Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

07/03/2017

Hãy lấy lại vỉa hè trả cho người dân - 3 (từ Quận 1 phát triển ra các đô thị lớn)

Sau khi đã mục kích sở thị Quận 1 Sài Gòn vào hạ tuần tháng 2/2017 (đã có entry ở đây), thì tiếp tục xem chuỗi ngày tiếp theo qua trung gian.

Bắt đầu sang tháng 3/2017, thì sức nóng của Quận 1 đã lan ra nhiều thành phố khác trên toàn quốc.

---

.

19.

Rao bán vỉa hè giá trăm triệu 

20/03/2017 09:15 GMT+7
TTO - Nhiều đoạn vỉa hè tại một số tuyến đường ở TP.HCM vẫn đang bị cát cứ lấn chiếm buôn bán, thậm chí có cả đối tượng “bảo kê” thủ sẵn hung khí hăm dọa.

Rao bán vỉa hè giá trăm triệu 
Đoạn vỉa hè trước Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương TP.HCM (đường Nguyễn Chí Thanh, Q.5) được bà V. ra giá sang nhượng là 100 triệu đồng - Ảnh: Ngọc Khải
Chiều 2-3, chúng tôi chạy xe máy chở theo một thùng xốp dừng tại lề đường nội bộ Viện Tim TP.HCM - Bệnh viện Nhân Dân 115 (P.12, Q.10).
Dù đã giải thích chỉ đứng chốc lát và không buôn bán gì nhưng một nam thanh niên bán hàng ở đây vẫn hăm dọa: “Không đi lát có chuyện”.
Vỉa hè đã có chủ
Lát sau, một nam thanh niên khác bất ngờ đi xe máy chạy vù tới, ngang nhiên rút dao từ phía sau thắt lưng lao tới, nạt nộ: “Phải chỗ của mày không? Biến!”. Ghi nhận của chúng tôi vào sáng 16-3, vỉa hè trên vẫn còn tình trạng bán hàng rong.
Tại trạm xe buýt trên đường Nguyễn Chí Thanh gần cổng số 7 Bệnh viện Chợ Rẫy, khi chúng tôi tấp xe máy chở thùng xốp dừng tại lề đường thì một người đàn ông chỉ tay: “Đợi một hơi là có chuyện, khu này là khu đâm chém không đó”.
Người đàn ông trên giải thích lòng lề đường khu vực này đều đã có “chủ”, không thể có chuyện người lạ nào chen chân vào đứng bán.
Giá “sang nhượng” một chỗ đứng bán dưới lề đường lên đến 50 triệu đồng.
Lúc này, một người đàn ông trung niên khác cũng xuất hiện nói: “Nói tóm lại đã có tụ điểm là có bảo kê hết rồi. Sau khi sang nhượng lòng lề đường sẽ có người “hỗ trợ” cho đứng bán. Nhưng công an lại là chạy chứ không phải 50 triệu đồng là được bảo kê”.
Rao bán vỉa hè giá trăm triệu 
Thanh niên cầm dao hăm dọa khi có người muốn vào mua bán trên vỉa hè đường nội bộ Viện Tim TP.HCM - Bệnh viện Nhân dân 115 - Ảnh: Văn Bình
Trong vai một người đi tìm chỗ đứng bán hàng rong, ngày 4-3 chúng tôi được bà V. chốt giá sang nhượng đoạn vỉa hè trước Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương TP.HCM (đường Nguyễn Chí Thanh, Q.5) là 100 triệu đồng.
Đây là nơi bà này để xe đẩy, xếp bàn ghế bán nước giải khát. Theo bà V., đây là giá hợp lý bởi có đoạn vỉa hè chỉ vài mét đối diện Bệnh viện Chợ Rẫy đã được sang nhượng lại với giá 300 triệu đồng.
Nếu đồng ý “giao dịch”, bà ta sẽ viết tay cam kết sang nhượng “mặt bằng” trên. Thời gian đầu, bà sẽ trực tiếp phụ bán cũng như bày cách buôn bán.
Khi có lực lượng chức năng đến thì bà này hướng dẫn đẩy xe cùng đồ đạc qua bên kia đường. “Sang vĩnh viễn luôn, anh muốn bán thì bán không thì sang lại cho người ta” - bà V. 
chắc giọng.
Kiểm tra, xác minh
Ngày 13-3, P. (chủ quán cà phê HN trên đường Phạm Văn Đồng, P.3, Q.Gò Vấp) cho biết quán cà phê của anh đang kinh doanh rất đông khách, nhất là vào buổi sáng. Do vậy, quán thường xuyên để bàn ghế trên vỉa hè để buôn bán.
P. cho rằng để thuận lợi, thỉnh thoảng P. gửi phong bì 500.000 đồng cho một người có liên quan chịu trách nhiệm quản lý khu vực này. Khi có đợt kiểm tra sẽ được người này báo trước.
Tối cùng ngày, quán nhậu gần quán cà phê HN có hai chiếc bàn đặt trên vỉa hè, chúng tôi hỏi quán nhậu có chung chi hay không?
Một nam nhân viên của quán đang đón khách bên lề đường huỵch toẹt: “Chung thì có chung nhưng quận đi (đi kiểm tra - PV) rất là căng”.
Nhân viên này chỉ về phía hai chiếc bàn trên vỉa hè bảo: “Để bàn như vậy là bắt”. Còn bà L., chủ quán, cho hay từ khi có chiến dịch dọn dẹp vỉa hè công việc buôn bán tại quán chậm lại. Bởi trước đó, quán của bà tràn ra vỉa hè có thể xếp được 6 cái bàn.
Bà cho biết mỗi tháng gửi số tiền 500.000 đồng cho người liên quan quản lý khu vực. Bà này giải thích thêm: “Nói chung mình dùng từ không phải “chung” mà là biết sống thôi. 500.000 đồng, có nhiêu đâu. Để họ nhắc nhở không hốt mình như của người ta”.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Võ Minh Trí - chủ tịch UBND P.3 (Q.Gò Vấp) - cho biết sẽ giao ban chỉ huy công an phường kiểm tra xác minh thông tin trên.
“Nếu liên quan đến người nào thì người đó phải chịu trách nhiệm trước hết với công việc nhiệm vụ mình đang làm, thứ hai liên quan đến pháp luật phải chịu trách nhiệm trước pháp luật” - ông Trí nói.
Kiên quyết xử lý
Ông Phan Vũ Sơn - phó chủ tịch UBND P.12 (Q.10) - cho biết trong năm 2015 công an quận đã phối hợp với công an phường xác minh, xử lý những đối tượng giang hồ bảo kê cho vay tại khu vực đường nội bộ Viện Tim TP.HCM - Bệnh viện Nhân Dân 115.
Khi triển khai ra quân tại khu vực này có đối tượng chống đối rất mạnh, có những đối tượng bảo kê đứng sau, hăm dọa lực lượng chức năng.
Trong khoảng thời gian cuối năm 2015 đến năm 2016, tình hình khu vực này đã ổn, không còn phát sinh vấn đề bảo kê, cho vay.
Theo ông Sơn, có thể trường hợp mà Tuổi Trẻ phản ánh là mới phát sinh, địa phương sẽ kiên quyết xử lý triệt để.
Mời bạn đọc đón xem phóng sự về cát cứ lấn chiếm vỉa hè trên tv.tuoitre.vn và trên chương trình Toàn cảnh 24h trên kênh VTV9 lúc 18h30 hôm nay.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170320/rao-ban-via-he-gia-tram-trieu/1283282.html



18.


Quận 1 đập thềm công trình lấn vỉa hè phố đi bộ Nguyễn Huệ

Sau 8 ngày ra “tối hậu thư”, phía đơn vị quản lý tòa nhà VTP Office Service Center (phố đi bộ Nguyễn Huệ) vẫn không xử lý. Ông Đoàn Ngọc Hải đã yêu cầu đoàn kiểm tra cưỡng chế, tháo dỡ…bất chấp nhiều cuộc điện thoại đến can thiệp.
XEM VIDEO:


Quận 1, Đoàn Ngọc Hải, vỉa hè, chiến dịch, lập lại trật tự đô thị
Chiều 19/3, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND quận 1 tiếp tục dẫn đầu đoàn công tác liên ngành gồm trật tự đô thị, công an…xuống đường “giành" lại vỉa hè cho người đi bộ.
Quận 1, Đoàn Ngọc Hải, vỉa hè, chiến dịch, lập lại trật tự đô thị
Đoàn xuất phát từ UBND quận 1 đến phố đi bộ Nguyễn Huệ (phường Bến Nghé) để kiểm tra và dừng lại trước địa chỉ số 8, tòa nhà VTP Office Service Center do công ty Quản lý Kinh doanh nhà TP quản lý 
Quận 1, Đoàn Ngọc Hải, vỉa hè, chiến dịch, lập lại trật tự đô thị
Sau khi xem xét các giấy tờ liên quan, ông Hải phát hiện nhiều công trình xây dựng lấn chiếm vỉa hè như bậc tam cấp, bồn hoa, bảng hiệu đã được phường Bến Nghé thông báo xử lý 8 ngày trước nhưng vẫn chưa được đơn vị quản lý thực hiện. 
Quận 1, Đoàn Ngọc Hải, vỉa hè, chiến dịch, lập lại trật tự đô thị
Do đó, Phó chủ tịch quận 1 yêu cầu đoàn liên ngành cưỡng chế, tháo dỡ phần vi phạm...
Quận 1, Đoàn Ngọc Hải, vỉa hè, chiến dịch, lập lại trật tự đô thị
Công nhân công ty công ích của quận 1 nhanh chóng thực hiện việc tháo dỡ các hạng mục lấn chiếm vỉa hè
Quận 1, Đoàn Ngọc Hải, vỉa hè, chiến dịch, lập lại trật tự đô thị
Bảng hiệu của tòa nhà bị xe cơ giới kéo đổ
Quận 1, Đoàn Ngọc Hải, vỉa hè, chiến dịch, lập lại trật tự đô thị
Khi đoàn đang làm việc, đại diện một công ty thuê văn phòng tại đây cho biết, phía công ty Quản lý Kinh doanh nhà TP đang làm việc với UBND.TP về việc này nhưng chưa có kết quả. 
Quận 1, Đoàn Ngọc Hải, vỉa hè, chiến dịch, lập lại trật tự đô thị
Vị đại diện xin Phó chủ tịch Đoàn Ngọc Hải chờ trong giây lát để gọi điện cho phía công ty chủ quản đến...
Quận 1, Đoàn Ngọc Hải, vỉa hè, chiến dịch, lập lại trật tự đô thị
Phó chủ tịch Hải cắt lời: “Anh yên tâm, tất cả pháp lý, những vấn đề liên quan đến thông báo nhắc nhở đã gửi đến đơn vị quản lý, rõ ràng hết rồi. Hôm nay, đoàn đến đây xử lý vi phạm so với lộ giới của tuyến đường...”.
Quận 1, Đoàn Ngọc Hải, vỉa hè, chiến dịch, lập lại trật tự đô thị
Ông Hải yêu cầu các lực lượng kiên quyết thực hiện việc tháo dỡ. “Chúng tôi đã chờ đợi 8 ngày qua rồi, không thể chờ đợi mãi được. Các lực lượng khẩn trương làm, chúng ta còn nhiều việc nữa”- Phó chủ tịch quận 1 nhấn mạnh.
Quận 1, Đoàn Ngọc Hải, vỉa hè, chiến dịch, lập lại trật tự đô thị
Trong thời gian này, ông Hải liên tục nhận những cuộc điện thoại tác động việc đang xử lý, tháo dỡ công trình của tòa nhà VTP Office Service Center. 
Quận 1, Đoàn Ngọc Hải, vỉa hè, chiến dịch, lập lại trật tự đô thị
Tuy nhiên, người dẫn đầu đoàn kiểm tra vẫn cương quyết xử lý với phương châm “không sợ đụng chạm”.
Quận 1, Đoàn Ngọc Hải, vỉa hè, chiến dịch, lập lại trật tự đô thị
Tiếp đó, một loạt cửa hiệu kinh doanh trên đường Nguyễn Huệ có công trình lấn chiếm vỉa hè cũng bị buộc tháo dỡ. 
Quận 1, Đoàn Ngọc Hải, vỉa hè, chiến dịch, lập lại trật tự đô thị
Trên tuyến đường Ngô Đức Kế, một cửa hàng kinh doanh đặt các chậu hoa choán hết vỉa hè. 
Quận 1, Đoàn Ngọc Hải, vỉa hè, chiến dịch, lập lại trật tự đô thị
Thấy vậy, ông Hải truy vấn lực lượng trật tự đô thị quận: “400 người mà không phát hiện ra những chuyện như thế này trên địa bàn mình; trong khi để Phó chủ tịch quận đi phát hiện, các anh trả lời xem?”.
Quận 1, Đoàn Ngọc Hải, vỉa hè, chiến dịch, lập lại trật tự đô thị
Hai cán bộ trật tự đô thị quận 1 phân trần: "Đã từng nhắc nhở chủ cửa hiệu di dời". Ông Hải cắt lời: “Tôi đã thấy những chậu cây này tồn tại cả tuần nay rồi. 400 người trong lực lượng, 800 con mắt mà không thấy. Tôi yêu cầu xử lý nặng trường hợp này và xem xét luôn bãi giữ xe”- ông Hải bức xúc.
Quận 1, Đoàn Ngọc Hải, vỉa hè, chiến dịch, lập lại trật tự đô thị
Ngay sau đó, đoàn kiểm tra lập biên bản cơ sở kinh doanh về các lỗi vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lập bãi giữ xe sai quy định. Đồng thời, đoàn cưỡng chế, thu giữ các chậu cây...
Chủ tịch quận 1 lý giải chuyện chưa “xử lý” vỉa hè phố Tây

Chủ tịch quận 1 lý giải chuyện chưa “xử lý” vỉa hè phố Tây

Quận 1 cho rằng, thay vì dùng các biện pháp hành chính để thay đổi sinh hoạt cũng như nhu cầu có thật của du khách, chính quyền cần có đề án xây dựng "phố Tây" phong cách hơn nhằm thu hút khách di lịch…
Chủ tịch quận 1 xuống đường, đối thoại với người bán hàng rong

Chủ tịch quận 1 xuống đường, đối thoại với người bán hàng rong

Chủ tịch UBND quận 1 (TP HCM) hứa tìm công ăn việc làm, tạo một nơi bán hàng tập trung cho người bán rong trong chiến dịch “giành lại vỉa hè” cho người đi bộ.
Quận 1 cẩu bồn cây, tháo biển hiệu lấn chiếm vỉa hè

Quận 1 cẩu bồn cây, tháo biển hiệu lấn chiếm vỉa hè

Mặc dù người dân, doanh nghiệp xin thời gian để tự thu xếp, nhưng ông Đoàn Ngọc Hải vẫn kiên quyết yêu cầu lực lượng chức năng xử lí các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè... 
Quận 1 cẩu xe Lexus, dẹp gọn dãy nhà trăm tuổi chiếm vỉa hè

Quận 1 cẩu xe Lexus, dẹp gọn dãy nhà trăm tuổi chiếm vỉa hè

Nhiều ô tô đậu lấn chiếm vỉa hè bị đoàn liên ngành quận 1 niêm phong, cẩu đi; tường khách sạn lấn vỉa hè cũng bị đập bỏ.
Nửa đêm quận 1 cẩu xe biển ngoại giao chiếm vỉa hè

Nửa đêm quận 1 cẩu xe biển ngoại giao chiếm vỉa hè

Sau khi hội ý, đoàn kiểm tra liên ngành quận 1 đã cẩu 2 ôtô biển ngoại giao đậu trái phép trên vỉa hè về trụ sở, chờ xử lý…
'Không có chuyện dân kéo đến quận 1 phản đối đòi vỉa hè'

'Không có chuyện dân kéo đến quận 1 phản đối đòi vỉa hè'

Lãnh đạo quận 1, TPHCM khẳng định không hề có chuyện người dân kéo đến trụ sở UBND quận để phản ứng chủ trương lấy lại vỉa hè cho người đi bộ.

