Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

13/01/2017

Vấn nạn ùn tắc giao thông Hà Nội : treo giải 200.000 usd và những kế sách

Hồi trong năm 2016, một lần đi tắc-xi, mình gặp một bác tài giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, bác ấp ủ nhiều năm nay kế sách để giải bài toán ùn tắc giao thông Hà Nội. Quãng đường khá dài, nên mình nghe được những chi tiết. Có trao đi đổi lại.

Bác tài tâm tư: tôi đã tìm cách đề xuất kế sách này mà chưa biết gặp ai có thể giúp đưa nó tới tay người có trách nhiệm của thành phố. 

Mình lấy số điện thoại, tên tuổi, địa chỉ của bác tài.

Về đến Hà Nội, gọi cho một người bạn nối khố hiện đang là chủ một tờ báo chính thức của thành phố. Trình bày là có một người dân có kế sách đáng lưu ý, bản báo nên cử phóng viên xuống làm việc với người đó.

Đó là một công việc đáng làm của một tờ báo chính thức của thành phố, mình đinh ninh như vậy, và chuyển thông tin.

Tuy nhiên, sau đó, mọi việc rơi vào tình trạng "bặt vô âm tín". Tờ báo tựa như không đoái hoài. 

Mỗi người một việc, nên mình nghĩ, riêng trong "vụ bác tài hiến kế" này, mình chỉ làm cầu trung gian đã là ok rồi. Cũng chỉ nên dừng ở mức đó.

Bác tài vài lần gọi điện đến nói rằng, chưa được phía tờ báo ấy liên hệ.

Bên báo chí có thể có lí gì đó của họ.

Bây giờ, bác tài có thể đưa tập tài liệu của bác (tức kế sách viết trên giấy) tới cơ quan của thành phố. Và dĩ nhiên, bác tài chưa từng nghĩ đến việc nhắm giải 200.000usd. Và muốn hiến kế thì phải làm theo các hướng dẫn cụ thể của cuộc thi (xem các trang tư liệu chính thức ở mục 0).




Từ đây trở xuống là một sưu tập.

Đầu tiên là điểm kế sách của võ sư Lương Ngọc Huỳnh.

Các kế sách khác sẽ sưu tập dần dần ở entry này.

---

.

10. Bác Beo Hồng bình luận

*** Mình nhìn việc Hà Nội treo thưởng cho giải pháp chống ùn tắc giao thông ở thuyết âm mưu, và thấy khá thú vị.
Một là, chính quyền dám nói trung thực với dân, chúng tôi hoàn toàn bế tắc phương cách giải quyết vấn nạn này.
Hai là, giỏi chúng mày nghĩ đi. Vài tháng nữa vẫn chưa thằng con nào nghĩ ra, chớ có lên giọng chửi bố mày nữa nhá.
Ba là, Hà nội chơi vài cú tương tự thế nữa, sẽ đánh đổ mặc định lâu nay trong dân, người tài mà không thân thế không lo lót thì không được trọng dụng.
Thảm đỏ trải công khai đấy, leo lên đi.

*** Hà nội, muốn thay đổi theo hướng văn minh hơn, cần một Duterte.
Vượt đèn đỏ, xả rác, lấn vỉa hè, ...lôi ra giữa Mỹ đình bắn bỏ, bán vé cho dân xem luôn. Chí ít cũng phạt đánh như Sing. Sau loạt đạn đầu, bảo đảm Hà nội nghiêm ngắn ngang Boston.
Quan sát của mình, ý thức của người tham gia giao thông Hà nội gây ra hầu hết vụ tắc đường mà mình gặp. 
Mọi lý thuyết đều là màu xám, mọi vận động giáo dục khoản ý thức là vô phương với xứ ai ai cũng làm bố đời quá lâu, như Hà Nội.

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1755283688124938&id=100009299715740



9. Ông quan văn Trần Đăng Khoa tâm sự

200.000 USD chống ùn tắc: Người tài nhiều lắm, nên mở rộng

- Giải 200.000 USD chống ùn tắc giao thông của Hà Nội là ý tưởng rất hay nhưng nên mở rộng ra cho toàn dân tham gia, thay vì chỉ có các công ty tư vấn, nhà thơ Trần Đăng Khoa tâm tư với Góc nhìn thẳng.


Sau những công bố về dự thảo một đề án hạn chế phương tiện cá nhân nhằm chống ùn tắc giao thông năm 2016 thì tuần qua, Sở GTVT Hà Nội lại gây sốt dư luận với việc treo thưởng cao nhất 200.000 USD cho cuộc thi hiến kế chống ùn tắc giao thông.
Điều đáng nói là thời hạn nộp hồ sơ chỉ cách ngày công bố 1 tuần (công bố ngày 12/1, nộp hồ sơ ngày 19-23/1). Liệu cuộc thi có phần gấp gáp này có tác dụng thực chất hiệu quả để trị bệnh giao thông của HN?
Chuyên mục Góc nhìn thẳng trao đổi với nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, một người rất quan tâm đến vấn đề giao thông Hà Nội xung quanh cuộc thi này.
Theo dõi cuộc trò chuyện tại video sau:


Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, tổ chức thi hiến kế ý tưởng chống ùn tắc giao thông như cách Hà Nội đang làm có phải là cách hay?
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Tôi cho rằng, đây không phải chỉ là cách làm hay mà là rất hay. Điều đó chứng tỏ, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã tận dụng trí tuệ của nhân dân trong việc giải quyết trước mắt và nan giải là nạn ách tắc giao thông.
Tôi nghĩ rằng, nếu như Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng như các cơ quan chức năng biết nghe tiếng nói của nhân dân, nhất là trong đó, có đội ngũ tri thức, đội ngũ chuyên gia ở trong dân thì tôi có thể nói rằng, chúng ta sẽ tránh được nhiều những sơ suất đáng tiếc.
Chắc chắn, khi đó, chúng ta sẽ không có những loại dự án vô cùng tốn kém, băm nát cảnh quan của đô thị Hà Nội. Tôi có thể nói thằng, hiệu quả của những dự án đó sẽ không thể giải quyết ngay được vấn nạn ách tắc giao thông.
Vì vậy, tôi đánh giá cao Sở Giao thông vận tải Hà Nội trong việc biết lắng nghe ý kiến của nhân dân.
Nhà báo Phạm Huyền: Tuy nhiên, thời gian tổ chức cuộc thi quá gấp, nộp hồ sơ chỉ cách ngày công bố 1 tuần. Nhiều người lo ngại cuộc thi mang tính hình thức. Một việc hệ trọng như vậy nhưng lại tổ chức gấp áp, ông nghĩ sao?
Nhà thờ Trần Đăng Khoa: Tôi nghĩ đúng là có sự gấp gáp. Nhưng vấn đề ở đây, không hẳn là sự gấp gáp. Việc giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội vốn là suy nghĩ thường trực của nhân dân, ai cũng đều nghĩ đến nó.
200.000 USD chống ùn tắc: Người tài nhiều lắm, nên mở rộng
Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam nói về cuộc thi hiến kế chồng ùn tắc giao thông Hà Nội với Góc nhìn thẳng
Trong vòng 1 tuần, thời gian ngắn, đó là thời gian để họ phát biểu và trình bày ý tưởng của họ. Chứ tôi nghĩ, về vấn đề này, họ đã nghĩ tới mấy năm, thậm chí là hàng chục năm.
Ngay bản thân tôi, tôi cũng đã bàn tới vấn đề này đến cả chục năm nay rồi.
Thời gian thì rất gấp gáp, nhưng tôi nghĩ, nếu chưa đạt hiệu quả thì tôi nghĩ, có thể nới rộng nó ra. Giống như là các cuộc thi khác vậy, nhưng tất nhiên, đây không phải là cuộc thi về văn học, về lĩnh vực bình thường nào đó, mà là cuộc thi về ý tưởng tổ chức giao thông chống ùn tắc.
Do vậy, đây là vấn đề cực kỳ quan trọng và cấp thiết. Vì thế, nếu cần, tôi nghĩ rằng, Sở Giao thông vận tải có thể sẽ nới rộng ra và điều đó sẽ rất tốt.
Nhà báo Phạm Huyền: Có lẽ, khi nghe tới một cuộc thi về ý tưởng, có khi cả tôi và ông đều rất muốn tham gia, nhưng rất tiếc, chúng ta không phải là một công ty tư vấn.
Đây không phải là đấu thầu dự án mà là cuộc thi ý tưởng. Việc chỉ cho tổ chức chứ không phải cá nhân tham gia liệu có hợp lý?
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Tôi có thể nói rằng, chúng ta dành cuộc thi này cho các cơ quan tư vấn là đúng rồi, vì họ có đủ tư cách pháp nhân nhất về vấn đề này. Hơn nữa, họ cũng là những người có năng lực chuyên môn thực sự về vấn đề này.
Tuy nhiên, phải nói rằng, trí tuệ không phải chỉ nằm trong khu vực hạn hẹp đó mà trí tuệ nằm lẫn trong dân. Theo tôi, ta nên mở rộng ra để người dân tham gia đóng góp về vấn đề này.
Ngày xưa, vua Trần trong các sự kiện lớn, còn mở Hội nghị Diên Hồng để nghe tiếng nói của các vị bô lão. Đôi khi, các tiếng nói, đề xuất có hiệu quả nhất lại là nằm ngoài các cơ quan chức năng, vì các cơ quan chức năng cứ giúp mãi rồi mà tại sao, ách tắc cứ ách tắc.
Người tài hiện nay còn nhiều lắm, họ ở trong dân đấy. Cho nên, nghe tiếng nói của họ là cần thiết.
Nhà báo Phạm Huyền: Theo ông, 200.000 USD để trả cho một ý tưởng tốt, liệu có xứng đáng?
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: 200.000 USD tương đương khoảng trên 4 tỷ. Nếu như trao số tiền 4 tỷnày cho một ý tưởng và có hiệu quả thật thì 4 tỷ là quá thấp. Thậm chí, 40 tỷ, 400 tỷ cũng là hợp lý thôi, chứ không phải là quá cao nếu như chúng ta giải quyết được ách tắc giao thông.
Thử nhìn lại xem, những việc chúng ta đưa ra để bàn về giải quyết ách tắc giao thông, rồi không làm được, không có hiệu quả gì cả, thậm chí bày ra rồi thu lại thì có tốn kém không?
Thử nhìn xem, tiền chúng ta làm những việc mà không đâu vào đâu ấy, thậm chí còn gấp nhiều lần so với 4,4 tỷ.
Theo tôi, con số đó không phải là cao nếu thu được hiệu quả đích thực nhằm giảm được ách tắc giao thông.
Nhà báo Phạm Huyền: Ông nghĩ việc này có đi đến đâu không hay chỉ thể hiện sự bất lực của ngành giao thông Hà Nội trước vấn nạn ách tắc?
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Tôi không nghĩ đây là thể hiện sự bất lực, là thể hiện một điều rất mới là nghe tiếng nói của nhân dân.
Nhưng như tôi được biết, theo dõi cả các đề án mà bạn đọc, nhà chuyên môn đưa ra, tôi đều thấy không hiệu quả, thậm chí, chẳng đâu vào đâu cả.
Ví dụ, việc đưa ra cấm xe máy trong vòng 6 tiếng ở giờ cao điểm. Việc này rất buồn cười. Tại sao lại cấm xe máy trong khi người dân đang cần đi làm bằng xe máy? Hoá ra, chúng ta lại hi sinh anh nghèo để phục vụ cho anh nhà giàu đi ô tô à?
Như tôi đã nói, 4 tỷ là rất thấp, không phải là cao, nhưng theo tôi, hiện nay không thể tìm ra giải thưởng. Cứ như những cái đã công bố và những cái đang tiếp tục xuất hiện nữa thì tôi thấy, có lẽ không thể trao giải được. Bởi vì, trao giải thì cuối cùng, phải trở thành hiện thực chứ, phải đưa vào đời sống, áp dụng được.
Còn cứ bày ra như các cuộc thi khác, rồi lại có giải, kiếm giải, giải rất ất ơ, có khi cái đó lại là phản cảm và rồi lại đắp chiều. Bây giờ, người dân không để yên cho cách làm như vậy đâu.
Theo quan điểm cá nhân của tôi, để giải quyết vấn nạn ách tắc giao thông thì bây giờ chỉ có một con đường duy nhất thôi, không có con đường thứ hai, đó là phải làm hệ thống tàu điện ngầm ở dưới lòng đất.
VietNamNet
Thực hiện: Phạm Huyền
Video: Xuân Quý, Huy Phúc, Bạt Tuấn
Email: gocnhinthang@vietnamnet.vn
http://vietnamnet.vn/vn/goc-nhin-thang/giai-200-000-usd-chong-un-tac-nen-mo-rong-cho-nguoi-dan-tu-goc-nhin-thang-352770.html



