay “còn gọi là” bằng “tức là” v.v…).
Ông Tồn cũng kiên trì đến mức độ chỉnh sửa từng ví dụ của ông Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán. Trong khi ông Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán sử dụng ví dụ “Anh ấy mua cặp, áo và giày” thì ông Tồn nhái thành “Mẹ mua cho con sách giấy bút mực”. Nhưng dù tỉ mẩn để xoá dấu vết đạo văn đến mấy thì ông Tồn đôi chỗ vẫn quên mất mình đang phải biến báo.Chẳng hạn, ngay đoạn sau, ông sao chép y nguyên, kể cả ví dụ của ông Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán (tr.39, sách của ông Tồn so sánh với tr.186 sách của 2 tác giả trên).
Như vậy, có thể khẳng định bằng các chiêu trò“tinh vi và trắng trợn” (chữ dùng của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm), ông Tồn đã mông má loè loẹt lại một vài từ ngữ, câu cú rồi ngang nhiên cướp đoạt một cách thô bạo thành quả nghiên cứu của ông Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán. Chỉ tính sơ sơ, đã có 3 chương trong cuốn sách của ông Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán bị ông Tồn hô biến thành “hàng nhái” của mình với khoảng… hơn 50 trang.
Đạo văn có hệ thống
Với bản chất của ông Tồn mà báo chí liên tục chỉ ra trong thời gian qua, chúng tôi không nghĩ là việc đạo văn trong cuốn sách “Những vấn đề của Ngôn ngữ học cấu trúc dưới ánh sáng lý thuyết ngôn ngữ học hiện đại” của ông Tồn chỉ dừng lại ở ngần đó. Chúng tôi sẽ còn tiếp tục trở lại với vấn đề này khi đã tìm hiểu kĩ hơn.
Tuy nhiên, với những bằng chứng như trên, việc ông Tồn thêm một lần đạo văn đã hai năm rõ mười.Theo quy định về đạo văn của Đại học Arizona (Hoa Kỳ) thì nhữngbiểu hiện trên của ông Tồn trùng khớp với hành vi “sử dụng lời văn của người khác, nhưng biến báo một đôi chỗ, hoặc tổ chức lại nó”. Đây là hành vi đạo văn ngay cả khi được chú nguồn. Ở trường hợp của ông Tồn, ông còn thậm chí không hề chú nguồn, coi nó luôn là sản phẩm của mình.
Tại Việt Nam, Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị định số 100/2006/NĐ-CP hay các quy định về Đạo văn của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TPHCM đều nói rõ việc sử dụng tác phẩm của người khác chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình và không được gây phương hại tới quyền tác giả. Ở đây, rõ ràng ông Tồn, mặc dù đã liều lĩnh lấy gần như trọn vẹn cả 3 chương của hai ông Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán nhưng không hề đả động một lời nào đến họ.
Điều đáng nói là cuốn sách đạo văn này chỉ là một phần nhỏ trong hàng loạt các sản phẩm “đạo văn có hệ thống khác” của ông Tồn đã và đang tiếp tục bị truyền thông phanh phui trong suốt một thời gian dài. Nhưng đáng sợ là nó lại đang được sử dụng như là một chuyên luận để giảng dạy nghiên cứu sinh tại Học viện Khoa học Xã hội. Với một sản phẩm “hàng rỏm” và “đạo văn” như vậy, liệu chúng ta có kì vọng sẽ cho ra lò các tiến sĩ chất lượng và trung thực hay không? Và liệu người đã nhào nặn ra nó có còn xứng đáng với chức danh Giáo sư hay không?
Nguyễn Minh Anh
http://baophunuthudo.vn/article/27864/165/phat-hien-them-mot-cuon-sach-dao-van-cua-ong-nguyen-duc-ton
19.
GS. Đạo văn Nguyễn Đức Tồn từng gây sửng sốt và phẫn nộ cho nhiều người, khi giải thích với báo chí: sở dĩ sách của ông chép hàng chục trang từ bài viết của Nguyễn Thị Thanh Hà, vì ông chính là thầy hướng dẫn luận án cho cô ấy. Tuy nhiên trong thực tế, người hướng dẫn luận án cho Nguyễn Thị Thanh Hà là GS. Hoàng Văn Hành, chứ không phải Nguyễn Đức Tồn.
Tuy nhiên, sự việc không chỉ dừng ở đó.
Giới ngôn ngữ học lại mới phát hiện thêm một việc làm tương tự của ông Tồn.
Trong sách “Đặc trưng văn hóa-Dân tộc của ngôn ngữ và tư duy”, ông Nguyễn Đức Tồn (tác giả cuốn sách) viết:
“Theo phương pháp trên, chúng tôi đã hướng dẫn Cao Thị Thu tiến hành phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của trường tên gọi thực vật[114] và Nguyễn Thúy Khanh tiến hành phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của trường tên gọi động vật trong tiếng Việt.
Theo đây, ông Nguyễn Đức Tồn khẳng định: ông chính là người “hướng dẫn” luận văn cho cả hai người là Cao Thị Thu và Nguyễn Thúy Khanh.
Tuy nhiên, một lần nữa ông Nguyễn Đức Tồn lại nhận bậy. “114” chính là kí hiệu của Luận văn “Đặc điểm định danh và ngữ nghĩa trường từ vựng tên gọi thực vật trong tiếng Việt” của Cao Thị Thu (Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1995). Và người hướng dẫn Luận văn cho Cao Thị Thu, là Nguyễn Thiện Giáp, chứ không phải Nguyễn Đức Tồn (Nguyễn Đức Tồn chỉ hướng dẫn cho Nguyễn Thúy Khanh).
Như vậy, sau khi hướng dẫn luận án cho Nguyễn Thúy Khanh, ông Nguyễn Đức Tồn đã chép lại gần trăm trang luận án của học trò để đưa vào sách của ông với cái lí ông lấy lại những gì đã từng “hướng dẫn” cho trò. Tuy nhiên, với Cao Thị Thu và Nguyễn Thị Thanh Hà-hai người không phải do ông hướng dẫn thì sao? Vì sao hàng chục trang luận văn (của Cao Thị Thu) và toàn bộ một bài viết hàng chục trang khác (của Nguyễn Thị Thanh Hà) lại bị ông Tồn trắng trợn đưa vào sách mang tên ông? Có lẽ, vì chứng cứ đạo văn quá rõ, ông Tồn không còn con đường nào khác là đánh bài liều, cướp công hướng dẫn luận văn và luận án của hai vị GS khả kính Hoàng Văn Hành và Nguyễn Thiện Giáp.
Ông Nguyễn Đức Tồn làm những việc tày trời như vậy, nhưng hiện ông vẫn là Chủ tịch hội đồng biên tập của “Tạp chí Ngôn ngữ”, và chễm chệ một ghế trong Hội đồng chức danh giáo sư ngành Ngôn ngữ học với đầy đủ học hàm học vị: GS.TS Nguyễn Đức Tồn!
(Ảnh: Cuốn sách của ông Nguyễn Đức Tồn trong đó ông tự nhận là người hướng dẫn Cao Thị Thu; trong khi bìa Luận văn ghi rõ tên người hướng dẫn là PGS.PTS Nguyễn Thiện Giáp)
18.
Thứ ba, 10/07/2018 - 00:00
Vì sao “đạo văn” mà vẫn được phong Giáo sư?
PNTĐ-Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo PNTĐ đã phỏng vấn GS.TS Nguyễn Văn Lợi để làm rõ vụ đạo văn của GS.TS Nguyễn Đức Tồn.
Trong mấy tháng gần đây, công luận và giới trí thức trong ngoài nước đặc biệt quan tâm đến vụ đạo văn của GS.TS Nguyễn Đức Tồn, nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, nguyên Tổng Biên tập tạp chí Ngôn ngữ, nguyên Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học - thuộc Học viện Khoa học xã hội Việt Nam. Vụ việc được đặc biệt quan tâm là bởi nó kéo dài cả chục năm mà không giải quyết, mặt khác người bị tố đạo văn lại tố rằng ông bị tố đạo văn là do thù hằn cá nhân. PV Báo PNTĐ đã phỏng vấn GS.TS Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, nguyên Chủ tịch Hội đồng cơ sở, nguyên Thư ký HĐCDGS Ngành Ngôn ngữ học xung quanh vấn đề này.
Ông Nguyễn Đức Tồn xuất hiện trên hãng BBC đổ lỗi đạo văn cho học trò |
- Trả lời trên một vài tờ báo và trên hãng BBC, cũng như trong kiến nghị gửi Thủ tướng ông Nguyễn Đức Tồn nói rằng, một số người (trong đó có GS.TS Nguyễn Văn Lợi) tố ông Tồn đạo văn vì họ trả thù việc ông Tồn chống tiêu cực. Xin GS Nguyễn Văn Lợi cho biết ý kiến về vấn đề này?
GS. Nguyễn Văn Lợi: Ông Nguyễn Đức Tồn lần đầu tiên bị phát hiện đạo văn năm 2002. Năm đó ông Nguyễn Đức Tồn (chức danh là Tổng Biên tập tạp chí Ngôn ngữ trực thuộc Viện Ngôn ngữ học) nộp hồ sơ xin phong GS tại Hội đồng Chức danh cơ sở Viện Ngôn ngữ học. Tôi lúc đó (là Phó Viện trưởng phụ trách khoa học của Viện Ngôn ngữ học) là Chủ tịch HĐ. Trước khi HĐ xét hồ sơ, ông Tồn nhân danh đồng hương với tôi, đã ra sức lôi kéo tôi, mong nhận được sự ủng hộ của “đồng hương”. Xem xét hồ sơ, HĐ phát hiện có hiện tượng đạo văn và sự gian dối trong hồ sơ của đương sự Nguyễn Đức Tồn.
Cụ thể là: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các sách, báo nộp trong hồ sơ phải được công bố (xuất bản) trước hạn nộp hồ sơ. Nhưng trong hồ sơ của ông Tồn cuốn sách “Đặc trưng văn hóa-dân tộc của ngôn ngữ và tư duy của người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác)” như minh chứng thành tích nghiên cứu khoa học của ông Tồn chỉ là bản thảo, chưa hề được xuất bản. Đồng thời cũng do thẩm định hồ sơ của ông Tồn, HĐ phát hiện trong 2 cuốn sách mà ứng viên Tồn đưa ra làm bằng chứng thành tích đào tạo và nghiên cứu khoa học có nhiều chỗ nghi được sao chép nguyên văn bài báo của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà, có hàng chục trang chép nguyên xi từ Luận án Phó Tiến sĩ của bà Nguyễn Thúy Khanh (bảo vệ 6 năm trước), và có hàng chục trang chép gần như nguyên vẹn từ Luận văn tốt nghiệp ĐH ngành Ngôn ngữ học (đã bảo vệ 7 năm trước) của Cao Thị Thu.
Khi bị HĐ bóc trần sự gian trá và hành vi đạo văn, ông Nguyễn Đức Tồn đã la lối và đòi truy tố tôi (Chủ tịch HĐ - người chịu trách nhiệm chính) ra Tòa án hình sự. Trong phiên thẩm định và xem xét hồ sơ, HĐ buộc phải mang bằng chứng xác nhận của Cục Xuất bản Bộ Văn hóa chứng minh quyển sách của ông Tồn chưa được xuất bản trước thời hạn nộp hồ sơ. Trong cuộc họp, ngoài các thành viên HĐ, còn có sự tham dự của GS.TS Đỗ Trần Cát - Thư kí của HĐ Chức danh GS Nhà nước và Ban Thanh tra HĐ CDGS Nhà nước. HĐ bỏ phiếu bác hồ sơ của Nguyễn Đức Tồn.
Trước những bằng chứng không thể chối cãi, đương sự Nguyễn Đức Tồn buộc phải chấp nhận thất bại về chuyện xin phong chức danh Giáo sư. Nhưng tiếc là ông Tồn đã không nhận thức ra sai trái của mình để răn mình, sửa mình, mà ông này bắt đầu chiến dịch kiện cáo kéo dài lãnh đạo Viện Ngôn ngữ học - những thành viên chủ chốt của HĐ đã xét duyệt hồ sơ của ông ta. Năm 2006, lần thứ 2 ông Nguyễn Đức Tồn xin phong chức danh GS, nhưng lần này ông Tồn không nộp ở HĐ cơ sở là Viện Ngôn ngữ, mà nộp ở HĐ Khoa Ngôn ngữ - trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội. Hồ sơ thông qua ở HĐ cơ sở này, nhưng khi lên HĐ chức danh Ngành Ngôn ngữ học thì vì hồ sơ của ông Tồn vẫn bao gồm những công trình đạo văn, nên đã bị bác.
Chủ tịch HĐ là GS.TSKH Nguyễn Quang Hồng, Phó Chủ tịch là GS.TS Đinh Văn Đức, 2 thành viên là cán bộ của Viện Ngôn ngữ học là GS.TSKH Lý Toàn Thắng (Viện trưởng), và tôi GS.TS. Nguyễn Văn Lợi (Phó viện trưởng và là Thư kí HĐ). Lần này, ông Nguyễn Đức Tồn tiếp tục dựng lên câu chuyện chống tiêu cực ở Viện Ngôn ngữ học để trả thù những lãnh đạo của Viện tham gia HĐ đã bỏ phiếu không tán thành việc phong chức danh GS cho ông Tồn. Không chỉ nhằm vào tôi và GS Lý Toàn Thắng, mà ông Tồn còn đòi truy tố GS.TSKH Nguyễn Quang Hồng là người không làm việc ở Viện Ngôn ngữ học, nhưng là Chủ tịch HĐCDGS Ngành Ngôn ngữ học, nơi đã vạch trần việc đạo văn và phủ quyết hồ sơ xin phong GS của ông Nguyễn Đức Tồn.
Có thể nói một trong các nguyên nhân khiến việc giải quyết vụ đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn kéo dài hơn 10 năm vẫn bùng nhùng không xong là do ông Tồn tìm mọi cách chối tội. Một trong các chiêu trò chối tội của ông là ông biến ông từ người cần được xử lý thành nạn nhân, còn người vạch trần tội lỗi của ông lại trở thành người bị mắc tội, thậm chí ông “hình sự hóa”, đòi đưa ra tòa án để xét xử. Cách hành xử với TS Nguyễn Thúy Khanh (từ năm 2002 đến nay), GS Lý Toàn Thắng, GS Nguyễn Văn Lợi, PGS Phạm Hùng Việt (từ năm 2002 - đến nay), GS. Trần Ngọc Thêm (sau 2016, khi GS Thêm vạch trần tội đạo văn trong hồ sơ xin giải thưởng Hồ Chí Minh của ông Tồn), GS. Nguyễn Quang Hồng (năm 2006) và nay đối với lãnh đạo Viện Ngôn ngữ học đương nhiệm là như vậy. Chiêu trò thứ hai ông Tồn áp dụng để chối tội đạo văn là khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện ngay cả khi các vụ việc đã được cơ quan có trách nhiệm, cũng như tập thể cơ quan, cấp ủy, Chi Bộ Đảng cơ quan kết luận phủ nhận những điều ông Tồn khiếu kiện.
- Trước câu hỏi bức xúc của công luận: Tại sao người đạo văn trắng trợn, tinh vi đã thành hệ thống (theo đánh giá của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm) như ông Nguyễn Đức Tồn vẫn được phong GS, trong bài báo trước, GS. TSKH Trần Ngọc Thêm giải thích rằng, biết ông Tồn đạo văn nhưng vẫn công nhận đạt tiêu chuẩn GS, vì HĐCD NNH (năm 2009) theo truyền thống “trọng tình”, “nhân văn” của văn hóa Việt. GS bình luận gì về vấn đề này?
GS.TS Nguyễn Văn Lợi: Cách giải thích này đã gây nên sự bức xúc đến bất bình của công luận; nhiều người bày tỏ sự nghi ngờ và phủ nhận công tác xét phong chức danh GS không chỉ của ngành Ngôn ngữ học, mà của các ngành KH khác (nhất là sau lùm xùm của đợt xét phong GS năm 2017). Trước bức xúc của dư luận, HĐCDNNH lần này mang hồ sơ của ông Tồn năm 2009 ra xét “án tại hồ sơ” và khẳng định hồ sơ sạch sẽ, “không đạo văn”. Khẳng định điều này, HĐ cũng muốn nói với công luận rằng, họ làm việc nghiêm túc, trong sáng, minh bạch, công tâm, không hề vì “trọng tình”, “nhân văn” như ông Chủ tịch HĐ (năm 2009 và hiện nay) đã nói trước đây, khiến công luận càng bức xúc, bất bình.
Ở đây, cần phải khẳng định rằng, đạo văn là sự vi phạm đạo đức khoa học, là vi phạm tiêu chuẩn đạo đức của nhà giáo, vi phạm tiêu chuẩn trung thực của người được xét phong GS, và người được xét phải được xem xét trong cả quá trình để đảm bảo luôn luôn có đạo đức khoa học, tức trung thực, không dính đến đạo văn. Đối với trường hợp ông Nguyễn Đức Tồn người đạo văn một cách hệ thống, lẽ ra HĐCDNNH năm 2009 cần phải bác bỏ, dù trong hồ sơ xin xét phong năm 2009, dấu vết đạo văn đã được tẩy xóa. Do được bênh vực, dung dưỡng, nên năm 2016, ông Nguyễn Đức Tồn mới lấn tới, đem công trình có nội dung đạo văn tham gia xét tặng giải thưởng cao quý Hồ Chí Minh, xúc phạm đến uy tín của giải thưởng cao quý nhất Việt Nam này.
Điều nực cười là, trong hồ sơ xin giải thưởng Hồ Chí Minh, đương sự lại ngang nhiên đạo văn công trình của chính GS.TSKH Trần Ngọc Thêm!
Nhân bàn về sự trong sạch của lá phiếu ủng hộ ông Tồn của các thành viên HĐ, xin dừng lại ở một chuyện. Gần đây, trên mạng lan truyền một tin nhắn từ số điện thoại của ông Tồn gửi cho một thành viên HĐ muốn xin số tài khoản để biếu tiền vị thành viên của HĐ này, gọi là “làm quà cho các cháu” nhân Giáng sinh sắp đến. Có người nghĩ rằng người được ông Tồn nhắn tin là thành viên HĐCD Ngành NNH năm 2009. Nhưng thực ra, cuộc “trao đổi” qua tin nhắn này xảy ra năm 2016, người được xin số tài khoản để ông Tồn “gửi quà cho các cháu” là thành viên (phản biện) của HĐ xét giải thưởng Hồ Chí Minh, mà GS Nguyễn Đức Tồn là ứng viên duy nhất.
PV: - Như vậy đã sáng rõ vấn đề rằng, vụ việc ông Nguyễn Đức Tồn bị tố đạo văn nhiều công trình khoa học của người khác, thực chất là sự lên tiếng của những người muốn góp phần làm trong sạch nền giáo dục, lấy lại niềm tin cho những nhà khoa học chân chính. Còn việc bản thân ông Tồn đã nhiều năm liên tục khiếu kiện lãnh đạo thực sự chỉ là “chiêu trò”! Xin cảm ơn GS.TS Nguyễn Văn Lợi đã công khai, thẳng thắn tham gia ý kiến về vụ việc này! Hy vọng rằng Bộ GD-ĐT và HĐ CDGS Nhà nước sẽ thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, xem xét xử lý nghiêm minh vụ việc đạo văn này, sớm trả lại sự trong sáng và tinh thần yêu khoa học cho những người làm khoa học trong ngành Ngôn ngữ học nói riêng, vì một nền khoa học chân chính, lành mạnh của Việt Nam nói chung!
Nguyễn Minh Anh
17.
Vụ GS. Đạo văn Nguyễn Đức Tồn xuất hiện thêm tình tiết động trời.
Bài “Bị tố đạo văn, GS Nguyễn Đức Tồn lần đầu giải trình” (Báo PLO.VN ngày 15/3/2018) có đoạn:
“Về việc bị tố lấy bài viết của Nguyễn Thị Thanh Hà đăng trên tạp chí Ngôn Ngữ, ông Tồn cũng đưa ra rất nhiều chứng cứ. Bà Nguyễn Thị Thanh Hà là NCS do ông hướng dẫn và đã từng đứng tên chung với GS Tồn trên nhiều bài báo.
