Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

17/01/2017

Ngôi mộ Nguyễn Bỉnh Khiêm mới phát lộ (cập nhật hội thảo 16/1/2017)

Đã đưa tin về ngôi mộ, ở đây.

Dưới là cập nhật nhanh về một hội thảo được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 16/1/2017. 

Vẫn như lần trước (hội thảo về chiếc răng lợn trong sự kiện di cốt cụ Phùng Chí Kiên, tháng 11/2013, ở đây), sẽ thấy các vị: Ngô Tiến Quý, Phan Anh, Nguyễn Lân Cường,... Người ta đọc được dòng chữ Hán từ chiếc thẻ tre dưới lòng đất khoảng 4 thế kỉ !


Tin đầu tiên là ảnh kèm chú thích, từ Fb. Những bổ sung thì đưa lên dần dần.



---

.

6.

Thông tin thêm về việc phát hiện mộ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
17:53 17/02/2017
Đoàn nghiên cứu hỗn hợp giữa Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng Con người và nhóm Nghiên cứu ở huyện Vĩnh Bảo đã về Bảo tàng Hải Phòng để lắp ghép lại chiếc quách gỗ cổ và tìm thấy cất giấu một chiếc thẻ tre và có chữ MẠC TRIỀU TRẠNG NGUYÊN.

Chiều 15-2-2017, Đoàn nghiên cứu hỗn hợp giữa Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng Con người do Thiếu tướng PGS.TS Ngô Tiến Quý - Viện trưởng, Trưởng đoàn, Hội Khảo cổ học Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Lân Cường – Tổng Thư ký Hội, Phó đoàn và nhóm Nghiên cứu ở huyện Vĩnh Bảo đã về Bảo tàng Hải Phòng để lắp ghép lại chiếc quách gỗ cổ.

Như tin đã đưa trên các phương tiện thông tin đại chúng, ngày mùng 8 tháng 3 âm lịch năm 2014, đã tìm thấy một quách gỗ trong vườn nhà cô Bùi Thị Hiền ở thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng. Bộ xương trong quách đã được cô Hiền đưa vào tiểu và mai táng tại nghĩa trang của xã. 
TS. Cung Khắc Lược và PGS.TS. Nguyễn Lân Cường đang nghiên cứu các chữ qua ảnh chiếc thẻ tre.

Đến ngày 7-1-2017, các cán bộ của hai cơ quan trên phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng cùng Đài Truyền hình VTV2 đã nghiên cứu chiếc quách cổ. Theo lời nhà ngoại cảm Trần Lệ Giang, trong quách cổ có cất giấu một chiếc thẻ tre và có chữ MẠC TRIỀU TRẠNG NGUYÊN. Nhưng trước khi tìm thẻ phải ngâm cả quách vào nước mưa trong ba ngày. 

Tôi và họa sĩ Đào Ngọc Hân theo sự hướng dẫn bằng điện thoại di động của nhà ngoại cảm Trần Lệ Giang (lúc đó đang điều trị tại Bệnh viện Phụ sản ở Hà Nội). Nhà ngoại cảm cho biết phải vớt quách ra, cạo lớp sơn ta ở đầu tấm ván địa mới tìm thấy chiếc thẻ. Sau gần 2 tiếng đồng hồ chúng tôi mới tìm được chiếc thẻ tre dài 26,5cm, nằm chìm trong một rãnh sâu 1,3cm, trên thẻ có khắc chữ. 
Nhà Hán học Lê Thiên Lý, PGS.TS. Nguyễn Lân Cường và TS. Cung Khắc Lược
Ngay lúc đó nhà thư pháp Lê Thiên Lý (Hải Phòng) đã đọc được chữ Đạt (tên húy của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm), qua tấm ảnh chụp của tôi được phóng to. Sau đó chiếc thẻ được đưa về Hà Nội, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định là có chữ, nhưng rất khó đọc vì nhiều chữ mất nét, hoặc quá mờ.

Vì các mảnh của tấm quách bị rời ra, nên sau khi chúng tôi kiểm tra rất kỹ, thấy không có dấu vết gì khác, mới tiến hành cho ghép lại tấm quách, do họa sĩ Đào Ngọc Hân trực tiếp thực hiện. 