8. Ông quan văn Nguyễn Thế Kỷ góp ý


CHỐNG ÙN TẮC GIAO THÔNG (Vài ý kiến đóng góp):

Để chống ùn tắc giao thông, cần những giải pháp thông minh, đồng bộ, căn cơ. Công việc này phải được nhiều ngành, nhiều giới, nhiều cơ quan, cá nhân "xắn tay" giải quyết. Sau đây là những nguyên nhân, giải pháp chủ yếu:
I. Nguyên nhân (xem nguyên nhân đã có lời giải): 
1. Ta sinh sống, ăn ở, đi lại...khác nhiều nước, nhất là "bọn Tây": Tây ít xây nhà riêng ở các đô thị, ai có điều kiện, mua cả một khu đất, vùng đất, cả một vùng hồ nước, rừng cây ở ngoại thành để làm nhà nghỉ, khu vui chơi, xây biệt thự, lâu đài...Họ chủ yếu thuê nhà, thuê chỗ nào sống tốt, gần chỗ làm, gần chỗ con cái học hành. Và do đó, họ nhẹ nhàng ra khỏi căn hộ này để đi đến căn hộ khác. Chỉ cần xách va li lên.. Cái hay của cách sống này cho phép chọn cả cung đường từ nhà đến công sở, trg học, tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại..
Còn ta, do xây nhà, sẽ xót tiền khi đi nơi khác, lại còn các yếu tố văn hóa, phong tục, tâm linh nữa..Do đó, cứ mỗi sáng, người ở phía nam thành phố cưỡi xe (ô tô, xe máy, xe đạp, xe buýt..) đến phía bắc; người phía bắc đi về phía nam; người phía đông đi về phía tây và ngược lạ.. Chiều đến, lại kịch bản ấy, như mắc cửi, như vỡ chợ, "bó tay chấm com"! Kẹt !
2. Kỉ luật lao động, kỉ luật hành chính của ta không nghiêm, tuy có sự phân định giờ đi làm (đầu buổi sáng, đầu buổi chiều) giữa cơ quan trung ương, cơ quan địa phương (ở HN, TpHCM..) nhưng lúc nào ở ngoài đường cũng đông người. Người đi sớm, đi chậm, bỏ việc đi chơi, đi uống bia, hát karaoke...Kẹt !
3. Những người có chế độ (hoặc đang đc "vận dụng") có xe ô tô công đưa đón, mỗi ngày xe công chạy 4 lượt trên đường: (1)Đầu buổi sáng từ cơ quan đến đón "
Sếp";(2) Từ nhà sếp đến cơ quan;(3) Chiều từ cơ quan về nhà sếp;(4)Xe chạy không từ nhà sếp về lại cơ quan. Ngày hôm sau, hôm sau, hôm sau nữa..vẫn thế. Kẹt !
4. Các khu chung cư rất nhiều tầng nhưng hạ tầng yếu kém (báo chí, các chuyên gia, dư luận xã hội đã nói nhiều..)..
5. Không có (chưa có) tàu điện ngầm...

7.




Chuyên gia 40 năm kinh nghiệm không tham gia cuộc thi chống tắc đường ở HN

Hoàng Đan | 
Chuyên gia 40 năm kinh nghiệm không tham gia cuộc thi chống tắc đường ở HN
TS Nguyễn Xuân Thủy.

TS Nguyễn Xuân Thủy, người có 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu giao thông cho biết, cuộc thi tuyển ý tưởng chống tắc đường ở Hà Nội thiếu tính khả thi.