Đặc biệt, khi vào hội đồng ngành, nhóm thẩm định do GS Trần Ngọc Thêm làm trưởng nhóm đã xem xét các đơn thư nặc danh tiếp tục lặp lại hành động tố cáo GS Tồn đạo văn. Sau khi nghiên cứu, đối chứng các tài liệu, chứng từ, hồ sơ nghiên cứu của mình và các học sinh được chính GS Tồn hướng dẫn, nhóm thẩm định đã có bản báo cáo do GS Trần Ngọc Thêm đại diện ký tên, trong đó có những nhận định và kết luận:
“Đạo văn không phải, nhưng sử dụng có chú dẫn theo lối thông thường cũng không đúng, vậy nên kết luận về trường hợp này như thế nào? Chúng tôi cho rằng, về tư tưởng và đạo đức, tác giả Nguyễn Đức Tồn hoàn toàn trong sáng và không có tà ý “đạo văn” khi viết, song về phương pháp, ông (vào thời điểm ấy) đã hiểu sai về cách thức sử dụng tư liệu của học trò nên đã đưa nguyên khối nhiều trang luận án của học trò vào sách của mình…
…”Do vậy, hoàn toàn không có cơ sở để tố cáo tôi lấy cắp bài viết của Nguyễn Thị Thanh Hà để đưa vào sách của mình” - GS Tồn nói”.
Theo đây, ông Nguyễn Đức Tồn khẳng định, ông chính là người hướng dẫn luận án cho "học trò" của mình là Nguyễn Thị Thanh Hà. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn không phải vậy! Người hướng dẫn NCS Nguyễn Thị Thanh Hà là GS. Hoàng Văn Hành, chứ không phải Nguyễn Đức Tồn.
Như vậy, khi bị truy chuyện đạo văn đến cùng, ông Nguyễn Đức Tồn trong thế bí đã không ngần ngại cướp ngay công hướng dẫn Luận án NCS Nguyễn Thị Thanh Hà của cố Giáo sư Hoàng Văn Hành để lí giải cho hành động đạo văn của mình. Mặt khác, lời nhận xét đáng xấu hổ 10 năm trước của ông Trần Ngọc Thêm tiếp tục được ông Nguyễn Đức Tồn trương ra như một thứ lệnh bài miễn chết.
Có lẽ ông Nguyễn Đức Tồn nghĩ rằng, người chết thì không biết khiếu kiện, còn người sống thì tay cũng đã trót nhúng chàm trong vụ việc của ông, nên ông mới có “gan nuốt búa” như vậy chăng?
(Xem ảnh: Quyết định giao GS Hoàng Văn Hành hướng dẫn NCS Thanh Hà và Đơn viết tay xin gia hạn bảo vệ, do cô Thanh Hà viết, có xác nhận của GS Hoàng Văn Hành)
https://www.facebook.com/TuancongThuphong/posts/2182278605336180
16.
(VTC News) - Một thành viên trong Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học cho biết, muốn giải quyết nghi vấn GS Nguyễn Đức Tồn có đạo văn hay không phải đưa lên các cấp cao hơn để giải quyết và cần có sự can thiệp của bên tòa án, sở hữu trí tuệ để xác minh.
Sáng nay (13/6), Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học họp tại trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) để xem xét, làm rõ nghi vấn đạo văn của GS Nguyễn Đức Tồn - nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ Việt Nam.
Tham gia cuộc họp có 11/13 thành viên là đại diện Hội đồng Chức danh GS Nhà nước, Chánh văn phòng, đại diện các văn phòng…
Sau khi kết thúc cuộc họp, đại diện một thành viên trong Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học cho biết: “Cuộc họp phức tạp, cuối cùng vẫn không đưa ra được kết luận về nghi vấn GS Tồn có đạo văn hay không. Như vậy, Hội đồng ngành không thể báo cáo và đưa ra kết luận về vụ việc cho Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước”.
Thành viên này cho biết thêm, cuộc họp bàn về hai vấn đề: Xem xét hồ sơ xét duyệt GS của ông Nguyễn Đức Tồn năm 2009 và việc thực hiện chỉ đạo của Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước về việc làm rõ nghi vấn đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn.
“Tôi và một số thành viên trong Hội đồng ngành nhận thấy đây là vấn đề nhạy cảm, phức tạp và phải họp thêm. Theo đó, phải căn cứ vào Luật Sở hữu trí tuệ, có luật sư, ra tòa án để làm rõ nghi vấn đạo văn. Vì vậy, chưa thể kết luận và đề nghị báo cáo lên Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước”, thành viên này cho hay.
“Muốn giải quyết sự việc này phải đưa lên các cấp cao hơn để giải quyết chứ Hội đồng ngành không thể giải quyết được”, vị này nói.
Được biết, trong cuộc họp sáng nay, GS Tồn đã có nhiều ý kiến khiến cho cuộc họp trở nên gay gắt hơn.
Trước đó, GS Nguyễn Đức Tồn - người đang bị Hội đồng chức danh GS ngành ngôn ngữ rà soát, kiểm tra việc có "đạo văn" của trò hay không đã gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng đề nghị làm rõ cả những “nghi vấn” GS, PGS khác “đạo văn”.
Theo ông Tồn, ngoài gửi Thủ tướng, đơn kiến nghị này cũng đã được ông gửi đến Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Ban Tuyên giáo trung ương, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, chủ tịch Hội đồng chức danh GS nhà nước, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam...
Ngày 2/6 Trả lời báo chí về kết quả thẩm tra nghi vấn đạo văn của GS.TS Nguyễn Đức Tồn, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã giao Bộ Giáo dục và Đào tạo làm rõ nghi vấn đạo văn và yêu cầu thông báo công khai trên các phương tiện truyền thông báo chí ngay khi có kết quả.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, vừa qua GS.TS. Nguyễn Đức Tồn có đơn kiến nghị gửi Thủ tướng và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị thẩm tra và kết luận rõ ràng khi ông bị nghi đạo văn.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng vấn đề phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư được Thủ tướng chỉ đạo rất quyết liệt và yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai và thực hiện kết luận hết sức nghiêm túc để đánh giá việc phong chức danh đúng người, đúng hàm.
Chính vì vậy, việc này đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra và thẩm định toàn bộ hồ sơ.
"Theo đó, khi có kết quả kiểm tra, kết quả làm rõ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo cho GS.TS Nguyễn Đức Tồn biết và công khai trên các phương tiện truyền thông báo chí", người phát ngôn Chính phủ khẳng định.
https://vtc.vn/nghi-van-gs-nguyen-duc-ton-dao-van-can-toa-an-can-thiep-xac-minh-d406259.html
15.
GS Nguyễn Đức Tồn sẽ tự bỏ phiếu xem xét mình có đạo văn học trò hay không?
Với tư cách là thành viên Hội đồng chức danh Giáo sư ngành ngôn ngữ học, GS Nguyễn Đức Tồn sẽ tự bỏ phiếu, thẩm tra xem mình có đạo văn của học trò hay không.
14.
(Tục ngữ)
Xin tiếp tục gửi đến Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học chứng cứ đạo văn mới của ông Nguyễn Đức Tồn.
Tạp chí “Ngôn ngữ” số 7/2000 có bài "Thủ pháp nhận diện và phân biệt từ láy với từ ghép có hình thức ngữ âm giống từ láy" (trang 56-61) của đồng tác giả ThS Nguyễn Thị Thanh Hà-Lan Hương (bút danh của Nguyễn Đức Tồn).
Một năm sau (2001), bài này được ông Nguyễn Đức Tồn bê nguyên xi đưa vào sách "Những vấn đề dạy và học tiếng Việt trong nhà trường-Phương pháp dạy và học tiếng Việt ở bậc trung học cơ sở" (Nxb ĐHQG Hà Nội, 2001) với tên “Thủ pháp nhận diện và phân biệt từ láy với từ ghép có hình thức ngữ âm giống từ láy" (12 trang, từ trang 108-120) và chú thích: “Bài viết có sự cộng tác của Nguyễn Thị Thanh Hà, NCS Viện Ngôn ngữ học”.
Như vậy, đây là lần thứ 5, ông Nguyễn Đức Tồn cưỡng gian bài viết của những người phụ nữ vốn là học trò, là cháu gái, là cộng tác viên, là đồng sự, đồng nghiệp của ông, đem in thành sách, để đáp ứng tiêu chí phong Phó Giáo sư, Giáo sư và trở thành Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học.
Ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn có hệ thống, đạo văn nhiều lần, đạo một cách ngang nhiên, trắng trợn như vậy, nhưng ông vẫn tìm được cách yên vị trên chiếc ghế Viện trưởng Viện ngôn ngữ học cho đến khi về hưu năm 2012, và đến nay vẫn giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ, đồng thời có chân trong Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành ngôn ngữ học, được quyền phán xét người khác!
[*] Kẻ trơ trẽn, mặt dày mày dạn rất đáng sợ, không thể xem thường những việc làm vô liêm sỉ của nó.
13.
Mới phát hiện thêm GS.TS. đạo văn Nguyễn Đức Tồn đã cướp trắng một bài viết chung với người khác.
Tạp chí “Ngôn ngữ” (số 3/1994), đăng bài "Đặc điểm danh học và ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ "sự kết thúc cuộc đời của con người" của đồng tác giả Nguyễn Đức Tồn-Huỳnh Thanh Trà.
Thế nhưng 8 năm sau, Nguyễn Đức Tồn đã lấy nguyên xin bài viết này đưa vào sách "Đặc trưng văn hóa-dân tộc của ngôn ngữ và từ duy ở người Việt" (trong sự so sánh với những dân tộc khác) (Nxb Đại học QG Hà Nội, 2002), thành trọn chương 6 (21 tr.) với tên "Đặc điểm danh học và ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ "sự kết thúc của cuộc đời". Điều đáng nói là tên người viết chung, đồng sở hữu bản quyền Huỳnh Thanh Trà đã không còn nữa.
Như vậy, ông Nguyễn Đức Tồn đã từng:
1-Sao chép hơn trăm trang luận án (của học trò Nguyễn Thị Thuý Khanh), luận văn (của cháu gái vợ Cao Thị Thu), để đưa vào sách của mình, rồi chú thích là “có sử dụng dữ liệu”.
2-Lấy trọn bài viết của cộng tác viên Tạp chí Ngôn ngữ Nguyễn Thị Thanh Hà (mà ông Tồn là Chủ tịch Hội đồng biên tập), đưa vào sách của ông, rồi chú thích “Bài viết có sự cộng tác của Nguyễn Thị Thanh Hà”.
3-Lấy trọn một bài viết mà Nguyễn Đức Tồn vốn chỉ là đồng tác giả (với Huỳnh Thanh Trà), để đưa vào sách của ông thành một chương, gạt hoàn toàn Huỳnh Thanh Trà ra ngoài.
Tục ngữ dân gian có câu “Tậu voi chung với Đức ông” (hợp tác, chung đụng với kẻ quyền thế, vừa vất vả khó nhọc, vừa phải chịu thua thiệt). Nay, với trường hợp đạo văn vừa phát hiện, có lẽ nên đặt thêm một câu tục ngữ mới “Viết bài chung với Đức Tồn”! (Hợp tác, chung đụng với Đức Tồn không chỉ có ngày bị trắng tay, mà còn bị tố ngược, mất cả chì lẫn chài).
Điều đáng chú ý, cho đến 22g, 40p, ngày 11/6/2018, cả bốn người bị ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn, cướp văn, đều là chị em phụ nữ!
https://www.facebook.com/TuancongThuphong/posts/2154669958097045
Chuyện GS.TS. Nguyễn Đức Tồn sao chép hơn 100 trang luận án của học trò Nguyễn Thị Thuý Khanh, và luận văn của cháu ông là Cao Thị Thu, tưởng đã là manh động lắm. Thế nhưng điều đáng kinh ngạc hơn, ông tiếp tục cưỡng đoạt bài viết của một người phụ nữ khác-ThS Nguyễn Thị Thanh Hà- theo một kế trong "Tam thập lục kế" có tên là “Phản khách vi chủ”!
Câu chuyện rất đơn giản.
Tạp chí “Ngôn ngữ” (2/2001) đăng bài “Dạy từ láy cho học sinh trung học cơ sở” của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà. Khi ấy, PGS.TS. Nguyễn Đức Tồn là Chủ tịch Hội đồng Biên tập của tạp chí.
Ba tháng sau, Chủ tịch Hội đồng biên tập PGS.TS Nguyễn Đức Tồn ngang nhiên lấy trọn bài viết này của ThS Nguyễn Thị Thanh Hà, để đưa vào sách “Những vấn đề dạy và học tiếng Việt trong nhà trường” (Nguyễn Đức Tồn-NXB Đạo học Quốc gia Hà Nội). Tên bài viết in trong cuốn sách mang tên tác giả Nguyễn Đức Tồn được thêm vào mấy từ “VỀ PHƯƠNG PHÁP dạy từ láy cho học sinh trung học cơ sở”, và chú thích: “Bài viết có sự cộng tác của Nguyễn Thị Thanh Hà, NCS Viện ngôn ngữ học”.
Điều đáng chú ý là tất cả những chỗ Nguyễn Thị Thanh Hà mở ngoặc: “(chúng tôi nhấn mạnh-NTTH)”, đều được PGS.TS Nguyễn Đức Tồn đổi thành “(chúng tôi nhấn mạnh-NĐT)”.
Như vậy, khi in bài ở Tạp chí “Ngôn ngữ” người đứng tên duy nhất, cũng là chủ nhân duy nhất của bài viết chính là ThS Nguyễn Thị Thanh Hà; còn PGS.TS. Nguyễn Đức Tồn chỉ đóng vai trò là Chủ tịch Hội đồng biên tập, cùng với 9 Uỷ viên khác. Thế nhưng, PGS.TS Nguyễn Đức Tồn đã áp dụng kế “phản khách vi chủ”, ngang nhiên chiếm đoạt bài viết của cộng tác viên.
Theo đó, từ vị trí người biên tập, PGS.TS. Nguyễn Đức Tồn bỗng trở thành tác giả bài viết, còn tác giả đích thực của bài viết ThS Nguyễn Thị Thanh Hà, lại bị ông đẩy xuống vị trí người “cộng tác”!
Thế nhưng, giờ đây, GS. Tồn một mực kêu oan, cho rằng, vì ông "chống tiêu cực" nên mới ra nông nỗi bị người ta vu cho tội "đạo văn"!
Xem toàn bộ hình ảnh so sánh ở đây:
https://www.facebook.com/TuancongThuphong/posts/2151168561780518
11.
Thứ sáu, 25/05/2018 - 00:00
PNTĐ-Trên một số báo mạng, sau hơn 1 tuần im lặng trước sự ồn ào của công luận trong và ngoài nước về nghi án đạo văn, ông Nguyễn Đức Tồn đã gửi kiến nghị lên Thủ tướng...
- TS Nguyễn Thúy Khanh lần thứ 2 lên tiếng về "đạo văn" của ông Nguyễn Đức Tồn
- Ông Nguyễn Đức Tồn cần tuân thủ pháp luật!
- Ông Tồn đang đánh tráo khái niệm!
- Kỳ 3: Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước đã yêu cầu kiểm tra, xử lý!
- PGS.TS Phạm Hùng Việt: “Cần sớm lập tổ công tác thẩm định đạo văn của ông Tồn”
- TS Nguyễn Thuý Khanh: Về vấn đề đạo văn của Giáo sư Nguyễn Đức Tồn
- Kỳ 2: Cần phải miễn nhiệm học hàm của ông Nguyễn Đức Tồn!
- GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: "Ông Nguyễn Đức Tồn thực chất là đạo văn"
- GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: "Đạo văn cần bị xử lý nghiêm"
- Vì sao “đạo văn” mà vẫn được phong Giáo sư?
Trên một số báo mạng, sau hơn 1 tuần im lặng trước sự ồn ào của công luận trong và ngoài nước về nghi án đạo văn, ông Nguyễn Đức Tồn đã gửi kiến nghị lên Thủ tướng. Điều khiến công luận ngỡ ngàng là, khác với lần trả lời trên BBC chỉ cách đây hơn 1 tuần, ông Tồn còn dẫn lời GS.TSKH Trần Ngọc Thêm để biện hộ cho sự vụ đạo văn của mình, rằng ông Thêm khẳng định ông Tồn là người “trong sáng, trung thực”, trong Kiến nghị gửi Thủ tướng lần này, ông Tồn lại ra sức thóa mạ GS Thêm, rằng ông Thêm cũng đạo văn, mang GS Thêm ra mặc cả, rằng nếu xử lí ông Tồn, cũng phải xử GS.TSKH Trần Ngọc Thêm. Vậy, sự thật đằng sau những kiến nghị gửi Thủ tướng của ông Nguyến Đức Tồn là gì?
1.Ông Nguyễn Đức Tồn đánh tráo đối tượng, đánh tráo vụ việc, đánh tráo vật chứng của vụ án, nhằm làm sai lạc vụ việc. Liên quan đến vụ án đạo văn, công luận đòi hỏi cơ quan có trách nhiệm phải làm rõ ông Tồn có đạo văn hay không? Cụ thể, công luận cần làm rõ, trong các sách mà ông Tồn đem ra làm minh chứng cho thành tích đào tạo và nghiên cứu khoa học để được nhận chức danh GS, thì ông Tồn có đạo văn của các NCS là Bà Nguyễn Thúy Khanh, Nguyễn Thị Thanh Hà và cháu vợ Cao Thị Thu, như nhiều năm ở Viện Ngôn ngữ học, HĐ chức danh các cấp trong các năm 2002, 2006 đã xác định; hay ngược lại, như ông Tồn nói, Bà Khanh, bà Hà, và có thể cả bà Thu đã lấy của ông Tồn,bởi vì, bà Khanh, bà Hà là học trò, ông Tồn là người hướng dẫn, “chỉ có học trò đạo của thầy, làm gì có chuyện thầy - một GS,TS. lại đi trộm chữ của học trò, của cháu vợ ?”. Trả lời các câu hỏi trên, cơ quan có trách nhiệm sẽ trả lời cho công luận: ông Tồn có vi phạm tiêu chuẩn về sự trung thực của người mang danh vị GS như quy định trong Nghị định 174 của Thủ tướng. Thế nhưng, trong kiến nghị gửi Thủ tướng, ông Nguyễn Đức Tồn đòi phải xác định xem trong đợt xét phong 2009 ông Tồn có xứng đáng được phong chức danh GS hay không?. Đây là thủ đoạn đánh tráo đối tượng, đánh tráo và cố ý làm sai lạc nội dung của vụ việc.
2.Ông Tồn cũng cố ý đánh tráo các vật chứng của vụ án. Với nội dung vụ án “Có đạo văn hay không?, Ai đạo của ai”, vật chứng của vụ án là các sách của ông Tồn đem ra làm minh chứng cho thành tích để được phong GS trong các năm 2002, 2006 và các đối chứng là luận văn, luận án, bài báo của những người có liên quan (quyền lợi hợp pháp và danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm) là TS.Nguyễn Thúy Khanh, TS. Nguyễn Thanh Hà, cử nhân Cao Thị Thu. Thế nhưng, ông Tồn kiến nghị lên Thủ tướng, đòi phải đóng băng hồ sơ xin xét GS năm 2009, để xem xét hồ sơ này có đạo văn hay không và ông có xứng đáng được xét phong GS hay không. Công luận thừa biết, sau 7 năm bị phanh phui chuyện đạo văn, trong hồ sơ năm 2009, ông Nguyễn Đức Tồn đã xóa mọi dấu vết đạo văn, làm sạch hồ sơ. Đây là thủ đoạn đánh tráo vật chứng vụ án của nghi can Nguyễn Đức Tồn.
3.Ông Nguyễn Đức Tồn đánh tráo khái niệm. Công luận cho rằng, vụ án đạo văn cần làm rõ trắng đen, để người đạo văn, vi phạm đạo đức nhà giáo, nhà khoa học phải bị xử lý, để cho không khí học thuật, giáo dục, đào tạo cả nước được trong sạch, lành mạnh. Thế nhưng, trong kiến nghị gửi Thủ tướng, ông Tồn lại “ăn vạ” kêu với người có trách nhiệm cao nhất của Chính phủ và cảnh báo công luận rằng, nếu ông bị tước học hàm GS thì sẽ làm xấu mặt các nhà khoa học, làm xấu mặt giới ngôn ngữ học. Ông Tồn đánh tráo khái niệm về trách nhiệm đạo đức của một cá nhân của một “con sâu” với uy tín, danh dự của cả “nồi canh” của giới ngôn ngữ học, giới học thuật cả nước. Ai cũng biết, thật đáng buồn khi có một con sâu có thể làm rầu nồi canh, nhưng việc loại trừ con sâu trong nồi canh là cần thiết, quan trọng.
