Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đạo-văn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đạo-văn. Hiển thị tất cả bài đăng

10/10/2024

"Phủ Vân Cát" 2024 của nhóm Nguyễn Xuân Diện - nhiều sai lầm và độc hại (sắc phong) – 1b

Bài 1b (tiếp cho bài 1, tức 1a)

Phủ Vân Cát (2024) là tên gọi tắt, của tôi, về cuốn sách vừa ra mắt của nhóm soạn giả Nguyễn Xuân Diện (NXD).

địa phương Phủ Giầy (Phủ Dầy) Nam Định, thì đã có dòng họ Trần Lê (dòng họ sản sinh ra Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy) liền lên tiếng ngay lập tức, bằng một lá đơn kiến nghị, gửi các cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin Truyền thông, đề nghị thu hồi cuốn sách bởi nhiều nội dung sai sự thực, góp phần tuyên truyền sai về giá trị di tích (đây là một điểm bị nghiêm cấm trong Luật Di sản văn hóa). 

Lá đơn của họ Trần Lê đã được gửi tới các cơ quan có trách nhiệm trực tiếp vào ngày 20/9/2024. 

Ngay trong ngày 20/9/2024, Nhà xuất bản Thế giới đã gửi công văn tới NXD.

NXD không trả lời Nhà xuất bản, mà vẫn cố tình tổ chức lễ ra mắt sách tại Bảo tàng Phụ nữ vào ngày 21/9/2024.

Đến ngày 23/9/2024, NXD mới viết giải trình cho Nhà xuất bản như việc đã rồi.

Đã có nhiều phản biện trên không gian mạng cho thấy cuốn sách của nhóm NXD mang danh khoa học mà hoàn toàn không có bất cứ căn cứ tin cậy nào. “Chứng cớ” của sách chỉ là tiểu thuyết văn học, thần tích đi “chép” vào năm 1938, hoành phi câu đối văn bia có niên đại rất muộn (thế kỉ 19, 20, 21) mà có nhiều nghi vấn về tính xác thực.

Nhìn toàn cục, các luận điểm mà họ Trần Lê đưa ra trong các đơn và các ý kiến phản biện trên mạng đối với sách của nhóm NXD đều chính xác. Có thể đi đến kết luận chung: sách của nhóm NXD là một sản phẩm khoa học kém cỏi. Đây là một cuốn sách tồi tàn về khoa học, độc hại về mọi phương diện, xứng đáng cần thu hồi như kiến nghị của dòng họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định.

26/09/2024

"Phủ Vân Cát" 2024 của nhóm Nguyễn Xuân Diện - nhiều sai lầm và độc hại (sắc phong) --- Bài đọc thêm

"PHỦ VÂN CÁT" 2024 của NHÓM NGUYỄN XUÂN DIỆN - NHIỀU SAI LẦM VÀ ĐỘC HẠI (SẮC PHONG) --- (Bài đọc thêm, tác giả Học Thánh Mẫu)

Loạt bài cùng tên đang được đưa dần lên Giao Blog, hiện mới có kì đầu tiên. Bây giờ, là bài đọc thêm trong khi chờ đợi các đăng tải tiếp theo.
Bài đăng lại ở đây, của tác giả Học Thánh Mẫu, vốn đăng tải trên trang "Tín ngưỡng thờ Mẫu" (cũng được chia sẻ về trang "Văn hóa tín ngưỡng hệ thần Liễu Hạnh công chúa").
Bài có một số lỗi kĩ thuật (đánh máy nhầm chữ) và người viết không phải nhà nghiên cứu chuyên nghiệp nên luận giải nhiều điểm chưa tới.
Nhìn toàn cục là các luận điểm đưa ra đều đúng, mà có thể đi đến kết luận chung: sách của nhóm Nguyễn Xuân Diện là một sản phẩm khoa học kém cỏi. Đó là một cuốn sách tồi tàn về khoa học, độc hại về mọi phương diện, xứng đáng cần thu hồi như kiến nghị của dòng họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định.

21/09/2024

"Phủ Vân Cát" 2024 của nhóm Nguyễn Xuân Diện - nhiều sai lầm và độc hại (sắc phong) - 1

Phủ Vân Cát (2024) là tên gọi tắt, của tôi, về cuốn sách vừa ra mắt của nhóm soạn giả Nguyễn Xuân Diện. Trong học giới, đã có một số người có sách trong tay. 

