Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

11/03/2017

Chúng tôi đã viết ở tuổi lên mười - 9 (Vũ Thị Chín, ở Vũ Thư)

Theo đúng thứ tự trong nguyên mục lục của bản in 1990

Có lẽ chị Chín là lớp anh chị cách xa chúng tôi về tuổi. Bởi trong truyện của chị có những từ mà đến thời chúng tôi không còn sử dụng nữa. Chẳng hạn, từ "bình nhật".

Chức vụ nhà nước : chính tích và bổ nhiệm (sưu tầm 2017) - 3

Tiếp tục công việc sưu tầm.

Năm 2016 thì toàn bộ xem ở đây.

Dưới là các phần của năm 2017.

Phần 1 (đánh số từ 1 đến 15) đã đi ở đây.

Phần 2 (từ số 16 đến 35) đã đi ở đây.

Ngôi trường mang tên Nguyễn Văn Bé ở quận Bình Thạnh (cập nhật)

Khoảng 2 năm về trước đã lưu tư liệu về ngôi trường Nguyễn Văn Bé, ở đây (tháng 5/2015). Khi đó, trang web của nhà trường hoạt động tốt, và có ghi tiểu sử Nguyễn Văn Bé (1941-2002).

Cũng đã bàn luận một chút về nhân vật văn học Nguyễn Văn Bé, như là một thành công của nhà văn miền nam Nguyễn Quang Sáng, ở đây (cùng tháng 5/2015).

Chú ý: sau này, trong các tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng, tựa như người ta bỏ cuốn truyện về Nguyễn Văn Bé của ông ra ngoài. Không tính đến nó nữa. Cái này, sẽ xác nhận thêm (ở đây, chỉ tạm nêu chữ "tựa như" qua quan sát từ báo chí đến thời điểm tháng 5/2015).

Văn nghệ Thứ Bảy : nhà thư pháp quốc ngữ Nguyễn Quốc Trọng với vùng đất Trấn Biên (1)

Nếu so sánh để chọn một trong hai, tức hai dòng thư pháp Việt Nam đương đại, thì mình chọn thư pháp quốc ngữ, mà không chọn thư pháp Hán Nôm.

Thư pháp Hán Nôm đương đại thì nói sau. 

Hôm nay, trong mục Văn nghệ Thứ Bảy, sẽ đề cập đến thư pháp quốc ngữ với một gương mặt tiêu biểu của giới trẻ phía Nam hiện nay, là họa sĩ - thư pháp gia quốc ngữ Nguyễn Quốc Trọng.

Hình như câu chuyện ấn tượng đầu tiên chúng tôi nói với nhau, ở lần gặp mặt đầu tiên, là về văn phòng đại diện của hãng Bitis (Bình Tiên) ở thành phố Quảng Châu (Quảng Đông, Trung Quốc). Về ngôi chùa Đại Phật tự ở gần (đã viết về chùa này từ 2012, ở đây), và về tiệm cơm Việt Nam ở không xa đó.

10/03/2017

Giá trị văn hóa của Văn học Việt Nam (bài Trần Đình Sử)

Cùng vấn đề này, thì khoảng 7-8 năm về trước, học giả Trần Đình Sử đã viết trong khuôn khổ một chuyên đề khoa học cho một đề tài KX. Ông viết một cách từ từ, và có khi cho biết là: vấn đề thực sự khó !

Bản đó chỉ ngắn trong khoảng mười trang A4, đã in trong sách chuyên đề (bản in năm 2010).

Bây giờ, ông công bố một bản viết mới, về cùng vấn đề. Có thể xem như một kết quả suy ngẫm và tổng kết của cả chục năm qua.

09/03/2017

Chữ nghĩa cụ Trạng Trình, ứng nghiệm vào đầu thế kỉ 21 (bài Phạm Văn Ánh)

Nhân câu chuyện về "ngôi mộ cụ Trạng" gần đây.

Từ "khoa học" trong tiếng Việt có gốc từ đâu ?