4.Ông Nguyễn Đức Tồn đòi tự thành lập HĐ xét xử. Trong bản kiến nghị, ông Tồn yêu cầu thành lập HĐ để xem xét, phân xử vụ việc. HĐ này phải hợp khẩu vị của ông: đó là HĐ chức danh ngành Ngôn ngữ học mà ông là một thành viên, và có hơn 2/3 số ủy viên là những người đã bỏ phiếu tán thành phong GS cho ông năm 2009. Hơn nữa ông đòi HĐ này xem xét không phải việc ông có đạo văn hay không, mà xem xét năm 2009 ông có xứng đáng được phong GS hay không; tức là ông kiến nghị Thủ tướng can thiệp để phần lớn các thành viên HĐ tự xem xét, đánh giá năm 2009 họ đã ủng hộ ông là đúng hay sai. Công luận thừa biết, đây là cái bẫy ông giăng sẵn, để bẫy các thành viên HĐ, nếu Thủ tướng chỉ đạo dùng HĐ chuyên ngành ngôn ngữ học xem xét vụ án. Đối với các thành viên đương nhiệm HĐ chức danh ngành ngôn ngữ học, ông chia thành 2 loại: một loại gồm những người có khả năng ủng hộ ông, loại khác gồm những người ít khả năng ủng hộ ông. Mỗi loại ông dùng kế sách khác nhau. Những người có khả năng ủng hộ ông, ông thủ sẵn 2 cách: A- tiếp tục lôi kéo, tung hô, nếu người đó ủng hộ. B- Tìm sẵn những khuyết điểm, lầm lỗi của họ trong quá khứ, để lập tức thóa mạ, bôi nhọ, nếu người đó không ủng hộ ông. Cách hành xử của ông đối với GS.TSKH Trần Ngọc Thêm đã bộc lộ rất rõ cái ngón nghề này của đương sự. Đối với những thành viên ít khả năng ủng hộ ông, ông dùng kế loại họ ra khỏi HĐ.
Trong kiến nghị gửi thủ tướng, ông đòi loại ba thành viên đương nhiệm của HĐ chức danh GS ngành Ngôn ngữ học là GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, GS.TSKH. Lý Toàn Thắng, PGS.TS. Phạm Hùng Việt. Với GS Thêm, ông còn đem ra mà cả: nếu ông bị bãi nhiệm chức danh GS, thì cũng phải bãi chức danh GS của ông Thêm, vì cùng tội danh “đạo văn”. Ông đòi loại ông Thắng và ông Việt ra khỏi HĐ do cũng bị vướng tội danh “đạo văn”, mà ông cố ý gán cho họ. Vậy sự thật của cái mà ông Nguyễn Đức Tồn gọi là “đạo văn” của ông Thắng, ông Việt là gì. Chuyện xảy ra năm 2003. Lúc đó tôi đương chức Phó Viện trưởng, phụ trách khoa học viện Ngôn ngữ học. Trong các năm 2001-2003, viện được giao thực hiện đề tài cấp Bộ: Biên soạn từ điển tiếng Việt bộ mới. Đề tài do ông Phạm Hùng Việt (Phó Viện trưởng) làm chủ nhiệm, với sự tham gia của 17 thành viên, trong đó có PGS. TSKH, Viện trưởng Lý Toàn Thắng; phần lớn người tham gia đề tài là những đồng tác giả của từ điển tiếng Việt (do GS Hoàng Phê Chủ biên, Cố Thủ tướng Phạm văn Đồng viết lời giới thiệu, Giải thưởng Nhà nước về khoa học Công Nghệ). Theo hợp đồng, bộ từ điển tiếng Việt mới cần sửa chữa 25.000 mục từ trong từ điển Hoàng Phê, và biên soạn thêm 10.000 mục từ mới. Kết quả, nhóm đề tài đã thực hiện theo đúng hợp đồng; đề tài được HĐ nghiệm thu cấp cơ sở đánh giá tốt và HĐ cấp Bộ đánh giá xuất sắc. Xin lưu ý rằng,cuối năm 2002 ông Tồn nộp hồ sơ xin phong GS, nhưng bị bác bỏ ở HĐ cấp cơ sở; thành viên HĐ gồm tôi là chủ tịch HĐ, PGS Lý Toàn Thắng, PGS. Phạm Hùng Việt là ủy viên. Vì vậy, khi đề tài được nghiệm thu, ông Tồn làm đơn tố cáo nhóm đề tài đã sử dụng tới 80% mục từ đã có trong từ điển Hoàng Phê đưa vào đề tài. Trước ý kiến này, Viện Khoa học xã hội (cơ quan giao đề tài) đã thành lập một tổ công tác để xem xét; tổ công tác gồm các chuyên gia ngôn ngữ học ngoài viện Ngôn ngữ học và các chuyên gia Luật pháp (các GS, PGS Luật học làm việc tại Viện Luật, Viện KHXHVN). Vụ việc tưởng như đã được giải quyết, nhưng nay ông Nguyễn Đức Tồn lại tố cáo và gán cho GS.Lí Toàn Thắng và PGS. Phạm Hùng Việt tội danh “đạo văn”.
Cũng phải nói thêm rằng, tố cáo, khiếu kiện là chiêu trò thường xuyên được ông Nguyễn Đức Tồn sử dụng. Gần 20 năm nay, những ai làm việc ở Viện Ngôn ngữ học, ở Viện HLKHXHVN không lạ gì ngón nghề này của đương sự. Ông kiện bất cứ ai, từ cán bộ hành chính đến người có chức vụ trách nhiệm trong Viện ngôn ngữ học và lãnh đạo Viện HLKHXH, nếu người đó không ủng hộ tham vọng đến ngông cuồng của ông (ví dụ đòi tặng giải thưởng cao quý nhất là giải thường Hồ Chí Minh cho các sách đạo văn của ông). Cách của ông Tồn thường sử dụng là bới móc mọi chuyện, kể cả lí lịch ba đời của người khác để rồi lu loa, thổi phồng, quy kết chính trị, lập trường giai cấp, tư tưởng chính trị cho những ai cản bước tham vọng quyền lực, danh vị của ông. Và ông tố cáo liên tục, kể cả khi vụ việc đã được giải quyết, kết luận ở tập thể Viện, Chi bộ, hay ở cá nhân, cơ quan có trách nhiệm. Vụ việc ông tố cáo GS. Lý Toàn Thắng và PGS. Phạm Hùng Việt “đạo văn” nằm trong chuỗi các vụ việc khiếu kiện mà ông Tồn đã, đang, và sẽ tiếp tục thực hiện.
Đó là sự thật đằng sau kiến nghị gửi Thú tướng và các đơn từ khiếu kiện đã đang và sẽ được ông Nguyễn Đức Tồn gửi đến các cơ quan có trách nhiệm.
Gs. Ts Nguyễn Văn Lợi
(nguyên Phó Viện trưởng Viên Ngôn ngữ,
nguyên Chủ tịch Hội đồng chức danh co sở,
nguyên Thư ký Hội đồng chức danh Ngành Ngôn ngữ học)
10.
Thứ tư, 23/05/2018 - 00:00
VỀ CUỐN SÁCH “ ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ DÂN TỘC CỦA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Ở NGƯỜI VIỆT” CỦA ÔNG NGUYỄN ĐỨC TỒN
PNTĐ-"Với tư cách là một trong những người bị ông Tồn đạo văn, đồng thời vu cáo ngược, chúng tôi bắt buộc phải lên tiếng".
Nghi vấn đạo văn trực tiếp liên quan đến chức danh giáo sư và cuốn sách nói trên của ông Nguyễn Đức Tồn. Song, để biện luận cho việc làm sai trái của mình, ông Nguyễn Đức Tồn đã có những lí lẽ biện hộ rất vô lí và đã từng bị phản đối trong cả hai lần xét phong học hàm giáo sư. Với tư cách là một trong những người bị ông Tồn đạo văn, đồng thời vu cáo ngược, chúng tôi bắt buộc phải lên tiếng.
Quan điểm ban đầu của tôi, như đã trả lời với một số báo chí, đây là vấn đề liên quan đến khoa học và của những người làm công tác khoa học, nên cần được giải quyết thông qua một hội đồng Khoa học để có những kết luận chính thức, rõ ràng. Tuy nhiên, những ngày gần đây, cuộc sống của tôi ít nhiều có bị ảnh hưởng, xáo trộn vì những câu hỏi, những bài báo và sự quan tâm của mọi người. Có người hỏi vì chưa rõ. Có người hỏi vì bất bình thay cho tôi, hay đơn giản chỉ là để chia sẻ, thông cảm với tôi. Vì vậy, tôi quyết định một lần nữa lên tiếng để bạn bè gần xa yên tâm về tôi.
Vấn đề này đã từng được xem xét, giải quyết từ 10 năm trước. Bản chất của vấn đề thực ra rất rõ ràng, đơn giản. Song nó trở nên rắc rối bởi cách giải quyết mang tính cả nể, có phần bao che của những người có trách nhiệm trước đây. Sau đây là một số vấn đề tôi thấy cần nói rõ để mọi người hiểu hơn.
1. “Đặc trưng văn hoá dân tộc của ngôn ngữ và tư duy” là một vấn đề lớn, mang tính lí thuyết và là một đề tài mở, cần được khảo sát và phân tích trên cơ sở so sánh đối chiếu ngôn ngữ giữa các dân tộc khác nhau, và cần được thực hiện trên các trường ngữ nghĩa khác nhau. Ví dụ, trong tiếng Việt “đặc trưng văn hoá dân tộc của ngôn ngữ và tư duy người Việt” có thể được khảo sát trên các trường ngữ nghĩa như: trường các từ chỉ bộ phận cơ thể người, trường các từ chỉ tên gọi động vật, trường các từ chỉ tên gọi thực vật, trường các từ chỉ màu sắc,v.v. Trong đó đề tài luận án của Nguyễn Đức Tồn là khảo sát trên cơ sở tư liệu các từ chỉ tên gọi bộ phận cơ thể người.
Đề tài luận án của tôi là trường các từ chỉ tên gọi động vật. Luận văn của Cao Thị Thu là về các từ chỉ tên gọi thực vật v.v. Ngoài ra còn có bài viết của Huỳnh Thanh Trà phản ánh về tư duy và sự chia cắt hiện thực khách quan của người Việt thông qua việc phân tích ngữ nghĩa của từ “chết”v.v...
Việc tổng hợp những kết quả nghiên cứu từ các trường từ vựng ngữ nghĩa nói trên để khái quát thành đặc điểm văn hoá dân tộc của ngôn ngữ và tư duy người Việt là cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, ông Tồn đã phạm phải sai lầm. Quá trình đó được diễn ra tóm tắt như sau:
- Lần đầu, Ông Tồn đã làm một phép cộng đơn giản là bê nguyên xi những luận án, luận văn mà ông hướng dẫn vào và biến thành những chương của cuốn sách (theo thống kê của những người có trách nhiệm là 6/11 chương bê nguyên xi, trong đó luận văn của tôi chiếm 3 chương) với cái lí của ông Tồn: "tôi hướng dẫn thì tôi có quyền".
- Khi cái lý này bị phản đối kịch liệt, trước hết là từ phía các thành viên Hội đồng chức danh, vì đã vi phạm Luật bản quyền (luận án của tôi và luận văn Cao Thị Thu bảo vệ năm 1995 và 1996, sách ông Tồn ra năm 2002) thì ông Tồn đưa ra cái lí thứ hai: “ tôi viết hộ NCS”.
- Khi cái lí “viết hộ” không được chấp nhận, thậm chí còn vi phạm thêm luật hướng dẫn thì, để có bằng được cái chức danh giáo sư, ông Tồn đã viện cái lí thứ ba là “tôi đọc cho NCS chép”, là “tôi chữa từng dấu chấm dấu phẩy”v.v...
Riêng điều này đủ thấy tính ngụy biện của ông Tồn như thế nào. Cũng chính những lí lẽ kiểu này đã xúc phạm chúng tôi và dồn chúng tôi vào thế bắt buộc phải làm sáng tỏ tính đúng, sai của sự việc.
2. Vậy phải hiểu như thế nào về những cái lí và những phát ngôn nói trên của ông Nguyễn Đức tồn?
- Thứ nhất, cần phải nói rõ về khái niệm luận án tiến sĩ. Một cách đơn giản, dễ hiểu nhất: luận án tiến sĩ là phải dựa trên một cơ sở lí thuyết đã có và áp dụng vào những vấn đề thực tế, cụ thể để cho ra những kết quả nghiên cứu có tính chất mới và có những đóng góp nhất định.
- Thứ hai, các đề tài nghiên cứu vừa được nói trên, mặc dù được thực hiện trên cùng một cơ sở lí thuyết chung về nhận thức, về tư duy, về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, cũng như về cái nhìn “ngây thơ’ của con người trong cách chia cắt hiện thực khách quan, nhưng đều được khảo sát trên những mảng tư liệu hoàn toàn khác nhau.
Chính vì vậy, ngoài chương lí thuyết chung, có thể có những điểm đồng nhất, có những trích dẫn trùng hợp giữa các luận án, thậm chí có thể có những đoạn “giống hệt của thầy” là điều bình thường và không phạm luật. Vì người viết cần phản ánh cơ sở lí thuyết mà mình chấp nhận, trong đó có cả quan điểm của người hướng dẫn. (Hơn nữa, đây đều là những quan điểm được rút ra từ những công trình của các tác giả nước ngoài).
Các chương tiếp theo (II, III, và IV), dứt khoát phải được viết trên cơ sở khảo sát và phân tích tư liệu của cá nhân mỗi người, nên nhất định không thể có sự sao chép hay “viết hộ”.
Tôi nói điều này để thấy, cái cách trích dẫn của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm rằng, trong chương I luận văn của tôi “có những câu, những đoạn giống y hệt của thầy”, để biện hộ cho cái lí “đọc cho NCS chép” của ông Tồn, là thiếu khách quan, là đánh lạc hướng dư luận. Tại sao ông Thêm lại không nói đến 3 chương (II,III,IV) trong luận án của tôi bị bê nguyên xi vào sách ông Tồn?
Nhưng thôi, đấy là chuyện đã qua. Nay, tôi rất mừng khi GS Trần Ngọc Thêm đã có cách nhìn công tâm, trong sáng hơn và đã khẳng định “ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn đã rõ ràng”. Chúng tôi rất cần những thái độ rõ ràng, dứt khoát như vậy.
Tiếp tục nói về quá trình thực hiện luận án của tôi:
Tư liệu cho luận án của tôi gồm hai phần: một là khảo sát trên cở sở các từ chỉ tên gọi động vật tiếng Việt và một là trên cơ sở các từ chỉ tên gọi động vật tiếng Nga. Việc thu thập, phân tích nghĩa, phân loại, đánh giá đều do tự tay tôi thực hiện, rất tỉ mỉ, công phu (ông Tồn không có tư liệu này, mà chỉ được xem một số phiếu xử lí của tôi). Vậy câu hỏi đặt ra: Ông Tồn đọc cho tôi viết cái gì?
Tại thời điểm đó, tôi là những người đã có hơn 20 năm làm công việc biện soạn từ điển và nghiên cứu từ vựng-ngữ nghĩa, đã được đi thực tập ở Nga hai năm và được coi là những người có khả năng nghiên cứu độc lập. Vì vậy, ngày đó mới có chế độ bảo vệ luận án tiến sĩ đặc cách. Tức là, trên cơ sở những nghiên cứu đã có của mình có thể phát triển lên thành luận án tiến sĩ.
Đó cũng là lí do luận án không ghi “người hướng dẫn” mà chỉ ghi “cố vấn khoa học”. Luận án của tôi có quyết định chính thức vào tháng 11/1994, nhưng thực tế đã được triển khai từ tháng 4/1994. Khi có quyết định làm luận án TS của Viện Ngôn ngữ học, tôi đã xử lí xong toàn bộ tư liệu và chỉ việc bắt tay vào viết. Tôi hoàn thành vào cuối năm 1995 và bảo vệ 1996. Hơn nữa, Tôi viết luận án này không phải ở thư viện mà hoàn toàn ngồi viết tại bàn làm việc của tôi ở phòng Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học. Mấy chị em từ điển của chúng tôi đều viết luận án trong hoàn cảnh như vậy. Cũng một phần vì tại đây chúng tôi có nhiều tư liệu. Vậy, không biết có ai thấy ông Tồn đọc cho tôi viết luận án không?
Tôi khẳng định, các bài viết của tôi khi trao cho ông Tồn, chưa bao giờ phải biên tập lại. Chỉ loáng thoáng vài cái chấm phẩy và sau đó tôi có thể chuyển ngay cho tạp chí đăng. (Ngoài các bài viết liên quan đến luận án, tôi còn có các bài viết khác, nhưng chưa bao giờ phải có người biên tập lại và tôi vẫn viết cùng một văn phong). Mỗi bài, tôi viết rất sát với mục đích và đề tài luận án. Tức là cũng có phần mở đầu, phần đánh giá các quan điểm đi trước, phần nêu quan điểm của luận án, phần khảo sát, đánh giá định tính, định lượng và cuối cùng là phần tiểu kết. Vì vậy mỗi bài của tôi sau đó chỉ việc áp vào một chương mà không cần phải viết lại. Vậy mà ông Tồn đã suy luận là văn phong trong luận án của tôi giống với văn phong của ông để biện hộ cho cái lí: ông đã rất mất công chữa và đọc cho tôi???
Tôi cũng khẳng định chỉ đọc luận văn của ông Tồn qua những bài viết của ông đăng trên tạp chí ngôn ngữ học những năm 1994, 1995. Lúc đó ông liên tục viết những bài rút ra từ luận án để tham gia hội nghị và đăng tạp chí chứ không phải như ông Tồn nói là dịch luận án để đọc cho tôi (mà chả biết ông đọc cái gì khi tôi phân tích tư liệu tên gọi động vật, còn ông thì phân tích tên gọi các bộ phận cơ thể người)?
Đề cương luận án của tôi cũng được bàn bạc, trao đổi và thống nhất giữa ông Tồn và tôi, rất bình thường như bao luận án khác và không gặp phải khó khăn gì. Nhưng trong lúc làm việc tôi không thấy ông Tồn cầm tờ giấy mà ông trưng ra làm “bằng chứng viết hộ”. Tôi cũng không biết nội dung của nó có giống hoàn toàn với đề cương luận văn của tôi không và được viết từ bao giờ? Và nếu với “cái lí viết hộ” thì tôi phải có tờ giấy đó chứ sao lại lưu ở ông Tồn?
Do có thuận lợi là cùng một hệ đề tài, ông Tồn là người đã bảo vệ trước, nên sau những lần trao đổi, trò chuyện như những người đồng nghiệp thân tình (hơn là giữa NCS và người hướng dẫn), định hướng luận án của tôi đã tương đối rõ ngay từ đầu. Vì vậy, tôi mới thích đề tài này. Và, khác với những luận án khác, phải làm đề cương trước rồi mới triển khai. Luận án của tôi viết đề cương khi đã xử lí xong toàn bộ tư liệu. Do vậy, các vấn đề có thể hình dung khá rõ.
Nhìn chung, thời điểm đó chúng tôi đã làm việc khá ăn ý và rất hài lòng về nhau, nếu như không có sự việc này xảy ra. Ban đầu đúng là tôi và ông Tồn có ý định cùng viết chung chuyên đề: Về "đặc trưng văn hoá dân tộc của ngôn ngữ và tư duy người Việt”. Về việc này, ông Tồn cũng đã có lời với tôi khi tự ý ra sách. Đối với tôi điều đó hoàn toàn không quan trọng. Nhưng việc ông Tồn “trích dẫn” bị cho là vi phạm luật thì ông Tồn phải chịu trách nhiệm.
3. Nói tóm lại, theo tôi, ông Tồn đã phạm phải một sai lầm không đáng có. Nhưng thay vì khắc phục theo đúng cách của một người làm khoa học là viết lại, thì ông lại muốn đi đường tắt và chọn cách làm tổn thương người khác, trong đó có cả người thân của mình, bằng những lí lẽ, chứng cứ nguỵ biện, rất đáng xấu hổ. Ông đã tự đẩy mình vào tình thế tiến không được, lùi không xong như hiện nay, để rồi lại phải toan tính, chạy vạy khắp nơi. Chuyện này cần phải sớm có hồi kết và trả lại cho mọi người sự bình yên.
Xin cảm ơn mọi người đã quan tâm và đọc bài viết của tôi.
Hà nội ngày 20 tháng 5 năm 2018
TS Nguyễn Thúy Khanh
http://baophunuthudo.vn/article/27567/165/ts-nguyen-thuy-khanh-lan-thu-2-len-tieng-ve-dao-van-cua-ong-nguyen-duc-ton
9.