Tuấn Kiệt
TIN LIÊN QUAN

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tin-anh/tin-moi-nhat-quan-1-dap-them-cong-trinh-lan-via-he-pho-di-bo-nguyen-hue-362158.html



17.


Phố nhỏ, ngõ nhỏ Hà thành chật cứng xế hộp


- Chiến dịch giành lại vỉa hè Hà Nội đang tiếp diễn, ô tô không chỗ đỗ chui các ngõ ngách, phố nhỏ, "trốn" cả vào các khu tập thể.
Dạo quanh một vòng các khu tập thể như Trung Tự, Bách Khoa… dễ dàng bắt gặp hình ảnh những chiếc ô tô vào đỗ lén ở chân cầu thang, hoặc "chân trên chân dưới" ở những đoạn ngõ nhỏ.
Thậm chí có xe biển xanh cũng “trốn” vào vỉa hè trong khu tập thể Trung Tự đỗ suốt 8 giờ hành chính.
vỉa hè, giành vỉa hè, dọn vỉa hè, ô tô đỗ vỉa hè, vườn hoa, Hà Nội
Một số ngõ lớn trên phố nhỏ Đặng Văn Ngữ, quận Đống Đa, xe ô tô, taxi xếp hàng dài gác lên toàn bộ vỉa hè bé xíu dành cho người đi bộ
vỉa hè, giành vỉa hè, dọn vỉa hè, ô tô đỗ vỉa hè, vườn hoa, Hà Nội
Các con đường nhỏ trong khu tập thể Trung Tự có nhiều xe ô tô đỗ "chân trên chân dưới" mà không hề bị cơ quan chức năng xử lý nhắc nhở 
vỉa hè, giành vỉa hè, dọn vỉa hè, ô tô đỗ vỉa hè, vườn hoa, Hà Nội
Ô tô dưới lòng đường, trên vỉa hè quanh khu tập thể Trung Tự
vỉa hè, giành vỉa hè, dọn vỉa hè, ô tô đỗ vỉa hè, vườn hoa, Hà Nội
vỉa hè, giành vỉa hè, dọn vỉa hè, ô tô đỗ vỉa hè, vườn hoa, Hà Nội
2 xe biển xanh đỗ trong khu tập thể Trung Tự 
vỉa hè, giành vỉa hè, dọn vỉa hè, ô tô đỗ vỉa hè, vườn hoa, Hà Nội
Ngõ 4 phố Đặng Văn Ngữ lúc nào cũng có cả chục ô tô dừng đỗ dù trụ sở công an phường cách đó vài bước chân
vỉa hè, giành vỉa hè, dọn vỉa hè, ô tô đỗ vỉa hè, vườn hoa, Hà Nội
Vỉa hè phố Đặng Văn Ngữ đã được kẻ sơn chiều 14/3, nhưng ô tô vẫn vô tư đỗ choán hết hè của người đi bộ 
vỉa hè, giành vỉa hè, dọn vỉa hè, ô tô đỗ vỉa hè, vườn hoa, Hà Nội
Nhiều xe ô tô "chui" vào các con phố nhỏ, ngõ nhỏ. Các chủ xe cho biết: Có tiền nhưng không phải lúc nào cũng tìm được chỗ trông giữ xe từ ngày Hà Nội quyết tâm dành lại vỉa hè cho người đi bộ
vỉa hè, giành vỉa hè, dọn vỉa hè, ô tô đỗ vỉa hè, vườn hoa, Hà Nội
Trước cửa vườn hoa 1/6 ở quận Đống Đa, ô tô đỗ ngang dọc trên cả vỉa hè và dưới lòng đường
vỉa hè, giành vỉa hè, dọn vỉa hè, ô tô đỗ vỉa hè, vườn hoa, Hà Nội
Nhiều chủ xe ô tô chọn giải pháp đỗ xe "chân trên chân dưới" 
vỉa hè, giành vỉa hè, dọn vỉa hè, ô tô đỗ vỉa hè, vườn hoa, Hà Nội
Từ ngày mở đường Đặng Văn Ngữ mới hướng ra phố Phạm Ngọc Thạch thì nơi đây cũng hình thành một bãi trông giữ xe ô tô "chui" với hàng chục xe đỗ chắn hết vỉa hè và 1/2 lòng đường. Phải chăng chính quyền phường Trung Tự "quên" đoạn phố này?
vỉa hè, giành vỉa hè, dọn vỉa hè, ô tô đỗ vỉa hè, vườn hoa, Hà Nội
Cổng trường Tiểu học Kim Liên trên phố Hoàng Tích Trí, ô tô nằm trọn phần vỉa hè
vỉa hè, giành vỉa hè, dọn vỉa hè, ô tô đỗ vỉa hè, vườn hoa, Hà Nội
Mức phạt xe ô tô đỗ dưới lòng đường, trên vỉa hè rất nặng nên những ngày qua nhiều chủ xe đã "chui" vào các khu tập thể cũ để tránh bị xử phạt (ảnh chụp 1 chiếc xe để ở chân cầu thang khu tập thể Kim Liên)
vỉa hè, giành vỉa hè, dọn vỉa hè, ô tô đỗ vỉa hè, vườn hoa, Hà Nội
Xe ô tô đỗ dưới lòng đường, trên vỉa hè phố Trần Đại Nghĩa
vỉa hè, giành vỉa hè, dọn vỉa hè, ô tô đỗ vỉa hè, vườn hoa, Hà Nội
Trên phố Đào Duy Anh, ô tô đỗ hàng 2 trên vỉa hè, dưới lòng đường, đẩy người đi bộ phải đi xuống giữa đường
Hà Nội cẩu một loạt xế hộp đỗ vỉa hè, lòng đường

Hà Nội cẩu một loạt xế hộp đỗ vỉa hè, lòng đường

Tối nay, lực lượng công an quận Cầu Giấy, Hà Nội xuống đường, kiểm tra, nhắc nhở các hành vi lấn chiếm vỉa hè tại các tuyến phố.
Máy xúc dẹp vỉa hè Hà Nội, nhà nhà gọn ghẽ

Máy xúc dẹp vỉa hè Hà Nội, nhà nhà gọn ghẽ

Toàn TP Hà Nội sáng nay sạch bóng mặt tiền, các lực lượng điều cả máy xúc, xe nâng để dẹp vỉa hè.
Hà Nội: Căng thẳng khoan, phá bậc tam cấp

Hà Nội: Căng thẳng khoan, phá bậc tam cấp

Nhiều hộ dân trên đường Xã Đàn cho rằng việc tháo dỡ bậc tam cấp là không hợp lý. Phường Nam Đồng tạm dừng để xác minh thêm...
Hà Nội sẽ 'bêu' tên người chiếm dụng vỉa hè

Hà Nội sẽ 'bêu' tên người chiếm dụng vỉa hè

Quy tắc ứng xử nơi công cộng của HN nêu rõ, người dân không nên chiếm dụng vỉa hè, lòng đường. Nếu vi phạm sẽ bị nhắc nhở, phê bình công khai.

Phạm Trần
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tin-anh/tin-nong-pho-nho-ngo-nho-ha-thanh-chat-cung-xe-hop-361776.html




16.


Váy ngắn khó nhọc xoạc chân khi 'xóa sổ' bậc tam cấp


 - Sau khi lực lượng chức năng phá bậc tam cấp trên phố Xã Đàn (Hà Nội) nền nhà cao hơn vỉa hè đến cả mét, người dân lên xuống khó nhọc.
Trong 2 ngày qua, lực lượng chức năng quận Đống Đa, Hà Nội đã phá bỏ một loạt bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè trên phố Xã Đàn. Hiện trạng nền nhà cao hơn mặt đường đến cả mét.
vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp, chủ tịch Nguyễn Đức Chung
Nền nhà cách vỉa hè gần 1 mét sau khi bậc tam cấp lấn chiếm bị phá bỏ
Theo những người dân, mặt đường thấp hơn nền nhà như vậy là do trước kia khi xây nhà, lo nhà thấp hơn đường, mùa mưa ngập lụt như xảy ra ở một số tuyến phố nên nhà nào cũng làm cao hơn mặt đường.
vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp, chủ tịch Nguyễn Đức Chung
Chủ nhà số 292 Xã Đàn vất vả ra vào nhà
vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp, chủ tịch Nguyễn Đức Chung


vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp, chủ tịch Nguyễn Đức Chung
Bây giờ chính quyền đang quyết liệt đòi lại vỉa hè nên đập bỏ những bậc tam cấp khiến nhiều người phải rất vất vả mới lên được nhà. 
vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp, chủ tịch Nguyễn Đức Chung
Một ngân hàng trên phố Xã Đàn sau khi bậc tam cấp bị phá dỡ, đã phải kê một cầu thang tạm bằng thép để lên xuống
vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp, chủ tịch Nguyễn Đức Chung
Nay việc phá bỏ các bậc tam cấp lại khiến nhiều người nhà mặt phố vốn xây cao hơn mặt đường 50 cm đến 1m lại loay hoay tìm cách vào nhà.
vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp, chủ tịch Nguyễn Đức Chung
Những vị khách nữ đến mua hàng e ngại mỗi khi lên xuống cửa hàng

vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp, chủ tịch Nguyễn Đức Chung
Một cửa hàng ở địa chỉ 250-252 Xã Đàn cách khá cao so với mặt đường nên chị em phụ nữ khá chật vật để lên xuống.
Bà Hiền (chủ nhà 254 Xã Đàn) cho biết, năm 2005 sau khi làm đường nhà tôi cũng cách mặt đường cả mét, phải tự hạ nền cho thấp xuống. Giờ nền nhà chỉ cách mặt đường khoảng 20-30cm nhưng vẫn khó khăn cho khách vào. 
vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp, chủ tịch Nguyễn Đức Chung
Khi đường Xã Đàn được làm xong nhà bà Hiền số 254 đã chủ động hạ thấp nền nên chỉ cách mặt đường khoảng 20-30cm nhưng vẫn khó khăn cho khách vào

vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp, chủ tịch Nguyễn Đức Chung
Bậc tam cấp lấn chiếm bị phá dỡ, một cửa hàng gặp nhiều khó khăn khi đi lại, hiện nền nhà cách vỉa hè khoảng 0,8 mét
Nhà ông Phạm Lê Sức (chủ nhà 210, Xã Đàn) cho biết: đường Xã Đàn làm từ 2005, khi làm đường các hộ dân ở đây đã tự nguyện hiến đất, nhưng vì đường cao hơn nhà nên phải xin cốt đường. Đường hạ xuống 19cm, nhà thì lại cao lên, người dân ở đây phải xây thêm bậc thềm để trẻ em và người già đi lại.
vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp, chủ tịch Nguyễn Đức Chung
Việc đi lại, di chuyển đồ đạc nặng gặp nhiều khó khăn
Các hộ dân thuộc phường Phương Liên cũng cho biết, lực lượng chức năng đến phá dỡ bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè họ rất đồng tình. Nhưng trước đó các hộ này không hề nhận được thông báo.
vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp, chủ tịch Nguyễn Đức Chung
Sự khác nhau về bậc cửa giữa 2 nhà do nhà xây trước và xây sau khi làm đường
Ông Nguyễn Song Hào (Chủ tịch UBND Quận Đống Đa) cho biết, việc tháo dỡ bậc tam cấp làm theo quy trình thực hiện dự án.
vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp, chủ tịch Nguyễn Đức Chung
Chủ tịch UBND quận Đống Đa Nguyễn Song Hào
Ở số nhà 208 Xã Đàn của chủ hộ Phạm Ngọc Cần có phản ứng với cán bộ phường. Ông Hào cho biết, khi triển khai thực hiện thì tất nhiên có phản ứng nhưng sau đó các hộ dân đã được cán bộ cơ sở, chính quyền địa phương, quận tuyên truyền và họ nhận thức ra và đều ủng hộ.
vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp, chủ tịch Nguyễn Đức Chung
Một số chủ cửa hàng kinh doanh than thở vì ế ẩm
vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp, chủ tịch Nguyễn Đức Chung
Với lí do khách ngại leo vào cửa hàng, đặc biệt là khách nữ
Ông Hào cho biết thêm, bậc nhà bỗng nhiên cao hơn mặt đường quận sẽ hướng dẫn cho các hộ gia đình tự làm các bậc lên xuống bằng hệ thống thép, khi không sử dụng thì cất trong nhà để đảm bảo phong quang đường phố.
vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp, chủ tịch Nguyễn Đức Chung
Người dân xếp tạm gạch để lên xuống sau khi bậc tam cấp lấn chiếm bị phá dỡ. 

vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp, chủ tịch Nguyễn Đức Chung
Nhà ông Lê Minh Tuấn 269 Xã Đàn cho biết, từ nền nhà mình xuống mặt đường cao trên 70cm. 
vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, bậc tam cấp, chủ tịch Nguyễn Đức Chung
Trên phố Tôn Đức Thắng còn duy nhất 1 nhà có trụ bê tông ra sát vỉa hè.

Trước băn khoăn tại sao số nhà 27 Tôn Đức Thắng có trụ bê tông, cốt thép "ôm trọn vỉa hè" vẫn được tồn tại, Chủ tịch UBND quận Đống Đa Nguyễn Song Hào cho biết, quận đã có chủ trương lập dự án để giải phóng mặt bằng diện tích “ôm trọn vỉa hè” này.

Hà Nội: Căng thẳng khoan, phá bậc tam cấp

Hà Nội: Căng thẳng khoan, phá bậc tam cấp


Nhiều hộ dân trên đường Xã Đàn cho rằng việc tháo dỡ bậc tam cấp là không hợp lý. Phường Nam Đồng tạm dừng để xác minh thêm...
Chủ tịch HN: 180 quán bia vỉa hè, hơn 150 quán có công an đứng sau

Chủ tịch HN: 180 quán bia vỉa hè, hơn 150 quán có công an đứng sau


Tôi thống kê hơn 180 quán bia vỉa hè thì có trên 150 quán bia có công an đứng đằng sau - Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ ra.
PGĐ Công an HN: Vì lợi nhuận, nhiều người vẫn cố chiếm vỉa hè

PGĐ Công an HN: Vì lợi nhuận, nhiều người vẫn cố chiếm vỉa hè


Theo PGĐ Công an TP Hà Nội Đinh Văn Toản, một số người vì lợi nhuận vẫn cố tình lấn chiếm vỉa hè dù được nhắc nhở, xử lý nhiều lần.
Trần Thường - Hồng Nhì
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/an-toan-giao-thong/tin-nong-vay-ngan-kho-nhoc-xoac-chan-khi-xoa-so-bac-tam-cap-361670.html





15.