Còn ở địa phương Phủ Giầy Nam Định, thì đã có dòng họ Trần Lê (dòng họ sản sinh ra Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy) liền lên tiếng ngay lập tức, bằng một lá đơn kiến nghị, gửi các cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin Truyền thông, đề nghị thu hồi cuốn sách bởi nhiều nội dung sai sự thực, góp phần tuyên truyền sai về giá trị di tích (đây là một điểm bị nghiêm cấm trong Luật Di sản văn hóa). 

Lá đơn của họ Trần Lê đã được gửi tới các cơ quan có trách nhiệm trực tiếp vào ngày 20/9/2024. 

Còn ở đây, với tư cách bạn đọc, đầu tiên tôi nói riêng về phần sắc phong trong sách này. Chưa tính các nội dung khác, chỉ riêng phần sắc phong đã cho thấy đây là một cuốn sách nhiều sai lầm và nguy hại.

Đầu tiên là nói về sự đạo văn (ăn cắp) trong phần về sắc phong.

17/03/2022

Lại về vua đạo văn của Sài Gòn trước đây Hoàng Trọng Miên - ý kiến của nhà văn Nguyễn Hồng Lam

Sài Gòn trước năm 1975 có mấy vụ đạo văn nổi tiếng. Trong đó, vụ Hoàng Trọng Miên còn gắn với giải thưởng quốc gia (Việt Nam Cộng hòa), mà một người trong cuộc của vụ này là nhà văn Thế Phong (dịch giả Đường Bá Bổn) đã ở tuổi 90 hiện đang ở Tp. Hồ Chí Minh. Có thể đọc lại ở đây.

Khi tôi đưa những dòng này lên Giao Blog, hẳn chỉ ít phút nữa, cụ Thế Phong sẽ đọc được. Cụ vẫn duy trì trang blog văn học của riêng mình, vẫn lướt web hầu như hàng ngày.

Bây giờ là ý kiến của nhà văn Nguyễn Hồng Lam về một tác phẩm khác của Hoàng Trọng Miên, là cuốn Đệ nhất phu nhân viết về bà Trần Lệ Xuân trong gia đình tổng thống Ngô Đình Diệm. Theo Nguyễn Hồng Lam, ông Hoàng Trọng Miên đã bịa tạc đến mức bỉ ổi trong Đệ nhất phu nhân.

04/02/2021

Một vụ đạo văn đã bị quên lãng (nhóm Bùi Đăng Sinh ở Vĩnh Phúc)

Hồi chúng tôi du lãng nhiều ở Vĩnh Phúc để chuẩn bị cho hội thảo về nhà Mạc và hậu duệ tại đây (xem nhanh hội thảo đó ở đây), thì có nghe vụ này. Cũng có được tư liệu để ngắm nghía, nhưng mà mải việc khác, nên quên béng !

Bây giờ, nhân có việc liên quan đến Vĩnh Phúc, mới sực nhớ lại.

Cũng mới nhớ ra hồi xửa xưa tôi đã có lần tới tận nhà bác Nguyễn Khắc Xương ở trên đó. Hồi ấy, chúng tôi đi đến làng cười Văn Lang, rồi tới Đại học Hùng Vương. Cụ bà Nguyễn Khắc Xương còn cẩn thận đưa cụ ra tận xe đón, dặn dò gì đó, rồi mới an tâm chào tạm biệt.

02/12/2020

Đạo đức nghề nghiệp : thi thoảng sản phẩm của mình bị biển thủ, đem in vào một tập sách chung nào đó

Tạm chưa nói đến việc biển thủ "dữ tợn"(rút ruột toàn bộ, biến báo A thành B). Cứ tạm gác đấy đã. 

Mà ở đây chỉ nói đến việc biển thủ những bài lẻ của mình vào những tập sách chung nào đó. Mình không hay biết gì. Họ không hề hỏi xin phép, có khi không ghi tên tác giả. Không một lời cảm ơn, không trả nhuận bút, không tặng sách,....tất tần tận đều không hết.

1. Ví dụ nhanh, là rất lâu rồi, dễ đến cả 10 năm trước đã lên tiếng về việc nhóm soạn giả của Nxb Hà Nội với chủ biên là cụ Vũ Khiêu, biển thủ các bài nghiên cứu của mình về sứ giả nhà thơ Nguyễn Tông Quai vào tập sách chung. Họ chép trộm, nên chép luôn cả những chỗ sai, mà những chỗ sai ấy thì chỉ có mình (duy nhất) mới có thể chữa được ! Bài lên tiếng đó trên Giao Blog hồi còn là ở hệ thống Yahoo (đọc lại ở đây, đã đăng Giao Blog ở Yahoo ngày 7/9/2011).