(PL)- Trước những tố cáo đạo văn, GS-TS Nguyễn Đức Tồn nói chờ cơ quan chức năng làm rõ, đồng thời ông “tố ngược” nhiều người khác.
Những ngày gần đây, giới nghiên cứu xôn xao về nghi vấn đạo văn của Giáo sư (GS)-TS Nguyễn Đức Tồn, nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam. Theo đó, GS Trần Ngọc Thêm, Chủ tịch Hội đồng chức danh GS ngành ngôn ngữ học, cho rằng việc đạo văn của ông Tồn từng được đề cập từ năm 2002; đến năm 2009, hồ sơ xét GS của ông Tồn được công nhận là “do nhân đạo, khoan dung” khiến dư luận không khỏi tranh cãi.
Để làm rõ vấn đề, chiều 21-5, PV báo Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc trao đổi với GS Nguyễn Đức Tồn, Chủ tịch Hội đồng biên tập tạp chí Ngôn Ngữ, nguyên Viện trưởng kiêm Tổng biên tập tạp chí Ngôn Ngữ - xoay quanh vấn đề này.
Mong chờ cơ quan chức năng vào cuộc
Theo GS Nguyễn Đức Tồn, những ngày qua ông có nắm được thông tin việc mình bị tố cáo đạo văn học trò và đồng nghiệp. Tuy nhiên, dư luận hiện nay chỉ mới nghe ý kiến một chiều và thông tin chưa xác thực mà đánh giá vấn đề. Do đó, ông sẽ không đôi co làm phức tạp thêm vấn đề, không trả lời ai đúng ai sai ngay lập tức mà muốn cơ quan chức năng vào cuộc điều tra.
Cụ thể, vào lúc 15 giờ ngày 18-5, GS Tồn nhận được công văn của Hội đồng Chức danh GS nhà nước (Hội đồng CDGSNN) do ông chủ tịch Hội đồng CDGS ngành ngôn ngữ học chuyển qua hộp thư điện tử. Công văn yêu cầu Hội đồng CDGS ngành ngôn ngữ học “khẩn trương kiểm tra (việc bị tố đạo văn), đồng thời có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Hội đồng CDGSNN trước ngày 1-6.
GS Tồn cho biết khi nhận được công văn của Hội đồng CDGSNN, ông hoàn toàn nhất trí và cũng đang rất mong chờ cơ quan chức năng thẩm tra để xác định và kết luận rõ ràng ông có đạo văn hay không. Ông nói: “Vì vấn đề báo chí đưa tin là hết sức hệ trọng, không chỉ liên quan đến sinh mạng khoa học, sinh mệnh chính trị và nhân phẩm công dân của cá nhân tôi mà còn liên quan đến uy tín của cả ngành ngôn ngữ học Việt Nam vì tôi đã từng là viện trưởng viện này kiêm tổng biên tập tạp chí Ngôn Ngữ và hiện nay là đương kim chủ tịch Hội đồng biên tập tạp chí Ngôn Ngữ”.
“Mặt khác, cũng liên quan đến uy tín, chất lượng hoạt động của Hội đồng CDGS các cấp năm 2009 - năm tôi được xét phong học hàm GS - do đó cần phải được tiến hành thẩm tra một cách cẩn trọng, theo đúng pháp luật” - ông Tồn nói.
GS Nguyễn Đức Tồn, người bị tố đạo văn và đơn kiến nghị ông gửi đến các cơ quan chức năng. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
GS Tồn tố ngược GS Trần Ngọc Thêm
Về vấn đề thành lập ban thẩm tra, ông Tồn nói phải bao gồm các thành viên có chuyên môn và đảm bảo sự công tâm, khách quan. Ông Tồn cho biết ông còn gửi kèm yêu cầu cơ quan chức năng không cử vào ban thẩm tra này những người đã trả lời phỏng vấn trên báo chí quy kết ông đạo văn. Trong đó, ông nêu đích danh hai người là thành viên của Hội đồng CDGS ngành ngôn ngữ học ở thời điểm hiện tại là ông Trần Ngọc Thêm và ông Phạm Hùng Việt.
Bên cạnh đó, ông Tồn yêu cầu tài liệu thẩm tra cần phải đầy đủ và đảm bảo tính hợp pháp, trong đó có hồ sơ đề nghị xét phong GS của ông năm 2009 hiện đang lưu tại Hội đồng CDGSNN. Ông nói hồ sơ này phải được niêm phong, đảm bảo đúng hồ sơ gốc để chuyển cho ban thẩm tra, không tùy tiện lấy bất cứ cuốn nào trên thị trường để thẩm định.
Ông Tồn nói thời gian và quy trình thẩm tra cần chặt chẽ, tránh sự dồn ép, vội vàng, cần phải đảm bảo thực hiện các công đoạn thẩm tra “trung thực, đúng luật định để có kết luận chính xác, đúng người đúng tội, tránh gây oan sai”.
“Tôi rất nhất trí và thấy rất cần thiết phải tiến hành việc thẩm tra này. Song nếu cơ quan quản lý nhà nước có chủ trương thẩm tra tư cách khoa học và điều kiện phong học hàm của tôi thì tôi cũng kính đề nghị cơ quan quản lý nhà nước cần phải chỉ đạo xem xét tất cả các trường hợp tương tự khác cũng đã được thông tin đại chúng phản ánh đạo văn. Chẳng hạn như trường hợp ông Trần Ngọc Thêm về các công trình: Cơ sở văn hóa Việt Nam và Văn hóa người Việt vùng Tây Nam bộ. Như thế mới đảm bảo kỷ cương và sự bình đẳng của các công dân trước pháp luật” - ông Tồn nhấn mạnh.
Ông Tồn cho biết trong ngày 21-5, ông đã gửi đơn kiến nghị những nội dung trên đến Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, phụ trách Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hội đồng CDGSNN…
“Tôi bị tố đạo văn vì chống tiêu cực”
Theo GS Nguyễn Đức Tồn, những người đã lên tiếng tố cáo ông đạo văn thời gian qua là những người mà bản thân ông đã và đang đấu tranh lên án những hành vi tiêu cực, có dấu hiệu phạm pháp của họ khi làm đề tài khoa học (?!).
“Ông NVH - người đang bị tôi đấu tranh trực diện vì các hành vi tiêu cực tại Viện Ngôn ngữ học và đang được các cơ quan chức năng xem xét. Ông Trần Ngọc Thêm đang là đối tượng được tôi kiến nghị trong phiên họp rút kinh nghiệm đợt xét phong chức danh GS và PGS năm 2017 của Hội đồng CDGS ngành vào tháng 12-2017. Ông Thêm đã không còn nghiên cứu ngôn ngữ học hàng mấy chục năm nay mà vẫn ngồi chủ tịch Hội đồng CDGS ngành ngôn ngữ học” - GS Tồn nói.
Theo GS Tồn, việc ông bị tố đạo văn đã xảy ra nhiều lần. “Cách đây hơn 10 năm, khi tôi đứng lên đấu tranh với những tiêu cực tại Viện Ngôn ngữ học thì tôi cũng đã chịu cảnh này và đã được các cơ quan chức năng giải quyết, kết luận rõ ràng tôi không đạo văn của học trò mình hướng dẫn” - GS Tồn nói.
|
http://plo.vn/xa-hoi/giao-duc/giao-su-bi-to-dao-van-nguyen-duc-ton-noi-gi-771688.html
8.
22/05/2018 22:00 GMT+7
TTO - GS Nguyễn Đức Tồn - người đang bị hội đồng chức danh GS ngành ngôn ngữ rà soát, kiểm tra việc có "đạo văn" của trò hay không - vừa có đơn kiến nghị đến Thủ tướng đề nghị làm rõ cả những “nghi án” GS, PGS khác “đạo văn”.
Trong số những vụ "đạo văn" đã được báo chí phản ánh và cần được rà soát, GS Nguyễn Đức Tồn chỉ rõ có cả "nghi án" đạo văn của GS Trần Ngọc Thêm, chủ tịch Hội đồng chức danh GS ngành ngôn ngữ học - hội đồng mà chính GS Tồn hiện cũng là thành viên.
Ngày 22-5, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Tồn khẳng định hoàn toàn nhất trí và cũng đang rất mong chờ cơ quan chức năng sẽ tiến hành thẩm tra để xác định và kết luận rõ ràng ông Tồn có "đạo văn" hay không.
Tuy nhiên, ông Tồn cho rằng nếu cơ quan quản lý nhà nước có chủ trương thẩm tra tư cách khoa học và điều kiện phong học hàm của ông từ thông tin do báo chí phản ánh như công văn của Hội đồng chức danh GS nhà nước nêu thì cũng phải "xem xét tất cả các trường hợp tương tự khác cũng đã được thông tin đại chúng phản ánh đạo văn".
Ông Tồn dẫn chứng trường hợp GS Trần Ngọc Thêm bị phản ánh "đạo văn" ở các công trình: "Cơ sở văn hóa Việt Nam" và "Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ".
Ông Tồn cũng đề nghị không cử vào ban thẩm tra nghi án "đạo văn" của ông những người đã trả lời báo chí quy kết ông "đạo văn" (gồm 2 thành viên của Hội đồng chức danh GS ngành ngôn ngữ là GS Trần Ngọc Thêm và PGS Phạm Hùng Việt) và những người mà ông "đã và đang đấu tranh lên án những hành vi tiêu cực, có dấu hiệu phạm pháp" .
Ông Tồn chỉ ra đó là GS Nguyễn Văn Hiệp - người mà ông đang "trực diện đấu tranh vì các hành vi tiêu cực tại Viện Ngôn ngữ học" và hai người đã bị ông tố cáo đạo văn cuốn "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên) khi làm đề tài khoa học là GS Lý Toàn Thắng, PGS Phạm Hùng Việt.
Ngoài ra, ông Tồn cũng nêu rõ đã từng kiến nghị trong phiên họp rút kinh nghiệm đợt xét phong chức danh GS và PGS năm 2017 về việc GS Thêm "đã không còn nghiên cứu ngôn ngữ học hàng mấy chục năm nay mà vẫn ngồi chủ tịch Hội đồng chức danh GS ngành ngôn ngữ học".
Theo GS Tồn, đây là "vấn đề hết sức hệ trọng, không chỉ liên quan đến sinh mạng khoa học, sinh mệnh chính trị và nhân phẩm công dân của cá nhân" mà còn liên quan uy tín của cả ngành ngôn ngữ học VN.
Bởi lẽ ông Tồn đã từng là viện trưởng Viện Ngôn ngữ học kiêm tổng biên tập tạp chí Ngôn Ngữ, nguyên trưởng khoa Ngôn ngữ học Học viện Khoa học xã hội và hiện là chủ tịch hội đồng biên tập tạp chí Ngôn Ngữ.
Ngoài ra, việc này cũng liên quan đến uy tín, chất lượng hoạt động của hội đồng chức danh GS các cấp năm 2009 - năm ông Tồn được xét phong giáo sư.
Vì vậy, việc thẩm tra phải được tiến hành một cách cẩn trọng, theo đúng pháp luật. Trong đó, "thời gian và quy trình thẩm tra cần chặt chẽ, tránh sự dồn ép, vội vàng, cần phải đảm bảo thực hiện các công đoạn thẩm tra trung thực, đúng luật định để có kết luận chính xác, đúng người đúng tội, tránh gây oan sai".
Theo ông Tồn, ngoài gửi Thủ tướng, đơn kiến nghị này cũng đã được ông gửi đến Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Ban Tuyên giáo trung ương, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, chủ tịch Hội đồng chức danh GS nhà nước, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam...
7.
TS Nguyễn Thuý Khanh: "Tôi sốc với thông tin GS Trần Ngọc Thêm nói ra"
16/05/2018 13:33 GMT+7
- Ngay sau khi GS. TSKH Trần Ngọc Thêm lên tiếng về nghi án đạo văn của GS. Nguyễn Đức Tồn, TS. Nguyễn Thuý Khanh – người có luận án được cho là bị giáo sư đạo văn lên tiếng về sự việc.
Trong bài trả lời phỏng vấn, GS. Trần Ngọc Thêm cho biết, năm 2006, ông cùng 2 giáo sư khác trong nhóm thẩm định đã xem xét: (a) Bản thảo viết tay một phần luận án của ông Tồn bằng tiếng Nga dài 124 trang; (b) Bản luận án chính thức của ông Tồn bằng tiếng Nga dài 159 trang; (c) Một bản đề cương chi tiết luận án của bà Thuý Khanh viết tay bằng tiếng Việt dài 9 trang; (d) Một bản giải trình của ông Tồn gửi Đảng uỷ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
“Khi đối chiếu các văn bản, nhóm thẩm định nhận thấy nội dung các trang trong chương I luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Thuý Khanh hoàn toàn trùng khít đến từng câu, từng đoạn với những câu, đoạn trong luận án của ông Tồn (mặc dù 2 thứ tiếng khác nhau). Thư mục tài liệu tham khảo trong luận án của NCS Thuý Khanh với 90 tài liệu tiếng Nga, tiếng Ukraina, tiếng Ba-lan... chính là bản rút gọn thư mục tài liệu tham khảo trong luận án của ông Tồn. Còn bản đề cương chi tiết luận án của NCS thì mặc dù ghi tên "Nguyễn Thuý Khanh" nhưng nét chữ là của ông Tồn” – GS. Thêm nói.
“Trước những bằng chứng đó, ông Tồn thừa nhận rằng chính ông đã dịch luận án của mình sang tiếng Việt đưa cho nghiên cứu sinh của mình. Trong Bản giải trình gửi Đảng uỷ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, ông Tồn cũng xác nhận: "chính tôi đã khởi thảo đề cương chi tiết..."; "tôi phải thân chinh chữa từng từ, từng câu, từng chữ, từng dấu phẩy, dấu chấm, từng lời diễn đạt cho cả 4 bài viết cho Nguyễn Thuý Khanh và sau này chữa cho cả luận án nữa. Vì vậy, văn phong trong các bài viết và luận án của Nguyễn Thuý Khanh chính là văn phong của tôi..."; "Tôi đã cho phép Nguyễn Thuý Khanh sử dụng [luận án của tôi] trong luận án phó tiến sĩ của mình". Nghĩa là, trong phần đã được đối chiếu giữa luận án của ông Tồn với luận án của NCS Thuý Khanh, ông Tồn không đạo văn của NCS, nhưng đã mắc sai lầm nghiêm trọng trong việc hướng dẫn luận án cho NCS là đã "giúp đỡ NCS quá mức cần thiết”.
Trước những phân tích trên, TS. Nguyễn Thuý Khanh cho biết, bà không chấp nhận lý do GS. Thêm biện hộ cho GS. Tồn khi chỉ nghe từ một phía là GS. Tồn trình bày.
“Ông Tồn trình bày là đã “chữa cho tôi từng dấu chấm phẩy” và” chữa cả bài viết và luận án” đến mức văn phong trong các bài viết của luận án cũng giống văn phong của ông Tồn v.v. Chỉ ngần ấy mà GS TSKH Trần Ngọc Thêm đã biện hộ cho ông Tồn: “Nghĩa là trong phần đã được đối chiếu(…) ông Tồn không đạo văn của NCS, nhưng đã mắc sai lầm nghiêm trọng trong việc hướng dẫn luận án cho NCS là đã “giúp đỡ NCS quá mức cần thiết và đã nhắm mắt là ngơ cho NCS đạo Văn của thầy”. Tôi cho rằng đây là một kết luận thiếu khách quan, nguỵ biện... nếu không muốn nói là có sự mờ ám phía sau”.
TS. Khanh cho biết, bà đã có hơn 20 năm làm việc ở Viện Ngôn ngữ học. "Sau khi cuốn Từ điển tiếng Việt hoàn thành, và sau khi đi thực tập ở Nga 2 năm về, mấy anh chị em phòng từ điển chúng tôi mới có thời gian và đều bảo nhau làm luận án, chứ lúc đó chẳng có một sức ép nào, cũng chẳng có một quyền lợi nào để đến mức chúng tôi phải cầu cạnh ai để hoàn thành luận án. Thích thì viết thôi. Những vấn đề cụ thể khác tôi không muốn đôi co, tranh luận trên báo mà sẽ nói lại khi có một hội đồng giải quyết vụ việc này”.
Bà Khanh cũng đặt câu hỏi: “Nếu ông Tồn có thể “giúp đỡ quá mức cần thiết” với tôi và tương tự, với Cao Thị Thu, Nguyễn Thanh Hà, Huỳnh Thanh Trà, thì tại sao ông không tự viết cho mình một cuốn sách của ông mà lại phải gộp nguyên xi công trình của nhiều học trò và cộng sự như vậy. Với khả năng của ông Tồn, tôi biết, ông thừa sức viết một cuốn về “Đặc điểm văn hoá dân tộc và tư duy ngôn ngữ của người Việt” trên cơ sở các tư liệu và kết quả nghiên cứu và các bài viết của các học trò và cộng sự. Cho dù có vội vàng cấp bách để kịp phong học hàm thì sau lần trượt ban đầu, lẽ ra ông nên bình tâm ngồi viết và in lại, hơn là để thời gian vu cáo, chạy chọt, kiện tụng làm ảnh hưởng đến Viện và rất nhiều người. Như vậy có đàng hoàng không?”
“Thứ hai, nếu văn phong trong luận án của tôi - theo cái lí của ông Tồn - là giống văn phong của ông Tồn, vậy các bài viết khác của tôi ngoài luận án thì sao? Cũng bị ảnh hưởng phong cách, văn phong của ông Tồn à?”
Chia sẻ với VietNamNet, TS. Khanh nói, bà “không muốn phá vỡ cuộc sống yên bình của mình vì những chuyện không đáng có”.
“Tôi không muốn bị lôi vào cuộc, vì tôi biết rõ công việc và con người mình hơn ai hết. Ngoài ra còn có những đồng nghiệp của tôi. Tôi nói ra những điều này vì cũng phải một lần lên tiếng cho rõ quan điểm. Hơn nữa, đây là lần đầu tiên tôi được biết những thông tin do GS. Trần Ngọc Thêm nói ra, và thực sự tôi rất sốc”.
Bà cũng cho biết: “Ông Nguyễn Đức Tồn từ trước cho tới bây giờ khi đối diện với tôi vẫn luôn tỏ ra tôn trọng tôi, nếu không muốn nói là rất có cảm tình với tôi, còn những chuyện sau lưng tôi thì tôi không biết. Bản thân tôi cũng bỏ qua mọi chuyện và rất mừng khi ông Tồn qua được cửa ải giáo sư. Còn qua bằng cách nào thì tôi không quan tâm”.
“Theo tôi, ông Nguyễn Đức Tồn nên bình tâm suy nghĩ lại, sai đâu thì sửa đấy. Có lẽ, mấu chốt là ở chỗ ông nghĩ, như ông đã từng nói: tôi hướng dẫn thì tôi có quyền lấy. Nhưng chúng ta đang sống và làm việc theo luật pháp. Không nên cãi cố mà trở thành xúc phạm những người đã từng là bạn mình. Rất mong ông Nguyễn Đức Tồn, rất mong các nhà Ngôn Ngữ Học hãy cho tôi một sự tôn trọng đáng có và sớm làm sáng tỏ, dứt điểm vấn đề này” – bà Khanh kết luận.
Trước đó, vào ngày 14/5, khi trao đổi với VietNamNet, TS Khanh cho rằng, đây là một vấn đề mang tính khoa học của những người làm công tác khoa học, vì thế rất cần thiết phải có một hội đồng khoa học xem xét, đối chứng cụ thể và giải quyết dứt điểm. Lúc đó, nếu cần thiết, bà sẵn sàng có mặt để đối chất. Bà cũng cho biết, việc này đã từng được thực hiện và tốn khá nhiều thời gian của mọi người, nhưng rất tiếc chưa được giải quyết đến nơi đến chốn.
TS. Khanh bày tỏ nguyện vọng được giải quyết dứt điểm sự việc bằng một cách thức khoa học, chứ không phải ồn ĩ trên mặt báo như hiện nay.
Đón nhận những ý kiến của TS.Khanh, tối 16/5, GS Trần Ngọc Thêm đã gửi tới VietNamNet trao đổi của mình. Ông nói TS Khanh đã kết luận vội vã về ý kiến của ông. Ngoài ra, GS Thêm cũng cho biết thêm, ông Nguyễn Đức Tồn không những đạo văn của học trò trong sách xuất bản năm 2002, mà khi tái bản mở rộng cuốn sách này, ông tiếp tục đạo văn của cả đồng nghiệp. Rồi ông đã dùng cuốn sách này để đăng ký giải thưởng Hồ Chí Minh. Sau khi phân tích một số quy định hiện hành, GS Thêm khẳng định ông Nguyễn Đức Tồn sẽ phải bị tước bỏ việc công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư.