Nữ Phó chủ tịch 'giành' vỉa hè lấy cảm hứng từ ông Đoàn Ngọc Hải


“Tôi cảm ơn anh Hải ở quận 1. Nhờ anh đã tạo động lực khí thế cho anh em ở quận 10 tham gia trong chiến dịch chung này của thành phố...”- nữ Phó chủ tịch quận 10 - Trần Thị Thu Nga chia sẻ.
"Cảm hứng Đoàn Ngọc Hải…"
Những ngày qua, lực lượng chức năng của các quận, huyện tại TP.HCM đã đồng loạt triển khai “chiến dịch” lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè. Trong đó, lãnh đạo của nhiều quận, huyện là các Chủ tịch, Phó chủ tịch đã dẫn đầu đoàn công tác, trực tiếp xuống đường xử lý các trường hợp vi phạm.
So với các quận khác, Q.10 tỏ ra đặc biệt hơn khi có một nữ lãnh đạo làm “đầu tàu” cho công tác này, đó là bà Trần Thị Thu Nga - Phó Chủ tịch UBND.
quận 1, quận 10, Đoàn Ngọc Hải, Trần Thị Thu Nga, vỉa hè,
Bà Trần Thị Thu Nga - Phó Chủ tịch UBND Q.10 liên tục xuống đường cùng đoàn liên ngành để chấn chỉnh trật tự lòng, lề đường

Chia sẻ với PV VietNamNet, bà Trần Thị Thu Nga - Phó Chủ tịch UBND Q.10 cho biết đảm nhiệm mảng quản lý trật tự đô thị từ lâu.
“Một số đồng nghiệp ở quận có hỏi tôi là nữ có đi nổi không, nhưng nam hay nữ gì cũng vậy, nhiệm vụ thì phải làm thôi. Đồng ý, tôi là nữ nên còn liên quan đến chuyện gia đình nữa. Tuy nhiên, trước khi triển khai công tác này, tôi đã nhận định và quán triệt tư tưởng của những người thân trong gia đình”- nữ Phó chủ tịch quận 10 chia sẻ.
Theo bà Nga, ban đầu, bà hơi lo ngại về phản ứng của người dân, do không biết công tác vận động, tuyên truyền của phường đã có tác động tích cực tới người dân nhiều chưa. Nếu người dân chưa được tuyên truyền sâu rộng thì họ sẽ có phản ứng ngay. Rất may, khi xuống trực tiếp hiện trường, cấp phường đã tuyên truyền tương đối rộng nên người dân phần lớn thể hiện sự đồng thuận.
quận 1, quận 10, Đoàn Ngọc Hải, Trần Thị Thu Nga, vỉa hè,
Phó chủ tịch Nga cho rằng cần phải tuyền truyền thật kỹ để tạo điều kiện cho người dân đồng thuận, tự giác và hạn chế đối đầu, xung đột
“Mình cảm ơn anh Hải (ông Đoàn Ngọc Hải- PV) ở quận 1. Nhờ anh đã tạo động lực khí thế cho anh em ở quận 10 tham gia trong chiến dịch chung này của TP. Mình lên tinh thần cho anh em rằng, nếu đã có quyết tâm thì chắc chắn làm được thôi”- bà Nga nói về người đồng cấp.
Nữ lãnh đạo quận 10 chia sẻ thêm: Qua cách làm của quận 1, phía quận 10 cũng rút ra được những bài học kinh nghiệm để khi mình là người đi sau làm có nhiều thuận lợi hơn. Ví dụ như mình tập trung cho công tác tuyên truyền cho thật kỹ. Thứ hai là tạo điều kiện đồng thuận, hạn chế tối đa chuyện cưỡng chế, tháo dỡ, đập phá hoặc là xử lý đối đầu, xung đột. 
Khi mình ra quân thì nêu cao tính tiên phong, xông xáo của cán bộ, Đảng viên. Nếu có kiểm tra, xử lý thì phải xử lý trước các trụ sở cơ quan Nhà nước. Những kinh nghiệm từ quận 1 như thế nên khi làm không vấp phải sự phản ứng của người dân. Tại sao làm nhà dân mà trụ sở Nhà nước không làm…(?)
Muốn lập trung tâm ẩm thực đường phố
Theo bà Nga, khó khăn của quận hiện nay là việc dọn dẹp, sắp xếp các hộ buôn bán hàng rong, xe đẩy. Thứ hai là các nhà hàng, quán ăn tổ chức giữ xe trên vỉa hè không có phép.
Đối với những hộ kinh doanh không có điểm kinh doanh cố định (như hàng rong, xe đẩy), quận linh hoạt sắp xếp vào bên trong khu vực dân cư còn khoảng trống. Những khu vực này có thể sắp xếp lại chỗ cho bà con buôn bán, không lấn chiếm vỉa hè. Bên cạnh đó, quận tổ chức khảo sát các khu vực chợ còn ki ốt trống để giới thiệu người dân vào đó kinh doanh.
quận 1, quận 10, Đoàn Ngọc Hải, Trần Thị Thu Nga, vỉa hè,
Phó chủ tịch quận 10, cho biết sẽ nghiên cứu lập trung tâm ẩm thực để người bán hàng rong có chỗ kinh doanh bài bản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
“Đó chỉ là phương án tạm thời. Về lâu dài, quận đang tính toán, đề xuất những địa điểm tương đối rộng để xây dựng trung tâm ẩm thực đường phố, nhằm giúp bà con vào buôn bán cho quy củ, bài bản và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hướng này sẽ lâu dài và mình phải khảo sát rất kỹ mới được”- nữ Phó chủ tịch quận 10 chia sẻ.
Theo bà Nga, hiện nay trên địa bàn quận 10 có những khu đất trống có diện tích hàng ngàn mét vuông nhưng chưa triển khai dự án và đang bỏ trống, cho thuê làm bãi giữ xe. Quận sẽ lên phương án thu hồi lại để tổ chức trung tâm ẩm thực.
“Trong thời gian tới chúng tôi sẽ trình Quận ủy để tổ chức sớm cho bà con ổn định cuộc sống trong quá trình quận thực hiện chấn chỉnh trật tự lòng lề đường”- bà Nga khẳng định và cho biết những bãi đất trống này đã được TP giao cho quận quản lý. Do đó, quận có thể chủ động sử dụng tạm thời quỹ đất để tổ chức nơi buôn bán cho bà con.
Dân quận 10 tự tháo dỡ công trình lấn chiếm vỉa hè

Dân quận 10 tự tháo dỡ công trình lấn chiếm vỉa hè


Hàng loạt nhà dân, cửa hiệu kinh doanh tại quận 10 (TPHCM) tự động tháo đỡ, đập bỏ các công trình lấn chiếm để trả lại vỉa hè cho người đi bộ.
Chủ tịch quận 1 lý giải chuyện chưa “xử lý” vỉa hè phố Tây

Chủ tịch quận 1 lý giải chuyện chưa “xử lý” vỉa hè phố Tây


Quận 1 cho rằng, thay vì dùng các biện pháp hành chính để thay đổi sinh hoạt cũng như nhu cầu có thật của du khách, chính quyền cần có đề án xây dựng "phố Tây" phong cách hơn nhằm thu hút khách di lịch…
Chủ tịch quận 1 xuống đường, đối thoại với người bán hàng rong

Chủ tịch quận 1 xuống đường, đối thoại với người bán hàng rong


Chủ tịch UBND quận 1 (TP HCM) hứa tìm công ăn việc làm, tạo một nơi bán hàng tập trung cho người bán rong trong chiến dịch “giành lại vỉa hè” cho người đi bộ.
Nửa đêm quận 1 cẩu xe biển ngoại giao chiếm vỉa hè

Nửa đêm quận 1 cẩu xe biển ngoại giao chiếm vỉa hè


Sau khi hội ý, đoàn kiểm tra liên ngành quận 1 đã cẩu 2 ôtô biển ngoại giao đậu trái phép trên vỉa hè về trụ sở, chờ xử lý…
'Không có chuyện dân kéo đến quận 1 phản đối đòi vỉa hè'

'Không có chuyện dân kéo đến quận 1 phản đối đòi vỉa hè'


Lãnh đạo quận 1, TPHCM khẳng định không hề có chuyện người dân kéo đến trụ sở UBND quận để phản ứng chủ trương lấy lại vỉa hè cho người đi bộ.
Tuấn Kiệt
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tin-anh/tin-moi-nu-pho-chu-tich-gianh-via-he-lay-cam-hung-tu-doan-ngoc-hai-361651.html



14.


'Giành lại vỉa hè' qua tranh biếm họa... 40 năm trước

12/03/2017 15:59 GMT+7
TTO - Bất ngờ mà cũng không... bất ngờ nếu bạn 'gặp lại' những câu chuyện, những vấn đề của các tranh biếm trên nền giấy ố vàng của 40… 35 năm… “thời đó” với đề tài 'lòng lề đường' đang 'hot' những ngày qua.

'Giành lại vỉa hè' qua tranh biếm họa... 40 năm trước
“Chiến dịch lập lại trật tự vỉa hè” (hay lề đường) ở TP.HCM và Hà Nội đang được dư luận, xã hội, báo chí quan tâm.
Như các biếm sĩ khác, tôi nhận được nhiều đơn đặt hàng tranh biếm về cái đề tài đang “hot” này, vào thời điểm đầu tháng 3-2017.
Sau khi đọc chán chê báo giấy, báo mạng, ngồi mãi trước tờ giấy trắng, xem lại kho dữ liệu 40 năm hành nghề của mình để lấy lại... tự tin. Thật trùng hợp bất ngờ…
Tôi tìm được bản photo bức tranh biếm họa đầu tiên của tôi, được đăng trên báo Tuổi Trẻ số 112, ra ngày 18-11 năm… 1977.
“Nó” có giá trị đặc biệt đối với tôi: bức tranh… “khởi nghiệp” bốn-mươi-năm-hành-nghề-biếm-họa!
Điều đặc biệt thú vị, “nó” cũng có đề tài… “lòng lề đường”, nói về “Chiến dịch sạch sẽ phố phường”, theo cách gọi của thời bấy giờ.
Trong tranh vẽ nhân vật “đội viên cờ đỏ” cúi đầu, khoanh tay, lễ phép nói với má (người đang bán hàng rong trên vỉa hè): “Dạ thưa má, xin má giúp con hoàn thành nhiệm vụ…”.
'Giành lại vỉa hè' qua tranh biếm họa... 40 năm trước
Tôi còn lưu giữ những tranh biếm của 5 năm đầu khởi nghiệp… và năm nào tôi cũng có vẽ đề tài… “lòng lề đường”.
Bất ngờ mà cũng không... bất ngờ là những câu chuyện, những vấn đề của các tranh biếm trên nền giấy đã ố vàng của 40… 35 năm… “thời đó”, bây giờ dù có đăng lại, hình như vẫn còn đầy tính “thời sự”.
Vì thế, hôm nay, sau 40 năm, tôi vẫn còn phải cố gắng “nặn óc” để vẽ về một đề tài, đã từng vẽ từ hồi… 40 năm trước?!
Dù biết cái “nghiệp” biếm họa nó như thế! Nhưng tôi vẫn mong, cứ theo cách làm quyết liệt của các ban ngành như hiện nay, năm sau “đường sẽ thông hè sẽ thoáng”, xã hội sẽ bớt quan tâm tới “nó”, để tôi không còn “bị” các báo đặt hàng cái đề tài “vỉa hè” này nữa…
'Giành lại vỉa hè' qua tranh biếm họa... 40 năm trước
'Giành lại vỉa hè' qua tranh biếm họa... 40 năm trước
'Giành lại vỉa hè' qua tranh biếm họa... 40 năm trước
'Giành lại vỉa hè' qua tranh biếm họa... 40 năm trước
'Giành lại vỉa hè' qua tranh biếm họa... 40 năm trước
'Giành lại vỉa hè' qua tranh biếm họa... 40 năm trước
NOP

http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20170312/de-tai-long-le-duong-qua-tranh-biem-hoa-tu-40-nam-truoc/1279034.html




13.


​Vỉa hè Sài Gòn bị lấn chiếm: Có chống lưng, 'bảo kê'?

12/03/2017 09:08 GMT+7
TTO - Câu hỏi được phó ban chuyên trách Ban An toàn giao thông TP.HCM Nguyễn Ngọc Tường đặt ra với ông Trần Đức Tài - phó giám đốc Công an TP.HCM tại Hội nghị ngày 11-3.