Tính khả thi rất nhỏ
Cuộc thi tuyển ý tưởng Phương án tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với giải nhất lên tới hơn 4 tỷ đồng đang nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội.
Trao đổi với chúng tôi, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông vận tải, người có 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu giao thông đã bày tỏ sự đánh giá cao mong muốn của Hà Nội trong việc tìm ra ý tưởng xuất sắc giải quyết vấn đề ùn tắc đang rất nóng, thời sự.
Tuy nhiên, TS Thủy cũng cho rằng, xét về mặt khác thì cuộc thi này còn nhiều bất cập đã được dư luận và một số chuyên gia phản ánh.
Trước hết, là thời gian của cuộc thi quá ngắn, chỉ kéo dài vài tháng nên chưa thể nghĩ ngay được ra các giải pháp nào có thể hợp lý, hiệu quả tốt nhất, do vậy, làm mất đi tính thực tế.
"Thêm vào đó, ùn tắc giao thông là một vấn đề liên quan đến rất nhiều yếu tố và cũng là bài toán rất phức tạp, nếu giải ra sẽ có hàng chục ẩn số khác nhau, đồng thời, mỗi ẩn số sẽ có xem như một dự án nên không thể nào tập hợp, giải quyết ngay để báo cáo thành phố.
Việc đưa ra một chính sách, chủ trương nhưng không thực tiễn, lộ trình trong khi thời gian quá ngắn, vấn đề quá phức tạp nên tính khả thi của nó rất nhỏ", TS Thủy nêu.
Chuyên gia 40 năm kinh nghiệm không tham gia cuộc thi chống tắc đường ở HN - Ảnh 1.
Ảnh: Ngọc Thắng.
Liên quan đến việc giới hạn đối tượng tham dự cuộc thi, TS Thủy đánh giá, đây là quyền của ban tổ chức.
"Nhưng với một vấn đề liên quan đến xã hội, kinh tế, khoa học phức tạp như vậy lại hạn chế đối tượng tham gia thì sẽ giảm bớt đi các ý kiến xuất sắc, hay, tâm huyết và từ đó, tạo ra tính cục bộ. Do vậy, tính khả thi, hiệu quả rất thấp", TS Thủy bày tỏ.
Ông cũng dẫn lại câu chuyện Hội nghị Diên hồng cách đây nhiều trăm năm, khi nhà vua đã xin ý kiến của các bô lão, người dân để quyết tâm đánh giặc Nguyên - Mông xâm lược để nói việc, đối với vấn đề liên quan đến xã hội, người dân thì nên xin ý kiến rộng rãi để có phương án hiệu quả nhất.
"Tất cả các giải pháp từ trước đến nay hầu hết đều do cá nhân nghĩ ra, sau đó, tập thể bàn bạc, thống nhất nhưng ở đây, lại giới hạn cho tập thể, tổ chức, đơn vị, nếu chẳng may, giải thưởng lại rơi vào tổ chức mà lâu nay vẫn làm nhưng không có hiệu quả thì sẽ rất lãng phí.
Vì thế, theo tôi nên hỏi ý kiến toàn dân xem ai có ý kiến, tâm huyết, sáng tạo góp phần giải quyết vấn đề ùn tắc rồi tập hợp lại, đưa ra lộ trình, bộ máy lựa chọn ý tưởng tốt nhất để có thể thực hiện chứ không nên bó hẹp thời gian, loại trừ ý kiến cá nhân", ông Thủy nói thêm.
Vị chuyên gia có 40 năm nghiên cứu giao thông cũng nêu rõ, ban đầu ông cũng rất muốn tham gia cuộc thi nhưng khi tìm hiểu thêm, thấy tính khả thi không có nên ông đã từ bỏ ý định đó.
"Tôi lướt qua rất nhanh và không muốn tham gia nữa vì tính hiệu quả, thực tiễn, hiện thực hóa không có thì mình tham gia làm gì.
Thứ nữa, tuổi tôi đã cao nên không thể chạy theo tính chất đánh đố như vậy được. Còn ở đây, nếu muốn làm thì thành phố nên mời những người tâm huyết, đã có nhiều ý kiến và người dân bình thường đến để lắng nghe, trao đổi, từ đó, tìm được ý kiến tốt nhất", TS Thủy nêu rõ.
Lời giải nào cho bài toán tắc đường ở Hà Nội?
Theo TS Nguyễn Xuân Thủy, như nhiều lần ông đã từng đề cập thì vấn đề ùn tắc giao thông không phải là bài toán đau đầu ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh mà còn ở nhiều nước trên thế giới gặp phải.
Tuy nhiên, đối với Hà Nội, có 5 "điểm thắt" chính dẫn đến vấn đề ùn tắc giao thông, trong đó, đầu tiên phải nói đến là hạ tầng giao thông ở thủ đô còn quá yếu kém.
Tiếp đến, giao thông công cộng lạc hậu, mới chỉ đáp ứng được 8 - 10% so với nhu cầu của người dân. 
Thứ nữa là quy hoạch đô thị còn rất bất cập, quá nhiều nhà cao tầng mọc lên trong nội đô, trong khi, hạ tầng giao thông quá thấp, yếu kém không theo kịp để đáp ứng nhu cầu. Và cuối cùng, chính là ý thức của người dân trong việc tham gia giao thông.
"Với 5 điểm thắt này, tôi cho rằng, nếu thành phố cầu thị, nhìn nhận và có cán bộ chuyên ngành tốt thì sẽ có thể giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông.
Bên cạnh đó, việc lấy thêm ý kiến của các chuyên gia, người tâm huyết thì sẽ tạo được hiệu quả hơn. Còn nếu cứ làm qua loa, cẩu thả thì việc ùn tắc sẽ càng trầm trọng hơn", TS Thủy nhấn mạnh.
Trước câu hỏi, với 5 "điểm thắt" này thì giải pháp quan trọng nhất cần thực hiện đối với tắc đường ở Hà Nội là gì? TS Thủy nêu rõ, không có bất cứ giải pháp chính nào mà tất cả cần phải được thực hiện đồng bộ, cụ thể, không loại trừ.
Đối với ý kiến đề xuất nên cấm xe máy, xe taxi cũng như ôtô cá nhân thì sẽ giảm ùn tắc giao thông, TS Thủy khẳng định, ông không đồng tình với ý kiến đó.
"Một số người nói cứ cấm ra đường là hết tắc nhưng không bao giờ cấm được ôtô, xe máy, bởi đây là mạch máu của nền kinh tế. Nếu chúng ta cấm như vậy thì hàng triệu người sẽ không có việc làm, GDP bị ảnh hưởng và nhiều vấn đề khác.
Giao thông về cả nghĩa đen, nghĩa bóng đều là mạch máu nên chúng ta đảm bảo chống ùn tắc nhưng giao thông vẫn di chuyển được bình thường đó mới là tài, là hiệu quả và đây mới là bài toán cần đặt ra", ông bày tỏ thêm.

theo Trí Thức Trẻ
http://soha.vn/chuyen-gia-40-nam-kinh-nghiem-khong-tham-gia-cuoc-thi-chong-tac-duong-o-hn-20170116111822268.htm




6.

Kế chống ùn tắc của kỹ sư từng làm quy hoạch giao thông HN

Từng thiết kế quy hoạch hệ thống giao thông VN từ năm 1975, kỹ sư cầu đường Phạm Xuân Hà gửi tới VietNamNet bản đề án hiến kế giải quyết ùn tắc giao thông TP Hà Nội. 
Trong đề án dài 7 trang, ông Hà phân tích cụ thể thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan như: Mật độ dân số quá cao; Hệ thống giao thông công cộng trên thực tế chưa đủ đáp ứng nhu cầu của người dân về việc di chuyển (thời gian, tiện nghi); Hệ thống hạ tầng và điều phối giao thông không hợp lý; Ý thức giao thông kém; Tâm lý giao thông bảo thủ; Quy hoạch không hợp lý...
Nêu phương án thực hiện chương trình "Tuyến đường thông minh", về nguyên tắc, ông Hà đưa ra đề xuất là loại trừ tất cả các phương án mở rộng đường nội đô xây đường ngầm.
Lý do đưa ra là vì chi phí xây dựng quá cao (1km đường ngầm chi phí gấp 3 lần xây dựng trên mặt đất, đền bù...), quá trình thực hiện phức tạp (sẽ gây tắc, rối ảnh hưởng cho người dân trong thời gian thi công) và chi phí bảo quản cao, phức tạp trong tương lai.
Kế chống ùn tắc của kỹ sư từng làm quy hoạch giao thông HN
Đường Tây Sơn, cầu vượt Thái Hà trở thành nỗi ám ảnh của những người thường xuyên phải đi qua đây vào giờ cao điểm. Ảnh: Đoàn Bổng
Về phương án trước mắt, ông Hà đưa ra đề nghị hệ thống "di chuyển thông minh".

Thứ nhất, cải thiện tính hiệu quả của các phương tiện công cộng. Bảo đảm thời gian di chuyển bằng phương tiện công cộng nhanh hơn sử dụng phương tiện giao thông cá nhân.

Cụ thể, trên tất cả các tuyến đường vào nội đô, cách Bờ Hồ 15-30km (nơi có các tuyến ô tô buýt) thuê đất làm bãi đỗ cho xe con, xe máy với giá vé thấp (lấy thu bù chi). Thời gian thực hiện từ 3 tháng đến 1 năm rồi đưa vào vận hành.
Việc này sẽ tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các phương tiện công cộng dễ dàng, hạn chế sự lo lắng về vấn đề xe cộ và giảm thiểu số xe cá nhân đi vào nội thành.
Tiếp đó, chuyển các bến xe khách vào nội đô ra gần các bến gửi xe ô tô con và xe máy (thời gian thực hiện 2-3 năm).
Trong TP (các quận nội thành) dành một làn xe (với những tuyến đường có từ 2 làn xe trở lên) cho xe buýt vào các giờ cao điểm (ví dụ sáng từ 6h30 - 8h30, chiều từ 17h -18h30).
Thứ 2 là cải thiện lưu thông: Tất cả các xe liên tỉnh phải chạy đường vành đai cấm vào nội đô; Điều chỉnh giờ làm việc của các cơ quan, trường học, bệnh viện… và đẩy lệch pha giờ làm việc của các cơ quan TƯ, các trường đại học hợp lý so với giờ làm việc của các cơ quan TP Hà Nội...
Về phương án lâu dài, ông Hà nhận định, lý do chính của nạn ùn tắc là do mật độ dân số và nhu cầu đi lại tăng quá nhanh và cao so với diện tích và cơ sở hạ tầng. Do vậy phương án cơ bản (tầm nhìn 2050) là giãn dân số, giảm phương tiện giao thông tới nội đô, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông.

