Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

21/02/2020

Hợp nhất thôn và tổ dân phố ở Hà Nội 2020

Việc này đã được bàn bạc ở địa bàn dân cư trong năm 2019.

Lúc đầu, ở chỗ mình - nơi có bác tổ trưởng đặc biệt là con cháu cụ thổ ti, đã đi ở đây hay ở đây - cũng có lo ngại, vì sợ tổ mình phải hợp nhất vào với một tổ nữa. Mà nếu hợp nhất thế, thì điều kiện cứng tổ trưởng tổ dân phố phải là đảng viên, thì tổ mình mất luôn tổ trưởng ! Tức là, bác con cháu thổ ti hiện chưa có đảng, nếu hợp nhất diễn ra, thì bác ấy phải nghỉ, và tổ trưởng tự động là do nhân vật tổ trưởng của tổ bên kia đảm nhận.

Nhưng đến cuối năm thì cụ bí thư chi bộ thông báo lần cuối: không hợp nhất nữa. Lí do trình bày sau, mà xem ra, khá thú vị, phản ánh đặc trưng đô thị hóa của Việt Nam thời đầu thế kỉ XXI.

Đó là chuyện tổ mình. Còn bây giờ là bức tranh toàn cảnh.

Đưa về từ các nơi dần dần.

Tháng 2 năm 2020,
Giao Blog


---







Hà Nội giảm hơn 2.500 thôn, tổ dân phố sau sáp nhập
(PLO)- Sáng nay 21-2, phiên họp bất thường của HĐND TP Hà Nội đã thông qua việc sáp nhập các tổ dân phố trên địa bàn. Sau sáp nhập, từ gần 8.000, Hà Nội còn hơn 5.500 thôn, tổ dân phố. 


Sáng 21-2, HĐND TP Hà Nội khóa XV đã họp phiên bất thường thông qua việc sáp nhập, đặt đổi tên thôn, tổ dân phố thuộc 11 quận, huyện (Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Long Biên, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Tây Hồ, Hà Đông, Ứng Hòa). Việc sáp nhập tổ dân phố này sẽ được triển khai trong năm 2020.
Theo báo cáo của HĐND TP Hà Nội, toàn TP có 7.968 thôn, tổ dân phố (2.510 thôn và 5.458 tổ dân phố). Tổng số thôn, tổ dân phố trong diện phải sáp nhập theo quỵ định là 4.115, trong đó, 223 thôn (có số hộ gia đình dưới 150), 3.892 tổ dân phố (có số hộ gia đình dưới 225).
“Nhiều thôn, tổ dân phố có quy mô nhỏ đã làm ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư, xã hội hóa để thực hiện các công trình văn hóa, khu vui chơi, thể thao. Đông thời quy mô thôn, tổ dân phố nhỏ cũng ảnh hưởng đến công tác sinh hoạt đảng, tổ chức và hoạt động của các tô chức chính trị, xã hội” – báo cáo của HĐND TP đánh giá.
Hà Nội giảm hơn 2.500 thôn, tổ dân phố sau sáp nhập - ảnh 1
Phiên họp bất thường của HĐND TP Hà Nội sáng ngày 21-2. Ảnh: TP
Thảo luận tại hội trường, ông Dương Đức Tuấn, Bí thư quận Hoàn Kiếm cho biết quận có 651 tổ dân phố, với quy mô khác nhau dẫn tới hiện trạng tổ chức hội họp có nhiều khó khăn. Vì vậy, chủ trương sáp nhập tổ dân phố giúp tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu quả chính quyền địa phương.
“Về cơ bản nhân dân trên địa bàn quận đồng tình với phương án sáp nhập, sắp xếp này và mong muốn sẽ được thực hiện đồng bộ. Cụ thể, theo đề án, quận Hoàn Kiếm từ 651 tổ sau sáp nhập sẽ còn 132 tổ. Sau đó sẽ tiến hành sáp nhập chi bộ, đảm bảo 1 chi bộ đảng sẽ lãnh đạo 1 tổ dân phố, đảm bảo 4 chức năng cơ bản” – ông Tuấn nói.
Còn ông Nguyễn Xuân Lưu, Bí thư kiêm Chủ tịch quận Thanh Xuân thì cho hay, sau sáp nhập, quận Thanh Xuân giảm 101 tổ dân phố, còn 213 tổ dân phố. Sắp tới, quận Thanh Xuân sẽ thực hiện quy trình bầu cử và kiện toàn tổ phó tổ dân phố có thể tham gia cấp ủy chi bộ; sắp xếp các chức danh không chuyên trách tại địa phương.
Sau thảo luận, 100% đại biểu có mặt biểu quyết thông qua việc sáp nhập, đặt đổi tên thôn, tổ dân phố thuộc 11 quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội năm 2020.Cụ thể, quận Cầu Giấy sáp nhập 142 tổ dân phố để thành lập 74 tổ dân phố mới; quận Hoàn Kiếm sáp nhập 651 tổ dân phố để thành lập 132 tổ dân phố mới; quận Long Biên sáp nhập 156 tổ dân phố để thành lập 76 tổ dân phố mới… Trong năm 2020, TP Hà Nội cũng đổi tên 226 tổ dân phố, trong đó, quận Ba Đình đổi tên 46 tổ dân phố, quận Cầu Giấy đổi tên 37 tổ dân phố, quận Đống Đa đổi tên 26 tổ dân phố, quận Hai Bà Trưng đổi tên 17 tổ dân phố, quận Hoàng Mai đổi tên 89 tổ dân phố, quận Tây Hồ đổi tên 11 tổ dân phố.
Sau khi Nghị quyết được thông qua, số lượng thôn, tổ dân phố mới được thành lập khi thực hiện phương án sáp nhập ở 11 quận, huyện là 1.407 thôn, tổ dân phố (4 thôn, 1.403 tổ dân phố); sau khi sáp nhập sẽ giảm 2.519 thôn, tổ dân phố.


Trọng Phú




..

BỔ SUNG
..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.