​Vỉa hè Sài Gòn bị lấn chiếm: Có chống lưng, 'bảo kê'?
Lực lượng trật tự đô thị dọn dẹp vỉa hè trên đường Hoàng Sa, TP.HCM - Ảnh: HỮU THUẬN
“Người dân có nghi ngại: Chính quyền làm nhiều lần rồi, lần này có làm được không? Tôi tin chúng ta sẽ làm được
Bí thư Thành ủy ĐINH LA THĂNG
“Dân ở đâu cũng là dân của mình, những người buôn bán trên vỉa hè cũng đóng góp cho kinh tế, du lịch, cho phát triển ngân sách của TP.HCM. Phải thấy điều đó để làm quyết liệt nhưng cũng phải nhân văn, thấu tình đạt lý”.
Ông Đinh La Thăng - ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy TP.HCM - đã dành những lời nhắn nhủ này để kết luận Hội nghị quán triệt, thực hiện công tác quản lý trật tự đô thị trong thời gian tới do Thành ủy TP.HCM tổ chức ngày 11-3.
“Hãy lùi lại một chút”
Tinh thần mà ông Đinh La Thăng kết luận thực tế đã được không ít đại biểu mang đến và phát biểu tại hội nghị. Người đề cập nhiều nhất về việc này là ông Huỳnh Văn Hạnh - giám đốc Sở Tư pháp.
Ông nói: “Dù làm gì thì cũng nên nghĩ rằng người vi phạm cũng là dân, chúng ta cần có khoảng lùi để xử lý cho thấu tình đạt lý”. Khoảng lùi mà ông Hạnh nói chính là thời gian 10 ngày để thi hành cưỡng chế nếu người vi phạm không tự khắc phục, tháo dỡ.
“Chuyện vỉa hè đã tồn đọng nhiều năm nay rồi, 10 ngày nữa thì không là gì cả. Tôi đề nghị nếu đã xem xét, vận động tốt rồi thì cứ làm, nhưng nếu chưa thì hãy lùi lại một chút” - ông Hạnh nói.
Ông Hạnh nói ông vẫn còn băn khoăn rằng nếu việc lấy lại vỉa hè được bền vững thì phải đúng quy trình và không được nóng vội.
“Một bữa cưỡng chế thì phải có mười bữa vận động, 100 trường hợp thì hai trường hợp cưỡng chế thôi... Còn lại để dân tự làm” - ông nói.
Theo ông, để xảy ra lấn chiếm vỉa hè thực ra cũng do lỗi của cả chính quyền trong nhiều năm chứ không phải chỉ do ý thức người dân. Hãy nhớ là bà con buôn bán vỉa hè mấy năm rồi cũng đóng thuế nộp cho bộ máy.
Có chống lưng, có bảo kê hay không?
Câu hỏi này được phó ban chuyên trách Ban An toàn giao thông TP.HCM Nguyễn Ngọc Tường đặt ra: “Ở Hà Nội ông Nguyễn Đức Chung nói như thế thì ở TP.HCM tôi xin hỏi đồng chí Trần Đức Tài, phó giám đốc Công an TP.HCM, là mình có không? Nếu có thì nó nằm ở đâu để chấn chỉnh?”.
Ông Tường cho rằng đặt ra câu hỏi này để nói rằng cần phải thay đổi nhận thức về trật tự vỉa hè lòng đường, không chỉ là nhận thức của người dân mà cả ý thức của người thực thi công vụ.
Ông Tường nói việc phòng chống tội phạm, trộm cướp giết người, mại dâm ma túy còn quyết liệt tập trung làm được, trong khi trật tự đô thị “nhan nhản trước mặt chúng ta” mà xử lý nhiều năm không được.
“Nhưng chúng ta chưa từng xử lý một lãnh đạo, người đứng đầu địa phương nào. Chỉ có gần đây một số quận huyện như Củ Chi, quận 1 có động tác điều chuyển, kiểm điểm xử lý trách nhiệm cán bộ” - ông Tường nói.
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Đức Tài cũng khẳng định trật tự vỉa hè sẽ làm được và giữ được, nếu như lực lượng thực thi công vụ quyết liệt, làm đúng, gương mẫu, từ đó vận động nhân dân đồng thuận.
Yêu cầu cụ thể hơn việc này, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng nói phải khoán trách nhiệm công vụ, từng tuyến đường, từng khu phố cho từng cán bộ. Để xảy ra mất trật tự đô thị trên tuyến nào thì xử lý cán bộ được khoán trách nhiệm của tuyến đó. Theo ông Thăng, ba vị trí quan trọng nhất chính là chủ tịch, bí thư và trưởng công an phường.
“Ba ông này là chủ chốt chứ không phải cứ đợi quận dẫn quân đi mãi thế được” - ông Thăng nói.
Ông Thăng cũng khẳng định phải kiên quyết dẹp chuyện bảo kê, chống lưng cho hoạt động kinh doanh trên vỉa hè. Và muốn dẹp bảo kê, chống lưng phải công khai minh bạch các điểm đỗ, đậu xe, mức giá cụ thể...
“Việc này tôi đề nghị HĐND TP làm sớm, phải minh bạch như vậy mới làm triệt để được” - ông Thăng nói.
Phải làm thôi chứ còn kiến nghị gì nữa!
Bên lề hội nghị, ông Nguyễn Thành Phong - chủ tịch UBND TP.HCM - đã cho phóng viên Tuổi Trẻ xem rất nhiều tin nhắn người dân TP.HCM gửi cho ông về chuyện lấy lại vỉa hè những ngày qua.
Ông Phong nói một trong những điều mà người dân quan tâm nhất chính là chuyện này có làm đồng bộ hay không.
Sự đồng bộ không chỉ là ra quân đều khắp các quận huyện mà đồng bộ trong cách xử lý vấn đề, phải có sự thống nhất cao từ trên xuống, từ tất cả các quận huyện để người dân hài lòng.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu các lãnh đạo quận: “Giờ phải làm thôi chứ còn kiến nghị gì nữa!”.
Bởi hành lang pháp lý đã có đủ, các quận huyện phải tích cực làm, trong quá trình làm có vấn đề gì thì báo cáo sau. Chứ không được kiểu “chưa làm, hoặc làm chưa tới nơi tới chốn” mà cứ kiến nghị hoài.
​Vỉa hè Sài Gòn bị lấn chiếm: Có chống lưng, 'bảo kê'?
Vỉa hè của người đi bộ bị chiếm dụng để trưng bày các loại xe máy trước các cửa hàng bán xe máy trên đường Lý Tự Trọng, quận 1 - Ảnh: HŨU KHOA
Quận 1 hỗ trợ mỗi ngày 50.000 - 100.000 đồng/người buôn bán vỉa hè
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Thế Thuận - chủ tịch UBND quận 1 - cho biết kế hoạch về đẩy mạnh tổ chức lại vỉa hè giai đoạn 2 vừa được quận thông qua. Theo đó, việc tổ chức lại vỉa hè trên địa bàn quận 1 sắp tới sẽ có các điểm nhấn.
Một là, chính quyền tiếp tục ra quân chấn chỉnh, đồng thời tuyên truyền để dân tự giác thực hiện. Hai là, giải quyết lao động cho những người đang buôn bán trên vỉa hè.
Với những người vẫn còn khả năng học tập, chuyển nghề thì trung tâm dạy nghề của quận sẽ tổ chức dạy nghề miễn phí, thậm chí hỗ trợ mỗi ngày 50.000 - 100.000 đồng/người để bù vào số tiền mà ngày hôm đó không buôn bán được, và cho vay vốn để phát triển các ngành nghề.
“Đó mới là cái chính, cái quan trọng, là mục tiêu cuối cùng của mình” - ông Trần Thế Thuận khẳng định.
Cố gắng sắp xếp để không lấn chiếm vỉa hè
Bà N.T., một người bán khẩu trang, thuốc lá trên đường D2 (Q.Bình Thạnh), cho biết thời gian gần đây bên trật tự đô thị phường ra quân thường xuyên nên bà phải đẩy xe vô sát trong lề để không bị phạt.
Do vào trong bị khuất nên ít người thấy để mua, buôn bán cũng ế ẩm, nhưng chủ trương này của toàn thành phố nên bà vẫn tuân thủ. Mấy lúc nắng quá, bà dịch chuyển xe ra một chút nhưng vẫn trong phạm vi cho phép.
“Vỉa hè là của người đi bộ mà, mình phải trả lại cho họ thôi. Bản thân mình cũng nhiều lúc đi bộ nên hiểu cảm giác phải đi xuống lòng đường rất lo lắng xe đụng. Việc lập lại trật tự đô thị là đúng, nên nếu vì vậy mà chuyện buôn bán ế ẩm quá mình cũng phải tính cách mưu sinh khác thôi” - bà N.T. nói.
Cách đó không xa, xe nước giải khát của chị N.T.N.N. cũng trên vỉa hè nhưng bàn ghế được chị thu gọn lại chứ không bày biện, khi có khách mới lấy ra để cho khách ngồi nép vào vách căn nhà bên trong.
Chị N. chia sẻ rất sợ bị xử phạt và thu xe vì mọi chi phí sinh hoạt của gia đình và nuôi hai con nhỏ đều phụ thuộc vào xe nước này. Lúc trước chưa làm nghiêm còn buôn bán ổn định, nhưng thời gian gần đây có những bữa cứ vừa bán vừa canh để dọn đồ rất mệt mỏi.
“Bây giờ rất khó để xin được nhà nào cho mình để đồ phía trước mà bán lắm, tôi cũng ráng sắp xếp sao cho gọn gàng không lấn chiếm ra vỉa hè. Giờ mà bị đuổi không cho bán nữa là không biết sống sao luôn” - chị N. nói.
Tương tự, tại đường Điện Biên Phủ, ông B., một người sửa xe trên vỉa hè, cho biết hôm nay mới quay trở lại làm sau hai ngày phải nghỉ do lực lượng trật tự đô thị kiểm tra thường xuyên tuyến đường này.
Ông cho biết đã đẩy xe đồ nghề vào tận bên trong để không vi phạm và chấp hành chủ trương chung của thành phố.
LÊ PHAN
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170312/via-he-sai-gon-bi-lan-chiem-co-chong-lung-bao-ke/1278902.html



12.


Thứ bảy, 11/3/2017 | 15:00 GMT+7
|

Bí thư Thành ủy TP HCM yêu cầu lãnh đạo các phường phải tham gia lập lại trật tự vỉa hè chứ không thể để Phó chủ tịch quận dẫn quân đi đập chỗ nọ chỗ kia. 


Sáng 11/3, tại hội nghị quán triệt, thực hiện công tác quản lý trật tự đô thị trong thời gian tới trên địa bàn TP HCM, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng nói rằng các cuộc ra quân quản lý trật tự đô thị ở quận 1 vừa qua hầu như không thấy Bí thư, Chủ tịch phường đi theo Phó chủ tịch quận 1 Đoàn Ngọc Hải. 
"Nếu phường không vào cuộc thì sẽ thất bại, vì những ông này hiểu rõ nhất ai lấn chiếm. Chính là phường chứ không phải quận, quận đâu dẫn quân đi đập chỗ nọ chỗ kia được, làm để lấy khí thế thôi", ông Thăng nói và đề nghị các lãnh đạo phường phải vào cuộc, chứ không thể để những người như ông Đoàn Ngọc Hải trở thành "ngôi sao cô đơn mãi thế được".
ong-dinh-la-thang-dung-de-anh-hai-thanh-ngoi-sao-co-don
Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng yêu cầu lãnh đạo các phường phải vào cuộc lập lại trật tư vỉa hè, không để Phó chủ tịch quận 1 thành "ngôi sao cô đơn". Ảnh: Thành Nguyễn.
Theo Bí thư Thành ủy TP HCM, chuyện Phó chủ tịch quận 1 làm là đã có sự thống nhất trong thường vụ quận ủy, lãnh đạo UBND quận. Nhưng Bí thư, Chủ tịch quận 1 cũng phải có mặt để động viên anh em và nếu có sai sót gì thì chấn chỉnh ngay.
Người đứng đầu Thành ủy TP HCM đánh giá chưa bao giờ nhận được sự đồng thuận của người dân, sự đồng tình báo chí như lúc này về việc lập lại trật tự đô thị. Và TP HCM phải quyết tâm, tự tin là sẽ làm thành công. Ngoài lòng dân, bối cảnh thực hiện cũng có những thuận lợi khi các địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai, Cần Thơ… cũng đồng loạt thực hiện. "Điều khó nhất mà thành phố phải đối mặt trong lần này là câu hỏi mà nhiều người dân nghi ngại: Chính quyền làm nhiều lần rồi, lần này có làm được không?", ông Thăng nói.
Theo Bí thư Thành ủy TP HCM, thay đổi thói quen của một nền kinh tế vỉa hè, phong tục tập quán gắn với vỉa hè là điều rất khó. Tuy nhiên, khó như bắt buộc đội nón bảo hiểm, như cấm đốt pháo - phong tục tập quán lâu đời mà còn làm được thì không lý gì dọn dẹp vỉa hè lại không làm được. Đặc biệt là khi lòng dân đang thuận, cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc.
Sắp tới, ông Đinh La Thăng yêu cầu khoán trách nhiệm công vụ, từng tuyến đường, từng khu phố cho từng cán bộ. Để xảy ra mất trật tự đô thị trên tuyến nào thì xử lý cán bộ của tuyến đó. Đồng thời, kiên quyết dẹp chuyện bảo kê chống lưng cho hoạt động kinh doanh trên vỉa hè; công khai các điểm đỗ, đậu xe, mức giá cụ thể…"Chuyện giành lại vỉa hè ở TP HCM lúc này là chương trình dài hạn, đừng có hứng lên thì làm và không được nóng vội", ông yêu cầu.
Người đứng đầu Thành ủy thành phố cũng lưu ý đừng nghĩ người buôn bán ở vỉa hè chỉ là mưu sinh, mà bao năm qua họ cũng góp sức về nguồn lực cho thành phố, do đó siết chặt về kỷ cương nhưng phải tạo được công ăn việc làm cho người dân. "Phải thấu tình đạt lý mới tạo ra được sự đồng thuận", ông Thăng nói.
ong-dinh-la-thang-dung-de-anh-hai-thanh-ngoi-sao-co-don-1
Bí thư Thành ủy TP HCM phát biểu chỉ đạo tại hội nghị quán triệt, thực hiện công tác quản lý trật tự đô thị trong thời gian tới trên địa bàn. Ảnh: T.P
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong đề nghị các quận phải đẩy mạnh tuyên truyền chứ không kiến nghị nữa. Quận có trách nhiệm quản lý vỉa hè, trong quá trình triển khai có vấn đề gì thì phối hợp với Sở Giao thông Vận tải. "Tôi thấy trách nhiệm quản lý vỉa hè của chúng ta chưa cao. Chúng ta đã có cơ sở pháp lý về vấn đề này, giờ làm thôi, có vướng mắc thì phát biểu, không nên đọc tham luận nữa", ông Phong nói.
Trước đó, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bùi Xuân Cường cho biết việc giải quyết trật tự lòng lề đường, vỉa hè tại một số quận, huyện như "bắt cóc bỏ dĩa". Tình trạng đỗ xe tràn lan trước các siêu thị, trung tâm tiệc cưới, nhà hàng, trường học và trên nhiều tuyến đường trung tâm có biển báo cầm dừng, cấm đỗ như Alexandre De Rhodes, Mạc Đĩnh Chi, Lý Tự Trọng, Bùi Thị Xuân…; còn tình trạng xe máy chạy trên vỉa hè, ảnh hưởng lớn đến người đi bộ...
Theo ông Cường, nguyên nhân là do phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong cùng địa phương và giữa các địa phương chưa cao, đặc biệt tại những khu giáp ranh của nhiều phường, nhiều quận. Bên cạnh đó, lãnh đạo chính quyền nhiều quận, huyện chưa thật sự quan tâm công tác này, chưa quyết liệt chỉ đạo, chưa giao nhiệm vụ và kiểm điểm cấp phường không thực hiện tốt.
Ngoài ra, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế, thường tái vi phạm khi không có lực lượng chức năng kiểm tra; nhiều tuyến đường thành phố không có vỉa hè hoặc vỉa hè hẹp.
Trong khi đó, Chủ tịch UBND quận 1 Trần Thế Thuận cho biết, từ ngày 16/1 đến nay, quận lập lại trật tự đô thị, tổ chức lại vỉa hè với 23 lượt tại 45 tuyến đường trọng điểm. Đến nay, Đội quản lý trật tự đô thị quận 1 và UBND 10 phường đã lập biên bản gần 1.200 trường hợp vi phạm lấn chiếm lòng, lề đường và vệ sinh môi trường, xử phạt số tiền gần 700 triệu đồng.
Đoàn liên ngành của quận cũng vận động và trực tiếp tháo dỡ 822 vật cản trên vỉa hè như: bục bệ bằng bêtông, sắt, chậu kiểng, bồn hoa, biển quảng cáo…. Kết quả 45/134 tuyến đường thay đổi diện mạo, không còn tình trạng lấn chiếm của các hộ kinh doanh, buôn bán.
Video ông Hải phê bình lãnh đạo phường khi dẹp vỉa hè ngày 10/3
Thiên Ngôn









































































http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ong-dinh-la-thang-dung-de-anh-hai-thanh-ngoi-sao-co-don-3553841.html


11.


Hàng quán, xe hơi... né đường lớn, tràn vô hẻm

11/03/2017 09:13 GMT+7
TTO - Để tránh các đội lập lại trật tự vỉa hè, nhiều cơ sở kinh doanh đã tạm lánh vô hẻm. Các tuyến đường quanh chợ Tân Định (Q.1)  và nhiều hẻm nhỏ rất nhiều ôtô đậu ken đặc. Dân hẻm nhở thêm khổ sở.