Tranh thủ lúc chờ đợi, tôi mời nhà nghiên cứu Hán học TS Cung Khắc Lược – nguyên là cán bộ Viện Hán Nôm, trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, tới xem các ảnh chiếc thẻ tre của tôi chụp hôm 7-1-2017. Sau gần nửa giờ cụ Cung Khắc Lược đã lần lượt đọc được các chữ: MẠC  TRIỀU  TRẠNG  NGUYÊN  MỘ  TẠI AO  DƯƠNG.
Thiếu tướng PGS.TS. Ngô Tiến Quý (đứng giữa) quan sát tấm ván địa cùng đồng nghiệp Ảnh: Tạ Mai
Việc tìm thấy chiếc thẻ tre được giấu kín trong tấm địa của quách cổ là một bằng chứng về sự phối hợp giữa các nhà ngoại cảm và khảo cổ học để tìm ra sự thật lịch sử hàng trăm năm trước. 

Rất mong chính quyền địa phương huyện Vĩnh Bảo tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu những ngôi mộ khác tại vườn nhà cô Bùi Thị Hiền. Đồng thời, đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sớm vào cuộc, nghiên cứu để đưa ra kết luận chính thức về việc phát  hiện mộ Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm.

PGS.TS Nguyễn Lân Cường
http://cand.com.vn/Chuyen-dong-van-hoa/Thong-tin-them-ve-viec-phat-hien-mo-Trang-trinh-Nguyen-Binh-Khiem-428903/




5.


Tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Vì sao dân, xã hoài nghi?

Thông tin tìm được mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, các nhà khoa học cho rằng đây chính xác là mộ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhưng chính quyền địa phương, người dân hoài nghi chờ quyết định của Nhà nước.

