Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

01/04/2018

Lễ cầu ngư ở làng chài Nam Ô, đúng ngày cá tháng 4 năm 2018

Hôm nay, ngày cá tháng 4, lại đúng ngày 17 tháng 2 âm lịch, vào lễ cầu ngư ở làng chài Nam Ô.

Đó là làng chài nổi danh bậc nhất ở vùng trung bộ Việt Nam. Nhưng cũng trớ trêu bậc nhất, là đang đứng trước nguy cơ bị doanh nghiệp và nhà đương cục thành phố xóa sổ vĩnh viễn (đã đi ở đây).

Và đã viết (ở đây):
"Xây được nhà trưng bày Hoàng Sa mà không giữ được Nam Ô thì chẳng có ý nghĩa gì. Hoàng Sa là chuyện còn phải tính xa xôi, nhưng Nam Ô thì cách vài bước chân. Vài bước chân còn chả giữ được, nói gì chuyện vạn dặm."

31/03/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : Một bài thơ thương Tokyo, viết 60 năm trước, của Mạc Ly Châu

Bài thơ được xuất bản lần đầu năm 1958, đúng 60 năm trước, trên tạp chí Bách Khoa. Lúc đó, Bách Khoa mới chạy được một thời gian, chưa được tiếng tăm là mấy, khác với các thập niên kế tiếp.

30/03/2018

Kì công săn tìm "sách trời" của các ông vua đất Việt đương đại : nhóm Đặng Lê Nguyên Vũ - Lưu Trọng Văn, 2013-2018

Chuyện thực sự, của nhóm ông vua cà-fê xứ cao nguyên, tức "Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ" người đã đặc biệt chọn ra những cuốn b-sách đổi đời "cho thanh niên Việt Nam", được điểm ở đây (năm 2015) hay ở đây.

Mọi thứ của ngài Chủ tịch đã thấy rất rõ qua b-sách, từ nhiều năm trước (mà ngay từ hồi năm 2008, thì chính ngài tự viết về mình ở đây). Chứ không phải bây giờ.

29/03/2018

Người trí thức Đại Việt : câu chuyện về think-tank của các đời thủ tướng

Cuộc sống của những Bùi Xuân Phái, Giang Quân, Thế Phong,... thời Hà Nội tạm chiếm

Đây là một chủ đề tôi quan tâm. Đã điểm tin ở đây hay ở đây. Đó là một khoảng trống khá thú vị trong hiểu biết chung của lứa chúng tôi - những người không biết đến chiến tranh, tạm chiếm, hội tề, dinh tê,... Có thể đọc Viên Linh nhớ lại ở đây (bài từ 2013). Dư âm của thời đó được lưu giữ bởi những Viên Linh sẽ khác với những Lê Văn Ba.

Gần đây, nhà văn Lê Văn Ba - một nhân chứng - có ra cuốn sách về Hà Nội thời kì đó.

Những bài học nông thôn : cay đắng với "vua thịt lợn" hào hiệp Trần Sinh ở Quảng Đông

Một trong những bài học cay đắng về nông dân và nông thôn là đây.

Trần Sinh 陈生 xuất thân là nông dân một làng nghèo ở Quảng Đông (làng Quan Hồ 湛江官湖村 ở mạn Thâm Quyến), nay đã trở thành một đại phú hào. Là nhờ công nghiệp nuôi lợn thịt và kinh doanh đồ uống. Ông được mệnh danh là "vua thịt lợn 猪肉大王".

26/03/2018

Sao không đưa qui định phải có bằng MA hay PhD đi cho oai hơn ?

Nghe loang thoáng tưởng đùa. Nhưng hóa thật. 

Đó là việc VFF đòi hỏi phải có bằng đại học, tức là phải có học vị "cử nhân". Bầu Đức, tức ông Đoàn Nguyên Đức của HAGL, cũng giống như bác Bill Gates và cậu chủ của Fb, đúng là chưa có bằng đại học thật.

Hội thảo thường niên 2018 của AAS, qua "tường trình" của Đỗ Hoàng Diệu

Một ảnh và một tin, của nữ nhà văn tiếng Việt đang ở Mĩ.

Ảnh thì có tới mấy nhân vật để làm tin. Trong đó, thú vị có cả ông xã !

Qua phố Nỉ, nhớ chuyện "thủ cấp giả" của Đề Thám làm Pháp phải ngậm bồ hòn

Qua phố Nỉ, ở lần đầu tiên nhiều năm trước tự nhiên lại có ý nghĩ khác về nghĩa chữ "nỉ non" trong câu ca dao cổ về Cao Bằng. Từ phố Nỉ, có đường tắt lên Cao Bằng thật. Mà dấu tích vẫn còn để lại rải rác hành trình. "Nỉ non" và "tiếng khóc nỉ non". Chẳng bao xa là đã vào đến Cầu Vồng. Cứ mỗi lần đến Yên Thế, là thế nào người ta cũng lại nhắc đến Nhã Nam - nơi bọn Pháp bêu đầu cụ Đề Thám.