Hàng quán, xe hơi... né đường lớn, tràn vô hẻm
Xe máy để lấn chiếm hết vỉa hè tại hẻm 306 đường Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa
Bất tiện hẻm nhỏ, nay có thêm hàng người vào buôn bán nên xe ra vào cũng khó khăn
Một người dân hẻm 45 Đinh Tiên Hoàng
Nhiều ôtô, xe máy của khách hàng ở các quán mặt tiền đường cũng được chủ cửa hàng chọn hẻm làm nơi "ẩn náu".
Tràn vào hẻm
Tại các tuyến đường xung quanh chợ Tân Định (Q.1) như Đinh Công Tráng, Thạch Thị Thanh, Bà Lê Chân, Nguyễn Hữu Cầu... và nhiều hẻm nhỏ có rất nhiều ôtô được chạy lánh vào đậu ken đặc.
Hẻm nhỏ, nhiều xe đậu nửa trên vỉa hè nửa dưới lòng đường. Cộng thêm người dân buôn bán để xe và đồ đạc ra vỉa hè khiến người đi bộ phải đi hẳn xuống lòng đường.
Cũng khu này, nhiều con hẻm nhỏ bêtông trở thành nơi tụ tập buôn bán của nhiều hàng quán. Bàn ghế, tủ đồ ăn được bày chiếm hết nửa lối đi. Tại đường Bà Lê Chân, người dân còn bày bán la liệt trên vỉa hè.
Còn tại đường Hồ Tùng Mậu, Huỳnh Thúc Kháng (Q.1), mặc dù nhiều ngày qua lực lượng chức năng đã nhiều lần xử lý nhưng sáng 10-3 vẫn có rất nhiều xe 4 bánh đậu dưới lòng đường xếp thành hàng dài. Các hẻm nhỏ gần đó cũng rơi vào cảnh lộn xộn khi cả người buôn bán và đậu xe 
cùng chiếm hẻm.
Khu vực Q.3, các đường lớn khá thông thoáng nhưng đường nhánh, hẻm nhỏ lại bộn bề, nhếch nhác do xe cộ, hàng rong.
Khu vực các tuyến đường Phan Đăng Lưu, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Điện Biên Phủ, Đinh Bộ Lĩnh, Ung Văn Khiêm... (Q.Bình Thạnh), nhiều quán ăn, cửa hàng đã tự thu hẹp diện tích buôn bán. Vỉa hè đã thoáng hơn và người bán hàng rong cũng thưa thớt. Nhưng trong hẻm lại khác.
Hẻm 306 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh rộng khoảng 5m, dài khoảng 200m có đến gần 10 hàng quán chuyển vào mua bán.
Một người dân trong hẻm 45 Đinh Tiên Hoàng cho biết: “Bất tiện là xe chúng tôi qua lại hơi khó vì con hẻm chật, nay có thêm hàng bánh ướt, hàng bún, xe cà phê... Nhưng chúng tôi cũng không biết giải quyết thế nào”.
Hàng quán, xe hơi... né đường lớn, tràn vô hẻm
Một quán nhậu đặt bàn ghế, dựng xe máy chiếm hết vỉa hè và lòng đường tại hẻm 306 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, TP.HCM - Ảnh: H.K.
Nhiều hướng giải quyết 
cho người bán 
hàng rong
Bà Nguyễn Thị Mai Trinh - phó chủ tịch UBND P.25, Q.Bình Thạnh - cho biết chủ trương của phường là trước mắt dẹp tình trạng lấn chiếm ở mặt đường chính, sau đó mới có giải pháp xử lý các 
trường hợp buôn bán trong hẻm.
Trên địa bàn P.25, người bán hàng rong thường tập trung trước cổng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM trên đường Điện Biên Phủ.
Trước đây, phường đã đưa ra phương án kẻ vạch vỉa hè đường Điện Biên Phủ để tập trung người bán hàng rong. Tuy nhiên, người dân cư ngụ xung quanh không đồng ý nên phải tạm dừng. UBND P.25 cũng đã kiến nghị UBND quận có giải pháp bố trí tập trung người buôn bán hàng rong.
“Đối với người buôn bán vỉa hè giờ chỉ dừng lại ở việc yêu cầu rời khỏi các tuyến đường chính, không xử lý mạnh tay. Về mặt lâu dài phải có chỗ bố trí hợp lý, tập trung họ lại” - bà Trinh nói.
Trong khi đó, ông Lê Tiến Sĩ - chủ tịch UBND P.Tân Định, Q.1 - cho biết một số hẻm dân sinh không có tên đường, chỉ là tuyến hẻm, nếu những người trong hẻm đồng thuận với nhau việc bố trí và sắp xếp cho các hộ kinh doanh buôn bán và đảm bảo lối đi cho người dân thì phường vẫn cho phép theo kiểu mô hình tự quản.
Nếu khu vực đó không đảm bảo an ninh, mất trật tự, không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy hoặc có khiếu nại tranh chấp thì 
phường vẫn phải kiểm tra xử lý.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đoàn Ngọc Hải - phó chủ tịch UBND Q.1 - cho biết quận đã trình đề án tổ chức khu vực tập trung cho người bán hàng rong sau khi chấn chỉnh vỉa hè lên UBND TP.HCM cách đây 6 tháng.
Theo dự kiến, khu vực đường Nguyễn Văn Chiêm và công viên bến Bạch Đằng sẽ là những địa điểm được chọn để làm thí điểm. Ngoài ra, Q.1 đang xem xét thêm một số tuyến đường khác.
“Chúng tôi đang chờ lãnh đạo thành phố chấp thuận về mặt chủ trương, sau đó sẽ tiến hành ngay” - ông Hải nói.
Bà Hứa Thị Hồng Đang - chủ tịch UBND Q.Tân Phú - cho biết ở giai đoạn này quận tập trung giải tỏa những hộ kinh doanh trưng bày hàng hóa, vật dụng lấn chiếm vỉa hè ở các tuyến đường trọng điểm. Đối với người bán hàng rong, quận chủ trương vận động bà con không lấn chiếm vỉa hè.
“Riêng người bán hàng rong dọc tuyến đường Lê Trọng Tấn, kênh 19-5 đã được vận động tập trung vào khu đất trống rộng 800m2 của một gia đình đảng viên tại P.Tây Thạnh để bà con có chỗ buôn bán ổn định” - bà Đang nói.
CSGT ra quân giải tỏa 37 điểm 
ùn tắc giao thông
Ngày 10-3, Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an TP.HCM cho biết CSGT đồng loạt ra quân phối hợp cùng nhiều đơn vị thực hiện các biện pháp giải tỏa ùn tắc giao thông tại 37 điểm nóng trên địa bàn TP.
Trong đó, khu vực trung tâm thành phố có 6 điểm, khu vực sân bay Tân Sơn Nhất có 6 điểm, khu vực cảng Cát Lái có 3 điểm, khu vực cửa ngõ có 8 điểm và khu vực khác có 14 điểm.
Sau khi triển khai, tình hình giao thông tại các điểm nóng chuyển biến tích cực, lưu lượng phương tiện vẫn đông nhưng lưu thông trật tự.
Từ nay đến cuối năm, phòng cùng Sở GTVT tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh phương án linh hoạt, ứng phó kịp thời theo diễn biến thay đổi của tình hình giao thông nhằm kéo giảm ùn tắc giao thông.S.BÌNH
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170311/cua-hang-xe-hoi-tam-lanh-duong-lon-tran-vo-hem/1278317.html



10.










Hà Nội: Trắng đêm kẻ vạch sơn vỉa hè dành cho người đi bộ

Như Ý | 
Hà Nội: Trắng đêm kẻ vạch sơn vỉa hè dành cho người đi bộ

Đêm trước thời điểm Hà Nội ra quân lập trật tự đô thị, xử lý các hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, lực lượng chức năng phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội tiến hành kẻ vạch sơn trên vỉa hè dành cho người đi bộ.











Hà Nội: Trắng đêm kẻ vạch sơn vỉa hè dành cho người đi bộ - Ảnh 1.
Chủ tịch UBND phường Thượng Đình, ông Lê Văn Tuyến chỉ đạo chiến dịch ra quân lập trật tự đô thị, xử lý các hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trên địa bàn vào sáng nay.
Hà Nội: Trắng đêm kẻ vạch sơn vỉa hè dành cho người đi bộ - Ảnh 2.
Đúng 7h30 hôm nay (10/3), lực lượng công an phường Thượng Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) ra quân lập trật tự đô thị, xử lý các hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.
Hà Nội: Trắng đêm kẻ vạch sơn vỉa hè dành cho người đi bộ - Ảnh 3.
Hà Nội: Trắng đêm kẻ vạch sơn vỉa hè dành cho người đi bộ - Ảnh 4.
Ông Lê Việt Thành- Phó trưởng công an phường Thượng Đình trực tiếp chỉ đạo đoàn công tác trong sáng nay. Trong ảnh: Lực lượng chức năng nhắc nhở các hàng quán trên đường Nguyễn Trãi để gọn gàng xe máy trên vỉa hè, đúng khu vực kẻ vạch sơn.
Hà Nội: Trắng đêm kẻ vạch sơn vỉa hè dành cho người đi bộ - Ảnh 5.
Ông Thành cho biết, từ 22h hôm qua đến 4h sáng nay, lực lượng chức năng phường Thượng Đình đã tiến hành kẻ vạch sơn trên khoảng 2.000 mét vỉa hè ở các tuyến phố Thượng Đình, Nguyễn Trãi, Giáp Nhất để dành đường cho người đi bộ.
Hà Nội: Trắng đêm kẻ vạch sơn vỉa hè dành cho người đi bộ - Ảnh 6.
Xe máy để trong khu vực quy định, nhường phần đường thông thoáng cho người đi bộ trên vỉa hè.
Hà Nội: Trắng đêm kẻ vạch sơn vỉa hè dành cho người đi bộ - Ảnh 7.
Hà Nội: Trắng đêm kẻ vạch sơn vỉa hè dành cho người đi bộ - Ảnh 8.
Lực lượng chức năng liên tục nhắc nhở các họ kinh doanh đúng khu vực quy định, không lấn chiếm vỉa hè.
Hà Nội: Trắng đêm kẻ vạch sơn vỉa hè dành cho người đi bộ - Ảnh 9.
theo Tiền Phong
http://soha.vn/ha-noi-trang-dem-ke-vach-son-via-he-danh-cho-nguoi-di-bo-20170310095554598.htm



9.











Giáo sư Phan Văn Trường: "Người dân thường chỉ thấy cái lợi trước mắt của nền kinh tế vỉa hè"

Hoàng Ly | 
Giáo sư Phan Văn Trường: "Người dân thường chỉ thấy cái lợi trước mắt của nền kinh tế vỉa hè"

Từng giảng dạy về kinh tế đô thị và quy hoạch vùng tại Pháp cũng như một số trường đại học tại Việt Nam, Giáo sư Phan Văn Trường lý giải một cách hợp lý về nguyên nhân tồn tại của nền kinh tế vỉa hè cũng như mặt trái của nó.

Vỉa hè đang là nơi kiếm ăn của rất nhiều người nhưng cũng gây ra nhiều hệ lụy cho đô thị từ đó. Nhưng làm quang vỉa hè sẽ động đến một "nền kinh tế" rất đặc thù và tạo ra nhiều phản ứng trái chiều trong xã hội. Ông thấy gì từ câu chuyện này?
Nơi nào của mình là của mình, còn không phải của mình mà tự chiếm để kinh doanh là sai. Trong một đất nước, nếu luật pháp không được áp dụng thì rất khó quản lý, và vì thế việc áp dụng luật thì tiên quyết phải tuân theo. Tuy nhiên, từ việc áp dụng luật đến quản lý đô thị, không riêng Việt Nam ở các nước cũng vậy, khi thực hiện phải báo trước cho người dân, và đánh giá việc làm đó gây ảnh hưởng như thế nào. Khi muốn thay đổi một thói quen cần cho người ta hấp thụ thói quen đó trước khi chấp hành.
Thực tế thì người dân thường chỉ nhìn thấy những thiệt hại trước mắt thôi chứ không thấy cái lợi về sau cũng không quan tâm quá nhiều đến những vấn đề đô thị mà kinh tế vỉa hè gây ra. Vì thế, nếu không có chuẩn bị thì việc làm quang vỉa hè sẽ gây nên những phản ứng nhất định. Tuy nhiên, tôi cũng hiểu rằng, nếu nói rằng 3 tháng nữa sẽ dẹp kinh tế vỉa hè (khoảng thời gian quá lâu) thì mọi người sẽ có biện pháp đối phó kiểu chiếm lúc nào không có người kiểm soát, lúc có thì lại rút vào, và chuyện dẹp vỉa hè trở thành trò cười.
Ở các nền kinh tế trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Hong Kong, Đài Loan… chính quyền vẫn cho phép phát triển kinh tế vỉa hè. Vì sao vậy?
Nguyên nhân là cung cầu thôi. Lý do để cho tồn tại hàng rong ở một số nền kinh tế cũng như Việt Nam: Thuê cửa tiệm là điều không thể cho số đông người buôn bán nhỏ. Một căn nhà mặt tiền dù rất nhỏ trong thành phố có giá thuê rất cao, có thể vượt tổng số tiền thu được hàng tháng... Với người mua, họ cũng cần hàng rong. Thu nhập của một gia đình trung bình trong thành phố không cho phép phần lớn trong số họ ăn sáng hoặc ăn trưa đều đặn ở nhà hàng, chưa kể tới cuộc sống bận rộn cũng rất cần ăn nhanh rồi lại làm tiếp.
Khi có cung, có cầu và tương đối lớn thì họ sẽ không thể xóa bỏ kinh tế vỉa hè mà tìm cho nền kinh tế đó một nơi tạm để phát triển. Ngoài Việt Nam, các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc hay các nền kinh tế như Đài Loan, Hong Kong... đều có kinh tế vỉa hè.
Vậy theo ông, nên chuẩn bị cho việc thay đổi "nền kinh tế vỉa hè" như thế nào?
Theo tôi, phải nhìn nhận rằng cái giá có thể rất đắt nhưng phải nhìn 2 chiều. Nếu cứ để ăn uống trên vỉa hè thì rất mất vệ sinh và không một quốc gia nào muốn vỉa hè trở thành bãi rác. Tuy nhiên, ở VIệt Nam, nền kinh tế vỉa hè ở các thành phố lớn là rất lớn, tồn tại bừaa bãi, trốn thuế… từ rất lâu và là nền kinh tế thật chứ không phải là kinh tế ảo. Vì thế, khi mình muốn dẹp ngay cả nền kinh tế đó cũng phải cân nhắc cách cho phù hợp.
Theo tôi, chúng ta nên dọn trước các khu đô thị đẹp mà vỉa hè bị chiếm đóng quá trắng trợn, báo trước 10 ngày cho những người kinh doanh ở đó. Trong khi có những con phố cần dọn sớm thì những con đường nhỏ, xấu hơn có thể quy hoạch thành phố đi bộ để tạm chuyển kinh tế vỉa hè tới chỗ đó: Hà Nội và TP.HCM có nhiều dường như thế. Nếu chuẩn bị tốt, có chỗ di chuyển cho những người đang sống nhờ kinh tế vỉa hè thì vẫn có thể áp dụng luật nghiêm minh mà không gây đổ vỡ quá lớn phương tiện kiếm sống của nhiều người.
Cá nhân ông nghĩ gì về nền kinh tế vỉa hè?
Tôi cũng thích mua, dùng thử các dịch vụ của "kinh tế vỉa hè" với tư cách người tiêu dùng tại Thái Lan, Hong Kong, Đài Loan…
Ngày trước, tôi đi làm ở khu vực trung tâm của Singapore (Newton Circus), khi ăn tối ở khu vực vỉa hè, mình đậu xe sai cũng bị phạt. Ở các khu ăn uống vỉa hè, họ cũng có quy hoạch rất rõ ràng về chỗ ngồi, việc rửa chén, bát, vệ sinh an toàn thực phẩm… Người tiêu dùng có thể phải trả đắt hơn một chút nhưng trật tự và an tâm hơn rất nhiều.
Ở đây, việc tổ chức nền kinh tế vỉa hè được điều chỉnh bởi luật pháp hẳn hoi. Còn ở Việt Nam thì các quy chuẩn cho một nền kinh tế vỉa hè là chưa có. Tôi nghĩ vấn đề quy hoạch đô thị này cần được xem xét và giải quyết sớm, nhất là khi đang thực hiện các chiến dịch làm quang vỉa hè ở nhiều thành phố lớn.
Trong mọi trường hợp, luật pháp rất rõ ràng. Vậy trong trường hợp vỉa hè, đã có luật tại sao lại còn bàn cãi thêm? Đó là vì luật pháp không thể chấp hành được, một là vì có quá nhiều trường hợp vi phạm hàng ngày; hai là vì luật không đi đôi với cuộc sống người dân - không thực tế; ba là vì nền kinh tế đô thị sẽ suy giảm ngay nếu chấp hành; và bốn là vì nếu chấp hành sẽ gây rối thêm trong xã hội, người làm luật sẽ mang tiếng làm luật để bắt nạt kẻ nghèo.
Giáo sư Phan Văn Trường
theo Trí Thức Trẻ


http://soha.vn/giao-su-phan-van-truong-nguoi-dan-thuong-chi-thay-cai-loi-truoc-mat-cua-nen-kinh-te-via-he-20170311084012812.htm




8.