Ý tưởng được ông Hà nêu lên đó là: Xây dựng các TP vệ tinh Sóc Sơn, Bắc Ninh, Hà Nam, Sơn Tây, Xuân Mai, Các khu Hòa Lạc, Đông Anh, Thường Tín…, những TP nghỉ cuối tuần như Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Tam Đảo...
Việc này cần phải xây dựng cơ chế tốt, hạ tầng tốt để người dân mong muốn được chuyển ra sống tại các TP vệ tinh này.
Tiếp đó, chuyển toàn bộ các trường ĐH, CĐ, bệnh viện và một số cơ quan nhà nước ra ngoại ô hoặc ra các TP vệ tinh.
Nối nội đô với các TP vệ tinh bằng các hệ thống di chuyển thông minh trên mặt đất (đường ô tô, tàu điện, buýt). Mục tiêu bảo đảm nếu người dân sử dụng những tuyến đường thông minh này sẽ đến nơi làm việc, cơ quan, trường học nhanh hơn và ít tốn kém hơn việc sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân.
Chỉ như vậy mới bảo đảm người dân sẽ cân nhắc động cơ chuyển ra sinh sống ngoài trung tâm và sử dụng phương tiện công cộng.
Ngoài ra, quản lý các phương tiện giao thông cá nhân thông qua thực hiện chế độ "điều tiết thông minh" dòng và lưu lượng các xe cá nhân vào trong TP bằng cách quy định khu vực di chuyển thông qua lệ phí.

Với những phương án này, chắc chắn Hà Nội sẽ giảm ách tắc ngay từ năm 2017, cơ bản hết tắc vào năm 2020 - tiến kịp với các nước tiên tiến trên thế giới vào những năm sau 2030, tùy thuộc quy mô đầu tư.
Mời bạn đọc gửi đề xuất các giải pháp chống ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Các bài viết, ý kiến chúng tôi sẽ chuyển tới Ban tổ chức cuộc thi và đăng tải trên báo VietNamNet. Địa chỉ email của chúng tôi: banxahoi@vietnamnet.vn

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/an-toan-giao-thong/200-000-usd-chong-un-tac-ke-chong-un-tac-cua-ky-su-cau-duong-352062.html



5.

Treo thưởng chống ùn tắc: Cầu thị hay… bất lực?


In bài viết
Những ngày giáp tết, đường phố Hà Nội thường xuyên diễn ra tình trạng ùn tắc kéo dài
   ​Mấy ngày qua, người dân cả nước lại “sốt xình xịch” về chuyện Hà Nội treo thưởng đến 200.000 đô la Mỹ cho giải pháp chống ùn tắc của thủ đô. Tiền tỉ mà lại, biết đâu mình là người trúng thưởng, vừa may như trúng xổ số Vietlott, vừa giúp đỡ được người dân thủ đô thoát khỏi cảnh đi xe hơi, xe máy mà như đi… xe rùa.
Thoạt nhìn, có thể thấy đó là tính cầu thị của Sở Giao thông vận tải Hà Nội. Lần đầu tiên, một sở công dám xuất… tiền thuế của dân để treo một giải thưởng cao đến mức hàng trăm ngàn đô la (không tính bằng tiền Việt, thế mới oách!) cho một giải pháp về một vấn đề nhân sinh bức xúc, vấn đề đi lại.

Tất nhiên, nếu tìm ra được giải pháp hữu hiệu, hiệu quả tiết kiệm của từng giọt xăng dầu, của từng giờ từng phút làm ăn hay của từng nỗi bực bội căng thẳng khi ùn tắc của từng người dân cộng lại sẽ lớn hơn nhiều so với mức giải thưởng.

Thế nhưng câu hỏi được đặt ra là trách nhiệm lâu nay của Sở Giao thông vận tải Hà Nội ở đâu trong vấn đề kẹt xe, tắc đường trầm trọng như hiện nay? Một cơ quan dân cử chỉ để giải quyết chuyện giao thông đi lại mà không có lấy một giải pháp nào hợp lý cho việc giải quyết chuyện ùn tắc thì vai trò của cơ quan ấy là để làm gì? Chả lẽ vai trò đó là… treo và chấm thưởng cho giải pháp chống ùn tắc?

Lại những câu hỏi “hại não” nữa là ai sẽ là người có năng lực thẩm định đề án nào là được giải đây? Ban giám đốc Sở Giao thông vận tải chăng? Những người không có năng lực đưa ra giải pháp thì có năng lực gì thẩm định được tính khoa học, hợp lý, hiệu quả của các đề án?

Thực ra, những người tham gia giao thông trên đường dù bằng phương tiện nào đi nữa cũng đáng được nhận những tiện lợi dễ dàng trong giao thông đi lại. Bởi vì ngay cả những người đi xe máy, đối tượng đang bị “kỳ thị” trong giao thông hiện nay, cũng đã đóng quá nhiều loại thuế, phí cho việc đi lại của mình. Chỉ tính riêng một lít xăng để đi lại thôi, họ đã đóng ngót nghét 8.000 đồng các loại thuế phí, chưa kể các loại thuế nằm trong giá trị chiếc xe khi mua, thuế cầu đường… Còn nếu tính hết tất cả các loại thuế phí trên một chiếc ô tô, thì giá của một chiếc ở nước ta theo ước tính cao hơn khoảng 2,5 lần so với chiếc xe cùng loại ở các nước phát triển như Mỹ chẳng hạn.
Khi các đề án chống ùn tắc còn nằm ở dạng… treo thưởng chứng tỏ người dân Hà Nội không biết bao giờ mới được hưởng những quyền lợi đáng có khi giao thông đi lại. Như một căn bệnh trầm kha được dồn lại từ nhiều năm, rất khó để có thể có một giải pháp cục bộ, ngắn hạn nào mà có thể giải quyết được căn bệnh này. Một giải pháp đồng bộ tổng thể từ quy hoạch cho tới việc làm, giáo dục, y tế, kinh doanh sản xuất… may ra khả dĩ.

Việc treo thưởng do đó, nếu nhìn kỹ lại, có thể là sự thể hiện sự “bất lực” của Sở Giao thông vận tải. Nếu là lãnh đạo của một cơ quan dân cử, lẽ ra những người như ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội phải là người đưa ra giải pháp này bằng một chương trình hành động rõ ràng của mình khi nhậm chức để người dân có thể dõi theo năng lực lãnh đạo của ông. Và việc treo thưởng một giải pháp nằm trong trách nhiệm của ông thì tiền thưởng lẽ ra là phải từ… tiền túi của ông chứ không nên lấy từ tiền thuế của dân. Việc đó, nói theo dân gian, chỉ là “lấy xôi làng đãi ăn mày” mà thôi…

Ở các nước dân chủ phát triển nhìn chung cơ chế hành động của những người lãnh đạo là vậy, dù có thể các chương trình hành động của họ khi vận động bầu cử có khi chỉ là “mị dân”. Thế nhưng dù sao thì người dân cũng có cái để hình dung ra việc mình có bị “mị” hay không.

Thật ra, ở các nước phát triển người ta cũng đặt ra các giải thưởng cho những vấn đề công cộng, nhưng thường đó là những giải thưởng liên quan đến sáng tạo, nghệ thuật, chứ đối với những vấn đề đơn thuần kỹ thuật như chống ùn tắc giao thông thì chẳng ai treo thưởng, vì chúng đã có bài bản, giải pháp, mô hình hết rồi…

Vấn đề là chúng ta có chịu xách cặp đi học hay chỉ ở nhà mà… treo thưởng.

Đoàn Đạt 

http://motthegioi.vn/chuyen-hom-nay-c-155/treo-thuong-chong-un-tac-cau-thi-hay-bat-luc-54142.html




4. Phía Sở Giao thông Hà Nội giải thích thêm









Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nói về việc hạn chế đối tượng dự thi chống ùn tắc giao thông

Hoàng Đan | 
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nói về việc hạn chế đối tượng dự thi chống ùn tắc giao thông
Ông Vũ Văn Viện. Ảnh: V.C

Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện xác nhận, đối tượng tham gia trong cuộc thi chống ùn tắc giao thông đang tổ chức là các tổ chức, đơn vị tư vấn.