Lý giải của những người trong cuộc
Vừa qua một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người ( Viện NC&UDTNCN - thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam), Hội Khảo cổ học Việt Nam (Hội KCHVN) và Trung tâm Thư pháp câu đối và Hán Nôm học Hải Phòng công bố một thông tin chấn động: đã tìm thấy mộ của danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Mộ cổ quách bằng gỗ ngọc am sau khi khai quật
PV báo Người Đưa Tin đã tìm gặp nhà thư pháp Lê Thiên Lý – Giám đốc Trung tâm Thư pháp câu đối và Hán Nôm học Hải Phòng để trao đổi về vấn đề này. Ông Lý là một trong những người tiên phong trong việc nghiên cứu Hán Nôm, dịch thuật, cụ thể là đưa ra những căn cứ để chứng minh việc tìm ra mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là có thật.
Nhà thư pháp Lê Thiên Lý dịch các chữ Nho trên quách
Theo ông Lý, vào tháng 5/2014, ông có nhận được thông tin một hộ dân ở thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng có khai quật được một ngôi mộ cổ, trên ván của ngôi mộ này có nhiều chữ bằng tiếng Hán. Sau một thời gian nghiên cứu những chữ này được ông Lý phiên âm tiếng Việt như sau:
Giá độc tất đạt
Trạng trình khiếu phong
Tâm dĩ nhật chính
Tầm tự quang long
Trùng mộc chủ tông
Trung sinh Nam cự
Nghĩa của các từ được phiên âm này như sau: “ Một người có tên là Đạt, gọi ra được tên Trạng Trình, người có tâm sáng như mặt trời giữa trưa. Tìm trong chữ sẽ thấy ánh sáng của rồng (tức Long). Tìm trong lớp gỗ sẽ thấy tông tích của chủ nhân là một con người lớn lao của nước Nam”.
Căn cứ vào những dòng chữ được dịch thuật, ông Lý đánh giá nhiều khả năng ngôi mộ này thuộc về một danh nhân, cụ thể là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Thẻ tre được lấy ra từ quách và được dịch thuật
Tiếp đó, theo đề nghị của Viện NC&UDTNCN và Hội KCHVN về việc giúp đỡ đọc và xác định chữ Nho trên chiếc thẻ tre lấy từ quách lưu giữ tại Bảo tàng Hải Phòng, thì một nhóm 8 nhà nghiên cứu Hán Nôm các tỉnh thành: Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu và đọc các chữ Hán trên chiếc thẻ tre. Do thời gian đã lâu, chữ trên thẻ tre lại nhỏ nên các nhà Hán học chỉ đọc được các chữ này gồm 2 phần. Phần thứ nhất: Mạc triều Trạng nguyên… tại (phần 3 chấm nét chữ bị mờ chưa đọc được). Phần thứ hai: Cù xuyên.
Từ những chữ Hán trên quách và thẻ tre đã được dịch thuật, ông Lý khẳng định ngôi mộ cổ kể trên thuộc về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Lý giải việc tại sao quê hương của Trạng Trình ở xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo mà ngôi mộ này lại được an táng tại xã Cộng Hiền, ông Lý cho biết Cộng Hiền là quê của vợ cả và cũng là thầy dạy học của Trạng Trình nên nếu Trạng Trình được an táng tại xã Cộng Hiền thì cũng không có vấn đề gì.
“Chúng tôi đang soạn thảo văn bản đệ trình Thủ tướng Chính phủ để Thủ tướng xem xét, giao cho các cơ quan chuyên môn khác như Bộ VH-TT&DL. Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công An để làm rõ thêm về vấn đề này, Từ đó, có cơ sở kỹ lưỡng, chuẩn xác để xác nhận đây là mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm” - ông Lý nói.
Trong khi đó, Phó GS.TS Nguyễn Lân Cường – Tổng thư ký Hội KCHVN thể hiện quan điểm: “Mẫu vật là chiếc quách đã được tôi đưa đi xác định niên đại, sau giám định chiếc quách này bằng gỗ ngọc am, có tuổi đời đến nay trên 1.700 năm. Là người làm công tác khảo cổ học đã lâu, tôi chắc chắn đến 95% đây chính là mộ của Trạng Trình”.
PGS.TS Nguyễn Lân Cường cùng các nhà khảo cổ đang tiến hành lấy thẻ tre từ quách
Dư luận đặt ra câu hỏi liệu có phải mộ gió hay không thì việc này ông Cường phủ nhận. Bởi lẽ, ngôi mộ này vẫn còn phần cốt, nếu là mộ gió, mộ giả thì sẽ không bao giờ có cốt. Ông Cường cho rằng, nếu được chứng nhận đây chính xác là mộ Trạng Trình thì sẽ là một thông tin khảo cổ học gây chấn động dư luận. Về việc Hội KCHVN có đệ trình Thủ tướng về thông tin khảo cổ học tìm được mộ nghi của của Trạng Trình hay không thì ông Cường nói việc này ông Lý sẽ làm. Đơn vị của ông chỉ làm công tác khảo cổ học.
Ngay sau thông tin tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sau 529 năm ngày mất tại huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng mà các nhà khoa học đưa ra trong cuộc Hội thảo mới đây, sáng 18/1, PV báo Người Đưa tin về địa phương để tìm hiểu thực hư sự việc này.
Dư luận, chính quyền nói gì?
9h sáng ngày 18/1, khi phóng viên hỏi về thông tin tìm thấy mộ cụ Trạng, nhiều người dân không hứng thú với thông tin này vì theo họ điều này đã được nghe từ mấy hôm trước. Ông Đ.V.B, 65 tuổi, người trong thôn Hạ Đồng cho biết: “Vào năm 2014, tôi nghe mọi người đồn là nhà bà Hiền đào được mộ cổ. Thời điểm đó có nhiều người qua lại nhà bà ấy tìm hiểu, đưa tấm gỗ lên tận Hà Nội nghiên cứu gì đó. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn tôi không nghe thấy tin gì về ngôi mộ này”.
Không chỉ ông B., nhiều người khi được phóng viên hỏi đều khẳng định không biết gì về thông tin tìm được mộ Trạng Trình mà chỉ nghe đồn như vậy chứ không biết thực hư thế nào.
Tại vị trí đào mộ cổ, gia đình bà Hiền đã an táng phần cốt
Có mặt tại khu vực nhà bà Hiền, ở thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền – nơi tìm thấy ngôi mộ cổ phát tích, bà Hiền xác nhận với phóng viên là năm 2014, gia đình bà có đào được một chiếc quách gỗ sơn màu đỏ ở độ sâu 2m ngay tại vườn nhà. Khi bật nắp, ở bên trong quách vẫn còn nguyên bộ hài cốt. Tuy nhiên, khi di chuyển bộ hài cốt sang chiếc tiểu sành mới, nhiều xương tự vụn ra, còn lại xương đầu và một ít xương chân không bị nát vụn. Bà Hiền cho biết: “Gia đình bà an táng bộ hài cốt ngay tại vị trí đào được quách gỗ nhưng điều chỉnh hướng cho hợp phong thủy và xây thành mộ phần để thờ cúng. Còn lại chiếc quách gỗ được mấy người bạn của bà đưa lên Hà Nội nghiên cứu vì nghi là mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm”.
Trao đổi với PV, ông Đoàn Văn Chung - Chủ tịch UBND xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo cho rằng, chính quyền địa phương không nắm được việc một số người dân đào được mộ tại nhà bà Hiền ở thôn Hạ Đồng. Hơn nữa, việc họ làm cũng không thông báo với địa phương. Thông tin tìm được mộ cụ Trạng chỉ là đồn thổi, chúng tôi mới được xem trên mạng. Mình là người nhà nước mình phải tin vào khoa học, khi nào có kết luận chính xác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì chúng tôi mới tin đó là mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Cùng quan điểm với ông Chung, ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND xã Lý Học- địa phương quê nhà của Trạng Trình khẳng định: “Thông tin tìm thấy mộ cụ Trạng là không có căn cứ. Chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng làm rõ thông tin này để tránh gây hoang mang trong dư luận địa phương”.
Tại đền thờ của Trạng Trình, ông Lê Văn Kiều - Trưởng ban Quản lý khu di tích đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cho biết, việc các nhà nghiên cứu đưa tấm quách đào được đi phân tích chúng tôi không được biết, không được tham gia nên chúng tôi không nắm được gì. Mọi thông tin chính xác phải chờ phía cơ quan Nhà nước.
Minh Sơn – Lã Tiến


















































































































































