Đến lượt Đồng Nai ra quân giành vỉa hè


 - Lực lượng chức năng TP Biên Hòa đã dùng máy xúc phá bỏ những công trình lấn chiếm vỉa hè. Bảng quảng cáo, cây cảnh vi phạm cũng bị tịch thu.
Ngày 10/3, TP Biên Hòa (Đồng Nai) tổ chức lực lượng ra quân xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè tại các tuyến đường, trung tâm TP.
Theo cán bộ Đội trật tự quản lý đô thị TP Biên Hòa, trước khi tổ chức cưỡng chế, đã gửi công văn thông báo đến những hộ có công trình vi phạm.
vỉa hè, Đồng Nai, lấn chiếm vỉa hè, giành vỉa hè, máy xúc, tịch thu
Máy xúc được huy động để phá bỏ công trình vi phạm
Tuy nhiên, nhiều hộ dân phớt lờ cảnh báo nên cơ quan chức năng quyết định cưỡng chế lấy lại vỉa hè.
Trên đường Võ Thị Sáu, phường Thống Nhất, máy xúc đã được huy động để phá bỏ phần nền gạch và các hạng mục công trình của người dân xây lấn chiếm.
Nhiều vật dụng của các hàng quán để lấn chiếm vỉa hè cũng bị Đội trật tự quản lý đô thị thu giữ.
vỉa hè, Đồng Nai, lấn chiếm vỉa hè, giành vỉa hè, máy xúc, tịch thu
Bồn cây lấn chiếm vỉa hè bị lực lượng chức năng tịch thu
Các tuyến đường Hà Huy Giáp, 30 tháng 4, Hưng Đạo Vương…, nhiều bảng quảng cáo, cây cảnh của các hộ kinh doanh vi phạm đã bị tịch thu.
vỉa hè, Đồng Nai, lấn chiếm vỉa hè, giành vỉa hè, máy xúc, tịch thu
Tình trạng lấn chiếm vỉa hè ở TP Biên Hòa diễn ra khá nhức nhối
Trước đó, trong cuộc làm việc với lãnh đạo 30 phường, xã và các cơ quan liên quan về việc xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè vào ngày 8/3, lãnh đạo TP Biên Hòa khẳng định cuối tháng 4, sẽ "giành lại vỉa hè" cho người đi bộ.
Ông Phạm Anh Dũng, Chủ tịch UBND TP Biên Hòa nhấn mạnh sẽ làm quyết liệt. Nếu phát hiện cán bộ nào bao che, “chống lưng” cho vi phạm sẽ kỷ luật ngay.
Thời gian qua, sau chiến dịch "đòi vỉa hè" cho người đi bộ của quận 1, TP HCM, nhiều tỉnh thành trong cả nước như Hà Nội Hải Phòng, Cần Thơ…cũng bắt đầu xuống đường đập bỏ những công trình lấn chiếm.
Thạch Quý
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/dong-nai-dung-may-xuc-gianh-via-he-cho-nguoi-di-bo-360659.html



7.


Máy xúc dẹp vỉa hè Hà Nội, nhà nhà gọn ghẽ



- Toàn TP Hà Nội sáng nay sạch bóng mặt tiền, các lực lượng điều cả máy xúc, xe nâng để dẹp vỉa hè.

XEM CLIP XE XÚC DẸP VỈA HÈ Ở QUẬN HÀ ĐÔNG:





Tại phường Quang Trung, quận Đống Đa, xe cẩu được huy động để tháo mái tôn, mái vẩy. Không khí quyết liệt tràn ngập khắp các tuyến phố.
lấn chiếm vỉa hè, dẹp vỉa hè, giành lại vỉa hè, vỉa hè, Hà Nội

lấn chiếm vỉa hè, dẹp vỉa hè, giành lại vỉa hè, vỉa hè, Hà Nội

lấn chiếm vỉa hè, dẹp vỉa hè, giành lại vỉa hè, vỉa hè, Hà Nội

lấn chiếm vỉa hè, dẹp vỉa hè, giành lại vỉa hè, vỉa hè, Hà Nội

lấn chiếm vỉa hè, dẹp vỉa hè, giành lại vỉa hè, vỉa hè, Hà Nội
lấn chiếm vỉa hè, dẹp vỉa hè, giành lại vỉa hè, vỉa hè, Hà Nội

Tại phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, ông Trần Thanh Bình, quản lý đô thị phường cho biết: Hôm nay công an phường huy động 100% quân số ra quân nhắc nhở các hộ vi phạm dọc các tuyến phố Hàng Đào, Hàng Đường, Lương Văn Can, Chả Cá...
lấn chiếm vỉa hè, dẹp vỉa hè, giành lại vỉa hè, vỉa hè, Hà Nội
Công an phường Hàng Đào, trung tâm phố cổ, huy động 100% quân số xuống đường
lấn chiếm vỉa hè, dẹp vỉa hè, giành lại vỉa hè, vỉa hè, Hà Nội
Người dân số 3 và số 5 phố Hàng Đường phải tự tháo dỡ mái che
lấn chiếm vỉa hè, dẹp vỉa hè, giành lại vỉa hè, vỉa hè, Hà Nội
Phường Đồng Xuân yêu cầu người dân không đi xe lên vỉa hè, không ngồi lề đường lấn chiếm vỉa hè
lấn chiếm vỉa hè, dẹp vỉa hè, giành lại vỉa hè, vỉa hè, Hà Nội
Xe cảnh sát ở phường Đồng Xuân liên tục phát loa nhắc nhở người vi phạm
lấn chiếm vỉa hè, dẹp vỉa hè, giành lại vỉa hè, vỉa hè, Hà Nội
Số nhà 78 Hàng Chiếu buộc phải thu dọn hàng hóa lấn vỉa hè
lấn chiếm vỉa hè, dẹp vỉa hè, giành lại vỉa hè, vỉa hè, Hà Nội
Lực lượng dân phòng, hội phụ nữ và đoàn thanh niên phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng đi nhắc nhở các cửa hàng trên phố Hoa Lư
lấn chiếm vỉa hè, dẹp vỉa hè, giành lại vỉa hè, vỉa hè, Hà Nội
Vài người dân vẫn kê ghế ăn sáng trên vỉa hè Đại Cồ Việt
Đại uý Vũ Hải Quỳnh, Trưởng Công an phường Phương Liên (quận Thanh Xuân) cho biết, phường có 3 tổ đi tuyên truyền vận động nhắc nhở các trường hợp vi phạm, những trường hợp cố tình chống đối sẽ xử lý nghiêm.
lấn chiếm vỉa hè, dẹp vỉa hè, giành lại vỉa hè, vỉa hè, Hà Nội
Khóa bánh, lập biên bản xe dừng đỗ dưới lòng đường tại quận Thanh Xuân
lấn chiếm vỉa hè, dẹp vỉa hè, giành lại vỉa hè, vỉa hè, Hà Nội
Niêm phong xe
Bên cạnh việc xử lý, các tổ hội phụ nữ, cựu chiến binh, Đoàn thanh niên... đi tuyên truyền các hộ gia đình không vi phạm lấn chiếm vỉa hè trên các tuyến phố.
Tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, công an phường, dân phòng ra quân xử lí các trường hợp vi phạm.
lấn chiếm vỉa hè, dẹp vỉa hè, giành lại vỉa hè, vỉa hè, Hà Nội
Tháo dỡ biển báo vi phạm tại phường Khương Đình
Ông Chu Xuân Sơn, Phó chủ tịch phường Khương Đình cho biết: "Sau khi vận động, tuyên truyền đến từng hộ dân, hôm nay phường tổ chức đồng loạt ra quân dẹp trật tự vỉa hè. Nhìn chung công tác triển khai diễn ra thuận lợi, nhân dân có nhiều hộ tự ý thức dẹp bỏ các biển quảng cáo, dây điện sai quy định".
lấn chiếm vỉa hè, dẹp vỉa hè, giành lại vỉa hè, vỉa hè, Hà Nội
Chủ sạp hàng hoa quả trên phố Khương Trung, quận Thanh Xuân chuyển hàng từ hè vào nhà
Theo Thiếu tá Trần Thanh Sơn, Phó trưởng Công an phường, công an phường hôm nay được huy động tối đa, rà soát kiểm tra từng khu phố và kiên quyết xử lí nghiêm sai phạm.
Hà Nội: Vỉa hè quang đãng, quán xá đìu hiu trước giờ G

Hà Nội: Vỉa hè quang đãng, quán xá đìu hiu trước giờ G


1 ngày trước khi toàn TP Hà Nội ra quân lấy lại vỉa hè cho người đi bộ, nhiều đường phố đã thoáng đãng gần như ngày Tết.
Hà Nội cẩu một loạt xế hộp đỗ vỉa hè, lòng đường

Hà Nội cẩu một loạt xế hộp đỗ vỉa hè, lòng đường


Tối nay, lực lượng công an quận Cầu Giấy, Hà Nội xuống đường, kiểm tra, nhắc nhở các hành vi lấn chiếm vỉa hè tại các tuyến phố.
Nửa đêm quận 1 cẩu xe biển ngoại giao chiếm vỉa hè

Nửa đêm quận 1 cẩu xe biển ngoại giao chiếm vỉa hè


Sau khi hội ý, đoàn kiểm tra liên ngành quận 1 đã cẩu 2 ôtô biển ngoại giao đậu trái phép trên vỉa hè về trụ sở, chờ xử lý…
Phạm Hải - Trần Thường - Đoàn Bổng - Clip: FB Phương Robe
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/an-toan-giao-thong/ha-noi-ra-quan-may-xuc-cong-an-dep-lan-chiem-via-he-nha-nha-thao-chay-360600.html



6.













Đừng lãng phí, TP.HCM có thể thu được ít nhất 350 tỉ đồng mỗi tháng từ vỉa hè

Hoàng Nguyên Vũ thực hiện | 
Đừng lãng phí, TP.HCM có thể thu được ít nhất 350 tỉ đồng mỗi tháng từ vỉa hè

KTS Nguyễn Văn Tất, Phó chủ tịch Hội KTS TP.HCM đã có những kiến giải đa chiều và hiến kế cho "cuộc chiến vỉa hè".