Cuộc thi tuyển ý tưởng Phương án tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với giải nhất lên tới hơn 4 tỷ đồng do Ban tổ chức phát hành có nêu rõ cam kết của đơn vị tham dự:
"Chúng tôi đảm bảo có đầy đủ điều kiện hành nghề tư vấn thiết kế giao thông vận tải theo quy định của Pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm chuyên môn phù hợp với chức năng và quy mô dự án".
Thông tin này đã khiến nhiều người tỏ ra thất vọng và cho rằng, cuộc thi đã giới hạn đối tượng tham gia chỉ là các tổ chức, đơn vị.
Liên quan đến thông tin này, trao đổi với chúng tôi vào chiều 13/1, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã xác nhận thông tin giới hạn đối tượng tham gia trong cuộc thi này là các tổ chức, đơn vị tư vấn.
Theo lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, trong quy chế thi tuyển tại điều 6 cũng đã quy định rõ đối tượng tham gia cuộc thi là các đơn vị tư vấn trong nước quan tâm đến cuộc thi có đầy dủ điều kiện, năng lực, hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Được Ban tổ chức mời tham dự cuộc thi hoặc các đơn vị tư vấn có đủ điều kiện tham dự có thể liên danh với nhau để tham dự cuộc thi.
"Trong quy chế, nhiệm vụ cũng đã nêu rõ là Ban tổ chức sẽ lựa chọn tối đa 5 đơn vị có năng lực, kinh nghiệm theo quy chế để mời tham gia thi tuyển nhằm đảm bảo chất lượng và thời gian cuộc thi", ông Viện cho hay.
Thời gian của cuộc thi sẽ kéo dài từ tháng 1/2015 và dự kiến công bố kết quả vào tháng 5/2017.
Cũng theo ông Viện, thực tế, Hà Nội đang tìm kiếm các công ty tư vấn có đủ năng lực để phân tích hiện trạng giao thông thành phố nhằm tư vấn các gói giải pháp tổng thể nhằm tháo gỡ vẫn đề ách tắc giao thông đang rất nóng bỏng hiện nay.
Cụ thể, có 12 đầu mục nhiệm vụ của giao thông Hà Nội cần năng lực triển khai của các tổ chức lớn. Ở đây, bản chất là mời thầu tư vấn nhưng trong giai đoạn 1 sẽ là các cuộc thi ý tưởng và đây là hình thức thường thấy trong mảng quy hoạch, kiến trúc.
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng cho biết thêm, Sở vẫn thường xuyên nhận được những ý kiến tâm huyết của người dân về vấn đề giao thông thông qua đường dây nóng, email, hòm thư...
Đa phần là những ý tưởng rời rạc và sau đó sẽ được đưa vào để phản biện cùng tìm phương án triển khai.
Người đứng đầu Sở GTVT Hà Nội cũng gửi lời cảm ơn và mong tiếp tục nhận được các ý kiến đóng góp của người dân để có những giải pháp hữu ích, tốt nhất cho giao thông thủ đô.
Đồng thời, cũng mong sớm tìm được tổ chức, đơn vị tư vấn có chất lượng giúp thành phố có phương án tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
http://soha.vn/giam-doc-so-gtvt-ha-noi-noi-ve-viec-han-che-doi-tuong-du-thi-chong-un-tac-giao-thong-20170113150649841.htm





Giải 200.000 USD chống ùn tắc không dành cho cá nhân

- Theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện, cuộc thi đòi hỏi khối lượng công việc rất lớn, nên chỉ một ý tưởng đơn lẻ không thể đáp ứng được yêu cầu.
Một ngày sau khi công bố cuộc thi ý tưởng chống ùn tắc với giải nhất lên đến  200.000 USD, ông Vũ Văn Viện có cuộc trao đổi với báo chí.
Giải 200.000 USD chống ùn tắc không dành cho cá nhân
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện
Ông giải thích lý do tổ chức cuộc thi: Có những vấn đề rất mới trong tổ chức giao thông như khai thác không gian ngầm, triển khai mô hình giao thông thông minh, quản lý phương tiện giao thông cá nhân, cần nghiên cứu xây dựng phương án tổ chức giao thông mới.
Hà Nội mong muốn nhận được những ý tưởng mang tính đột phá của các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước thực sự có kinh nghiệm, thực sự hiểu Hà Nội.
Trước ý kiến cho rằng thể lệ cuộc thi không phải là sân chơi dành cho những cá nhân, Giám đốc Sở GTVT cho biết, chỉ một ý tưởng đơn lẻ không thể đáp ứng được yêu cầu cuộc thi.
Cụ thể, cuộc thi đưa ra 3 yêu cầu lớn:
Thứ nhất, đánh giá lại toàn diện phương án tổ chức giao thông của Hà Nội.
Thứ hai, tổng kết những phương án tổ chức giao thông hiện đại trên thế giới, khu vực, rút ra mô hình có thể áp dụng cho Hà Nội.
Cuối cùng, các ý tưởng phải là một hệ thống phương án tổ chức giao thông.
"Vì thế trong quy chế nêu rất rõ đây là cuộc thi hạn chế, bắt buộc phải có những doanh nghiệp, tổ chức tư vấn trong và ngoài nước thực sự có năng lực, có kinh nghiệm. Qua quá trình sơ tuyển, ban tổ chức chỉ lựa chọn không quá 5 đơn vị để tham gia thi tuyển", ông nhấn mạnh.
Ông Viện cũng cho hay, những tổ chức có năng lực, có kinh nghiệm mới đủ điều kiện tham gia cuộc thi.
Giải 200.000 USD chống ùn tắc không dành cho cá nhân
Các phương tiện ken đặc nghẹt thở ở Xã Đàn hướng hầm Kim Liên ngày 11/1
"Chỉ những tổ chức có trình độ, năng lực khoa học công nghệ mới đánh giá, đề xuất được phương án tổ chức giao thông, cập nhật xu thế hiện đại, dự báo được tình hình 10-15 năm tới.
Vì vậy, chúng tôi lựa chọn những đơn vị tư vấn thực sự mạnh. Còn những ý tưởng nhỏ lẻ, chúng tôi vẫn tiếp nhận theo cách bình thường", ông Viện nêu rõ.
Về quy định hạn chế thời gian nộp hồ sơ, đăng ký thi tuyển trong vòng 5 ngày (từ 19/1-23/1), Giám đốc Sở một lần nữa khẳng định cuộc thi chỉ chọn những đơn vị thực sự am hiểu Hà Nội, có năng lực, kinh nghiệm.
Ông Viện cũng cho hay, sau khi lựa chọn được phương án tốt, Hà Nội sẵn sàng triển khai thực hiện.
Hà Nội treo giải 200.000 USD cho ý tưởng chống ùn tắc

Hà Nội treo giải 200.000 USD cho ý tưởng chống ùn tắc


Tổng giải thưởng cuộc thi tuyển ý tưởng phương án tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội lên đến 300.000 USD.
Được thưởng 200.000 USD chống ùn tắc, tôi làm công ích cho sông Tô Lịch

Được thưởng 200.000 USD chống ùn tắc, tôi làm công ích cho sông Tô Lịch


GS-VS Lương Ngọc Huỳnh cho rằng, để giải quyết vấn đề tắc đường ở Hà Nội, cần chia làm 3 giai đoạn và bắt tay làm ngay. 
Bạn đọc cả nước sục sôi gỡ tắc đường cho Hà Nội

Bạn đọc cả nước sục sôi gỡ tắc đường cho Hà Nội


Ngay sau khi Hà Nội công bố giải 200.000 USD cho ý tưởng chống ùn tắc, hàng trăm bạn đọc đã gửi thư cho VietNamNet.
Hương Quỳnh
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/an-toan-giao-thong/giai-200-000-usd-chong-un-tac-khong-danh-cho-ca-nhan-351826.html



3. Bạn Trịnh Xuân Báu bên ngành giao thông phân tích nhanh


Bau X Trinhさんが写真4件を追加しました。
1時間前

Năm 2005, JICA công bố Chương trình phát triển đô thị thủ đô Hà Nội do chính quyền Hà Nội đặt hàng. Các quy hoạch được tính đến năm 2025 và giao thông đô thị là một trong những hạng mục được đánh giá chi tiết và quan trọng nhất.

Vùng thủ đô khi đó là Hà Nội 1, có tính thêm đến các khu vực lân cận gồm Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng và thị xã Hà Đông. Zờ Hà Tây sát nhập vào Hà Nội và mức độ đô thị hóa đã chiếm gần hết các vùng được cho là ngoại vi thủ đô và lân cận.

Trong báo cáo này, tốc độ tăng trưởng giao thông đô thị được dự báo từ 6 triệu chuyến đi/ngày năm 2005 lên 10 triệu chuyến đi/ngày vào năm 2020 (bao gồm cả sự tham gia của BRT và UMRT).

Năm 2005, Hà Nội có khoảng 1,45 triệu phương tiện, gồm khoảng 150 nghìn ô-tô và khoảng 1,3 triệu xe máy. Đến nay, Hà Nội có khoảng 6,5 triệu phương tiện, trong đó khoảng 1,3 triệu ô-tô và khoảng 5,2 triệu xe máy.
Số tuyến đường mở mới không nhiều, chủ yếu là nâng cấp đường hiện hữu. Các đường vành đai chưa hoàn thiện. Quy hoạch đô thị theo kiểu trăm hoa đua nở đã chiếm các không gian dành cho giao thông và công trình công cộng.
Hệ thống vận tải công cộng không tăng đáng kể. Số lượng lẫn số tuyến xe buýt tăng rất chậm, BRT vừa đưa vào khai thác nhưng năng lực quá yếu. UMRT chưa xong, kế hoạch là 2019 đưa vào khai thác nhưng cũng mới là dự kiến (hiện đã chậm hơn kế hoạch ban đầu 9 năm và vốn đội lên gấp 3 lần).
Những con số dự báo của JICA đến năm 2020 (như 10 triệu chuyến đi/ngày) hầu như không còn khả thi, vì đã "tăng trưởng" đã gấp nhiều lần dự báo. Với số lượng phương tiện nói trên thì tại thời điểm này (2017) con số đã có thể lên tới khoảng 20 triệu chuyến đi/ngày, gấp 2 lần JICA dự báo đến năm 2020. Số liệu đó zờ chỉ còn có tính tham khảo vui.
Thế nên cái 6 tỷ kia chỉ mang tính dân túy, chả giải quyết được gì cả, và khẳng định luôn là chả có giải pháp nào khả thi cả.
Muốn giải quyết thì phải xây dựng chiến lược dài hơi. Ngắn hạn thì 10 năm, trung hạn 20 năm và dài hạn 30 năm tùy theo năng lực quản lý và năng lực tài chính.
Nhưng quan trọng nhất vẫn là con người. Nếu không thay đổi được con người thì có đổ đống tiền vào đó cũng chả giải quyết được.
Lúc nào rảnh, tôi sẽ hiến cho thủ đô 3 kế (hạ sách, trung sách và thượng sách), tất nhiên không thể bỏ qua thời gian, tiền bạc và con người như nói trên.
Còn bây zờ, cần-lao thổ đu cứ yên tâm mà sống chung với kẹt xe.