http://www.nguoiduatin.vn/tim-thay-mo-trang-trinh-nguyen-binh-khiem-vi-sao-dan-xa-hoai-nghi-a313061.html

4.










Chùm ảnh: Hành trình phát lộ ngôi mộ được cho là của Trạng Trình

Tìm thấy chiếc thẻ tre trong tấm ván địa của quách cổ /// Ảnh Ngọc An


Tìm thấy chiếc thẻ tre trong tấm ván địa của quách cổẢNH NGỌC AN

Vào tháng 12.2016, Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người đã phối hợp Hội Khảo cổ học Việt Nam nghiên cứu tìm chủ nhân ngôi mộ cổ được phát lộ tại H.Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
PGS.TS Ngô Tiến Quý, Viện trưởng - Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người cho hay, với kết quả nghiên cứu bước đầu của các nhà nghiên cứu cùng sự tham gia của các nhà ngoại cảm, khả năng lớn ngôi mộ được phát lộ tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng là mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ngôi mộ được phát hiện vào tháng 4.2014 trong vườn nhà bà Bùi Thị Hiền. Người dân làng huyện Vĩnh Bảo đã tìm thấy một chiếc quách gỗ sơn màu đỏ ở độ sâu dưới 2 m. Khi bật nắp, ở bên trong quách vẫn còn nguyên bộ hài cốt.
Tuy nhiên, khi di chuyển bộ hài cốt sang chiếc tiểu sành mới, nhiều xương tự vụn ra, còn lại xương đầu và một ít xương chân không bị nát vụn. Bà con địa phương đã an táng bộ hài cốt tại nghĩa trang của xã, còn chiếc quách gỗ được giữ lại.



Tháng 12.2016, để xách định danh tính của chủ nhân ngôi mộ, các chuyên gia đã cho mở ván địa của chiếc quách. Dưới đây là một số hình ảnh các chuyên gia tìm chiếc thẻ tre trong tấm ván địa của quách gỗ do PGS.TS Nguyễn Lân Cường cung cấp:
quach-co
Chiếc quách gỗ có chiều dài 92,50 cm, chiều cao 26 cm, chiều rộng 26 cm, chiều dày đáy 5,1 - 5,2 cm, chiều dày thành 5,40 - 5,50 cm

quach-go
Bên trong chiếc quách gỗ

quach-go
Tấm ván địa của chiếc quách được bao phủ lớp sơn ta

van-dia
Thẻ tre nằm trong khe của ván địa

Chùm ảnh: Hành trình phát lộ ngôi mộ được cho là của Trạng Trình - ảnh 6
Hàng chữ trên chiếc thẻ tre ngà được tìm thấy
Ngọc An
http://thanhnien.vn/van-hoa/chum-anh-hanh-trinh-phat-lo-ngoi-mo-duoc-cho-la-cua-trang-trinh-784511.html