KTS Nguyễn Văn Tất có khá nhiều bài viết về vỉa hè ở các thành phố lớn ở Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn. Ông nhìn nhận ở đó là cả một đời sống đô thị, và cũng là một không gian giao tiếp đặc biệt của đô thị kiểu Việt Nam.
Câu chuyện "trả lại vỉa hè cho người đi bộ" được ông Tất nhìn nhận ở góc độ một nhà chuyên môn. Ông cho rằng: "Không cần phải đưa ra tranh luận vì chân lý chỉ có một, trong vấn đề kiến trúc đô thị, đó chính là sự cân bằng."
Phải hỏi: 8 triệu xe máy ở đâu?
Bằng cái nhìn của một kiến trúc sư, với ông, bộ mặt kiến trúc đô thị Sài Gòn hiện tại đang như thế nào, và ông có hài lòng với nó không, thưa ông?
Sài Gòn là đô thị năng động nhất Việt Nam, nên tất cả những biểu hiện dạng chung của cả nước thì Sài Gòn đều có tính ở mức cao.
Ở góc độ chuyên môn, tôi cảm thấy những điều âu lo lớn hơn cái được.
Đô thị Sài Gòn đang phát triển nhanh, nóng nhưng mất cân bằng.
Đừng lãng phí, TP.HCM có thể thu được ít nhất 350 tỉ đồng mỗi tháng từ vỉa hè - Ảnh 1.
KTS Nguyễn Văn Tất.
Vậy ông thấy kiến trúc đô thị Sài Gòn đang không ổn ở chỗ nào: từ nhà ra phố từ phố vào nhà - và đặc biệt là sau câu chuyện "đòi lại vỉa hè cho người đi bộ"?
Nếu dùng những nguyên tắc lý thuyết trong ngành, dễ đánh giá thôi. Còn ổn hay không, là giá trị nhân văn của kiến trúc thành phố này có hay không, đó mới là thước đo.
Quay lại câu chuyện vỉa hè mấy hôm nay đang nóng, ở góc độ chính quyền, đó là việc "trả lại vỉa hè cho người đi bộ". Ai vi phạm vỉa hè thì phải xử lý, nhưng sau đó cần đặt câu hỏi: Có bao nhiêu người đi bộ trên vỉa hè?
Bạn nhìn đi, gần như chỉ có mấy khách du lịch ở khu trung tâm. Phiền bạn đếm hộ tôi có bao người dân ở Sài Gòn đi bộ trên vỉa hè? Chỉ là thiểu số.
Một thành phố có đến hơn 8 triệu cái xe máy chưa kể xe vãng lai, và xe máy còn tồn tại một số năm nữa, nghĩa là cả đời sống xã hội tồn tại trên cái xe máy đó. Thế nhưng thử đặt câu hỏi: Chẳng lẽ xe máy chỉ chạy mà không có điểm dừng, điểm đỗ?
Chắc chắn xe máy đi dưới lòng đường sẽ gấp nhiều lần số người đi bộ trên vỉa hè. Xe máy không được đỗ, không có điểm đỗ, ai cũng ngồi trên cái xe máy, vậy thì ai đi bộ? Muốn đi bộ ở phố Nguyễn Huệ phải đi bộ từ Bình Thạnh qua hay sao?
Vì vậy, lấy lại vỉa hè chỉ có hiệu quả thực sự khi quy hoạch điểm dừng đỗ đủ mà vẫn tiện lợi cho dân.
Chúng ta sẽ làm gì khi 10 người đi bộ phải di chuyển bằng 8 xe máy?
Vậy cách nào giải quyết bài toán phương tiện xe máy và vỉa hè có người đi bộ?
Ta đã làm phố đi bộ Nguyễn Huệ. Như một trào lưu cho giống các thành phố lớn trên thế giới. Người ta làm hấp dẫn, mình cũng làm. Nhưng đằng sau phố đi bộ, chúng ta làm được gì khi mà 10 người tới đi bộ thì đi kèm theo là 8 cái xe máy đi cùng?
Và người ta quăng đống xe máy đó vào đâu để đi bộ? Nếu chẳng biết gửi xe vào đâu, gửi xe không tiện thì người ta không tới. Mà không tới thì mục tiêu của phố đi bộ xem như không đạt.
Khi anh phát triển "văn minh đi bộ" thì đi đôi với nó phải là phương tiện công cộng phải tối ưu nhất. Miễn là chỉ ngồi trên các phương tiện đó, bạn dễ dàng tiếp cận được đời sống và dịch vụ của phố thị.
Một thành phố chi chít bởi những chiếc xe máy, một bộ phận không nhỏ người dân phải sống bằng những chiếc xe đẩy và những chiếc xe ô tô không có điểm đỗ, thì nếu chỉ duy trì trật tự vỉa hè là chưa đủ. Bởi khi đó, chúng ta vì một thiểu số đi bộ mà làm khó cho đa số đi xe cá nhân.
Nên ưu tiên làm chỗ để xe trước lúc dẹp vỉa hè. Có điểm đỗ xe thì người ta mới tiếp cận dịch vụ, giao dịch thuận lợi, cái đô thị đó mới là đô thị sống. Chứ đô thị mà người ta chỉ lên xe chạy và chạy không ngừng, thì nó có sống không?
Bên cạnh đó, sinh nhai trên vỉa hè, là một số lượng hoạt động cực kỳ lớn. Nói một cách nào đó, vỉa hè cũng là một phương tiện sinh nhai cho một tỷ lệ người lao động không nhỏ. Tính ra là 25-30% miếng bánh sinh nhai đô thị diễn ra trên vỉa hè.
Đừng lãng phí, TP.HCM có thể thu được ít nhất 350 tỉ đồng mỗi tháng từ vỉa hè - Ảnh 2.
Tắc đường ở Sài Gòn. Ảnh: SGGP.
Nhắc đến 8 triệu cái xe máy, có nên nhắc đến con số xe hơi khủng đang "chỉ có đi mà không có đỗ" ở Sài Gòn cũng như các thành phố phát triển ở Việt Nam?
Singapore khéo ở chỗ: Đất quá nhỏ nên từ lâu rồi, nó rất chặt chẽ trong việc quota cho xe hơi. Bạn mua một quota cho xe hơi nhiều khi còn đắt hơn giá gốc của chiếc xe. 
Cách đây nhiều năm tôi nghe, mỗi quota cho xe hơi đã hơn 40 ngàn đô la Sing. Và mỗi năm, số lượng quota chỉ có hạn thôi.
Nếu bạn đủ tiền mua xe chưa chắc bạn dám mua vì phải có chỗ đỗ mới được mua. Hơn nữa, tất cả các dịch vụ trong đô thị, phải có chỗ đỗ xe đảm bảo, mới được hoạt động. 
Bạn muốn kinh doanh, bạn phải chứng minh được chỗ đỗ xe. Nếu không đủ, phải đi mua quota đỗ xe và có hợp đồng rõ ràng, mới cho phép kinh doanh.
Mô hình không thiếu. Các quốc gia đã làm và các chuyên gia đều thấy, nhưng quan trọng là phải có cách làm sáng tạo để đảm bảo sự cân bằng hạnh phúc cho người dân đô thị.
Sự cân bằng quyền lợi phải tự nhiên: Ai hưởng nhiều thì trả nhiều và không phải ai muốn hưởng là hưởng trọn, mà phải chia sẻ lợi ích, thì người khác mới cùng tham gia để cùng phát triển.
Vỉa hè hiện nay đang đẻ ra tiền cho ai?
Hầu hết người đồng thuận cách làm hiện nay, đều thống nhất rằng, vỉa hè của người đi bộ, thì phải trả cho người đi bộ. Trật tự sẽ có khi mà cái gì của ai phải trả lại cho chính người đó?
Vỉa hè là nơi giao tiếp ngẫu nhiên chủ yếu của đô thị. Nếu bạn nói vỉa hè chỉ để đi bộ thôi, mà phủ nhận chức năng giao tiếp của nó là chưa đủ. Vỉa hè tồn tại cùng với thể trạng của một đô thị. Nó đang khoẻ, đang giàu hay mới ổn định, vỉa hè nói lên tất cả.
Vỉa hè của Mỹ, bán tất cả những gì tân kỳ, vĩ đại, hào nhoáng không tưởng tượng được. 
Qua Ý, nó bán rong rêu, bán mùi của quá khứ, bán hình ảnh của cái vĩ đại nào đó đang đổ nát, đã đổ nát, còn lại là những vết tích gợi cảm của thời quá khứ huy hoàng mà thu tiền du lịch đâu kém gì Mỹ.
Nhưng chúng ta không thể minh biện cho việc lấn chiếm vỉa hè trái phép, khi mà các nước văn minh đều rất chú tâm vấn đề này, thưa ông?
Khi lập lại trật tự vỉa hè, phải nghĩ đến vấn đề sức mạnh thương mại quanh vỉa hè và sự sống của thành phố.
Nếu lập lại trật tự vỉa hè mà khách không có chỗ để xe ở nơi tiện lợi, thì cửa hàng mở ra không có khách. Phá sản. Câu chuyện vỉa hè đã đụng đến sức mạnh thương mại của những nhà phố nhỏ.
Nhìn một cách khác, vỉa hè chính là quyền lợi của người đi bộ nhưng cũng là tiềm năng kinh tế của các hộ kinh doanh bên đường. Chỉ có điều, cho thuê khoán vỉa hè thế nào cần khoa học và minh bạch. Nếu để vỉa hè chỉ cho người đi bộ, thì rất lãng phí.
Vậy vấn đề ở đây là, làm thế nào để người đi bộ cũng hạnh phúc và người bán hàng quanh vỉa hè cũng hạnh phúc, không nên lệch về phía nào.
Vậy, trật tự vỉa hè cho Sài Gòn, theo ông, phải như thế nào là hợp lý?
Trật tự là cần, nhưng là để đẩy đô thị phát triển mạnh, khoẻ khoắn và cân bằng chứ không phải chỉ mà để quản lý.
Người Pháp sẽ chẳng bao giờ đòi hỏi đường phố Sài Gòn phải rộng rãi như Paris hay người Mỹ cũng chẳng đòi hỏi vỉa hè Sài Gòn phải đồ sộ như New York. Thế nên cứ phải giống người ta thì trật lất.
Giá trị nhân văn là mục tiêu rất lớn của nghệ thuật kiến trúc đô thị là vậy. Nó quyết định hết: kinh tế, các mối quan hệ xã hội trên vỉa hè. Khi nhiều người cùng thấy hạnh phúc vì cái vỉa hè đó, thì chắc chắn chính sách thành công.
Quay lại câu chuyện vỉa hè Sài Gòn như những gì ông đã nói trên đây, vậy theo ông, còn thêm sáng kiến nào để nó vừa đẹp, thành phố vừa "sống", đời sống được cân bằng và trên hết - để Sài Gòn phát triển, thưa ông?
Sài Gòn có đến 12 triệu m2 vỉa hè. Người đi bộ có đi hết không, chắc ta đã có câu trả lời. Nhưng nó có giúp nhà nước đẻ ra tiền không? Chắc chắn có. Nhưng nó đang đẻ ra tiền cho ai?
Bạn cứ tính, một mét vuông trên đường Đồng Khởi hiện giờ bao nhiêu tiền? Trung bình là mấy trăm triệu, thậm chí có những điểm cụ thể 1 m2 lên tới 1 tỉ đồng. Nhưng, đó là một m2 trong cửa sắt, còn 1 m2 bên ngoài cửa sắt là 0 đồng.
Vỉa hè đó, lâu nay nhà nước chỉ dọn dẹp trật tự, còn thu tiền là người khác. Một m2, mức thu buổi sáng, buổi trưa, buổi tối là khác nhau. Và chỉ mấy m2 ở cái vị trí đó, mỗi một tháng là rất nhiều tiền.
Nhà nước chỉ lo đi dọn dẹp cho sạch sẽ để rồi kẻ khác thu tiền, có phí không? Rất phí. Lề đường là vàng, nhưng vàng không có chủ cho nên nó rối.
Đừng lãng phí, TP.HCM có thể thu được ít nhất 350 tỉ đồng mỗi tháng từ vỉa hè - Ảnh 3.
Hồi xưa tôi có ý kiến là bây giờ nhà nước cứ cho thuê đi, thành lập một công ty công ích khai thác kinh tế vỉa hè đô thị. Công ty này có nhiệm vụ trồng cây, lát đường cho đẹp, ánh sáng cho tốt và phân quỹ đất ra cái nào là đi, cái nào là bày, cái nào là cho thuê tại chỗ. Các cửa hàng mở ra phải có chỗ để xe và phải đóng tiền chỗ để xe đó.
Có thể 2-3 cửa hàng bắt tay nhau cùng chung một điểm để xe, nhưng trong phạm vi nhà nước cho thuê và đóng tiền lại đàng hoàng, tất tần tật những khoản tiền đó nhà nước dùng để tái đầu tư xây dựng mỹ quan vỉa hè: đóng các trụ đá trang trí cho đẹp, phân luồng ra phần nào cho thuê, phần nào dành cho người đi đường...
Tính ra, lợi nhuận trên 12 triệu m2 lề đường của TPHCM, cho sử dụng 1/4 số đó để cho thuê, 3/4 sử dụng cho những chuyện khác: lối đi, các tiện ích khác. 1/4 đó, với số thu rất nhẹ nhàng là 150.000/ đồng tháng/1m2, thì mỗi tháng nhà nước có thể thu về 450 tỉ đồng (kể cả trừ 100 tỉ đồng chi phí thì vẫn thu về được 350 tỉ).
Tiền đó anh tái đầu tư cho vỉa hè đẹp vô cùng. Thậm chí lấy tiền đó tổ chức các cuộc thi public art, các vỉa hè của điêu khắc tranh tượng, rồi làm ghế ngồi, làm bồn hoa, làm các thứ..., nó cũng chẳng ảnh hưởng đến vỉa hè.
Bất kỳ sự thay đổi nào phải đi kèm với hạnh phúc, phồn vinh thì sự thay đổi đó mới có ý nghĩa thực sự.
theo Trí Thức Trẻ
http://soha.vn/dung-lang-phi-tphcm-co-the-thu-duoc-it-nhat-350-ti-dong-moi-thang-tu-via-he-20170309141355989.htm




5.


Hà Nội: Vỉa hè quang đãng, quán xá đìu hiu trước giờ G


- 1 ngày trước khi toàn TP Hà Nội ra quân lấy lại vỉa hè cho người đi bộ, nhiều đường phố đã thoáng đãng gần như ngày Tết.
Tại trung tâm buôn bán của Thủ đô, vỉa hè các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường, Đồng Xuân... đều sạch sẽ, không còn hàng hóa bày tràn ra hè như trước đây.
Nhưng với những người buôn bán, thực tế này khiến họ đối mặt với cảnh chợ chiều đìu hiu.
Trước đây khách đến mua đều dựng xe dưới vỉa hè thì nay, chỉ vài phút sau công an phường sẽ đến lập biên bản, xử lý.
Phố thì quá chật, không có chỗ để xe, nếu muốn mua hàng sẽ phải gửi xe ở phố khác cách xa cửa hàng, nên nhiều người e ngại không đến.
giành vỉa hè, vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè, giành lại vỉa hè, phố cổ, Hà Nội
Các cửa hàng phố Hàng Đào thưa vắng không một bóng khách lúc 9-10h sáng nay

giành vỉa hè, vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè, giành lại vỉa hè, phố cổ, Hà Nội
Vỉa hè thông thoáng, rộng rãi cho người đi bộ, còn người kinh doanh ngồi buồn vì ít khách ghé qua
giành vỉa hè, vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè, giành lại vỉa hè, phố cổ, Hà Nội


giành vỉa hè, vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè, giành lại vỉa hè, phố cổ, Hà Nội
giành vỉa hè, vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè, giành lại vỉa hè, phố cổ, Hà Nội
Vỉa hè đã thoáng đãng cho du khách và người dân thoải mái đi bộ 
giành vỉa hè, vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè, giành lại vỉa hè, phố cổ, Hà Nội
Một người bán quần áo trên phố Hàng Ngang rảnh rỗi kê ghế ra giữa hè ngồi đọc báo
giành vỉa hè, vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè, giành lại vỉa hè, phố cổ, Hà Nội
Một hộ dân bán quần áo trên phố Hàng Ngang cho biết, trước đây mỗi ngày có thể bán được từ 30-40 triệu đồng, nay không được 3 triệu
giành vỉa hè, vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè, giành lại vỉa hè, phố cổ, Hà Nội
Phố Hàng Đào gọn ghẽ bất ngờ
giành vỉa hè, vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè, giành lại vỉa hè, phố cổ, Hà Nội
Mong ngóng khách hàng đặt chân đến mua
giành vỉa hè, vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè, giành lại vỉa hè, phố cổ, Hà Nội
Cửa hàng số 82 Hàng Đào bắc sẵn lối vào nhà cho xe máy của khách
giành vỉa hè, vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè, giành lại vỉa hè, phố cổ, Hà Nội
Những cửa hàng không gian chật hẹp thì không có chỗ nào cho xe máy
giành vỉa hè, vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè, giành lại vỉa hè, phố cổ, Hà Nội
Một người mua hàng vất vả dựng xe để tránh vỉa hè

giành vỉa hè, vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè, giành lại vỉa hè, phố cổ, Hà Nội

giành vỉa hè, vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè, giành lại vỉa hè, phố cổ, Hà Nội
Xe dựng một nửa trong nhà, một nửa vỉa hè, chỉ cần xe để ra ngoài sẽ bị lực lượng chức năng xử lý
giành vỉa hè, vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè, giành lại vỉa hè, phố cổ, Hà Nội
Nhân viên các cửa hàng trên phố không có khách ngồi rảnh rỗi

giành vỉa hè, vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè, giành lại vỉa hè, phố cổ, Hà Nội
Người dân khu phố cổ mong muốn TP có hướng giải quyết để vừa trả lại vỉa hè vừa không ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh 
giành vỉa hè, vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè, giành lại vỉa hè, phố cổ, Hà Nội

giành vỉa hè, vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè, giành lại vỉa hè, phố cổ, Hà Nội
Trong khi đó, lực lượng công an phường vẫn liên tục có mặt để nhắc nhở, xử lý các hộ dân vi phạm hành lang vỉa hè
giành vỉa hè, vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè, giành lại vỉa hè, phố cổ, Hà Nội
Với nhiều tuyến phố khác, vỉa hè dần được trả lại quang đãng. Trong ảnh là phố Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân) trước đây tấp nập các sạp hàng bán đồ ăn vặt nay thông thoáng, sạch đẹp
giành vỉa hè, vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè, giành lại vỉa hè, phố cổ, Hà Nội
Người đi bộ ở phố Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy thoải mái đi trên phần hè 
giành vỉa hè, vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè, giành lại vỉa hè, phố cổ, Hà Nội
Phố Đặng Văn Ngữ, quận Đống Đa không còn bóng dáng các quán thịt nướng

giành vỉa hè, vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè, giành lại vỉa hè, phố cổ, Hà Nội
Vỉa hè phố Tôn Thất Thuyết (Cầu Giấy) không còn những sạp hoa quả, quán nước như trước đây
Ông Nguyễn Sự: Tôi từng bị dọa đốt nhà vì dẹp vỉa hè

Ông Nguyễn Sự: Tôi từng bị dọa đốt nhà vì dẹp vỉa hè


Nguyên Bí thư Hội An chia sẻ áp lực dẹp vấn nạn chiếm vỉa hè ở Hội An cách đây hơn 20 năm.
Chủ tịch HN: 180 quán bia vỉa hè, hơn 150 quán có công an đứng sau

Chủ tịch HN: 180 quán bia vỉa hè, hơn 150 quán có công an đứng sau


Tôi thống kê hơn 180 quán bia vỉa hè thì có trên 150 quán bia có công an đứng đằng sau - Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ ra.
Tham nhũng vỉa hè và tối hậu thư của Chủ tịch Hà Nội

Tham nhũng vỉa hè và tối hậu thư của Chủ tịch Hà Nội


Từng làm Giám đốc Công an TP, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung biết rõ quán bia vỉa hè nào có công an đứng đằng sau...

Trần Thường - Đoàn Bổng
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tin-anh/tin-moi-ha-noi-via-he-quang-dang-hang-quan-diu-hiu-360443.html



4.


Phó chủ tịch quận Bình Tân ra đường dọn dẹp vỉa hè

07/03/2017 20:17 GMT+7
TTO - Thấy hàng rào giữ xe của trung tâm Thế giới di động trên đường Võ Văn Kiêt - Hồ Học Lãm lấn chiếm vỉa hè của người đi bộ, Phó chủ tịch quận Bình Tân Nguyễn Gia Thái Bình đã chỉ đạo lực lượng chức năng tháo dỡ.