Người chịu trách nhiệm gì đó của Nxb Hà Nội có gọi điện trực tiếp cho mình sau khi mình đánh tiếng nhè nhẹ trên Giao Blog. Người đó tỏ ý xin lỗi và mong bỏ qua. Mình lúc ấy bận mải việc khác, với lại, cũng không muốn đả động thêm nữa.

22/11/2020

Tạp chí "Ngôn ngữ học" (Viện Ngôn ngữ học, VASS) bị đình bản 1 năm (phân tích của nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học)

Mãi đến gần đây, tôi mới biết tạp chí Ngôn ngữ học bị đình bản. Lúc ấy, nói chuyện với nhóm bạn cũ ở Khoa Ngữ Văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày trước), thì mới được một bạn thông tin vậy. Chắc là khoảng tháng 10 năm 2020.

Thế là phải đi hỏi người thuộc "quân nhà", và đã xác nhận là đúng vậy, đúng là Ngôn ngữ học bị đình bản 1 năm.

Bây giờ là một phân tích của nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học - nhà ngôn ngữ học Nguyễn Đức Tồn. Bản thân ông Tồn thì nhiều năm nay bị vướng vào một nghi án đạo văn rất lớn, mà đến hiện nay, vẫn chưa có hồi kết (ví dụ đọc lại ở đây).

Nhìn chung, với con mắt khách quan của người quan sát, Giao Blog thấy một bức tranh khá ảm đạm về ngành Ngôn ngữ học Việt Nam hiện nay, mà gắn liền trực tiếp với các cá nhân tiêu biểu của ngành đó: Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp, Vũ Thị Sao Chi. Bản thân nguyên Viện trường Viện Ngôn ngữ thì dùng từ "què cụt" cho cơ quan cũ của mình.

Học sinh ngành Ngôn ngữ học có hỏi tôi về sự khó hiểu này. Tôi bảo: các em nên đọc sách của thầy Nguyễn Tài Cẩn và thầy Cao Xuân Hạo. Hãy đọc sách của hai cụ đó để duy trì niềm đam mê trong các em.

20/04/2020

Thư pháp Hán Nôm của người Việt (xung quanh cuốn sách của Nguyễn Hữu Sử)

Cuốn Thư pháp Việt Nam của Nguyễn Hữu Sử, sau khi ra đời, bên cạnh một số lời khen, thì liền có một nghi vấn đạo văn nặng nề. Xem cụ thể loạt bài của Lê Quốc Việt viết về việc Sử đã biển thủ tư liệu các loại như thế nào, ở đây (lên bài từ tháng 8 năm 2017).

Ở đây, đưa ba bài điểm sách với âm hưởng chủ đạo là khen, xuất hiện trước khi và sau khi sách ra. Hai bài trên báo chính thống của Việt Nam (Nhân DânTia Sáng), một bài trên mạng tiếng Trung.

20/02/2020

Thêm một vụ đạo văn vừa bị phát giác : từ điển thuổng

Thấy anh Hoàng Tuấn Công kêu trước, rằng của nả anh đưa lên thư phòng của mình bị trộm đột nhập vào lấy kha khá, mà đem luôn ra in thành từ điển.

Bác Hoàng Tuấn Công lâu nay dành khá nhiều tâm sức cho một vụ đạo văn xuyên thế kỉ liên quan đến bác Nguyễn Đức Tồn (ví dụ ở đây), thì bây giờ, bản thân nhà bác Hoàng  bị đạo chích đột nhập luôn !

Vẫn thi thoảng thấy bác Hoàng kêu mất gà mất ngan này nọ, nhưng lần này thì hình như là vụ trộm to.

27/06/2019

Đạo văn và đốt lò : đệ đơn lên bàn ông Trần Quốc Vượng của nhóm đồng hương Hoàng Kiền

Liên quan đến nghi án đạo văn hàng thập kỉ nay của ông Nguyễn Đức Tồn (nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học - Viện Hàn lâm KHXH VN; nguyên Tổng Biên tập tạp chí Ngôn ngữ học), đang đi ở đây ở đây, thì đã từ lâu lâu xuất hiện người đồng hương thiếu tướng quân đội Hoàng Kiền.

Bây giờ, là các thông tin mới của tướng Kiền về việc mới đây ông Nguyễn Đức Tồn đã gặp và làm việc với ông Trần Quốc Vượng.