3. Báo công an



08:46 17/01/2017
Ngày 16-1, tại Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Hà Nội), Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người và Hội Khảo cổ học Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học về ngôi mộ cổ mới phát tích tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Hội thảo đã thu hút nhiều nhà khoa học, sử học và sự tham gia của một số cơ quan Trung ương và TP Hải Phòng.
Theo thông tin từ hội thảo, tháng 4-2014, tại thôn Hạ Đồng (xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng), người dân phát hiện một ngôi mộ cổ, bên trong là chiếc quách màu đỏ có mùi thơm, trên các mặt quách có nhiều chữ Nho. Hài cốt được chuyển sang tiểu và an táng tại nghĩa trang, chiếc quách được cọ rửa, mất nhiều chữ và chuyển về Hà Nội để các nhà khoa học nghiên cứu.
Nhận được thông tin, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người đã mời các nhà khoa học: Khảo cổ học, Hán Nôm… đề nghị xác định tuổi tấm gỗ làm quách.
Theo PGS.TS Nguyễn Lân Cường, Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam, việc xác định được một số chữ Nho trên quách của nhóm các nhà nghiên cứu ở Hải Phòng gồm Th.S Ngô Văn Hiển, Nhà thư pháp Lê Thiên Lý, Nhà Hán học Lương Đắc Tưởng, cụ Phạm Văn Duyệt và kết quả xác định niên đại gỗ làm quách là 1.700 năm càng củng cố lòng tin và sự hy vọng đây là quách táng hài cốt của Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, một trong những danh nhân văn hóa Việt Nam tiêu biểu.              
Xác định danh phận người trong mộ là một việc quan trọng, có ý nghĩa với quốc gia, dân tộc, do vậy cần phải tìm các chứng cứ khoa học. Tuy chưa kết luận được danh tính song Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người đã khẳng định đây là ngôi mộ cổ  và người nằm trong quách có danh phận cao quý. Đây là tài sản quý của địa phương và quốc gia nên Viện đã gửi công văn cho chính quyền địa phương đề nghị bảo vệ khu mộ và cùng phối hợp nghiên cứu. 

PGS.TS Nguyễn Lân Cường và họa sĩ Đào Ngọc Hân tiến hành lấy tấm thẻ tre từ chiếc quách.
Từ giữa năm 2016, như có sự thúc giục của tiền nhân, KTS Lê Trung Kiên cùng các nhà giáo Nguyễn Đình Minh, Hoàng Phan, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người, Hội Khảo cổ học Việt Nam và nhiều người yêu quý Cụ Trạng đã kết nối và tập trung nghiên cứu khảo sát bằng các phương pháp khoa học và tâm linh.

Từ sự phân tích của TS Lê Đình Phụng (năm 2014) về khả năng tiền nhân để lại thông tin bằng cách khắc lên các thẻ tre, các nhà khoa học định hướng là tìm thông tin trong ván địa của quách cổ theo như lời của nhà ngoại cảm Bùi Thị Hiền. Sau khi làm các thủ tục cần thiết về mặt tâm linh, nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học của Viện, Hội Khảo cổ học Việt Nam và nhóm các trí thức huyện Vĩnh Bảo đã nhận được sự hướng dẫn cụ thể việc mở ván địa: ngày mở (7-1-2017 tức 10 tháng Chạp), cách mở (phải ngâm nước mưa, phải mở cẩn thận…), người mở: PGS.TS Nguyễn Lân Cường và cộng sự phải là người có tâm dưới sự hướng dẫn của một số người am hiểu về tâm linh.  

Xét tầm quan trọng của vấn đề, GS.TSKH Phan Anh, Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người; Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Thiếu tướng, PGS.TS Ngô Tiến Quý (nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an), Viện trưởng Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người đã chỉ đạo dành toàn bộ trí tuệ và sức lực cho công tác này và giao trách nhiệm cụ thể cho hai đồng chí Viện phó thực hiện.

PGS.TS Nguyễn Lân Cường báo cáo việc tìm được chiếc thẻ tre.

Các cán bộ khoa học, cán bộ nghiên cứu sắp xếp mọi việc tập trung vào việc trọng đại: mở ván địa của chiếc quách cổ. Kết quả, PGS.TS Nguyễn Lân Cường cùng họa sĩ Đào Ngọc Hân đã thận trọng cạo lớp sơn ta phủ bên ngoài của tấm ván địa, tìm được thẻ tre, trên thẻ tre có chữ Nho.

Trên chiếc thẻ này, các nhà Hán nôm đã đọc được một số chữ có ghi tên người trong mộ là Nguyễn Văn Đạt (tên cha là Cù Xuyên, hiệu của Nguyễn Văn Đinh, có tên Nhữ Thục, thân mẫu của Cụ) và một số thông tin quan trọng đúng với danh phận của Cụ Trạng; qua đó khẳng định được đây là tấm quách của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, khép lại việc tìm mộ Cụ suốt mấy trăm năm qua.

Tại hội thảo, các nhà khoa học đã thảo luận báo cáo các kết quả nghiên cứu về ngôi mộ cổ. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thu được, đã kết luận chủ nhân của ngôi mộ cổ là Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hội thảo cũng đề xuất các biện pháp bảo vệ, tôn tạo di tích.