Phó chủ tịch quận Bình Tân ra đường dọn dẹp vỉa hè
Ông Nguyễn Gia Thái Bình - Phó chủ tịch quận Bình Tân (trái) chỉ đạo lực lượng xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè- Ảnh: Tâm Đức
16h chiều 7-3, lực lượng chức năng quận Bình Tân dưới sự chỉ đạo của ông Nguyễn Gia Thái Bình - Phó chủ tịch quận tiếp tục ra quân xử lý tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.
Tại thời điểm kiểm tra xử lý, thấy hàng rào giữ xe của trung tâm Thế giới di động nằm trên đường Võ Văn Kiêt - Hồ Học Lãm lấn chiếm vỉa hè của người đi bộ, ông Bình đã chỉ đạo lực lượng chức năng tháo dỡ hàng rào, trả lại vỉa hè thông thoáng.
Trên tuyến đường Hồ Học Lãm, Kinh Dương Vương tuy lực lượng chức năng đã vận động tuyên truyền nhiều ngày nhưng vẫn có một số hộ kinh doanh còn để các vật dụng lấn ra ngoài vạch kẻ đường.
Một số người cho biết đã nhận được thông báo, đồng thời quận vẫn tuyên truyền hàng ngày nhưng do diện tích bên trong quá hẹp buộc phải lấn ra ngoài. Đa số người dân khi bị xử lý đều tuân thủ chấp hành.
Ông Bình cho biết sau nhiều ngày vận động, ra quân xử lý, tình trạng lấn chiếm đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Clip quận Bình Tân ra quân xử lý lấn chiếm vỉa hè - Clip: Tâm Đức
Những tuyến vỉa hè có chiều rộng trên 3m sắp tới sẽ được kẻ vạch và cho phép để một hàng xe máy phía trong. Tuy nhiên phía trong vạch kẻ chỉ được để xe máy chứ không được để các vật dụng kinh doanh.
“Sắp tới chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục thường xuyên vận động, kiểm tra và xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè để nâng cao ý thức người dân, trước hết là những tuyến đường trọng điểm, sau đó sẽ tiếp tục xử lý các đường nhỏ hơn” - ông Bình nói.
Phó chủ tịch quận Bình Tân ra đường dọn dẹp vỉa hè
Lực lượng chức năng tháo dỡ phần rào lấn chiếm của trung tâm Thế giới di động trên đường Võ Văn Kiệt - Hồ Học Lãm - Ảnh: Tâm Đức
Phó chủ tịch quận Bình Tân ra đường dọn dẹp vỉa hè
Một bức tường cản lối đi trên vỉa hè bị phá bỏ - Ảnh: Tâm Đức
Phó chủ tịch quận Bình Tân ra đường dọn dẹp vỉa hè
Lập biên bản xử lý hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè - Ảnh: Tâm Đức
Phó chủ tịch quận Bình Tân ra đường dọn dẹp vỉa hè
Một người phụ nữ bật khóc và trình bày lí do với lực lượng chức năng - Ảnh: Tâm Đức
Phó chủ tịch quận Bình Tân ra đường dọn dẹp vỉa hè
Một số vật dụng buốn bán lấn chiếm bị đưa lên xe - Ảnh: Tâm Đức
Phó chủ tịch quận Bình Tân ra đường dọn dẹp vỉa hè
Một hộ kinh doanh để các vật dụng lấn ra ngoài bị lực lượng xử lý tháo dỡ tại chỗ - Ảnh: Tâm Đức
Phó chủ tịch quận Bình Tân ra đường dọn dẹp vỉa hè
Lực lượng chức năng trao đổi với người dân về hành vi lấn chiếm - Ảnh: Tâm Đức
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170307/pho-chu-tich-quan-binh-tan-ra-duong-xu-ly-lan-chiem-via-he/1276304.html




3.


Bí thư thành Vinh: Không ngại va chạm, quyết giành vỉa hè


 - Dù có va chạm nhưng Bí thư Thành ủy Vinh (Nghệ An) vẫn quyết tâm giành lại vỉa hè cho người đi bộ.
Sáng nay, trao đổi với VietNamNet, ông Võ Viết Thanh - Bí thư Thành ủy TP Vinh cho biết, TP sẽ triển khai kế hoạch giành lại vỉa hè cho người đi bộ vào đầu tháng 4 tới. 
giành vỉa hè, giành lại vỉa hè, TP Vinh, bí thư thành Vinh
Xe ô tô đậu lấn chiếm vỉa hè trên đường đại lộ Lê Nin
Ông Thanh nhận định, TP hiện chưa tương xứng với một đô thị văn minh, hiện đại. Để trở thành trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, một trong những nhiệm vụ cần làm mạnh là giành lại vỉa hè.
giành vỉa hè, giành lại vỉa hè, TP Vinh, bí thư thành Vinh
Trước cửa kho bạc nhà nước tỉnh Nghệ An xe ô tô đậu ngáng vỉa hè.
Ông Thanh nhấn mạnh: “Phải làm tốt các công tác giáo dục, tuyên truyền ý thức cho nhân dân, đồng thời kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm”.
giành vỉa hè, giành lại vỉa hè, TP Vinh, bí thư thành Vinh
Bãi đáp ô tô ở khắp các vỉa hè thành Vinh
Theo kế hoạch, trong năm 2017, TP Vinh tập trung giải tỏa hành lang vỉa hè, quy hoạch, bố trí, quy định rõ bãi đậu xe… một cách đồng bộ.
Ngoài ra, ông Thanh cho biết, sẽ có hình thức xử lý người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền các phường, xã nếu để tái lấn chiếm vỉa hè..
''Chúng tôi sẽ vận động người dân, doanh nghiệp, cơ quan tự nguyện tháo dỡ những điểm lấn chiếm vỉa hè. Nếu không thực hiện sẽ có lực lượng cưỡng chế tháo dỡ.
Khi làm sẽ có va chạm nhưng chúng tôi không ngại, quyết tâm giành lại vỉa hè'' - ông Thanh khẳng định.
Ông Nguyễn Sự: Tôi từng bị dọa đốt nhà vì dẹp vỉa hè

Ông Nguyễn Sự: Tôi từng bị dọa đốt nhà vì dẹp vỉa hè


Nguyên Bí thư Hội An chia sẻ áp lực dẹp vấn nạn chiếm vỉa hè ở Hội An cách đây hơn 20 năm.
Chủ tịch quận Thanh Xuân gửi thư cho dân không chiếm vỉa hè

Chủ tịch quận Thanh Xuân gửi thư cho dân không chiếm vỉa hè


Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) vừa gửi thư ngỏ đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn quận đề nghị không chiếm dụng lòng đường, vỉa hè.
Tham nhũng vỉa hè và tối hậu thư của Chủ tịch Hà Nội

Tham nhũng vỉa hè và tối hậu thư của Chủ tịch Hà Nội


Từng làm Giám đốc Công an TP, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung biết rõ quán bia vỉa hè nào có công an đứng đằng sau...
Chủ tịch HN kể chuyện dẹp vỉa hè khi làm Giám đốc Công an

Chủ tịch HN kể chuyện dẹp vỉa hè khi làm Giám đốc Công an


Để giải quyết được hiện tượng thờ cúng gây mất trật tự dọc vỉa hè Văn Miếu, ông Nguyễn Đức Chung đã phải ngồi tại đó mất 4 tuần.
Quận 1 đập tường lấn vỉa hè gần tòa nhà Bộ Công Thương

Quận 1 đập tường lấn vỉa hè gần tòa nhà Bộ Công Thương


Chiều 6/3, Phó chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải tiếp tục dẫn đầu đoàn kiểm tra liên ngành rảo quanh nhiều tuyến đường để kiểm tra trật tự đô thị.

V.Bình - Q.Huy
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/an-toan-giao-thong/tin-moi-bi-thu-thanh-vinh-khong-ngai-va-cham-quyet-gianh-via-he-360058.html



2.


Lãnh đạo quận viết thư kêu gọi lập lại mỹ quan đô thị

06/03/2017 21:39 GMT+7
TTO - Ông Nguyễn Xuân Lưu, chủ tịch UBND quận Thanh Xuân, Hà Nội đã có thư ngỏ gửi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân quận Thanh Xuân kêu gọi không chiếm dụng lòng đường vỉa hè.
Lãnh đạo quận viết thư kêu gọi lập lại mỹ quan đô thị
Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân, Hà Nội gửi thư ngỏ kêu gọi người dân không chiếm dụng lòng đường vỉa hè
Thư có đoạn, “vì một quận Thanh Xuân văn minh, hiện đại, sáng - xanh - sạch - đẹp, rất cần sự thống nhất, ủng hộ, đồng sức, đồng lòng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân”.
UBND quận trân trọng đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân bằng những hành động thiết thực, hiệu quả đảm bảo an toàn giao thông, giữ gìn mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường, cụ thể:
Không chiếm dụng lòng đường vỉa hè làm nơi kinh doanh buôn bán, trông giữ phương tiện không đúng quy định.
Đặc biệt UBND quận trân trọng đề nghị và tin tưởng các hộ gia đình đang cư trú, kinh doanh tại các nhà mặt đường, mặt phố sẽ sắp xếp gọn gàng hàng hóa trong khuôn viên nhà đất của mình để dành vỉa hè phong quang, sạch đẹp cho người đi bộ.
Chủ động tháo dỡ mái che, mái vẩy, biển quảng cáo, các hạng mục xây dựng không đúng quy định, bệ bục, vật dụng... gây ảnh hưởng đến sự thông thoáng của vỉa hè, gây mất mỹ quan đô thị.
Thực hiện tốt các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông; không dừng, đỗ phương tiện trên vỉa hè, dưới lòng đường sai quy định.
Giữ gìn vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, không xả nước thải bừa bãi; tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh và bảo vệ môi trường, xóa bỏ quảng cáo, rao vặt không đúng quy định.
Ông Lưu cho rằng những hành động nhỏ nhưng tạo ra ý nghĩa lớn. Quận Thanh Xuân kêu gọi chung tay thực hiện đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng và trật tự đô thị.
Một lãnh đạo quận Thanh Xuân cho biết, ngoài phát hành thư ngỏ trên cổng thông tin điện tử của quận, thư ngỏ còn được chuyển đến tay các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn quận.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170306/lanh-dao-quan-viet-thu-keu-goi-lap-lai-my-quan-do-thi/1275722.html
1.


Hà Nội bực bội vỉa hè

05/03/2017 20:07 GMT+7
TTO - Một ngày sau phát biểu của chủ tịch UBND TP Hà Nội về việc vỉa hè bị lấn chiếm do có “chống lưng”, tình trạng vỉa hè ở thủ đô dường như vẫn không có gì thay đổi.

Hà Nội bực bội vỉa hè
Các bãi trông giữ xe phục vụ tuyến phố đi bộ Hồ Gươm cũng chiếm diện tích lớn lòng đường - Ảnh: Nam Trần
Dọc suốt hai bên đường Đê La Thành là các hộ sản xuất và kinh doanh đồ nội thất, rất nhiều cửa hàng ngang nhiên bày bán kín cả vỉa hè. 
Trong khi đó tại khu vực phố cổ, rất nhiều tuyến phố vẫn trong tình trạng lộn xộn bởi cửa hàng ăn uống vỉa hè hay những bãi trông giữ xe máy kín cả vỉa hè. 
Trước thông tin trong thời gian tới Hà Nội sẽ xử lý quyết liệt việc vi phạm lấn chiếm vỉa hè, phần lớn người dân, các hộ kinh doanh cho biết họ đều đồng tình với việc làm này.
Tuy nhiên, nhiều người cũng băn khoăn vì với sự thiếu vắng cơ sở hạ tầng hiện nay, việc dành một phần vỉa hè để trông giữ xe của các hộ kinh doanh cũng cần được tính đến.
Là một quận có nhiều khu phố cổ, người dân chủ yếu kinh doanh, ông Đào Quang Tâm, phó phòng đô thị UBND quận Hoàn Kiếm, cho biết toàn quận hiện có 166 vỉa hè đường phố và để thực hiện bố trí nơi để xe máy, quận đã thực hiện khảo sát, trong đó có 89 hè phố có mặt cắt ngang rộng từ 2,5m trở lên.
Hà Nội bực bội vỉa hè
Một bãi trông giữ xe nuốt trọn cả vỉa hè trên đường Nguyễn Văn Tố - Ảnh: Nam Trần
Quy định là phải dành 1,5m vỉa hè cho người đi bộ. Như vậy, chỉ vỉa hè có chiều rộng từ 2,5m trở lên mới đủ điều kiện sắp xếp phương tiện xe máy. Vì thế, theo phương án lâu nay, quận bố trí có 89 tuyến hè phố được phép để xe máy một hàng trên vỉa hè, và phải để xe theo đúng vạch quy định” - ông Tâm nói.
Với những tuyến phố không có vỉa hè rộng đủ 2,5m, ông Tâm cho biết: “Quận vẫn phải tạo điều kiện cho các hộ dân, nhưng giao cho UBND các phường trực tiếp bố trí, tự sắp xếp”.
Theo đó, việc bố trí, sắp xếp phải đảm bảo hai yêu cầu.
Thứ nhất, vẫn phải đảm bảo chỗ đỗ xe cho người dân dù đó là chỗ để xe không mang tính chất cố định để làm nơi để xe của gia đình hay khách đến nhà.
Thứ hai, vẫn phải dành lối đi trên vỉa hè cho người đi bộ.
Theo ông Tâm, cách làm của các phường với những tuyến phố có vỉa hè hẹp ngang là cho để xe theo chiều dọc hè, vì để xe ngang thì hết cả diện tích hè, như vậy là người đi bộ vẫn có lối đi.
Theo ông Vũ Văn Viện, giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội, một trong những tồn tại, hạn chế trong quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường là chuyện duy trì trật tự sau xử lý.
“Với những điểm vi phạm lấn chiếm lòng đường lâu nay kiểm tra và xử lý thì rất nhanh, nhưng cái yếu là chưa có cơ chế duy trì. Hiện nay với các tuyến phố có cho phép đỗ xe dưới lòng đường thì xe mới được phép đỗ. Còn những nơi không cho phép đỗ nhưng các phương tiện thường xuyên vi phạm về dừng đỗ trái phép thì phải có chế tài xử lý nghiêm, và sẽ có giải pháp để người dân trực tiếp giám sát” - ông Viện cho hay.

Lấn chiếm vỉa hè Hà Nội - Clip: Nam Trần
Hà Nội bực bội vỉa hè
Xe máy, xe đạp đỗ kín vỉa hè trên đường Láng - Ảnh: Nam Trần
Hà Nội bực bội vỉa hè
Một chiếc ôtô đỗ kín vẻ hè trên đường Láng - Ảnh: Nam Trần
Hà Nội bực bội vỉa hè
Một tiệm sửa xe máy bày ngổn ngang đồ đạc và xe trên vỉa vè và dưới lòng đường trên đường Láng - Ảnh: Nam Trần
Hà Nội bực bội vỉa hè
Xe máy dựng kín trước một cửa hàng đồ uống trên đường Chùa Láng - Ảnh: Nam Trần
Hà Nội bực bội vỉa hè
Một người phải lách đi tại một bãi giữ ôtô chiếm trọn vỉa hè trên đường Ngô Quyền - Ảnh: Nam Trần
Hà Nội bực bội vỉa hè
Một bãi trông giữ xe máy của một rạp hát trên đường Hàng Bạc chiếm hết vỉa hè khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường - Ảnh: Nam Trần
Hà Nội bực bội vỉa hè
Một bãi trông giữ xe nuốt trọn cả vỉa hè trên đường Nguyễn Văn Tố - Ảnh: Nam Trần
Hà Nội bực bội vỉa hè
Xe máy dựng kín trước các cửa hàng trên đường Hàng Tre - Ảnh: Nam Trần
Hà Nội bực bội vỉa hè
Người đi bộ khó khăn lách giữa dãy xe máy dựng kín trước các cửa hàng trên đường Hàng Bạc - Ảnh: Nam Trần
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170305/ha-noi-buc-boi-via-he/1275137.html


---

Những entry liên quan đã đi trên blog này:

- Hãy lấy lại vỉa hè trả cho người dân - 3 (từ Quận 1 phát triển ra các đô thị lớn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.