"Ông Nguyễn Đức Tồn phải bị tước bỏ chức danh giáo sư"
Trong phản hồi với VietNamNet về ý kiến của TS Nguyễn Thuý Khanh, GS Trần Ngọc Thêm bày tỏ rằng ông Nguyễn Đức Tồn sẽ phải bị tước bỏ việc công nhận chức danh giáo sư.
Nguyễn Thảo
Xôn xao nghi vấn thầy "đạo văn" trò để làm hồ sơ công nhận giáo sư: Người trong cuộc nói gì?
Những ngày gần đây, giới nghiên cứu đang xôn xao về một nghi vấn đạo văn đã từng được đặt ra hàng chục năm trước
"Ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn nhưng được phong giáo sư vì tinh thần nhân văn"
GS Trần Ngọc Thêm, Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học khẳng định, việc ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn của học trò là có thật.
Ứng viên Tổng thống Phần Lan bị tố đạo văn của sinh viên
Một cuộc điều tra cho thấy, ứng cử viên chức Tổng thống Phần Lan – bà Laura Huhtasaari đã đạo văn phần lớn luận văn thạc sĩ của mình.
Giáo viên người Mỹ tố trung tâm Langmaster đạo văn và lừa đảo
Giáo viên tiếng Anh người Mỹ Dan Hauer lại vừa đăng một clip dài hơn 10 phút với nội dung tố cáo trung tâm tiếng Anh Langmaster đạo văn và đạo ý tưởng từ nhiều nguồn khác nhau.
6.
HĐCD giáo sư nhà nước: “Phản hồi nghi vấn GS Nguyễn Đức Tồn đạo văn trước ngày 1/6”
18/05/2018 14:37 GMT+7
- Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước vừa có công văn đề nghị hội đồng ngành Ngôn ngữ học khẩn trương kiểm tra và có ý kiến chính thức bằng văn bản phản hồi về nghi vấn GS Nguyễn Đức Tồn đạo văn trước ngày 1/6.
Trong công văn, Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước gửi đến đích danh GS Trần Ngọc Thêm, Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học và nêu rõ việc thời gian qua một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh việc đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn (giáo sư hiện công tác tại Viện Ngôn ngữ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).
Qua đó, Thường trực Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước đề nghị Hội đồng Chức danh giáo sư ngành Ngôn ngữ học khẩn trương và có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước trước ngày 1/6/2018 để xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
Công văn này do GS Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước ký.
Những ngày qua, sự việc GS Nguyễn Đức Tồn - nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam bị nghi đạo văn của học trò đang xôn xao trong khiến giới khoa học nói riêng và dư luận nói chung. Sự việc diễn ra vào năm 2007 nhưng nay đang được xới lại.
Bản thân GS Nguyễn Đức Tồn, trong lần trả lời VietNamNet mới đây, một lần nữa khẳng định: "Hội đồng chức danh ngành Ngôn ngữ học đã thẩm định và kết luận, đây là thầy tạo điều kiện cho học trò. Học trò chép của thầy, chứ sao thầy chép của học trò".
Thanh Hùng
Không "xuê xoa à ơi" nghi vấn GS Nguyễn Đức Tồn đạo văn
Nghi vấn GS Nguyễn Đức Tồn đạo văn đang gây xôn xao dư luận cần làm cẩn thận nhưng không được kéo dài thời gian.
Yêu cầu hội đồng ngành Ngôn ngữ học kiểm tra nghi vấn GS Nguyễn Đức Tồn đạo văn
GS Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước cho biết đã yêu cầu hội đồng chức danh ngành Ngôn ngữ học kiểm tra, xác minh vụ việc nghi vấn GS Nguyễn Đức Tồn đạo văn của học trò.
"Ông Nguyễn Đức Tồn phải bị tước bỏ chức danh giáo sư"
Trao đổi với VietNamNet, GS Trần Ngọc Thêm khẳng định việc ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn đã trở thành "căn bệnh" trầm kha cần tước bỏ tận gốc.
Hé lộ những tình tiết mới trong sự việc GS Nguyễn Đức Tồn
GS. Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam - cho biết, sự việc GS. Nguyễn Đức Tồn đạo văn đã từng được làm rõ ở viện này.
"Ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn nhưng được phong giáo sư vì tinh thần nhân văn"
GS Trần Ngọc Thêm, Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học khẳng định, việc ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn của học trò là có thật.
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/hdcd-giao-su-nha-nuoc-phan-hoi-nghi-van-gs-nguyen-duc-ton-dao-van-truoc-ngay-1-6-451816.html
Hé lộ những tình tiết mới trong sự việc GS Nguyễn Đức Tồn
16/05/2018 15:59 GMT+7
- GS. Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam - cho biết, sự việc GS. Nguyễn Đức Tồn đạo văn đã từng được làm rõ ở viện này.
Về nghi án đạo văn của GS. Nguyễn Đức Tồn gây xôn xao giới nghiên cứu những ngày qua, báo VietNamNet đã tìm gặp GS. Nguyễn Văn Lợi – nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học để tìm hiểu kỹ hơn về sự việc này.
Năm 2002, GS. Lợi là Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư cấp cơ sở (Viện Ngôn ngữ học Việt Nam). Năm 2006, ông là thư ký HĐCDGS ngành Ngôn ngữ học. GS. Lợi là người trực tiếp 2 lần tham gia xét duyệt hồ sơ của GS. Tồn.
- Năm 2002, GS. Tồn có nộp hồ sơ xin xét duyệt chức danh GS nhưng bị từ chối. Năm đó, ông là Thư ký HĐCDGS ngành Ngôn ngữ học và chủ tịch Hội đồng cấp cơ sở - Viện Ngôn ngữ học, nơi GS. Tồn công tác. Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về lý do GS. Tồn bị từ chối hồ sơ năm đó?
Năm 2002, ông Nguyễn Đức Tồn nộp hồ sơ xin phong giáo sư ở Hội đồng (HĐ) cấp cơ sở Viện Ngôn ngữ học. HĐ đã phát hiện những điều bất minh, khuất tất trong hồ sơ của ứng viên này.
Theo quy định của HĐ cấp Nhà nước, sách chuyên khảo - một tiêu chuẩn “cứng” minh chứng về thành tích nghiên cứu khoa học cho ứng viên - phải được xuất bản trước khi nộp hồ sơ cho HĐ. Trong hồ sơ của ông Nguyễn Đức Tồn, sách “Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (Trong sự so sánh với những dân tộc khác)” như một tiêu chuẩn cứng để xét phong giáo sư, trên thực tế, chưa được xuất bản.
Kết luận này của HĐ căn cứ vào công văn của Cục Xuất bản, Bộ Văn hóa. Đồng thời, HĐ cũng phát hiện trong các sách mà ứng viên đưa ra làm bằng chứng thành tích đào tạo và nghiên cứu khoa học có nhiều chỗ nghi được sao chép của người khác.
Trong sách “Những vấn đề dạy và học trong nhà trường, Phương pháp dạy và học tiếng Việt ở bậc trung học cơ sở”, (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 5/2001) có nhiều đoạn sao chép từ bài báo: “Dạy từ láy cho học sinh trung học cơ sở” của thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà đã đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ số 2 năm 2001. Còn trong sách “Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (Trong sự so sánh với những dân tộc khác)” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2002), có nhiều trang chép nguyên xi từ luận án Phó tiến sĩ: “Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật” của Nguyễn Thúy Khanh, bảo vệ cách đó 6 năm (năm 1996) tại cơ sở đào tạo Viện Ngôn ngữ học.
Trong cuốn sách trên của ứng viên Nguyễn Đức Tồn, cũng có hàng chục trang chép gần như nguyên vẹn từ luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Ngôn ngữ học, đã bảo vệ cách đó 7 năm: “Đặc điểm định danh và ngữ nghĩa trường từ vựng tên gọi thực vật trong tiếng Việt” của Cao Thị Thu, sinh viên K36 (1991-1995) Khoa Ngôn ngữ học, trường đại học KHXH&NV Hà Nội. Vì thế, HĐ cơ sở đã bỏ phiếu bác bỏ hồ sơ xin phong Giáo sư của ứng viên Nguyễn Đức Tồn.
- Trước đó, ở Viện Ngôn ngữ học, lãnh đạo viện có từng nhận được đơn thư tố cáo GS. Tồn đạo văn? Nếu có, viện đã từng xem xét và đưa ra kết luận gì về sự việc hay chưa?
Từ 2002- 2006, Viện Ngôn ngữ học mất rất nhiều thời gian, công sức để giải quyết vụ đạo văn của đương sự Nguyễn Đức Tồn. Ông Tồn và chị Nguyễn Thúy Khanh đều là cán bộ của viện, nên viện phải đứng ra giải quyết. Ông Tồn và chị Khanh đều là Đảng viên, chi bộ Viện Ngôn ngữ học cũng phải tham gia giải quyết. “Án tại hồ sơ”, viện phải dành riêng một góc trong phòng đọc thư viện của viện trưng bày hồ sơ liên quan vụ đạo văn để cán bộ toàn viện cùng xem xét.
Hồ sơ gồm sách của ông Tồn: “Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (Trong sự so sánh với những dân tộc khác)” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2002), và luận án Phó Tiến sĩ của NCS Nguyễn Thúy Khanh:“Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật”.
- Năm 2006, khi GS. Tồn nộp đơn xin xét duyệt chức danh GS lần 2, HĐ cấp cơ sở ở Viện Ngôn ngữ học đã xử lý hồ sơ như thế nào, thưa giáo sư?
Năm 2006, ông Nguyễn Đức Tồn lần thứ 2 nộp hồ sơ xin phong giáo sư, nhưng ông Tồn nộp hồ sơ xin xét phong ở HĐ cơ sở Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG Hà Nội. Một số cán bộ Viện Ngôn ngữ học đã có đơn gửi HĐ cơ sở tố cáo việc ông Tồn đạo văn trong các sách của ứng viên Nguyễn Đức Tồn. Nhưng ở lần xét phong này tại HĐ cơ sở Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, có ý kiến thẩm định cho rằng, không phải ông Tồn đạo văn của chị Khanh, mà trái lại, luận án của NCS Nguyễn Thúy Khanh do ông Tồn hướng dẫn, chép từ luận án phó tiến sĩ của ông Tồn mang từ Nga về.
Trước ý kiến này, viện và chi bộ tổ chức nhiều cuộc họp. Tại các cuộc họp, chị Khanh đã trình bày bản giải trình, trong đó, chị Khanh khẳng định, luận án do chị tự viết, chính ông Tồn xin được cùng chị cộng tác viết chuyên khảo. Chị đồng ý, do muốn ủng hộ ông Tồn viết chuyên khảo để ông Tồn chuẩn bị xin phong giáo sư. Nhưng khi sách của ông Tồn xuất bản, chị Khanh kinh ngạc nhận thấy, sách chỉ đứng tên ông Tồn. Trong khi đó, nhiều trang luận án của chị bị sao chép nguyên xi trong sách ông Tồn. Như vậy, ông Tồn đã chiếm đoạt kết quả nghiên cứu của chị, nay bị phanh phui, quay lại vu cáo chị Khanh.
Chị Khanh khẳng định, ý kiến của người thẩm định của HĐ Cơ sở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn bênh vực cho sai trái của ông Tồn là không khách quan và xúc phạm đến chị. Ý kiến của chị Khanh trình bày trước toàn thể cán bộ của viện, trước các đảng viên chi bộ, có mặt ông Nguyễn Đức Tồn. Ông Tồn không có ý kiến phản bác. Hiện nay, các văn bản giải trình của chị Khanh vẫn còn được lưu giữ.
Gần đây, trên một số báo có phỏng vấn một số cán bộ của Viện Ngôn ngữ và chi bộ như PGS Tạ Văn Thông, PGS Phạm Văn Hảo, PGS Phạm Văn Tình - những người đã tham gia giải quyết vụ việc - đã xác nhận điều này.
Ở HĐ Cơ sở (Khoa Ngôn ngữ học Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn), ứng viên Nguyễn Đức Tồn đủ số phiếu tán thành và hồ sơ được chuyển lên HĐ chuyên ngành Ngôn ngữ học. Tại HĐ chuyên ngành Ngôn ngữ học, các thành viên đã thảo luận kĩ về những chỗ nghi ngờ đạo văn trong hồ sơ ứng viên này. Sau đó, HĐ đã bỏ phiếu, kết quả ứng viên Nguyễn Đức Tồn không đủ số phiếu đồng ý phong chức danh giáo sư.
Cuối năm 2006, công luận đã có những bài viết phơi bày và lên án việc đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn. Năm 2007, HĐCDGS chuyên ngành Ngôn ngữ học mới được thành lập. Tôi và một số thành viên khác không tham gia HĐ.
- Đến năm 2008, GS. Tồn tiếp tục nộp đơn xin xét duyệt chức danh GS và được thông qua ở cả 3 cấp. Lúc này, ông còn công tác tại Viện Ngôn ngữ và có nằm trong HĐCDGS ngành Ngôn ngữ học không?
Năm 2008, tôi và ½ cán bộ của Viện chuyển sang xây dựng Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam. Năm 2007, tôi cũng không tham gia HĐ chức danh chuyên ngành Ngôn ngữ học nữa. HĐ mới được thành lập, trong đó có GS. TSKH Trần Ngọc Thêm.
Trước câu hỏi nóng bỏng mấy ngày qua của công luận, vì sao ông Tồn đạo văn vẫn được phong GS, GS. TSKH Trần Ngọc Thêm đã trả lời. Như bạn có thể đọc trên các báo, công luận ghi nhận rằng, trong các câu trả lời, ông Thêm khẳng định ông Tồn đạo văn là rõ ràng.
GS. Trần Ngọc Thêm cũng đưa ra một số chi tiết biện hộ cho việc HĐ bỏ phiếu tán thành phong chức danh GS cho ông Tồn. Có những chi tiết không hoàn toàn đúng với những gì mà các cán bộ, đảng viên Viện Ngôn ngữ học đã biết qua các bản giải trình của chị Nguyễn Thúy Khanh.
Như vậy, sự thật, công lí đã dần được hé lộ. Tuy nhiên, vụ việc chỉ được giải quyết khi “ba mặt một lời”, với sự có mặt của chị Khanh. Tôi được biết, đây cũng là nguyện vọng của chị Khanh, để đòi lại quyền lợi chính đáng và cả nhân phẩm của mình, khi bị người khác cướp đoạt và chà đạp.
- GS. Tồn có trả lời một tờ báo rằng ông là người đi đầu trong việc tố cáo GS Tồn đạo văn trong những năm còn công tác ở viện, vì ông Tồn từng đấu tranh về việc ông đã sử dụng quá nhiều kinh phí khi còn là Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học. Ông có chia sẻ gì trước thông tin này không?
Giai đoạn 1995-2005, tôi làm Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, phụ trách mảng nghiên cứu khoa học của viện. Ông Tồn nói rằng việc tôi tố ông ấy đạo văn là do trả thù cá nhân, do trước đây ông Tồn lên tiếng về việc sử dụng kinh phí không đúng tại Viện Ngôn ngữ học, có liên quan đến tôi. Cần phải khẳng định rằng những điều ông Tồn nói là điều gian dối.
Thứ nhất, phải khẳng định rằng, không phải tôi tố ông Tồn, mà tôi là Chủ tịch HĐ cơ sở (năm 2002) và Thư kí HĐ Chuyên ngành (năm 2006) cùng các thành viên HĐ các cấp xem xét hồ sơ của ông Tồn và phát hiện những bất minh, đạo văn trong hồ sơ của đương sự và cùng đa số các thành viên HĐ bỏ phiếu không tán thành phong giáo sư cho ông Tồn. Là Phó Viện trưởng, tôi cùng lãnh đạo viện phải giải quyết trường hợp gian trá này. Tôi cũng tham gia các cuộc thảo luận và phê phán hành vi đạo văn của ông Tồn ở các tổ chức đoàn thể của viện.
Thứ hai, khi tham gia lãnh đạo viện, tôi được phân công phụ trách khoa học, tức là lập kế hoạch, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng. Tôi không liên quan đến công tác tài chính. Tôi không phải là chủ tài khoản, tôi không có quyền và trách nhiệm chi tiêu tài chính, kinh phí. Do vậy, không thể nói tôi liên quan đến “việc sử dụng kinh phí không đúng tại Viện Ngôn ngữ” như ông Tồn nói.
Thứ ba, trước khi nộp hồ sơ xin phong GS tại HĐ cơ sở Viện Ngôn ngữ học, trong cương vị Phó Viện trưởng, lại là chủ tịch HĐ cơ sở và Thư kí HĐ Chuyên ngành, tôi được ông Tồn (nhân danh đồng hương) tìm cách lôi kéo. Chỉ sau khi bị HĐ cơ sở Viện Ngôn ngữ học (do tôi là Chủ tịch và các cán bộ lãnh đạo và chủ chốt của Viện là Ủy viên) phát hiện những điều gian dối, đạo văn trong hồ sơ và bỏ phiếu không đồng ý phong GS cho ứng viên Nguyễn Đức Tồn, đương sự mới bắt đầu kiện cáo lãnh đạo viện, chi ủy.
Một trong các nội dung kiện cáo của ông Tồn là, đề tài khoa học tập trung ở một số người. Ý kiến này được đưa ra thảo luận ở viện, nhất là ở chi bộ nhiều lần. Kết quả, bằng biểu quyết, những người tham dự khẳng định rằng, hầu hết cán bộ có năng lực (khoảng 40) đã tham gia các đề tài cấp Bộ, không có chuyện đề tài chỉ tập trung ở một số người như ông Tồn nói. Kết luận này hiện còn lưu trong các báo cáo tổng kết cuối năm của viện và tổ chức đoàn thể.
Cần nói thêm rằng, do không được xét phong giáo sư, từ 2002-2008, ông Tồn thường xuyên khiếu kiện, gây nên tình trạng bất ổn ở viện. Cao trào khiếu kiện của ông Tồn xảy ra sau năm 2006, lần thứ 2 ông Tồn không được phong GS. Tôi nghỉ quản lí trong chức trách Phó Viện trưởng từ năm 2005.
Như vậy, không có chuyện do ông Tồn tố cáo tôi trước mà tôi trả thù, mà ngược lại: Khi không đạt được tham vọng, bị tập thể HĐ chức danh Cơ sở Viện Ngôn ngữ học, và HĐ Chuyên ngành Ngôn ngữ học bác bỏ hồ sơ xin phong GS của ông Tồn (do hồ sơ bất minh, ăn cắp kết quả nghiên cứu của người khác trong các sách của mình), ông Tồn mới khiếu kiện, vu cáo người khác.
- Xin cảm ơn giáo sư.
Nguyễn Thảo(thực hiện)
5.
PNTĐ-“Đạo văn là vừa là hành vi xấu xa về đạo đức vừa vi phạm pháp luật”.
- Đôi điều về biện hộ của ông Nguyễn Đức Tồn trên BBC
- Đạo văn và xử lý đạo văn ở Phần Lan
- Về việc ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn (PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn)
- Nhiều đồng nghiệp biết rõ ông Tồn đạo văn (PGS.TS Phạm Văn Tình)
- Đạo văn - Thời mạt của khoa học (Nhà văn Bùi Việt Thắng)
- Vì sao “đạo văn” mà vẫn được phong Giáo sư?
Phỏng vấn GS, TS Nguyễn Minh Thuyết – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
1/Xin GS cho biết quan điểm của mình về hiện tượng đạo văn? Đạo văn nên được xử lý thế nào để có tính răn đe, ngăn ngừa hành vi xấu, vi phạm đạo đức, vi phạm bản quyền tác giả?
Đạo văn là sao chép ý tưởng, cách diễn đạt hoặc tác phẩm của người khác làm của mình. Đạo văn không chỉ là hành vi vi phạm đạo đức rất nghiêm trọng mà còn là hành vi vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ. Nói theo ngôn ngữ pháp luật thì người đạo văn xâm phạm cả quyền nhân thân lẫn quyền tài sản của người khác. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, nếu bị phát giác và khiếu kiện, người đạo văn phải xin lỗi và đển bù thiệt hại, nếu có, cho người bị đạo văn. Trong trường hợp vì lý do nhất định, người bị đạo văn không khiếu kiện thì trách nhiệm xử lý thuộc cơ quan chủ quản của người đạo văn hoặc cơ quan có liên quan đến việc bổ nhiệm chức danh. Đạo văn cần được xử lý nghiêm để bảo đảm môi trường sáng tạo học thuật, nghệ thuật cũng như bảo đảm quyền lợi của người viết và công chúng.