Theo chúng tôi, dù chưa có ý kiến của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng thông tin về ngôi mộ cổ nêu trên rất đáng được quan tâm, nghiên cứu nhằm đưa ra kết luận cuối cùng.
Trần Duy Hiển
http://cand.com.vn/Tieu-diem-van-hoa/Xon-xao-chuyen-tim-duoc-mo-Trang-trinh-Nguyen-Binh-Khiem-425589/


2. Bây giờ, đã thấy báo Thanh Niên đưa tin (dán chiều 17/1/2017)








PGS-TS Nguyễn Lân Cường (giữa) cùng các chuyên gia tiến hành cạo lớp sơn ta để tìm thẻ tre trong tấm ván địa của quách

ẢNH: PGS-TS NGUYỄN LÂN CƯỜNG CUNG CẤP
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng di cốt trong ngôi mộ cổ được phát tích tại làng Hạ Đồng, H.Vĩnh Bảo, Hải Phòng có thể là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Hội thảo khoa học về ngôi mộ cổ phát tích tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng do Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng của con người và Hội Khảo cổ học VN tổ chức, diễn ra vào ngày hôm qua (16.1) tại Hà Nội.
Linh cảm ngôi mộ của một người đặc biệt
Tìm thấy ngôi mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm? - ảnh 1
Để kết luận chính xác ngôi mộ có phải là mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm hay không chúng ta cần nghiên cứu thêm nữa. Tuy nhiên, với những nghiên cứu bước đầu của các nhà nghiên cứu và sự tham gia của các nhà ngoại cảm cho thấy khả năng rất lớn đây là ngôi mộ của ông
Tìm thấy ngôi mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm? - ảnh 2
Thiếu tướng, PGS-TS Ngô Tiến Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng của con người
Ngôi mộ cổ được phát tích vào tháng 4.2014 trong vườn nhà bà Bùi Thị Hiền. Người dân làng H.Vĩnh Bảo đã tìm thấy một chiếc quách gỗ sơn màu đỏ ở độ sâu 2 m. Khi bật nắp, ở bên trong quách vẫn còn nguyên bộ hài cốt. Tuy nhiên, khi di chuyển bộ hài cốt sang chiếc tiểu sành mới, nhiều xương tự vụn ra, còn lại xương đầu và một ít xương chân không bị nát vụn. Bà con địa phương đã an táng bộ hài cốt tại nghĩa trang của xã, còn chiếc quách gỗ được giữ lại.
Anh Lê Trung Kiên, một người quen của bà Bùi Thị Hiền, cùng nhà giáo Ngô Văn Hiển (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) đã chụp lại các mặt của tấm quách đem đến nhờ nhà thư pháp Hán Nôm Lê Thiên Lý, cụ Lương Bắc Tưởng - một người Hoa, hiện đang cư ngụ tại Hải Phòng và cụ Phạm Văn Duyệt - người thông thạo chữ Hán đọc lại các chữ trên tấm quách. Mặc dù, các chữ đã mờ gần hết nhưng những người thông hiểu chữ Hán, Hán Nôm có mặt đã đọc được đoạn thơ sau: Giá độc tất đạt/Trạng Trình khiếu phong/Tâm dĩ nhật chính/Tầm tự quang long/Trùng mộc chủ tôn/Trung sinh nam cự. Bốn chữ cuối có ghi: “Đạt - phong - long - tôn”. Khi đó, những người tham gia phát tích ngôi mộ và đọc chữ trên tấm quách linh cảm đây có thể là ngôi mộ của một nhân vật đặc biệt. Bởi, những dòng chữ được đọc thấy trên tấm quách trùng với nhiều dữ liệu về Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông có tên húy là Nguyễn Văn Đạt, dân gian vẫn quen gọi là Trạng Trình. Ngoài ra, cụ Lương Đắc Tưởng còn đọc được hai chữ Kim Lan đứng liền nhau, như ý chỉ về dòng họ danh giá. Sau đó, anh Lê Trung Kiên đến Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người nhờ nghiên cứu tấm quách để tìm chủ nhân của ngôi mộ cổ.
PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, cho hay vào tháng 5.2014, viện đã đề nghị địa phương phối hợp nghiên cứu để làm rõ danh tính chủ nhân của ngôi mộ nhưng không có hồi đáp, việc nghiên cứu tấm quách gỗ cũng dừng lại. Tấm quách được nhà văn - nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha (người gốc Vĩnh Bảo, Hải Phòng) lưu giữ tại ngôi nhà số 59 Tràng Thi (Hà Nội). Vào tháng 12.2016, khi tấm quách được đưa trở về Bảo tàng Hải Phòng, Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người đã phối hợp Hội Khảo cổ học VN quyết định nghiên cứu lại tấm quách.
Chiếc thẻ tre trong tấm ván địa
PGS-TS Nguyễn Lân Cường, Tổng thư ký Hội Khảo cổ học VN, kể lại đầu tháng 6.2016, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha có gọi cho ông nhờ xem chiếc quách. “Chiếc quách hình chữ nhật, nắp bị vỡ, có kích thước tương đương với quách gỗ mà tôi và Bảo tàng Nam Định đã khai quật vào ngày 15.9.2011 tại cánh đồng Đầu Chín, thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, H.Vụ Bản, Nam Định còn nguyên bộ hài cốt (có niên đại trong khoảng thế kỷ 16 - 18). Chỉ có khác, mộ ở Cao Phương bên trong là quan tài gỗ, bên ngoài là quách bằng vôi, vữa mật. Còn quách gỗ này là đào thấy trực tiếp trong đất, không có bọc lớp quách hợp chất bên ngoài”. Sau đó, PGS-TS Nguyễn Lân Cường đã tách thành của quách ra một đoạn gửi tới Trung tâm hạt nhân (TP.HCM) để phân tích niên đại. Kết quả cho thấy, gỗ làm tấm quách có niên đại khoảng 1.700 năm. Bên cạnh đó, TS khảo cổ học Lê Đình Phụng sau khi xem xét tấm quách đã đưa ra kết luận: Gỗ dùng làm tấm quách là gỗ Ngọc Am, loại gỗ quý hiếm, nếu là dân thường thời phong kiến không thể có được. Cũng theo ông Phụng, quy cách đóng chiếc quách và cách ghép, chất liệu sơn cho thấy thuộc vào thời nhà Mạc.
Sau khi có quyết định nghiên cứu lại tấm quách để xác định danh tính của chủ nhân ngôi mộ, các chuyên gia đã cho mở ván địa của chiếc quách, PGS-TS Nguyễn Lân Cường là người trực tiếp tham gia. Ông kể sau khi cạy hết lớp sơn thứ nhất ở đầu tấm địa, lộ ra lớp sơn bó có trộn cả đất sét ở bên trong, chiếc thẻ tre nằm trong khe của tấm ván địa lộ dần ra. “Chiếc thẻ tre nằm theo thớ dọc nên rất khó lấy ra. Chúng tôi phải khoét dần 2 rãnh dọc theo thẻ với chiều rộng khoảng 5 mm. Gần 2 tiếng sau, chúng tôi mới lấy được chiếc thẻ bằng tre ngà ra khỏi tấm địa. Chiếc thẻ dẹt, dài 265 mm, rộng 9,76 mm, dày 3,79 mm. Ngay lúc đó, tôi dùng kính lúp soi trên thẻ thì thấy lờ mờ có những ô chữ. Chúng tôi đã chụp ảnh ngay vì sợ không khí có thể khiến chữ bị mờ đi”, PGS-TS Nguyễn Lân Cường cho biết.
Nhà thư pháp Lê Thiên Lý cho hay ngay khi chiếc thẻ được đưa ra, ông đã đọc được chữ Đạt. Sau đó, ông và nhà Hán học Hoàng Phan và cụ Lương Bắc Tưởng đã cùng đọc chữ viết trên chiếc thẻ tre và phát hiện ra chữ Mạc triều trạng nguyên và 2 chữ Cù Xuyên (đạo hiệu của giám sinh Nguyễn Văn Định, thân sinh của Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm). “Để kết luận chính xác ngôi mộ có phải là mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm hay không chúng ta cần nghiên cứu thêm nữa. Tuy nhiên, với những nghiên cứu bước đầu của các nhà nghiên cứu và sự tham gia của các nhà ngoại cảm cho thấy khả năng rất lớn đây là ngôi mộ của ông. Khi đã xác định đây chính là ngôi mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng ta cần có những biện pháp để bảo tồn”, thiếu tướng, PGS-TS Ngô Tiến Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng của con người, nói.
Ngọc An
http://thanhnien.vn/van-hoa/tim-thay-ngoi-mo-cua-trang-trinh-nguyen-binh-khiem-784288.html


BẠN ĐỌC PHẢN HỒI (4 nhận xét)

Hoàng Huy


Cần xây lại tại vị trí cũ một miếu thờ Trạng Trình. Một hiền thần, một nhà trí thức, một nhà thơ đáng kính , đáng cho hậu thế tôn thờ.