Theo các nhà ngôn ngữ học của Trung Quốc, thì từ "khoa học" trong tiếng Trung Quốc hiện nay vốn có gốc từ tiếng Nhật (chữ Hán trong tiếng Nhật). Kết quả khảo cứu của phía Trung Quốc đã được Trần Đình Sử giới thiệu bằng tiếng Việt nhiều năm trước (xem lại ở đây).

Từ đó, có thể suy luận, "khoa học" trong tiếng Việt ngày nay cũng là có gốc từ tiếng Nhật (lấy qua tiếng Trung Quốc).

Nhưng cũng có người thì cho rằng, "khoa học" không phải từ tiếng Nhật, mà có thể là "thuần quốc ngữ" do nhóm Phạm Quỳnh làm. Đọc ở dưới.

08/03/2017

Chuyện về Bà chúa Lối ở huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) : một thứ phi của Thái tổ Mạc Đăng Dung

Bà chúa Lối, tức là Bà chúa ở làng Xuân Lôi. "Lối" chính là đọc chệch từ "Xuân Lôi". Đến nay, bà vẫn được thờ phụng tại làng Xuân Lôi, suốt trong mấy trăm năm qua.

Có ảnh chụp ngôi đền Bà chúa Lối ở dưới. Công phát hiện gần đây là của nhóm Nguyễn Hữu Hạnh - Phan Đăng Nhật (và một số người khác). Tôi chưa từng tới ngôi đền này, mà chỉ xem tư liệu do nhóm trên chụp về.

Còn đang phân vân, về độ xác thực của tư liệu.

07/03/2017

Ngô Đình Nhu trong phác họa như một nhà lưu trữ quan trọng của Việt Nam thời kì 1938-1946 (bài Đào Thị Diến)

Đáng tiếc là chúng ta chưa từng đọc một văn bản tiếng Việt nào của ông Ngô Đình Nhu (1910-1963) về lịch sử - văn hóa Việt Nam. Phải chăng là ông chưa từng viết ?

Luận văn tốt nghiệp đại học viết bằng tiếng Pháp của ông thì gần đây, khi viết bài, tôi đã điểm qua. Ông có những kiến giải riêng, thú vị về ghi chép của người phương Tây về Việt Nam trong khoảng các thế kỉ 17-19.

Bài vốn đăng trên tạp chí Xưa & Nay năm 2014.

Số hóa tư liệu Việt: “Khuôn mặt khác” của một nền khoa học


Thông tin về chữ Nôm: trao giải thưởng cho những đóng góp với chữ Nôm 2017

Giải thưởng năm nay cho các đồng nghiệp sau: anh Shimizu và học trò (blog này đã đăng một bài của anh, ở đây) của Nhật Bản, và em Nguyễn Tô Lan của Việt Nam.

Tin từ các nơi.

Hãy lấy lại vỉa hè trả cho người dân - 3 (từ Quận 1 phát triển ra các đô thị lớn)

Sau khi đã mục kích sở thị Quận 1 Sài Gòn vào hạ tuần tháng 2/2017 (đã có entry ở đây), thì tiếp tục xem chuỗi ngày tiếp theo qua trung gian.

Bắt đầu sang tháng 3/2017, thì sức nóng của Quận 1 đã lan ra nhiều thành phố khác trên toàn quốc.

06/03/2017

Tác giả tiểu thuyết "Bê Trọc" viết về thầy học

Học trò của ông thì có những người thú vị như danh sĩ "vua hiến kế" Hồ Bá Quỳnh ở xứ Nghệ (tác giả của Hưu nông dân - tên đề tài Phó Tiến sĩ Kinh tế, và cũng là tên sách xuất bản sau đó).

Tác giả tiểu thuyết Bê trọc thì vừa có bài mới về ông.

Hai tác giả, của Hưu nông dân Bê trọc, đều chỉ kém thầy một ít tuổi. Nếu chỉ tính tuổi thì chỉ như là hàng anh em.

Chức vụ nhà nước : chính tích và bổ nhiệm (sưu tầm 2017) - 2

Tiếp tục công việc sưu tầm.

Năm 2016 thì toàn bộ xem ở đây.