いいね!
コメントする
https://www.facebook.com/baron.trinh/posts/1539895132691897




2. Luật sư Trần Vũ Hải "ngộ" ra được như sau

"
Vu Hai Tranさんが写真2件を追加しました。
1時間前
Trong đơn đăng ký tham gia, các đơn vị đăng ký phải cam đoan: "Chúng tôi đảm bảo có đầy đủ điều kiện hành nghề tư vấn thiết kế giao thông vận tải theo quy định của Pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm chuyên môn phù hợp với chức năng và quy mô dự án."
Đọc kỹ nội dung yêu cầu cuộc thi này, tôi tin rằng Hà nội tốn tiền vô bổ cho cuộc thi!
https://sogtvt.hanoi.gov.vn/…/12-26%20UBND%20TP%207105%20ph…


Lẽ ra, nội dung cuộc thi này là kèm giải pháp về chính sách hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và phát triển giao thông công cộng phải đặt lên hàng đầu, nhưng Sở giao thông vận tải Hà nội đã quên mất điều cơ bản đó!






"
https://www.facebook.com/vuhai.tran/posts/1769695083056394







1. Kế sách Lương Ngọc Huỳnh, lấy nguyên về từ Fb của ông

Lương Ngọc Huỳnhさんが写真9件を追加しました。
5時間前ハノイ

Kính gửi: Sở giao thông thành phố Hà Nội.


Tôi viết các vấn đề này không vì tiền thưởng mà vì trách nhiệm của một công dân thủ đô.

Nếu bài viết này có giá trị được giải thưởng tôi cũng sẽ dùng tiền đó để làm môi trường công ích cho dòng sông Tô Lịch.



Đề án của tôi như sau:

Phần 1- Đặt Vấn Đề:

Thành phố Hà Nội là thủ đô, là bộ mặt của cả nước, do vậy từ môi trường, giao thông, văn hoá, giáo dục, y tế, kinh tế, an ninh quốc phòng, chính trị ... cần phải đạt tiêu chuẩn hình mẫu như tấm gương cho cả nước soi vào để học tập và tự hào về điều đó. 



Hoàng Thành Thăng Long ngàn năm văn hiến với sự trị vì của 52 vị Vua đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.



Ngày nay chúng ta không thể không xấu hổ khi đất nước lạc hậu, kinh tế nghèo nàn, giáo dục, y tế xuống cấp, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, ý thức dân chúng thiếu tinh thần xây dựng, mạnh ai nấy làm không có tinh thần ái quốc, không còn tinh thần dân tộc như xưa. 



Chính quyền thì không có sáng kiến, không ai dám đương đầu chịu trách nhiệm, làm cho qua ưa, cán bộ thì quan liêu, tham nhũng, bè phái, lợi ích nhóm để trục lợi, không gương mẫu làm cho dân chúng không tôn trọng cán bộ từ đó không tôn trọng luật pháp.



Từ việc dân không tuân thủ luật, cán bộ tham nhũng lợi ích nhóm mà đã để hình thành việc xin sỏ cơi nới, lấn chiếm, xây dựng trái phép, quy hoạch cẩu thả, xả thải bừa bãi, khoanh vùng chiếm dụng đất công để kinh doanh, từ nhà hàng vỉa hè đến bãi đỗ xe, ai có quan hệ có tiền thì đút lót để xin xây thêm tầng, thậm chí vượt quy hoạch bản vẽ thiết kế đã được duyệt.v.v... 



Việc sát nhập Hà Tây vào Hà Nội nâng cấp đô thị hoá, xây dựng các khu công nghiệp, người dân đổ về thành phố sinh sống tăng vọt, đó chính là những nguyên nhân chính gây tắc đường của Thủ Đô.



Phần 2- Giải Quyết Vấn Đề.

Để giải quyết được vấn đề này ta phải chia làm ba giai đoạn.

Giai đoạn 1 từ nay đến 2020:

Đây là giai đoạn cam go và khó khăn nhất đòi hỏi toàn chính quyền và người dân phải đồng thuận về mặt tư tưởng, cấm tuyệt đối tham nhũng lợi ích nhóm trong quy hoạch, nghiêm túc chấp hành luật pháp, xử phạt nghiêm minh mọi hành vi vi phạm và cố tình làm ngơ.



1- Về tuyên truyền: 

Các cơ quan tuyên truyền từ thành phố đến địa phương cấp nhỏ nhất là khu phố phải thường xuyên giáo dục ý thức chấp hành giao thông, ý thức giữ vệ sinh chung, cho người dân hiểu rõ, phải có văn bản và quy chế xử phạt mọi hành vi vi phạm.



2- Về lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, cảnh sát môi trường, dân phòng:

Phải gương mẫu nghiêm túc và cương quyết có trách nhiệm, không tham nhũng, không vòi vĩnh, xử phạt công bằng, đảm bảo tính dân chủ, văn minh và đúng luật của luật pháp quy định.



3- Về quy hoạch: 

- Nhanh chóng hoàn thiện các công trình xây dựng đường sắt trên không để giải phóng mặt bằng dưới mặt đất.

- Điều chỉnh đèn đường sao cho khoa học, có điểm đường đông mà đèn xanh chỉ có 16 giây khiến cho ùn tắc, trong khi đó vẫn còn những làn đường vắng người nhưng lại được thời gian dài hơn. Phân định rõ làn đường cho xe máy, cho ô tô, ở những đoạn đường lớn, trừ những khu vực đường nhỏ không thể phân làn.

- Những khu vực đông dân cư, đường nhỏ thay vì làm cầu vượt đường trên không tốn kém ta nghiên cứu làm " đường cáp treo " vừa không tốn tiền vừa giải quyết nhu cầu đi lại văn minh, cảnh quan lại thông thoáng.

- Cơ quan điện lực cần xem xét từng bước giải quyết đường điện ngầm, không để tình trạng dây điện ổ chuột, mạng nhện khắp thành phố, vừa xấu vừa nguy hiểm trong phòng chống cháy nổ.

- Cơ quan môi trường và cây trồng phải chọn cây đảm bảo tính thẩm mỹ, tạo sinh khí, vượng khí cho thủ đô, các loại cây thân gỗ cứng, dễ chùm lá nhỏ ít rụng trong mùa thu đông, lại toả bóng mát. Như Quế, Hồi, Si, Bồ Đề...

- Cơ quan cấp thoát nước và xử lý nước thải. Phải đảm bảo lưu thông thoát nước chống ngập úng khi mưa, thường xuyên nâng cấp hệ thống thoát nước và đảm bảo vệ sinh môi trường an toàn.

- Sở quy hoạch kiến trúc đô thị, Sở xây dựng, Sở giao thông nên lên kế hoạch làm bãi đỗ xe từ các hướng ngoài ngoại ô đi vào thành phố, cụ thể:
- Trục đường Quốc Lộ 1A, có khu đất xã Duyên Thái có thể làm bãi đỗ.
- Trục đường Quốc Lộ 5, có khu đất xã Đông Dư có thể làm bãi đỗ.
- Trục đường Quốc Lộ 6, có khu đất thuộc Phường Yên Nghĩa có thể làm bãi đỗ.
- Trục đường Quốc Lộ 32 khu phố Tây Sơn xã Đức Thượng có thể làm bãi đỗ...
Tương tự như vậy ta có thể mở thêm bãi đỗ ở những đường có lưu lượng xe lớn. Mỗi bãi đỗ có diện tích từ 7-10 ha, được quy hoạch vừa làm trung tâm thương mại như chợ đầu mối vừa làm bãi đỗ xe nhiều tầng bao gồm cả tầng hầm và tầng nổi. 
Khuyến khích người dân đi xe công cộng, thậm chí cấm xe vào thành phố trong những ngày cao điểm, mọi người đều phải gửi xe ở bãi, có xe buyp chạy từ đó vào thành phố phục vụ miễn phí đi lại cho nhân dân, toàn bộ bãi xe cũng thu phí với giá rẻ, tiền thu thuế các tiểu thương và mặt bằng ở những trung tâm này đủ và thừa để trang trải cho mọi dịch vụ công cộng.

