Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

20/01/2017

Vua bếp Táo Quân ở vùng miền núi (ghi chép của Xuân Bách)

Bạn Xuân Bách là người Nùng Inh ở Lạng Sơn.

Nhân ngày 23 tháng Chạp hôm nay (20/1/2017), bạn có biên nhanh mấy dòng về Táo Quân.

Sử gia Nguyễn Thế Anh (bài của học trò Việt Anh)


Gái lấy chồng xa hồi 1620s : nơi ấy, đã có biển ghi tiếng Việt

Khoảng mười năm trước (năm 2008), chỗ đó, mới chỉ có tiếng Nhật và một chút tiếng Anh. Chưa hề có tiếng Việt.

Chi tiết thì đọc lại ở đây (bài của bác Trương Văn Tân 2008), hoặc ở đây (nhân triển lãm Đại Việt Nam 2013). Còn đại khái, qua ảnh, thì thế này:

19/01/2017

Thời Của Thánh Thần (tiểu thuyết Hoàng Minh Tường) bản tiếng Nhật

Dịch giả là Giáo sư Imai của Đại học Ngoại ngữ Tokyo - một chuyên gia về văn hóa và lịch sử Việt Nam, hiện là trưởng khoa Tiếng Việt. Bởi vậy, hoàn toàn yên tâm về chất lượng bản dịch.

Giá bán là 4000 Yên (khoảng gần 1 triệu tiền VND).

18/01/2017

du lãng Nepal, bắt đầu từ visa

Nepal không có Đại sứ quán hay Lãnh sự quán tại Việt Nam. Khi vào Nepal vẫn cần visa, và việc này thực hiện ngay tại sân bay (trước khi nhập cảnh).

"Nepal: Nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đến với quốc gia nhỏ bé Nepal bạn chỉ cần chuẩn bị tiền USD để đóng lệ phí visa (20 USD cho visa 15 ngày), 2 ảnh thẻ cỡ giống trên hộ chiếu và có một trang trống là có thể xin visa ở ngay sân bay Kathmandu."

Tiếp câu chuyện làm gì với hai cái Tết, dương lịch và âm lịch (thời điểm 2017)

Chủ đề hai cái Tết đã bàn nhiều năm qua trên blog này.

Từ thập niên 1960, đã có đề án bỏ âm lịch và Tết Nguyên đán, của nhóm Nguyễn Xiển (đăng lên blog từ 2010, đăng lại năm 2014, ở đây). Đề án Nguyễn Xiển đã được trình lên. Nhưng Hồ Chủ tịch đã bác.

Sau năm 2000, câu chuyện được bàn lại. Mấy năm nay lại có phần sôi động hơn (ví dụ xem các me giận dữ với bác Võ Tòng Xuân hồi các năm 2005-2009, ở đây).

17/01/2017

Thủ tưởng Abe thăm chính thức Việt Nam


Ngôi mộ Nguyễn Bỉnh Khiêm mới phát lộ (cập nhật hội thảo 16/1/2017)

Đã đưa tin về ngôi mộ, ở đây.

Dưới là cập nhật nhanh về một hội thảo được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 16/1/2017. 

Vẫn như lần trước (hội thảo về chiếc răng lợn trong sự kiện di cốt cụ Phùng Chí Kiên, tháng 11/2013, ở đây), sẽ thấy các vị: Ngô Tiến Quý, Phan Anh, Nguyễn Lân Cường,... Người ta đọc được dòng chữ Hán từ chiếc thẻ tre dưới lòng đất khoảng 4 thế kỉ !

16/01/2017

Học giả Chu Hữu Quang vừa từ trần tại Bắc Kinh, thọ 112 tuổi

Đã viết nhanh về cụ ở một entry trước (xem lại ở đây), cũng đã sử dụng các nghiên cứu của cụ trong một bài viết gần đây (xem lại ở đây).

Cụ được học giới tôn xưng là "cha đẻ của phương án phiên âm tiếng Trung Quốc hiện đại".

Báo chí Trung Quốc mới đưa tin cụ từ trần, thọ 112 tuổi (1906-2017).