2/ Cụ thể trường hợp ông Nguyễn Đức Tồn còn là nhà giáo, tham gia truyền thụ kiến thức, mà đạo văn thì sẽ ảnh hưởng tới thế hệ trẻ như thế nào?
Theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục, nhà giáo phải “gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường; giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.”
Đạo văn là vừa là hành vi xấu xa về đạo đức vừa vi phạm pháp luật, chắc chắn ảnh hưởng xấu đến người học. Người học có nhận thức đúng thì chê cười thầy; còn người học không có nhận thức đúng sẽ học theo cái xấu của thầy.
3/ Việc ông Tồn đạo văn thành công trình nghiên cứu khoa học dùng nộp hồ sơ để đủ tiêu chuẩn phong GS, dư luận cho rằng ông Tồn không xứng đáng, nên tước học hàm GS của ông Tồn! Ý kiến GS về đề nghị này?
Theo quy định tại Điều 18 Tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ, những người đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư; những người đã được phong hoặc được công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư bị phát hiện và xác định là không đủ tiêu chuẩn quy định tại thời điểm được phong hoặc công nhận sẽ bị miễn nhiệm chức danh đã được bổ nhiệm.
Văn bản nói trên cũng quy định thủ tục miễn nhiệm và trách nhiệm của các cơ quan, từ đơn vị đào tạo đến Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, về vấn đề này.Nếu ông Tồn bị phát hiện vi phạm tiêu chuẩn tại thời điểm được bổ nhiệm phó giáo sư thì sẽ không chỉ bị miễn nhiệm chức danh giáo sư mà còn bị miễn nhiệm cả chức danh phó giáo sư.
Cùng với việc xem xét miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư đối với người vi phạm, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, nơi ông Tồn công tác, cũng cần xử lý ông Tồn về hành chính. Đó cũng là một cách để bảo vệ hình ảnh của một cơ quan khoa học hàng đầu, tiêu biểu cho nền khoa học Việt Nam.
Xin cảm ơn Giáo sư!
Nguyễn Minh Anh (thực hiện)
http://baophunuthudo.vn/article/27480/176/gs-ts-nguyen-minh-thuyet-dao-van-can-bi-xu-ly-nghiem
4.
Thứ sáu, 11/05/2018 - 00:00
PNTĐ-Sau khi đọc bài Giáo sư Nguyễn Đức Tồn: “Họ vu cáo tôi đạo văn” đăng trên BBC ngày 9.5.2018, tôi lại phải viết đôi điều:
Gần đây tôi có biết về nghi án ông Nguyễn Đức Tồn “đạo văn”, nên đọc bài Vì sao “đạo văn” mà vẫn được phong Giáo sư? trên báo Phụ nữ Thủ đô ngày 8.5.2018, tôi không ngạc nhiên và cũng không có ý định viết gì. Tuy nhiên, sau khi đọc bài Giáo sư Nguyễn Đức Tồn: “Họ vu cáo tôi đạo văn” đăng trên BBC ngày 9.5.2018, tôi lại phải viết đôi điều:
Hình ảnh ông Nguyễn Đức Tồn giải trình trên BBC |
1. Trên m.box.com hiện còn lưu trữ một văn bản nhan đề “NDTon - đạo văn” trong đó có đầy đủ các bản photo-copy giúp đối chiếu cuốn sách “Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (Trong sự so sánh với những dân tộc khác)” của ông Nguyễn Đức Tồn do NXB Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2002, với Luận án Phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn về đề tài: “Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật” của Nguyễn Thúy Khanh bảo vệ năm 1996 tại Viện Ngôn ngữ học, mà ông Nguyễn Đức Tồn là người hướng dẫn, và Luận văn tốt nghiệp đại học: “Đặc điểm định danh và ngữ nghĩa trường từ vựng tên gọi thực vật trong tiếng Việt” của Cao Thị Thu, chuyên ngành Ngôn ngữ học, K36 (1991-1995) thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội do ông Nguyễn Thiện Giáp hướng dẫn, bảo vệ năm 1995.
Đối chiếu các văn bản, không thể không đồng tình với người viết “NDTon - đạo văn” khi cho rằng: “Luận án Phó tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thúy Khanh có 96 trang chính, thì có tới 82 bị đạo chính xác đến từng dấu chấm, dấu phẩy để đưa vào cuốn sách nói trên của ông Nguyễn Đức Tồn”, “Luận văn của tác giả Cao Thị Thu có 3 chương (74 trang) thì chương thứ hai (từ trang 20 đến trang 49) bao gồm kết quả nghiên cứu như: tư liệu, bảng biểu thống kê, ý tưởng khoa học và nhiều trang nhiều đoạn, được đạo nguyên xi trong sách của GS TS Nguyễn Đức Tồn”.
Theo tôi, nếu tình trạng giống nhau như nhân bản vô tính giữa nhiều trang trong cuốn sách của ông Nguyễn Đức Tồn với Luận án của Nguyễn Thúy Khanh và Luận văn của Cao Thị Thu là “tư tưởng lớn gặp nhau” thì cũng nên thể tất. Chỉ tiếc là “tư tưởng lớn” của ông Nguyễn Đức Tồn lại ra đời sau “tư tưởng lớn” của Nguyễn Thúy Khanh 6 năm, và sau “tư tưởng lớn” của Cao Thị Thu 7 năm!
2. Như biện hộ của ông Nguyễn Đức Tồn trên BBC thì “trường hợp Cao Thị Thu là cháu ruột” của ông, nên “không bao giờ tôi lại đi lấy trộm sản phẩm mà tôi hướng dẫn cho cháu tôi”. Theo đó, có thể hiểu khi cháu ruột là Cao Thị Thu làm luận văn tốt nghiệp đại học, dù đã có người hướng dẫn là ông Nguyễn Thiện Giáp, thì ông Nguyễn Đức Tồn vẫn “đứng sau cánh gà” để hướng dẫn cho cháu mình. Và ông hướng dẫn bằng cách cho cháu chép nguyên văn một số phần từ công trình của ông. Như vậy, ông Nguyễn Đức Tồn không phải là người đạo văn của Cao Thị Thu, mà chính Cao Thị Thu mới là người đã đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn. Từ đó mà suy, dòng cam đoan “luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện” được Cao Thị Thu đưa ra trong luận văn là không trung thực. Không rõ nếu biết về trường hợp này, Khoa Ngôn ngữ học Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội có xem xét lại để có quyết định thỏa đáng về luận văn của Cao Thị Thu?
Trả lời BBC, ông Nguyễn Đức Tồn khẳng định: “Những bằng chứng ấy là học sinh lấy của thầy, chứ không phải là thầy lấy của trò. Và tôi đã mang bản tiếng Nga từ bên Liên Xô về có bút tích khi tôi đi nghiên cứu sinh thì thầy của tôi chữa và mang về Việt Nam dùng” và ông cho biết, nghiên cứu sinh Nguyễn Thúy Khanh “không đọc được tiếng Nga, thì tôi cho chị ấy tham khảo trên lý thuyết bằng tiếng Nga cho chị ấy chép, thì nó dẫn đến sự hiểu lầm như thế, chứ không phải là tôi chép của học trò”.
Như vậy từ ý kiến của ông Nguyễn Đức Tồn lại làm tòi ra một vấn đề hê trọng là luận văn Phó Tiến sĩ khoa học Ngữ văn của Nguyễn Thúy Khanh thực chất là “lấy của thầy”, tức là lấy của ông Nguyễn Đức Tồn - người hướng dẫn. Và tương tự như với Cao Thị Thu, trong trường hợp này, ông Nguyễn Đức Tồn đã không đạo văn của Nguyễn Thúy Khanh, mà chính Nguyễn Thúy Khanh mới là người đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn. Với một Luận án có 96 trang chính mà 82 trang “lấy của thầy” chính xác đến từng dấu chấm, dấu phẩy, liệu có thể coi cam kết “Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi” trong luận án của Nguyễn Thúy Khanh là dối trá?
Nếu ngành giáo dục và đào tạo coi việc đó là điều bình thường, tôi không dám lạm bàn (!); còn nếu thầy trò Nguyễn Đức Tồn và Nguyễn Thúy Khanh thiếu trung thực trong khi thực hiện một luận án Phó Tiến sĩ thì thiết nghĩ, cơ quan hữu quan của ngành giáo dục và đào tạo nên nghiêm túc xem xét lại luận án và kết quả bảo vệ luận án. Và nếu luận án chủ yếu “lấy của thầy”, mà thực chất là đạo văn, thì có nên thu hồi văn bằng Phó Tiến sĩ, nay là Tiến sĩ, của Nguyễn Thúy Khanh?
3. Với các văn bản giống nhau như “cùng được đúc từ một khuôn”, thì bất kỳ người nào đã thoát nạn mù chữ đều có thể nhận thấy. Thêm nữa, cũng không ai quy định người không làm ở nơi này, nơi nọ, hoặc người “không biết gì” thì không được phát biểu về đạo văn. Nhưng có lẽ với ông Nguyễn Đức Tồn, chỉ người làm ở Viện Ngôn ngữ mới có tư cách để lên tiếng về vấn đề mà báo Phụ nữ Thủ đô đặt ra, như ông nói trên BBC:
“Thế còn PGS Phạm Văn Tình với PGS. Đỗ Ngọc Thống, anh Thống thì chẳng biết gì vì các anh ấy ở bên Bộ Giáo dục, còn anh Tình, anh ấy có ở Viện Ngôn ngữ đâu mà anh ấy biết”! Ô hay, các ông Phạm Văn Tình, Đỗ Ngọc Thống lên tiếng vì họ căn cứ vào kết quả đối chiếu giữa văn bản của ông Nguyễn Đức Tồn với các văn bản của Cao Thị Thu, Nguyễn Thúy Khanh, họ “không thể tưởng tượng được” và day dứt với câu hỏi: “tại sao những GS bị phát hiện đạo văn như thế này vẫn ngang nhiên ngồi nhấm nháp danh vị lẽ ra không thuộc về mình?”, vậy có lý gì ông Nguyễn Đức Tồn lại bác bỏ vì cho rằng họ không biết chuyện giữa ông và một số người ở Viện Ngôn ngữ học?
Không những thế, đáng lẽ trong trường hợp này cần tập trung vào chuyên môn để rốt ráo làm sáng tỏ vấn đề, thì ông Nguyễn Đức Tồn lại đi tìm nguyên nhân từ ngoại cảnh, như ông nói với BBC: “Giáo sư Nguyễn Văn Lợi là một trong những người ‘đi đầu’ trong việc ‘vu cáo’ từ hồi tôi đấu tranh với các anh ấy ở Viện liên quan đến việc sử dụng kinh phí, anh Lợi là Phó Viện trưởng phụ trách khoa học, anh ấy ‘chi tiêu kinh phí của Viện quá nhiều’, tôi đấu tranh với các anh ấy, nên một trong những anh đấu tranh ấy ‘trả thù’ tôi”. Nói như ông Nguyễn Đức Tồn thì như tên một vở kịch của W. Shakespeare “chuyện không có gì mà ầm ĩ”, việc ông đạo văn hay như ông giải thích là học trò “lấy” của ông đều không đáng quan tâm, chẳng qua do người ta trả thù, vu cáo nên cơ sự mới um xùm. Nếu ông thực sự là nạn nhân của trả thù, vu cáo, tôi thành thực đề nghị ông hãy đưa những người liên quan ra tòa. Trước pháp luật, nếu ông đúng, họ sẽ phải xin lỗi, phải đền bù các tổn hại về tinh thần của ông. Còn nếu ông chỉ thanh minh như đã nói trên BBC thì rốt cuộc, nỗi oan khiên của ông cũng na ná như… “oan Thị Mầu”!
4. Từ tài liệu đã có và qua diễn biến của sự kiện đến nay, tôi đồ rằng khi giúp đỡ Cao Thị Thu làm luận văn tốt nghiệp đại học, hướng dẫn Nguyễn Thúy Khanh thực hiện luận án Phó Tiến sĩ, ông Nguyễn Đức Tồn đã “cho” cháu ruột và học trò chép lại nguyên văn kết quả nghiên cứu của mình, đến khi cần in kết quả nghiên cứu thành sách cho đủ hồ sơ phong chức danh Giáo sư, ông “tiếc của” nên lấy lại. Vì thế ông mới bị chỉ đích danh là người đạo văn. Rồi khi biện hộ để chứng minh bản thân không đạo văn, ông Nguyễn Đức Tồn đã đẩy người nhà và học trò vào tình huống rất trớ trêu là biến họ thành… người đạo văn! Nếu chính nhân quân tử, người ta sẽ liều mình bảo vệ người nhà và học trò bằng cách đứng ra tự nhận đã đạo văn (làm như thế có khi lại được dư luận hoan nghênh, thậm chí được ca ngợi là người đàng hoàng!), chứ có mấy ai vì để bảo vệ mình mà thẳng thừng chỉ rõ người nhà và học trò đã… “lấy của thầy”!
Vụ việc đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn đã được phát hiện nhưng lại để lùm xùm khá lâu không giải quyết thấu đáo nên càng gây thêm bức xúc. Không thể để sự dối trá tiếp tục hoành hành trong hoạt động học thuật. Đã đến lúc các cơ quan hữu quan cần sớm đưa ra câu trả lời.
Nguyễn Hòa
3.
Thứ năm, 10/05/2018 - 00:00
PNTĐ-Phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn, Giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hoá Việt Nam, nguyên Trưởng khoa Ngôn ngữ học, Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.
1.Là người làm công việc nghiên cứu khoa học, ông nghĩ như thế nào về đạo văn?
-Tôi nghĩ nghề nào cũng cần có sự trung thực. Người làm công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo càng cần phải trung thực. Làm nghề này mà đạo văn là vi phạm đạo đức của nhà khoa học và nhà giáo. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng thế nào thì phải xem xét từng trường hợp cụ thể, đặc biệt là xem họ cố tình đạo văn hay chỉ do sơ ý.
2.Báo Phụ nữ Thủ đô vừa có bài phản ánh GS.TS Nguyễn Đức Tồn đạo văn. Là người cùng ngành Ngôn ngữ học, theo ông, ông Nguyễn Đức Tồn có đạo văn hay không? Và nếu có thì mức độ thế nào?
-Tôi chưa được xem trực tiếp các văn bản thực mà chỉ mới đọc bài báo và bản chụp kèm theo. Nếu các bản chụp là chính xác thì tôi tán thành với tác giả bài bào rằng đó là hành vi đạo văn vì quyển sách của ông Tồn xuất bản sau nhưng có nội dung trùng lặp khá nhiều (139/344 trang sách = 40%) với luận án và luận văn được bảo vệ trước đó. Với số lượng trang bị sao chép lớn như vậy thì tôi đánh giá mức độ đạo văn ở đây là hết sức nghiêm trọng. Trước đây tôi cũng có nghe xôn xao nhưng không tưởng tượng nó “kinh khủng” như vậy.
3.Theo ông cần phải giải quyết vụ đạo văn này thế nào?
-Đây là vụ việc nghiêm trọng, ảnh hưởng không chỉ đến uy tín của ông Tồn mà cả các Hội đồng Ngành ngôn ngữ học, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước – các Hội đồng đã biểu quyết cho ông Tồn trở thành giáo sư, ảnh hưởng đến cả Viện HLKHXHVN, Viện Ngôn ngữ học, các cơ quan trực tiếp quản lý ông Tồn, thậm chí đã bổ nhiệm ông ấy làm Viện trưởng và Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ một thời gian dài, gây dư luận xấu trong xã hội. Vì vậy cần thiết phải làm rõ đúng sai, quy trách nhiệm rõ ràng, không nên để chìm xuồng.
4.Ai là người có trách nhiệm giải quyết vụ việc này?
-Chắc chắn phải là các Hội đồng và các cơ quan đã nói ở trên mới có thẩm quyền giải quyết, làm rõ đúng sai vụ việc này. Tất nhiên, ông Nguyễn Đức Tồn với tư cách là người bị tố cáo cũng có quyền chứng minh rằng mình vô tội.
5.Nếu ông Nguyễn Đức Tồn bị kết luận là đã đạo văn thì nhà nước có nên tước bỏ chức danh Giáo sư của ông Tồn không?
-Câu hỏi này nên dành cho Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước chứ tôi không đủ thẩm quyền trả lời. Tuy nhiên, tôi biết nhiều trường hợp giáo sư ở nước ngoài bị phát hiện đạo văn hoặc nguỵ tạo khoa học đã phải mất chức giáo sư, thậm chí mất luôn cả công việc nghiên cứu hoặc giảng dạy đang làm.
Cảm ơn ông.
Nguyễn Minh Anh
http://baophunuthudo.vn/article/27471/176/ve-viec-ong-nguyen-duc-ton-dao-van-pgs-ts-nguyen-hong-con
2. Các bài báo của 11 và 12 năm về trước (tức năm 2007, và năm 2006)
Tháng 1 năm 2007:
"
19/01/2007 10:42
TP - Tiền phong có đăng bài phản ánh đơn thư của một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ, theo đó có 2 công trình khoa học của PGS-TS Nguyễn Đức Tồn, có sự trùng khớp kỳ lạ với các luận án và luận văn công bố trước đó của nhiều nghiên cứu sinh và sinh viên.
Mới đây, chúng tôi đã nhận được hồi âm của PGS-TS Nguyễn Đức Tồn (Tổng Biên tập Tạp chí Ngôn ngữ).
Nội dung chủ yếu trong hồi âm của PGS-TS Nguyễn Đức Tồn như sau:
“Các bài viết của nghiên cứu sinh và sinh viên do tôi hướng dẫn theo tư tưởng khoa học, lý luận và phương pháp nghiên cứu được lấy từ Luận án Phó tiến sĩ của tôi được bảo vệ tại Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô năm 1988.
Sau đó, năm 2002 tôi viết chuyên khảo nhằm tổng kết và khái quát hóa một vấn đề lý thuyết chưa từng được ai nghiên cứu ở Việt Nam trước khi tôi bảo vệ luận án của mình. Đó là vấn đề đặc trưng văn hoá - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy người Việt...
Khi sử dụng các công trình của NCS và sinh viên do tôi hướng dẫn để viết chuyên khảo, tôi đều có chú nguồn và tác giả rõ ràng... Vì vậy, không thể quy kết tôi là “đạo văn” của học sinh được”.
Từ những lý lẽ trên, PGS.TS Nguyễn Đức Tồn đề nghị được “minh oan”.
Tiếp tục tìm hiểu sự việc, chúng tôi đã xác thực các vấn đề sau đây.
Thứ nhất, tháng 6/1988, ông Nguyễn Đức Tồn đã bảo vệ luận án Phó tiến sĩ với đề tài “Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa các tên gọi bộ phận cơ thể người”, còn đề tài Luận án Phó Tiến sĩ của bà Nguyễn Thúy Khanh là “Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa tên gọi động vật” bảo vệ năm 1996, và đề tài Luận văn tốt nghiệp đại học của bà Cao Thị Thu là “Đặc điểm định danh và ngữ nghĩa trường từ vựng tên gọi thực vật trong tiếng Việt” bảo vệ năm 1995.
Như PGS.TS Nguyễn Đức Tồn tự nhận, ông là người hướng dẫn các bài viết cho nghiên cứu sinh và sinh viên, nhưng tại thời điểm (năm 1995, năm 1996) bà Nguyễn Thúy Khanh và bà Cao Thị Thu bảo vệ các luận án và luận văn của mình, không thấy ông Nguyễn Đức Tồn có phản ứng về việc “ai đạo văn của ai”.
Thiết nghĩ các luận án và luận văn đó được bảo vệ thành công với sự hướng dẫn của chính ông Nguyễn Đức Tồn như ông tự nhận, cũng đã chứng minh được điều này.
Thứ hai, trong số các luận án và luận văn liên quan, chỉ có Luận án Phó tiến sĩ của bà Nguyễn Thúy Khanh là do PGS.TS Nguyễn Đức Tồn hướng dẫn khoa học, còn Luận văn của bà Cao Thị Thu thì cả thầy giáo hướng dẫn và thầy giáo phản biện đều không có tên ông Nguyễn Đức Tồn.
Thứ ba, sau khi tiếp tục đối chiếu các văn bản liên quan, chúng tôi nhận thấy việc báo nêu công trình khoa học của PGS.TS Nguyễn Đức Tồn (xuất bản năm 2002) có sự trùng khớp kỳ lạ các luận án và luận văn của bà Nguyễn Thúy Khanh và bà Cao Thị Thu là hoàn toàn xác thực khi dựa trên nội dung, văn phong, câu chữ, dấu chấm, dấu phẩy... của những văn bản này.