Trước mắt trong năm 2017 đến 2019 chúng ta giải quyết được các vấn đề này tôi nghĩ rằng nạn tắc đường đã cơ bản được cải thiện.

Giai đoạn 2, từ 2020-2030:
- Quy hoạch đô thị, nghiêm cấm xây dựng nhà nhỏ dưới 100m2 ở mặt phố, từng bước tiến tới xoá sổ những ngôi nhà siêu nhỏ, siêu mỏng trên các con phố thủ đô. 
- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư gom đất mặt phố, thu hẹp diện tích xây nhà cao tầng như các nước hiện đại, để giải phóng mặt bằng dành cho làn đường thêm thông thoáng, sau khi quy hoạch và xây dựng hoàn chỉnh, mỗi gia đình sẽ được tính toán trả đủ diện tích sử dụng ở các tầng trên, toàn bộ tầng trệt là siêu thị thương mại, mỗi gia đình sống trên khu phố đó được một phòng bán hàng để tiếp tục kinh doanh sinh sống. Còn mọi sinh hoạt hoàn toàn ở các tầng phía trên. 
Các doanh nghiệp được xây nhà cao tầng để sau khi hoàn trả đất cho dân vẫn còn diện tích để cho thuê hoặc kinh doanh dịch vụ thu hồi lại vốn đầu tư.
- Xoá sổ toàn bộ hệ thống dây điện mạng nhện trên thủ đô.
- Quy hoạch mở rộng làn đường từng bước khắc phục làm mới, làm lại hệ thống xử lý nước thải của thành phố.
- Dọn dẹp làm sạch kè bờ tất cả các hồ nước trong thủ đô. 
- Phục hồi làm sạch, kè bờ khai thông lại các con sông chảy qua thủ đô mà hiện đang "chết" và ô nhiễm, đặc biệt là sông Tô Lịch.
- Phát triển giao thông công cộng từng bước hạn chế xe máy lưu thông trong thành phố để giảm khí thải.
- Nghiên cứu phương án làm đường tàu điện ngầm dưới lòng đất nối liền từ trung tâm thành phố đến các cửa ngõ thủ đô, từ đó mọi giao thông đi lại trên mặt đất sẽ được giảm tải và tiến tới cấm toàn bộ xe máy, xe thô sơ lưu thông trong nội thành.

Giai đoạn 3 từ 2030-2050:
Quy hoạch thay đổi toàn bộ diện mạo thủ đô. 
Lúc này Hà Nội phải phấn đấu là thành phố hiện đại, không còn nhà ống, nhà nhỏ tư nhân ở mặt phố nữa. Mọi con đường, mọi dòng sông, mọi hồ nước trong thủ đô phải sạch đẹp văn minh.
Từng bước di chuyển các trường đại học , bệnh viện lớn ra ngoài vành đai thủ đô trên các con đường cửa ngõ vừa thuận tiện cho nhân dân nội ngoại thành vừa đảm bảo môi trường và không khí trong lành cho Hà Nội.
Nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo cho người dân có cuộc sống hạnh phúc ấm no, để dân thủ đô không phải mở quán cóc, cháo chửi, quán phở, trà đá, ở khắp nơi trong thành phố nữa. 
Từ đó phấn đấu để nhân dân cả nước ở bất kỳ nơi đâu trên quốc gia này đều được xanh, sạch đẹp, văn minh và hiện đại, không còn nạn đói, nạn cướp, nạn ô nhiễm môi trường, nạn quá tải bệnh viện, nạn xếp hàng xin cho con vào trường học, thì chắc chắn đất nước ta sẽ phát triển mà thủ đô ta cũng được thông thoáng sạch đẹp như bạn bè năm châu.


Phần 3- Kết Luận:

Đất nước có được giàu mạnh hay không, nhân dân có được ấm no hạnh phúc hay không là nhờ vào đường lối chính sách, phương pháp đào tạo, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, khả năng cầm lái thông minh khôn khéo, định hướng rõ ràng, và luật pháp nghiêm minh của các nhà lãnh đạo. 



Trên thế giới quốc gia nào có người cầm lái giỏi, thông minh, liêm chính, chí công, vô tư, công bằng, biết tôn trọng và trưng dụng được nhân tài, luật pháp nghiêm minh thì quốc gia đó giàu mạnh.



Còn nước nào người cầm lái kém, tham nhũng, bè phái, lợi ích nhóm, không công bằng, không biết trưng dụng nhân tài, mua bằng, bán chức, nâng đỡ người nhà, luật pháp không nghiêm minh thì quốc gia đó nghèo nàn lạc hậu và chế độ đó mau chóng sụp đổ.



Nhìn ra bên ngoài, ta thấy tất cả các thành phố hiện đại trên thế giới không có nước nào nhà ở quy hoạch lộn xộn như Hà Nội Việt Nam. Có lẽ ở Châu Á hiện nay cũng chỉ còn Việt Nam, Lào, Campuchia là ba nước có thủ đô lộn xộn nhất, mà trong đó giao thông Hà Nội còn kém hơn cả Viêng Chăn và Phnom penh!



Đó là hệ quả của sự chủ quan, bảo thủ, quan liêu, tham nhũng, hệ quả của một nền giáo dục trì trệ cả về tư tưởng lẫn kiến thức, khiến cho đất nước ta sau 42 năm độc lập mà vẫn phát triển chậm chạp, không có một công trình nào mang tầm quốc tế, không có một bước đột phá nào cho ngành khoa học, giáo dục, y tế, không có doanh nghiệp nào trong nước mà vươn ra ngoài thế giới làm rạng danh hàng Việt Nam. 



Cuối cùng chúng ta cũng chỉ khoe " Phở, khoe Nem, khoe nón lá, khoe áo dài"...!!! Thật sự chúng ta không nên khoe những thứ đó, vì cái đó quá tầm thường, không đáng để khoe nó chỉ là món ăn, là cái áo, là cái nón dân tộc đó không phải là sự đột phá về khoa học về kinh tế, hay quân sự... đó là cách mà chúng ta đang tự mãn, tự động viên mình đi giật lùi so với thế giới!



Hãy tỉnh táo lại đi hỡi dân tộc Việt Nam!



Hãy xua tan quá khứ và đừng ngủ mơ với những ánh hào quang rực rỡ nữa!



Hãy tự nhìn lại mình đi xem chúng ta đang ở đâu trong thế giới này, hỡi những người lãnh đạo và nhân dân Việt Nam!


Hãy sốc lại tinh thần đi hỡi người Việt Nam!

Chúng ta cần đổi mới tư duy, đổi mới khái niệm, đổi mới hành động để tiến lên bước kịp thế giới khi còn có thể, đừng để dân tộc này trở thành gánh nặng của nhân loại, đừng để đất nước này phải chờ viện trợ, và đi vay thế giới, phải phụ thuộc nước lớn... Nhục lắm!

Cuối cùng tôi kính chúc đất nước ta đoàn kết mạnh mẽ thắng lợi với những chiến công vang dội cả về kinh tế, y tế, giáo dục, khoa học, an ninh quốc phòng và chính trị. Xứng đáng là một đất nước anh hùng của mọi thời đại.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Hà nội 13-1-2017

Võ sư. Gs-Vs Lương Ngọc Huỳnh



https://www.facebook.com/huynh.luongngoc/posts/696224943887011





Bài này của võ sư sau đã lên VNN

"