16/05/2019

Người bị tố đạo văn thắng kiện nguyên Bộ trưởng : quyết định tháng 5/2019

Vụ việc đã kéo dài nhiều năm, từ hồi năm 2013 hồi Bộ trưởng Phạm Vũ Luận (xem lại ở đây).

Bây giờ, đã có quyết định của tòa án, và cũng vừa có quyết định của phía Bộ Giáo dục (hiện là Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ).

Một sự kiện hi hữu, có lẽ chỉ có thể xảy ra ở Việt Nam. Khi các đại học được quyền tự chủ (cấp bằng, bổ nhiệm học hàm trong thời gian công tác), thì mới có thể chấm dứt những sự kiện như thế này.

05/03/2019

Lại đạo thơ : trường hợp thi sĩ Nguyễn Linh Khiếu bị thuổng (?)

Bác Nguyễn Linh Khiếu là một nhà xã hội học làm thơ, công tác tại Tạp chí Cộng sản (có thể đọc thêm ở đây).

Hồi nhỏ, mình được thấy những trang bản thảo viết trên giấy không dòng kẻ của bác, trong một cái bàn có ngăn kéo. Đại khái, cái bàn ấy nằm trong một khuôn viên có thể thấy trong loạt ảnh cũ ở đây.

Nhớ cái tên đó trên các trang bản thảo. Vì thấy lạ. Nhưng từ đó đến giờ, mấy chục năm, cũng chưa từng có cơ hội gặp trực tiếp bao giờ, cho dù hay ngó thấy bác ở chỗ này chỗ kia (chủ yếu là trên mạng).

Cuối năm 2018 và đầu năm 2019, nghe đâu có bọn thợ chuyên môn thuổng thơ tự ý đem nhào lộn mấy bài của bác rồi cho đăng báo Văn nghệ danh giá của Hội Nhà văn Việt Nam. Gọi là sự kiện đạo thơ.

15/02/2019

Lại đạo văn : ăn trộm vẫn trở thành Giáo sư, Viện trưởng, Tổng Biên tập (tiếp theo)

Năm mới Kỷ Hợi 2019, lại thấy sự kiện đạo văn này nóng lên với sự xuất hiện của Fb Nguyễn Đức Tồn. Đã quan sát từ tháng 5 năm 2018, ở đây. Đến hôm nay, 15/2/2019, lưu trữ thuộc phạm vi entry ấy đã tràn đầy, không thể bổ sung thêm, nên phải mở phần tiếp theo.

27/12/2018

Lại câu chuyện liêm chính học thuật ở Đại Việt - dịp cuối năm 2018

Đã nghe trực tiếp câu chuyện này từ sớm một cách ngẫu nhiên, từ hồi tháng 11 năm 2018. Nhưng cuối năm thì ai cũng bận mải, nên chỉ biết vậy, không ngó ngàng được gì.

Bây giờ thì đã lên mặt báo chính thống. Vẫn là đang tiếp tục câu chuyện ở đây (từ hồi tháng 7 năm 2018).

21/09/2018

Thêm một nghi án đạo văn "đáng kinh sợ" của ngành ngôn ngữ học : Trưởng khoa liên tục man trá

Đã thấy dư luận nghi án đạo văn này từ khá lâu trên không gian mạng. Nó bung ra giữa lúc một vụ nghi án đạo văn "đáng kinh sợ" khác gắn với ông Nguyễn Đức Tồn (nguyên Viện trưởng và Tổng Biên tập Viện Ngôn ngữ học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) đạt mức sóng cường.

Vụ ông Nguyễn Đức Tồn thì đã có dư luận từ cả chục năm về trước, bây giờ thì bung ra trên không gian mạng, và trường kì trên mặt báo chính thức với cây bút Nguyễn Minh Anh. Hiện đã lan mở rộng sang cả một người học trò của ông Tồn (đang đi ở đâyở đây).

16/09/2018

Đạo văn : một ví dụ cụ thể (1974, 2012, 2016)

Nêu một ví dụ cụ thể.

Cốt để khỏi quên là chính. Có rất nhiều, nhưng chỉ nêu ở đây 1 cái duy nhất mà thôi. Dĩ nhiên là không có dẫn nguồn, không chú thích, không có một lời nào cũng như cũng không có trong tài liệu tham khảo. Không hết. Cứ làm như của nhà trồng ra được. Tự nhiên có sẵn, trên trời rơi xuống hay là thần giao cách cảm. Rồi thì, cứ chép truyền từ người nọ sang người kia.