Tuy nhiên, để khách quan chúng tôi đã đặt dấu hỏi chấm trước sự việc đó, còn việc “ai đạo văn của ai” thiết nghĩ sẽ có những cá nhân và tổ chức có trách nhiệm làm rõ.
Bản thân PGS.TS Nguyễn Đức Tồn trong hồi âm của mình cũng đã nói rõ các bài viết của nghiên cứu sinh và sinh viên do ông hướng dẫn theo tư tưởng khoa học, lý luận và phương pháp nghiên cứuđược lấy từ Luận án Phó tiến sĩ của ông, chứ PGS.TS Nguyễn Đức Tồn không phản ánh rằng người khác đã dùng lại nguyên xi cả nội dung và văn phong công trình khoa học mà ông là tác giả.
Thứ tư, về việc phần lớn nội dung và văn phong bài “Dạy từ láy cho học sinh trung học cơ sở” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà, đã được PGS-TS Nguyễn Đức Tồn đưa vào cuốn sách “Những vấn đề dạy và học trong nhà trường, Phương pháp dạy và học tiếng Việt ở bậc trung học cơ sở”, (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 5/2001) của mình, với chú thích “Bài viết có sự cộng tác của Nguyễn Thị Thanh Hà, nghiên cứu sinh Viện Ngôn ngữ học”.
Thực tế, trên Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, năm 2001, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà hoàn toàn không ký chung tên với ông Nguyễn Đức Tồn khi công bố bài viết của mình.
Mới đây, một cơ quan ngôn luận đã dẫn lời của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm về vấn đề này như sau: “Về tư tưởng và đạo đức, tác giả Nguyễn Đức Tồn hoàn toàn trong sáng và không có tà ý “đạo văn”.
Song về phương pháp, ông (vào thời điểm ấy) đã hiểu sai về cách thức sử dụng tài liệu của học trò nên đã đưa nguyên khối những trang luận án của học trò vào sách mình...”.
Phải chăng đây là bản chất của vấn đề?
P.V"
https://www.tienphong.vn/giao-duc/hoi-am-bai-bao-mot-pgs-dao-van-73474.tpo
Tháng 12 năm 2006:
"
22/12/2006 07:12
TP - Theo phản ánh của một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ, có 2 công trình khoa học của PGS-TS Nguyễn Đức Tồn (Tổng Biên tập Tạp chí Ngôn ngữ) xuất bản trong những năm gần đây, có sự trùng khớp kỳ lạ với các luận án và luận văn công bố trước đó.
Trên Tạp chí Ngôn ngữ số 2 năm 2001, có bài “Dạy từ láy cho học sinh trung học cơ sở” của Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Hà.
Không hiểu sao, cuốn sách “Những vấn đề dạy và học trong nhà trường, Phương pháp dạy và học tiếng Việt ở bậc trung học cơ sở”, (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 5/2001) của tác giả PGS.TS Nguyễn Đức Tồn lại “bê” nguyên xi bài báo của Thạc sĩ Hà vào (chỉ thay đổi tí chút ở đầu đề) rồi chú thích “Bài viết có sự cộng tác của Nguyễn Thị Thanh Hà, nghiên cứu sinh Viện Ngôn ngữ học”.
Trong khi, bài báo của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà được công bố trước khi cuốn sách của PGS-TS Tồn ra đời, lại không hề ghi tên ông này.
Phải chăng, PGS.TS Nguyễn Đức Tồn là Tổng Biên tập Tạp chí Ngôn ngữ, nơi đăng bài của thạc sĩ Hà nên có quyền lấy bài người khác đưa vào sách của mình và biến tác giả của nó thành một “kẻ ăn theo” bằng dòng chữ “có sự cộng tác”?
Một cuốn sách khác của PGS-TS Nguyễn Đức Tồn có tên: “Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt - Trong sự so sánh với những dân tộc khác” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2002), khi so sánh với Luận án Phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn của tác giả Nguyễn Thúy Khanh đề tài: “Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật”, bảo vệ năm 1996 tại Viện Ngôn ngữ học (Luận án này ông Nguyễn Đức Tồn là người hướng dẫn khoa học), chúng tôi nhận thấy gần như toàn bộ nội dung chính Luận án của tác giả Nguyễn Thúy Khanh đã trùng với nội dung cuốn sách của ông Nguyễn Đức Tồn.
Thật bất ngờ là ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo, luận án Phó tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thúy Khanh có 96 trang chính, thì có tới 82 trang trùng với sách ông Nguyễn Đức Tồn. Đáng nói là, phần lớn số trang trùng nhau đều chính xác đến từng dấu chấm, dấu phẩy.
Vì Luận án của tác giả Nguyễn Thúy Khanh được công bố trước khi cuốn sách của ông Nguyễn Đức Tồn xuất bản, hơn nữa khi làm luận án khoa học người thực hiện phải cam kết “đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không có sự trùng lặp, sao chép từ bất kỳ một đề tài luận án hay công trình nghiên cứu khoa học nào của các tác giả khác”, cho nên người đọc hoàn toàn có thể đặt câu hỏi: Phải chăng PGS-TS Nguyễn Đức Tồn đã “mượn” của nghiên cứu sinh?
Chưa dừng tại đó, gần đây nhiều cán bộ Viện Ngôn ngữ học còn cho biết, trong cuốn sách vừa kể của ông Nguyễn Đức Tồn, còn có nhiều đoạn trùng khớp với luận văn tốt nghiệp đại học có nhan đề: “Đặc điểm định danh và ngữ nghĩa trường từ vựng tên gọi thực vật trong tiếng Việt” của tác giả Cao Thị Thu, chuyên ngành Ngôn ngữ học, khóa 36, niên khóa 1991-1995 thuộc trường đại học Tổng hợp Hà Nội.
Ngoài phần mở đầu (5 trang) và tài liệu tham khảo (2 trang), luận văn của tác giả Cao Thị Thu có 3 chương (74 trang) thì chương thứ hai (từ trang 20 đến trang 49) bao gồm kết quả nghiên cứu như: tư liệu, bảng biểu thống kê, ý tưởng khoa học và nhiều trang nhiều đoạn, được in nguyên xi trong sách của PGS.TS Nguyễn Đức Tồn (chẳng hạn các trang 41,42,43 luận văn giống với các trang 144, 145, 146, 147... trong sách của ông Nguyễn Đức Tồn...).
Riêng chương ba của Luận văn (từ trang 50 đến trang 75) thì xuất hiện gần như nguyên bản vào chương thứ tám trong sách của ông Nguyễn Đức Tồn (từ trang 235 đến trang 264).
Chỉ một cuốn sách của PGS.TS Nguyễn Đức Tồn (Tìm hiểu đặc trưng văn hóa- dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt - Trong sự so sánh với những dân tộc khác), đã thấy có hơn một nửa trùng với các luận án và luận văn công bố trước đó của nghiên cứu sinh, sinh viên (6/11 chương). Thật khó lý giải với “công trình khoa học” của một vị PGS.TS ?!
https://www.tienphong.vn/giao-duc/mot-pgs-dao-van-nghien-cuu-sinh-va-sinh-vien-70632.tpo
1.
Thứ ba, 08/05/2018 - 00:00
PNTĐ-“Đạo văn” nghiêm trọng mà vì sao vẫn được phong hàm Giáo sư, là vấn đề đang gây bức xúc ở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đặc biệt là trong giới Ngôn ngữ học.
Người bị tố “đạo văn” là ông Nguyễn Đức Tồn, nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học.
“Đạo văn” có hệ thống
Ông Nguyễn Đức Tồn ngay từ khi còn là Phó Giáo sư (PGS), làm Tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ (thuộc Viện Ngôn ngữ), đã ngang nhiên "đạo văn" ngay các tác phẩm của tác giả in trên tạp chí Ngôn ngữ, ông Tồn "biến" thành của mình.
Cụ thể là: trong cuốn sách “Những vấn đề dạy và học trong nhà trường, Phương pháp dạy và học tiếng Việt ở bậc trung học cơ sở”, (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 5/2001) tác giả Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn đã “bê” nguyên xi bài báo in trên Tạp chí Ngôn ngữ số 2 năm 2001 “Dạy từ láy cho học sinh trung học cơ sở” của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà. PGS Tồn chỉ thay đổi tí chút ở đầu đề, rồi ngang nhiên chú thích “Bài viết có sự cộng tác của Nguyễn Thị Thanh Hà, nghiên cứu sinh Viện Ngôn ngữ học”. Trong khi đó, bài báo của Nguyễn Thị Thanh Hà đã được công bố trước khi cuốn sách của ông Tồn ra đời, lại không hề ghi tên ông này. Thời điểm đó, dư luận ở Viện Ngôn ngữ học và giới khoa học ngôn ngữ cũng đã "dậy sóng" bức xúc tố ông Nguyễn Đức Tồn rằng, ông là Tổng Biên tập Tạp chí Ngôn ngữ, nơi đăng bài của Ths Hà nên có quyền lấy bài đưa vào sách của mình và biến tác giả của nó thành một “kẻ ăn theo” bằng dòng chữ “có sự cộng tác”!
Tiếp theo truyền thống "đạo văn" này, năm 2002 ông Tồn lại xuất bản tiếp cuốn sách: “Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (Trong sự so sánh với những dân tộc khác)” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2002), thì ngay lập tức ông Tồn bị tố đã "đạo" hoàn toàn 2 luận án của 2 người khác để "hô biến" thành quyển sách của ông. Luận án thứ nhất bị ông Tồn “đạo” là luận án Phó Tiến sĩ khoa học Ngữ văn của tác giả Nguyễn Thúy Khanh, đề tài: “Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật”, bảo vệ năm 1996 tại Viện Ngôn ngữ học (ông Nguyễn Đức Tồn là người hướng dẫn).
Quyển sách "đạo văn" của ông Nguyễn Đức Tồn |
Các chuyên gia của ngành Ngôn ngữ đã so sánh là ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo, luận án PTS của tác giả Nguyễn Thúy Khanh có 96 trang chính, thì có tới 82 trang trùng với sách của ông Tồn, và phần lớn số trang trùng nhau đều chính xác đến từng dấu chấm, dấu phẩy. Vì luận án của tác giả Nguyễn Thúy Khanh được công bố 6 năm trước khi cuốn sách của ông Nguyễn Đức Tồn xuất bản, hơn nữa khi làm luận án khoa học người thực hiện phải cam kết “đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không có sự trùng lặp, sao chép từ bất kỳ một đề tài luận án hay công trình nghiên cứu khoa học nào của các tác giả khác”, cho nên có thể khẳng định: ông Nguyễn Đức Tồn đã “đạo” của nghiên cứu sinh Nguyễn Thúy Khanh! Luận văn thứ 2 bị ông Tồn "đạo" là luận văn tốt nghiệp đại học:
2 quyển luận án và luận văn bị ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn |
“Đặc điểm định danh và ngữ nghĩa trường từ vựng tên gọi thực vật trong tiếng Việt” của Cao Thị Thu, chuyên ngành Ngôn ngữ học, đại học Tổng hợp Hà Nội, khóa 36 (1991-1995), do GS.TS Nguyễn Thiện Giáp hướng dẫn. Ngoài phần mở đầu và mục tài liệu tham khảo, luận văn của tác giả Cao Thị Thu có 3 chương (74 trang) thì chương thứ hai (từ trang 20 đến trang 49) bao gồm kết quả nghiên cứu như: tư liệu, bảng biểu thống kê, ý tưởng khoa học và nhiều trang nhiều đoạn, được in nguyên xi trong sách của ông Tồn. Riêng chương ba của Luận văn (từ trang 50 đến trang 75) thì xuất hiện gần như nguyên bản vào chương thứ 8 trong sách của ông Tồn. Chỉ rõ việc “đạo văn” của ông Tồn, GS Lê Huy Bắc đã đưa lên fb của mình chi tiết đến kinh ngạc.
Cần tước danh hiệu giáo sư do “đạo văn” mà có
Đem những bức xúc của dư luận về việc ông Nguyễn Đức Tồn - nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Ngôn ngữ, nguyên Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học thuộc Học viện KHXH, trong công trình nghiên cứu khoa học (sách) của mình đã sao chép hàng trăm trang luận văn, luận án của người khác mà vẫn được phong GS, chúng tôi phỏng vấn GS.TS Nguyễn Văn Lợi (nguyên Thư ký Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học, nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học) có biết thông tin này không và ý kiến của GS về thông tin này?
GS.TS Nguyễn Văn Lợi cho biết: "Đúng là tôi đã tham gia với tư cách Thư kí HĐ Chức danh GS ngành Ngôn ngữ học nhiệm kì 2000-2007. HĐ gồm: GS.TSKH Nguyễn Quang Hồng (Chủ tịch), GS.TS Đinh Văn Đức (Phó Chủ tịch), GS.TS Nguyễn Văn Lợi (Thư kí), GS.TS Lê Quang Thiêm (Ủy viên), GS.TS Nguyễn Thiện Giáp (Ủy viên), GS.TSKH Trần Ngọc Thêm (Ủy Viên), GS.TSKH Lý Toàn Thắng (Ủy viên), GS.TS Bùi Minh Toán (Ủy viên), PGS.TS Đinh Lê Thư (Ủy viên). Đối với tôi cũng như các GS đã tham gia HĐ này, không bất ngờ trước thông tin trong công trình khoa học của ông Nguyễn Đức Tồn đã sao chép gần như nguyên xi mấy chục trang luận án PTS của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thúy Khanh và mấy chục trang luận văn tốt nghiệp đại học của SV Cao Thị Thu (là cháu vợ của ông Tồn).
Thời kỳ đó tôi là Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học - một cơ sở đào tạo PTS Ngôn ngữ học; ông Tồn tham gia giảng dạy và hướng dẫn NCS (trong số NCS có chị Nguyễn Thúy Khanh). Sau đó năm 2002, ông Tồn đã nộp hồ sơ xin phong chức danh Giáo sư. Theo tiêu chuẩn xét phong chức danh GS lúc đó, ngoài các tiêu chuẩn về giờ dạy, đề tài nghiên cứu khoa học, ứng viên phải có kết quả đào tạo Phó Tiến sĩ, có sách chuyên khảo (như minh chứng về thành tích nghiên cứu khoa học).
Trong hồ sơ của ông Nguyễn Đức Tồn, thành tích đào tạo PTS là trường hợp NCS Nguyễn Thúy Khanh; sách chuyên khảo - minh chứng về thành tích nghiên cứu khoa học là cuốn “Tìm hiểu đặc trưng văn hóa-dân tộc của ngôn ngữ và tư duy người Việt (Trong sự so sánh với những dân tộc khác)”. Xem xét hồ sơ của ông Nguyễn Đức Tồn, HĐ chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học đã phát hiện ra những điều không minh bạch, khuất tất. Theo quy định sách chuyên khảo phải được xuất bản (nộp lưu chiểu ở Cục Xuất bản) trước khi đưa vào hồ sơ. Nhưng ông Tồn nộp hồ sơ cho HĐ có cuốn sách đó với tư cách minh chứng cho thành tích nghiên cứu khoa học, khi thực tế cuốn sách đó chưa được xuất bản (Kết luận của HĐ căn cứ vào công văn trả lời của Cục Xuất bản, Bộ Văn hóa).
Nghiêm trọng hơn, HĐ đã phát hiện ra trong cuốn sách “Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy người Việt (Trong sự so sánh với những dân tộc khác)” - với tư cách là minh chứng quan trọng cho thành tích nghiên cứu khoa học để ông Tồn được phong học hàm Giáo sư, chép nguyên xi mấy chục trang từ luận án Phó Tiến sĩ của NCS Nguyễn Thúy Khanh (đã bảo vệ thành công từ năm 1996), người hướng dẫn khoa học là PTS Nguyễn Đức Tồn: “Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật (Trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga)”.
Ngoài ra, HĐ cũng phát hiện thấy, trong công trình khoa học của ông Tồn có nhiều trang chép từ luận văn tốt nghiệp đại học của SV Cao Thị Thu. HĐ chuyên ngành đã họp nhiều lần (có lần có sự tham dự của ông Tổng thư kí và Thanh tra của HĐ chức danh Giáo sư Nhà nước) xem xét hồ sơ và cả các đơn khiếu nại của ứng viên Nguyễn Đức Tồn; đa số các thành viên HĐ nhận thấy những điều gian dối trong hồ sơ của ứng viên này là rõ ràng và bỏ phiếu không tán thành việc phong học hàm Giáo sư cho ứng viên Nguyễn Đức Tồn.
Năm 2007, do Viện Ngôn ngữ tách ra gồm 1/2 số cán bộ để xây dựng Viện Từ điển học và Bách khoa thư, ông Nguyễn Đức Tồn được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học và Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học của Học viện KHXHVN. Sau khi HĐ chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học mới được thành lập (lúc đó tôi và một số GS trong HĐ đã nghỉ, không tham gia HĐ nữa), năm 2008 ông Nguyễn Đức Tồn được phong Giáo sư.
Thiết nghĩ, đã đến lúc phải làm trong sạch, lành mạnh môi trường nghiên cứu, đào tạo, phong chức danh Giáo sư ở nước ta. Việc Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục vào cuộc xử lí các trường hợp không minh bạch, khuất tất trong đợt phong chức danh Giáo sư năm 2017 được dư luận xã hội hoan nghênh. Trường hợp đạo văn của Nguyễn Đức Tồn cũng phải được xử lí. Đó là trách nhiệm của HĐ chức danh Giáo sư các cấp, của Viện Hàn lâm KHXHVN, Học Viện KHXH, và Viện Ngôn ngữ học" - GS.TS Nguyễn Văn Lợi khẳng định.
PGS.TS Phạm Văn Tình (Tổng Thư kí Hội Ngôn ngữ học Việt Nam) cũng khẳng định: "Không thể tưởng tượng được hiện tượng đạo văn này lại xảy ra với một người nghiên cứu ngôn ngữ lâu năm, từng giữ những cương vị lãnh đạo chuyên môn Ngôn ngữ học như GS.TS Nguyễn Đức Tồn. Có mấy vấn đề mà theo tôi là nghiêm trọng: 1. sao chép của nhiều người; 2. sao chép quá nhiều, quá liều lĩnh (gần như không sửa chữa, thêm bớt) và 3. không hề dẫn nguồn, ghi xuất xứ ở bất cứ chỗ nào trong văn bản. Thực ra, chuyện này đã được nhiều người trong giới Ngôn ngữ học (và cả báo chí) lên tiếng từ lâu. Rất tiếc không hiểu sao mọi việc lại rơi vào im lặng và “chìm xuồng”. Tôi mong các cơ quan chức năng vào cuộc làm cho rõ và xử lí nghiêm khắc".
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống (Viện Khoa học Giáo dục) tỏ ra "ngạc nhiên": "Nếu đúng là ông Nguyễn Đức Tồn "đạo văn" rõ thế này thì tôi không hiểu vì sao mà vẫn được phong Giáo sư? Dư luận bức xúc nêu lên như vậy thì sao không xem xét và tiến hành tước bỏ danh hiệu ấy cho hàng ngũ có học vị, học hàm trong sáng hơn, để được xã hội nể trọng hơn? Hiện nay rất nhiều ông quan chức cho dù về hưu rồi vẫn đã, đang và sẽ bị lôi ra ánh sáng, chịu án trừng phạt của pháp luật. Thế thì tại sao những GS bị phát hiện đạo văn như thế này vẫn ngang nhiên ngồi nhấm nháp danh vị lẽ ra không thuộc về mình?".
Điều đáng nói là, ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn một cách có hệ thống từ năm 2002, với công trình đạo văn này, ông Nguyễn Đức Tồn được phong Giáo sư, được bổ nhiệm Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, Tổng Biên tập Tạp chí Ngôn ngữ. "Hồ sơ đạo văn" của ông Tồn (bao gồm sách xuất bản mang tên ông Tồn và các luận văn của 2 tác giả mà ông Tồn "đạo") đã từng được niêm yết công khai ở Viện Ngôn ngữ học, thế mà ông Tồn vẫn được phong Giáo sư, rồi được ngồi các Hội đồng chấm luận văn, luận án, thậm chí còn tham gia Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học để bỏ phiếu bầu hay không bầu cho các ứng viên chức danh GS/PGS, thì sao dư luận không bức xúc? Mong rằng Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm KHXH và Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước sớm xem xét, xử lý, tước hàm Giáo sư của ông Nguyễn Đức Tồn!