Vivu


"Nhà thư pháp Lê Thiên Lý cho hay ngay khi chiếc thẻ được đưa ra, ông đã đọc được chữ Đạt. Sau đó, ông và nhà Hán học Hoàng Phan và cụ Lương Bắc Tưởng đã cùng đọc chữ viết trên chiếc thẻ tre và phát hiện ra chữ Mạc triều trạng nguyên và 2 chữ Cù Xuyên (đạo hiệu của giám sinh Nguyễn Văn Định, thân sinh của Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm). " Tại sao lại nghĩ (cho rằng) đây là mộ của Trạng Trình? Vì với đoạn viết như trên, ta vẫn có thể nói đây là mộ cụ Nguyễn văn Định, được Trạng Trình đứng ra lập mộ??? thu gọn

TanThuan


Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà chiêm tinh số lỗi lạc nhất VN vào thế kỷ 16, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam. Một con người đáng kính...

Docbao


Ối trời đất ơi , làm khoa học... nhất lại là khảo cổ học mà lại dựa vào "LINH CẢM " để phán quyết khẳng định thì có nước mà chui xuống hố mà than trời ????????





1.

Tiên Sinh Lêさんが写真8件を追加しました — 友達: Tang Tienさん、他91人

TIN MỚI CHẤN ĐỘNG:



Sáng nay,16-1-2017,tại Hội trường Bộ Tư lệnh Bảo vệ lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh,Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người cùng Hội Khảo cổ học Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học về ngôi mộ cổ mới phát tích ở Vĩnh Bảo ,Hải Phòng.



Đoàn Chủ tịch Hội thảo gồm có GS,TSKH Phan Anh,TS,Thiếu tướng Ngô Tiến Quý,Viên trưởng Viện NCVUDTNCN,TS Nguyễn Lân Cường,Tổng thư ký Hội KCH Việt Nam!.


Nhà Thư pháp Lê thiên Lý ở HP là 1 trong 10 diễn giả của Hội thảo Báo cáo về Quá trình đọc chữ Nho trên tấm quách và trên thẻ tre nằm trong tấm quách!

Ngay trên đầu thẻ tre là 4 chữ to MẠC TRIỀU TRẠNG NGUYÊN..Đó chính là CHỨNG MINH THƯ của Cụ !Chữ rõ ràng,chính xác mà bất kỳ ai biết chữ Nho đều đọc được dễ dàng!Ngoài ra còn rất nhiều chưx nhỏ khác nữa!!

Tất cả các báo cáo đều thống nhất đó là mộ Cụ Trangj!

Hoi thảo đã Kết luận Đó là mộ Cụ Trạng Trình!Tin vui vang động cả Hội trường!Tin vui Chấn động lòng người!Vậy là từ nay,Tấm màn huyền bí trên 431 năm qua đã được mở ra...

Chủ tich Đoàn Hội thảo

Giờ giải lao.

Tấm quách gỗ Ngọc am ,trên đó chứa rất nhiều chữ mà Nhà Thư pháp Lê thiên Lý đã đọc được từ thang 5-2014!

PGS,TS Nguyễn Lân Cường cùng các Cán bộ đang lấy tấm thẻ tre từ trong ruột tấm quách tại Bảo tàng HP ngày 7-1-2017!

Tấm thẻ tre-Chứng Minh Thư của Cụ Trạng!

4 chữ trên thẻ tre:Mạc triều Trạng Nguyên!

Đó là tấm Chứng Minh Thư của Cụ Trạng Trình rõ như ban ngày,bạch nhật thanh thiên mà khong một ai có thể chối cãi được!Đây là khoa học,cực kỳ khoa hoc!Chỉ cần một hàng chữ đó thoi,cũng là đủ để xác định tấm quách là của Cụ!

Hỏi còn phải nói chi nhiều??!

 Nhà Thư pháp Lê thiên Lý và PGS,TS ,Thiếu Tướng Ngô Tiên Quý,Viên trưởng và TS ,Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Lâm,Viện phó Viện NC và UDTNCN tại Hội Thảo!

Nhà thư pháp Lê thiên Lý tham luận tại Hội thảo.
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1851434515123023&id=100007694777716&pnref=story

1 nhận xét:

  1. 2. Bây giờ, đã thấy báo Thanh Niên đưa tin (dán chiều 17/1/2017)


    Tìm thấy ngôi mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm?


    10:00 AM - 17/01/2017 Thanh Niên

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.