Được thưởng 200.000 USD chống ùn tắc, tôi làm công ích cho sông Tô Lịch


Trong bài viết, GS-VS Lương Ngọc Huỳnh cho rằng, để giải quyết vấn đề tắc đường ở Hà Nội, cần phải chia làm 3 giai đoạn và bắt tay làm ngay. 
Theo GS Huỳnh, ông viết các vấn đề này không vì tiền thưởng mà vì trách nhiệm của một công dân thủ đô. Nếu bài viết này có giá trị, được giải thưởng, ông sẽ dùng tiền đó để làm môi trường công ích cho dòng sông Tô Lịch.
Ba giai đoạn để giải quyết
Từ nay đến 2020: Đây là giai đoạn cam go và khó khăn nhất, đòi hỏi toàn chính quyền và người dân phải đồng thuận về mặt tư tưởng, cấm tuyệt đối tham nhũng lợi ích nhóm trong quy hoạch, nghiêm túc chấp hành luật pháp, xử phạt nghiêm minh mọi hành vi vi phạm và cố tình làm ngơ.
Được thưởng 200.000 USD chống ùn tắc, tôi làm công ích cho sông Tô Lịch
Các phương tiện càng ken đặc nghẹt thở khu vực Xã Đàn hướng hầm Kim Liên, tháng 1/2017 (Ảnh: Đoàn Bổng)
Các cơ quan tuyên truyền từ thành phố đến khu phố phải thường xuyên giáo dục ý thức chấp hành giao thông, ý thức giữ vệ sinh chung, cho người dân hiểu rõ, phải có văn bản và quy chế xử phạt mọi hành vi vi phạm.
Lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, cảnh sát môi trường, dân phòng phải gương mẫu nghiêm túc và cương quyết có trách nhiệm, không tham nhũng, không vòi vĩnh, xử phạt công bằng, đảm bảo tính dân chủ, văn minh và đúng luật của luật pháp quy định.
Về quy hoạch, cần nhanh chóng hoàn thiện các công trình xây dựng đường sắt trên không để giải phóng mặt bằng dưới đất.
Điều chỉnh đèn đường sao cho khoa học, có điểm đường đông mà đèn xanh chỉ có 16 giây khiến cho ùn tắc, trong khi đó vẫn còn những làn đường vắng người nhưng lại được thời gian dài hơn. Phân định rõ làn đường cho xe máy, cho ô tô, ở những đoạn đường lớn, trừ những khu vực đường nhỏ không thể phân làn.
Những khu vực đông dân cư, đường nhỏ thay vì làm cầu vượt đường trên không tốn kém, ta nghiên cứu làm "đường cáp treo " vừa không tốn tiền vừa giải quyết nhu cầu đi lại văn minh, cảnh quan lại thông thoáng.
Cơ quan điện lực cần xem xét từng bước giải quyết đường điện ngầm, không để tình trạng dây điện ổ chuột, mạng nhện khắp thành phố, vừa xấu vừa nguy hiểm trong phòng chống cháy nổ.
Cơ quan môi trường và cây trồng phải chọn cây đảm bảo tính thẩm mỹ, tạo sinh khí, vượng khí cho thủ đô, các loại cây thân gỗ cứng, rễ chùm lá nhỏ ít rụng trong mùa thu đông, lại toả bóng mát như Quế, Hồi, Si, Bồ Đề...
Cơ quan cấp thoát nước và xử lý nước thải. Phải đảm bảo lưu thông thoát nước chống ngập úng khi mưa, thường xuyên nâng cấp hệ thống thoát nước và đảm bảo vệ sinh môi trường an toàn.
Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Giao thông nên lên kế hoạch làm bãi đỗ xe từ các hướng ngoài ngoại ô đi vào thành phố, cụ thể:
Trục đường Quốc lộ 1A, có khu đất xã Duyên Thái có thể làm bãi đỗ.
Trục đường Quốc lộ 5, có khu đất xã Đông Dư có thể làm bãi đỗ.
Trục đường Quốc lộ 6, có khu đất thuộc phường Yên Nghĩa có thể làm bãi đỗ.
Trục đường Quốc lộ 32 khu phố Tây Sơn xã Đức Thượng có thể làm bãi đỗ...
Ta có thể mở thêm bãi đỗ ở những đường có lưu lượng xe lớn. Mỗi bãi đỗ có diện tích từ 7-10 ha, được quy hoạch vừa làm trung tâm thương mại như chợ đầu mối vừa làm bãi đỗ xe nhiều tầng bao gồm cả tầng hầm và tầng nổi. 
Khuyến khích người dân đi xe công cộng, thậm chí cấm xe vào thành phố trong những ngày cao điểm, mọi người đều phải gửi xe ở bãi, có xe buýt chạy từ đó vào thành phố phục vụ miễn phí. Toàn bộ bãi xe cũng thu phí với giá rẻ, tiền thu thuế các tiểu thương và mặt bằng ở những trung tâm này đủ và thừa để trang trải cho mọi dịch vụ công cộng.
Từ 2020-2030: Quy hoạch đô thị, nghiêm cấm xây dựng nhà nhỏ dưới 100m2 ở mặt phố, từng bước xoá sổ nhà siêu nhỏ, siêu mỏng trên các phố. 
Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư gom đất mặt phố, thu hẹp diện tích xây nhà cao tầng như các nước hiện đại, để giải phóng mặt bằng dành cho làn đường thêm thông thoáng, sau khi quy hoạch và xây dựng hoàn chỉnh, mỗi gia đình sẽ được tính toán trả đủ diện tích sử dụng ở các tầng trên, toàn bộ tầng trệt là siêu thị thương mại, mỗi gia đình sống trên khu phố đó được một phòng bán hàng để tiếp tục kinh doanh sinh sống. Còn mọi sinh hoạt hoàn toàn ở các tầng phía trên. 
Các doanh nghiệp được xây nhà cao tầng để sau khi hoàn trả đất cho dân vẫn còn diện tích để cho thuê hoặc kinh doanh dịch vụ thu hồi lại vốn đầu tư.
Dọn dẹp làm sạch kè bờ tất cả các hồ nước trong thủ đô.  Phục hồi làm sạch, kè bờ khai thông lại các con sông chảy qua thủ đô mà hiện đang "chết" và ô nhiễm, đặc biệt là sông Tô Lịch.
Phát triển giao thông công cộng, từng bước hạn chế xe máy lưu thông trong thành phố để giảm khí thải.
Nghiên cứu phương án làm đường tàu điện ngầm dưới lòng đất nối liền từ trung tâm thành phố đến các cửa ngõ, từ đó mọi giao thông đi lại trên mặt đất sẽ được giảm tải và tiến tới cấm toàn bộ xe máy, xe thô sơ lưu thông trong nội thành.
2030-2050: Quy hoạch thay đổi toàn bộ diện mạo thủ đô. 
Lúc này Hà Nội phải phấn đấu là thành phố hiện đại, không còn nhà ống, nhà nhỏ tư nhân ở mặt phố nữa. Mọi con đường, mọi dòng sông, mọi hồ nước trong thủ đô phải sạch đẹp văn minh.
Từng bước di chuyển các trường ĐH , bệnh viện lớn ra ngoài vành đai thủ đô trên các con đường cửa ngõ vừa thuận tiện cho nhân dân nội ngoại thành vừa đảm bảo môi trường và không khí trong lành cho Hà Nội.
Nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo cho người dân có cuộc sống hạnh phúc ấm no, để dân thủ đô không phải mở quán cóc, cháo chửi, quán phở, trà đá, ở khắp nơi trong TP nữa. 
Nhìn ra bên ngoài, ta thấy tất cả các TP hiện đại trên thế giới không có nước nào nhà ở quy hoạch lộn xộn như Hà Nội. Về giao thông, Hà Nội còn kém cả Viêng Chăn và Phnom Penh!
Chúng ta cần đổi mới tư duy, đổi mới khái niệm, đổi mới hành động để tiến lên bước kịp thế giới khi còn có thể.
Mời bạn đọc gửi đề xuất các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn TP Hà Nội. Các bài viết, ý kiến chúng tôi sẽ chuyển tới Ban tổ chức cuộc thi và đăng tải trên báo VietNamNet. Các bài viết gửi về banxahoi@vietnamnet.vn
"
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/an-toan-giao-thong/duoc-thuong-200-000-usd-chong-un-tac-lam-cong-ich-song-to-lich-351686.html




0. Treo giải của Hà Nội




Cuộc thi ý tưởng Phương án tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Ngày đăng: 16:18 12/01/2017 | Lượt xem: 629
Sáng ngày 12/01/2017, Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội, Sở GTVT Hà Nội đã tổ chức lễ công bố cuộc thi tuyển chọn: “Ý tưởng Phương án tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.
Tham dự buổi lễ có đồng chí Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia; Đại diện các đơn vị của Bộ GTVT, Bộ Xây dựng; Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội, lãnh đạo một số sở, ngành Thành phố, cùng các chuyên gia trong lĩnh vực giao thông đường bộ và các nhà khoa học; Đại diện các cơ quan tài trợ và phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và Hà Nội.
Cuộc thi nhằm lựa chọn được ý tưởng, phương án tốt nhất về giải pháp tổ chức giao thông, chống ùn tắc giao thông của Thủ đô phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân Thủ đô được an toàn, thuận tiện trên cơ sở mạng lưới hạ tầng giao thông hiện trạng và quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.
Để có cơ sở lựa chọn các đơn vị dự thi chính thức, Ban Tổ chức thi tuyển kính mời các tổ chức tư vấn thiết kế, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu và đăng ký tham gia sơ tuyển cuộc thi. (Thông báo 26/TB-BTC ngày 10/1/2017 của Ban Tổ chức thi tuyển Mời tham gia sơ tuyển cuộc thi ý tưởng Phương án tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030: tải về)
Một số hình ảnh tại buổi lễ công bố:
Đồng chí Trần Nhật Quang - Chánh Văn phòng Sở  GTVT Hà Nội giới thiệu các quý vị đại biểu tham dự buổi lễ công bố
Đồng chí Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia tham dự buổi lễ công bố
Đồng chí Ngô Mạnh Tuấn – Phó Giám đốc Sở công bố các văn bản của Thành phố liên quan cuộc thi
Toàn cảnh buổi lễ công bố
Đồng chí Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT trả lời các câu hỏi của các chuyên gia, nhà khoa học liên quan đến cuộc thi
Đồng chí Vũ Văn Viện Giám đốc Sở GTVT Hà Nội trả lời phỏng vấn của các phóng viên các cơ quan báo chí
Sở GTVT Hà Nội
https://sogtvt.hanoi.gov.vn/tin-tuc-noi-bat/-/news/jfe7BZI1MJxP/1/584040.html;jsessionid=zSajw1YwyK6S2QcEBKv8Jubd.app2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.