Nguyễn Minh Anh
http://baophunuthudo.vn/article/27447/176/vi-sao-dao-van-ma-van-duoc-phong-giao-su
http://antg.cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-antg/Vi-sao-Bo-truong-Giao-duc-Han-Quoc-tu-chuc-284410/
Vì sao Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc từ chức?
08:30 17/08/2006
Sau vụ bị cáo buộc “đạo văn”, trước muôn vàn áp lực của công luận, các đảng đối lập và cầm quyền cũng như trong ngành giáo dục, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục Kim Byung-joon đã phải chính thức xin từ chức.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục Kim Byung-joon. |
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hàn Quốc vừa chính thức đệ đơn từ chức vào ngày 2/8/2006 sau khi giữ chức vụ này được 12 ngày kể từ ngày 21/7/2006. Vì sao ông Kim Byong-Joon phải từ chức? Kim Byong-joon, 52 tuổi, được xem là một trong những “cận thần” tin tưởng nhất của Tổng thống Roh Moo-Hyun. Ông là thư ký trưởng văn phòng, phụ tá tổng thống về chính sách quốc gia trong thời gian khoảng 2 năm trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Giáo dục và Phát triển tài nguyên nhân lực.
Một ngày trước khi đệ đơn từ chức, Kim đã hoàn toàn khẳng định không có ý định từ chức và phủ nhận hầu hết mọi cáo buộc về tội đạo văn trong công trình nghiên cứu của mình. Sau phiên họp của Quốc hội hôm 1/8 nhằm làm rõ về những “nghi án” cho rằng ông Bộ trưởng đã phạm tội ăn cắp luận văn của sinh viên để làm công trình nghiên cứu của mình, Kim khẳng định với các phóng viên: “Tôi có mặt ở đây để cho mọi người biết được sự thật đằng sau các báo cáo vô căn cứ về việc tôi đạo văn".
Trả lời các thành viên lập pháp trong phiên họp, Kim nói: “Tôi tự hỏi không biết xã hội chúng ta có dựa trên lý trí hay không và có đáng tin về những báo cáo vô trách nhiệm về các công trình nghiên cứu học thuật của tôi?”. “Hầu hết các bài viết đều do các phóng viên chẳng có đủ kiến thức về thực tiễn học thuật để kết luận rằng tôi đã đạo văn”. Kim nói rằng luận án về phát triển đô thị của mình công bố năm 1987 không chép lại luận án của sinh viên như một số báo chí đưa tin.
Tuy nhiên, trước đây vào ngày 27/7, Kim đã có lời xin lỗi về việc thổi phồng các công trình nghiên cứu năm 2001, lúc ấy Kim là giáo sư tại một trường đại học ở Seoul .
Áp lực từ chức
Theo Jeon Jae-hee, người phụ trách hoạch định chính sách của đảng GNP, “những bằng chứng về tội đạo văn cũng như các cáo buộc về việc thổi phồng thành tích nghiên cứu của Kim ngày càng liên tục bùng phát từ phía công luận và những điều này đã thực sự trở thành nghiêm trọng đối với người đứng đầu ngành giáo dục. Nếu những cáo buộc này là hoàn toàn sự thật, Kim nên tự nguyện từ chức”.
Các quan chức của đảng cầm quyền Uri cũng đã gây sức ép từ nhiều phía và lên tiếng yêu cầu Kim nên từ chức. Chủ tịch đảng cầm quyền Uri nói rằng đảng của ông vẫn giữ nguyên lập trường về việc ông bộ trưởng nên tự nguyện từ chức. “Chúng tôi nghĩ rằng Kim nên tự mình quyết định nên từ chức hay không sau khi cân nhắc tất cả mọi tình huống”. Min Byung-doo, Chủ tịch Ủy ban quan hệ công chúng của đảng cầm quyền đăng một bài viết trên trang web của mình: “Nếu có những cáo buộc sai, hãy chứng minh với Ủy ban Giáo dục và hãy gồng mình từ chức sau khi có kết luận của Ủy ban Thường trực”.
Giữa muôn vàn áp lực của công luận, các đảng đối lập và cầm quyền cũng như trong ngành giáo dục, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục Kim Byung-joon đã phải chính thức xin từ chức. “Tôi không muốn trở thành gánh nặng cho tổng thống trong việc điều hành quản lý công việc quốc gia và mối quan hệ của ông với quốc hội và đảng cầm quyền”.
Ai sẽ là người thay thế Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Tuy nhiên, một số ứng viên có triển vọng vào vai trò kế nhiệm của Kim có thể dẫn ra như sau: Shin In-ryung, nguyên Hiệu trưởng Đại học Ewha Womans. Shin được Thủ tướng Han Myeong-sook giới thiệu. Seol Dong-geun, Chủ tịch Ủy ban cải cách Giáo dục thuộc Văn phòng tổng thống. Ngoài ra còn có các ứng viên phía đảng cầm quyền, Huh Un-na, Hiệu trưởng Đại học Thông tin Giao tiếp.
Theo thông tin của người phát ngôn Văn phòng tổng thống, Tổng thống Roh sẽ chấp thuận quyết định từ chức của Kim Byung-joon khi ông trở lại làm việc sau kỳ nghỉ hè
Ánh Vân (theo Korea Times, Yonhap)http://antg.cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-antg/Vi-sao-Bo-truong-Giao-duc-Han-Quoc-tu-chuc-284410/
12.
Trả lờiXóaHoàng Tuấn Công
3分前 ·
GS.TS. ĐẠO VĂN NGUYỄN ĐỨC TỒN VÀ KẾ “PHẢN KHÁCH VI CHỦ”.
Chuyện GS.TS. Nguyễn Đức Tồn sao chép hơn 100 trang luận án của học trò Nguyễn Thị Thuý Khanh, và luận văn của cháu ông là Cao Thị Thu, tưởng đã là manh động lắm. Thế nhưng điều đáng kinh ngạc hơn, ông tiếp tục cưỡng đoạt bài viết của một người phụ nữ khác-ThS Nguyễn Thị Thanh Hà- theo một kế trong "Tam thập lục kế" có tên là “Phản khách vi chủ”!
Câu chuyện rất đơn giản.
Tạp chí “Ngôn ngữ” (2/2001) đăng bài “Dạy từ láy cho học sinh trung học cơ sở” của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà. Khi ấy, PGS.TS. Nguyễn Đức Tồn là Chủ tịch Hội đồng Biên tập của tạp chí.
Ba tháng sau, Chủ tịch Hội đồng biên tập PGS.TS Nguyễn Đức Tồn ngang nhiên lấy trọn bài viết này của ThS Nguyễn Thị Thanh Hà, để đưa vào sách “Những vấn đề dạy và học tiếng Việt trong nhà trường” (Nguyễn Đức Tồn-NXB Đạo học Quốc gia Hà Nội). Tên bài viết in trong cuốn sách mang tên tác giả Nguyễn Đức Tồn được thêm vào mấy từ “VỀ PHƯƠNG PHÁP dạy từ láy cho học sinh trung học cơ sở”, và chú thích: “Bài viết có sự cộng tác của Nguyễn Thị Thanh Hà, NCS Viện ngôn ngữ học”.
Điều đáng chú ý là tất cả những chỗ Nguyễn Thị Thanh Hà mở ngoặc: “(chúng tôi nhấn mạnh-NTTH)”, đều được PGS.TS Nguyễn Đức Tồn đổi thành “(chúng tôi nhấn mạnh-NĐT)”.
Như vậy, khi in bài ở Tạp chí “Ngôn ngữ” người đứng tên duy nhất, cũng là chủ nhân duy nhất của bài viết chính là ThS Nguyễn Thị Thanh Hà; còn PGS.TS. Nguyễn Đức Tồn chỉ đóng vai trò là Chủ tịch Hội đồng biên tập, cùng với 9 Uỷ viên khác. Thế nhưng, PGS.TS Nguyễn Đức Tồn đã áp dụng kế “phản khách vi chủ”, ngang nhiên chiếm đoạt bài viết của cộng tác viên.
Theo đó, từ vị trí người biên tập, PGS.TS. Nguyễn Đức Tồn bỗng trở thành tác giả bài viết, còn tác giả đích thực của bài viết ThS Nguyễn Thị Thanh Hà, lại bị ông đẩy xuống vị trí người “cộng tác”!
Thế nhưng, giờ đây, GS. Tồn một mực kêu oan, cho rằng, vì ông "chống tiêu cực" nên mới ra nông nỗi bị người ta vu cho tội "đạo văn"!
Xem toàn bộ hình ảnh so sánh ở đây:
13.
Trả lờiXóaHoàng Tuấn Công
9時間前 ·
“VIẾT BÀI CHUNG VỚI ĐỨC TỒN”
Mới phát hiện thêm GS.TS. đạo văn Nguyễn Đức Tồn đã cướp trắng một bài viết chung với người khác.
Tạp chí “Ngôn ngữ” (số 3/1994), đăng bài "Đặc điểm danh học và ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ "sự kết thúc cuộc đời của con người" của đồng tác giả Nguyễn Đức Tồn-Huỳnh Thanh Trà.
Thế nhưng 8 năm sau, Nguyễn Đức Tồn đã lấy nguyên xin bài viết này đưa vào sách "Đặc trưng văn hóa-dân tộc của ngôn ngữ và từ duy ở người Việt" (trong sự so sánh với những dân tộc khác) (Nxb Đại học QG Hà Nội, 2002), thành trọn chương 6 (21 tr.) với tên "Đặc điểm danh học và ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ "sự kết thúc của cuộc đời". Điều đáng nói là tên người viết chung, đồng sở hữu bản quyền Huỳnh Thanh Trà đã không còn nữa.
Như vậy, ông Nguyễn Đức Tồn đã từng:
1-Sao chép hơn trăm trang luận án (của học trò Nguyễn Thị Thuý Khanh), luận văn (của cháu gái vợ Cao Thị Thu), để đưa vào sách của mình, rồi chú thích là “có sử dụng dữ liệu”.
2-Lấy trọn bài viết của cộng tác viên Tạp chí Ngôn ngữ Nguyễn Thị Thanh Hà (mà ông Tồn là Chủ tịch Hội đồng biên tập), đưa vào sách của ông, rồi chú thích “Bài viết có sự cộng tác của Nguyễn Thị Thanh Hà”.
3-Lấy trọn một bài viết mà Nguyễn Đức Tồn vốn chỉ là đồng tác giả (với Huỳnh Thanh Trà), để đưa vào sách của ông thành một chương, gạt hoàn toàn Huỳnh Thanh Trà ra ngoài.
Tục ngữ dân gian có câu “Tậu voi chung với Đức ông” (hợp tác, chung đụng với kẻ quyền thế, vừa vất vả khó nhọc, vừa phải chịu thua thiệt). Nay, với trường hợp đạo văn vừa phát hiện, có lẽ nên đặt thêm một câu tục ngữ mới “Viết bài chung với Đức Tồn”! (Hợp tác, chung đụng với Đức Tồn không chỉ có ngày bị trắng tay, mà còn bị tố ngược, mất cả chì lẫn chài).
Điều đáng chú ý, cho đến 22g, 40p, ngày 11/6/2018, cả bốn người bị ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn, cướp văn, đều là chị em phụ nữ!
14.
Trả lờiXóaHoàng Tuấn Công
4時間前 ·
“HẢO HÁN SỢ THẰNG XỎ LÁ, THẰNG XỎ LÁ SỢ KẺ MẶT DÀY”[*]
(Tục ngữ)
Xin tiếp tục gửi đến Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học chứng cứ đạo văn mới của ông Nguyễn Đức Tồn.
Tạp chí “Ngôn ngữ” số 7/2000 có bài "Thủ pháp nhận diện và phân biệt từ láy với từ ghép có hình thức ngữ âm giống từ láy" (trang 56-61) của đồng tác giả ThS Nguyễn Thị Thanh Hà-Lan Hương (bút danh của Nguyễn Đức Tồn).
Một năm sau (2001), bài này được ông Nguyễn Đức Tồn bê nguyên xi đưa vào sách "Những vấn đề dạy và học tiếng Việt trong nhà trường-Phương pháp dạy và học tiếng Việt ở bậc trung học cơ sở" (Nxb ĐHQG Hà Nội, 2001) với tên “Thủ pháp nhận diện và phân biệt từ láy với từ ghép có hình thức ngữ âm giống từ láy" (12 trang, từ trang 108-120) và chú thích: “Bài viết có sự cộng tác của Nguyễn Thị Thanh Hà, NCS Viện Ngôn ngữ học”.
Như vậy, đây là lần thứ 5, ông Nguyễn Đức Tồn cưỡng gian bài viết của những người phụ nữ vốn là học trò, là cháu gái, là cộng tác viên, là đồng sự, đồng nghiệp của ông, đem in thành sách, để đáp ứng tiêu chí phong Phó Giáo sư, Giáo sư và trở thành Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học.
Ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn có hệ thống, đạo văn nhiều lần, đạo một cách ngang nhiên, trắng trợn như vậy, nhưng ông vẫn tìm được cách yên vị trên chiếc ghế Viện trưởng Viện ngôn ngữ học cho đến khi về hưu năm 2012, và đến nay vẫn giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ, đồng thời có chân trong Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành ngôn ngữ học, được quyền phán xét người khác!
[*] Kẻ trơ trẽn, mặt dày mày dạn rất đáng sợ, không thể xem thường những việc làm vô liêm sỉ của nó.
17.
Trả lờiXóaHoàng Tuấn Công
3時間前 ·
“GAN NUỐT BÚA” CỦA GS. ĐẠO VĂN NGUYỄN ĐỨC TỒN
Vụ GS. Đạo văn Nguyễn Đức Tồn xuất hiện thêm tình tiết động trời.
Bài “Bị tố đạo văn, GS Nguyễn Đức Tồn lần đầu giải trình” (Báo PLO.VN ngày 15/3/2018) có đoạn:
“Về việc bị tố lấy bài viết của Nguyễn Thị Thanh Hà đăng trên tạp chí Ngôn Ngữ, ông Tồn cũng đưa ra rất nhiều chứng cứ. Bà Nguyễn Thị Thanh Hà là NCS do ông hướng dẫn và đã từng đứng tên chung với GS Tồn trên nhiều bài báo.
Đặc biệt, khi vào hội đồng ngành, nhóm thẩm định do GS Trần Ngọc Thêm làm trưởng nhóm đã xem xét các đơn thư nặc danh tiếp tục lặp lại hành động tố cáo GS Tồn đạo văn. Sau khi nghiên cứu, đối chứng các tài liệu, chứng từ, hồ sơ nghiên cứu của mình và các học sinh được chính GS Tồn hướng dẫn, nhóm thẩm định đã có bản báo cáo do GS Trần Ngọc Thêm đại diện ký tên, trong đó có những nhận định và kết luận:
“Đạo văn không phải, nhưng sử dụng có chú dẫn theo lối thông thường cũng không đúng, vậy nên kết luận về trường hợp này như thế nào? Chúng tôi cho rằng, về tư tưởng và đạo đức, tác giả Nguyễn Đức Tồn hoàn toàn trong sáng và không có tà ý “đạo văn” khi viết, song về phương pháp, ông (vào thời điểm ấy) đã hiểu sai về cách thức sử dụng tư liệu của học trò nên đã đưa nguyên khối nhiều trang luận án của học trò vào sách của mình…
…”Do vậy, hoàn toàn không có cơ sở để tố cáo tôi lấy cắp bài viết của Nguyễn Thị Thanh Hà để đưa vào sách của mình” - GS Tồn nói”.
Theo đây, ông Nguyễn Đức Tồn khẳng định, ông chính là người hướng dẫn luận án cho "học trò" của mình là Nguyễn Thị Thanh Hà. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn không phải vậy! Người hướng dẫn NCS Nguyễn Thị Thanh Hà là GS. Hoàng Văn Hành, chứ không phải Nguyễn Đức Tồn.
Như vậy, khi bị truy chuyện đạo văn đến cùng, ông Nguyễn Đức Tồn trong thế bí đã không ngần ngại cướp ngay công hướng dẫn Luận án NCS Nguyễn Thị Thanh Hà của cố Giáo sư Hoàng Văn Hành để lí giải cho hành động đạo văn của mình. Mặt khác, lời nhận xét đáng xấu hổ 10 năm trước của ông Trần Ngọc Thêm tiếp tục được ông Nguyễn Đức Tồn trương ra như một thứ lệnh bài miễn chết.
Có lẽ ông Nguyễn Đức Tồn nghĩ rằng, người chết thì không biết khiếu kiện, còn người sống thì tay cũng đã trót nhúng chàm trong vụ việc của ông, nên ông mới có “gan nuốt búa” như vậy chăng?
(Xem ảnh: Quyết định giao GS Hoàng Văn Hành hướng dẫn NCS Thanh Hà và Đơn viết tay xin gia hạn bảo vệ, do cô Thanh Hà viết, có xác nhận của GS Hoàng Văn Hành)
20. Phát hiện thêm một cuốn sách đạo văn nữa của ông Nguyễn Đức Tồn
Trả lờiXóaThứ tư, 18/07/2018 - 00:00
Phát hiện thêm một cuốn sách đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn
PNTĐ-Trong khi dư luận chưa hết xôn xao về vụ đạo văn của GS.TS Nguyễn Đức Tồn thì chúng tôi tình cờ phát hiện thêm một cuốn sách đạo văn nữa của ông Tồn.
Lại thêm một “công trình đạo văn” của ông Nguyễn Đức Tồn
Vụ đạo văn của GS.TS Nguyễn Đức Tồn đã tốn không ít giấy mực trong thời gian vừa qua. Nhưng điều lạ nhất là mặc dù chứng cứ đạo văn đã rõ như ban ngày nhưng các cơ quan có thẩm quyền và được giao trách nhiệm vẫn đang “nợ” Chính phủ và công luận việc trả lời về câu hỏi “Ông Nguyễn Đức Tồn có đạo văn hay không?”.
21. Hạ tuần tháng 1 năm 2019, câu chuyện được trở lại
Trả lờiXóaThứ ba, 22/01/2019 - 00:00
Trở lại vụ ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn vẫn được phong Giáo sư:
Vấn đề liêm chính khoa học chứ không phải tranh chấp bản quyền, chia nhuận bút!
PNTĐ-Để giữ gìn liêm chính học thuật, đạo đức khoa học, đạo đức nhà giáo, cần nhanh chóng có kết luận về “vụ đạo văn thế kỷ” này và có hình thức kỷ luật nghiêm khắc với kẻ đạo văn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã quyết định thành lập Tổ thanh tra để điều tra vụ đạo văn của GS.TS Nguyễn Đức Tồn. Việc thành lập đoàn kiểm tra đã thể hiện quyết tâm của Bộ GD-ĐT trong việc bảo vệ liêm chính học thuật. Công luận trong hơn 2 tháng qua đã ngóng trông ngày kết luận về vụ đạo văn này được công bố và xử lý nghiêm.
22. Tiếp theo, vẫn hạ tuần tháng 1 năm 2019
Trả lờiXóaThứ sáu, 25/01/2019 - 00:00
Phát hiện mới: Tiến sĩ Vũ Sao Chi - Phó Tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ - lại đạo văn
Báo động tình trạng liêm chính học thuật theo kiểu "không hướng dẫn, vẫn... có quyền đứng tên chung"
Trong năm 2018, có lẽ một trong những từ khoá “hot” trên mạng chính là “đạo văn” khi hàng loạt các vụ đạo văn lớn nhỏ đã bị công luận và báo chí phanh phui. Nổi cộm nhất là vụ việc “đạo văn thế kỷ” của GS.TS Nguyễn Đức Tồn ở Viện Ngôn ngữ học, mặc dù đã có hàng trăm bài báo từ nhiều cơ quan báo chí khác nhau đưa tin, phân tích, đánh giá, lại có cả sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng, nhưng sự việc cho đến nay vẫn bị Bộ Giáo dục và Đào tạo nhùng nhằng chưa thể đi đến hồi kết.
Nhức nhối vấn đề liêm chính học thuật
23. Đầu tháng 2 năm 2019, một vị tướng quân đội viết trên Fb về một người đồng hương Giao Thủy (Nam Định) của ông:
Trả lờiXóa"
Kien Hoang cùng với Nguyễn Đức Tồn.
6 tháng 2 lúc 15:58 ·
KHÁCH THĂM NHÀ TẶNG SÁCH
Chiều hôm nay mồng 2 tết , Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn - Thư kí Hội đồng hương Giao Thủy tại Hà Nội , nguyên viện trưởng Viện ngôn ngữ học đến thăm tặng tôi cuốn sách 100 Giáo sư Việt Nam trọn đời cống hiến . Thật trân trọng người đồng hương quê tôi.