Một bài viết mới trên tạp chí NCPH.
Home
20/11/2024
Lê Quý Đôn (1726-1784) với Phật giáo - chùa Phúc Khánh (Thái Bình) và các chùa khác
Có một giới thiệu từ năm 2016 của nhà báo Quang Viện. Bài này được đưa lên đầu tiên.
Chùa Phúc Khánh ở Thái Bình (chùa thôn Phúc Lộc, xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình). Chuông chùa đúc năm Cảnh Hưng 14 (1753) có mang một bài minh do Lê Quý Đôn soạn.
Chùa Thanh Phong ở Nam Định (chùa Cự Trữ -thôn Cự Trữ, xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định). Chùa gắn với thời kì nhà Mạc. Khánh đồng của chùa có mạng một bài minh do Lê Quý Đôn soạn năm Cảnh Hưng 26 (1765).
Các bản dịch hay luận bài sẽ được sưu tầm và dán dần lên ở dưới đó.
16/11/2024
Văn nghệ Thứ Bảy : phát hiện nho nhỏ "ông Thìn Lò Đúc vốn cựu học sinh Mĩ thuật Công nghiệp"
Phở Thìn Hà Nội, ở thời điểm hiện tại, thì có hai "hệ" ! Một hệ là Thìn Lò Đúc (phố Lò Đúc), một hệ là Thìn Bờ Hồ (phố Đinh Tiên Hoàng). Giao Blog đã có các chùm bài giới thiệu về cả hai.
Vừa đọc Fb của nghệ sĩ Hà Trí Dũng - một người thầy của các lứa Búp Trên Cành ngày xưa - mới vỡ lẽ: ông Thìn Lò Đúc vốn là cựu học sinh trường Mĩ thuật Công nghiệp.
Truyền hình Nhân Dân (ngày 15/11/2024): Ngăn chặn hành vi làm sai lệch di sản
14/11/2024
Lê Quý Đôn (1726-1784) - nhà sưu tầm tri thức dân gian tầm cỡ
Hội thảo quốc tế tại quê hương của nhà bác học, vào tháng 9 năm 2024, thì Giao Blog đã điểm nhanh ở đây.
Nay kỉ yếu của hội thảo đã được in thành sách.
Đại khái có một nghiên cứu của mình trong đó, mà được bắt đầu suy ngẫm và viết từ 25 năm trước (1/4 thế kỉ). Một trong những bài viết được viết và công bố lâu nhất. Đây là lần công bố đầu tiên từ sau khi có bản thảo đầu tiên năm 1999.
Mình là cựu học sinh Trường PTTH (cấp 3) Lê Quý Đôn ở thị xã Thái Bình hồi bắt đầu của thời kì Đổi Mới. Cái thị xã ấy đã được nhắc ở đây hay ở đây. Thị xã đã lên thành phố lâu rồi. Bức tượng cụ Lê Quý Đôn ở trước thư viện tổng hợp tỉnh cũng đã được thay mới (tượng gắn tên tuổi của nghệ sĩ Hà Trí Dũng).
Suy ngẫm, viết, và công bố lâu, một phần là bởi nguyên do cựu học sinh.
10/11/2024
Chuyển giao thế hệ trong Hội đồng Mạc tộc Việt Nam - Đại hội IV (nhiệm kì 2024-2029)
Hôm nay, Chủ Nhật ngày 10 tháng 11 năm 2024, tại điện Sùng Đức (Nam Sách, Hải Dương), Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IV (Đại hội IV) của Hội đồng Mạc tộc Việt Nam (HĐMTVN) đã được tổ chức thành công.
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành và Chủ tịch HĐMTVN cho khóa IV (nhiệm kì 2024-2029). Tân Chủ tịch HĐMTVN là ông Phạm Quốc Huỳnh - xuất thân từ Mạc tộc Diễn Châu (Nghệ An). Nguyên Chủ tịch HĐMTVN Thái Khắc Việt (PTC thường trực khóa I, Chủ tịch khóa II và III) đã được bầu là Chủ tịch Danh dự của HĐMTVN.
05/11/2024
Chương trình tưởng niệm thầy Suenari Michio (1938-2024) - Tại Kyoto, Thứ Bảy ngày 9/11/2024
Tin thầy Suenari từ trần, đã được Giao Blog loan ở đây. Một bài tưởng niệm của riêng tôi đã đi ở đây.
Ít ngày tới sẽ có một chương trình tưởng niệm thầy tại đại hội nghiên cứu năm 2024 của Hội học giả nghiên cứu Nhật Việt.
Đại hội nghiên cứu của Hội được tổ chức tại Đại học Sản nghiệp Kyoto. Trong đó, có một phân ban gọi là "Chương trình tưởng niệm thầy Suenari Michio". Cụ thể như ở dưới.
27/10/2024
Năm 2024 đáng nhớ với đền Phố Cát : khôi phục lễ hội sau mấy chục năm gián đoạn
Đền Phố Cát danh tiếng ở xứ Thanh đã lâu lắm rồi không tổ chức được hội.
Dễ đến khoảng 30 năm gì đó.
Thì năm 2024 này, chính quyền huyện Thạch Thành đã quyết tâm mở lại hội đền Phố Cát (bây giờ ta quen gọi là "lễ hội đền Phố Cát").
Một thời gian trước, tôi như mơ khi đi trên tuyến cao tốc từ Hà Nội vào Diễn Châu (Nghệ An) mà đi qua khu vực huyện Thạch Thành.
Lúc đó, đã bàn luận trong xe là: vậy thì mai đây ta đi vèo một cái cũng sẽ đến Thạch Thành. Đường về Phố Cát tiện lợi hơn rất nhiều.
Thì bây giờ, từ 2024, hội đền Phố Cát đã được mở lại. Giao thông cao tốc hẳn sẽ có đóng góp gì đó trong tương lai.
26/10/2024
Phủ Trèo ở Nga Sơn (Thanh Hóa)
Một điểm thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa ở miền Nga Sơn.
Đi một bài ngắn của trang thông tin điện tử huyện Nga Sơn đầu tiên.
24/10/2024
Ấn vàng “Sắc mệnh chi bảo” - đúc mới năm Minh Mệnh 8 (1827)
Bài trên website của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1. Đoạn mở đầu thì thật vẫn quan ngại, là thế này:
"Theo các kết quả nghiên cứu, ấn Sắc mệnh chi bảo có từ triều Trần được làm bằng chất liệu gỗ (trong đợt khai quật di tích Hoàng thành Thăng Long đã phát hiện ấn cùng loại bằng gỗ trên mặt có khắc Sắc mệnh chi bảo). Đây là ấn của vua Trần Thái Tông (1225-1258) dùng để ban bố mệnh lệnh, sắc chỉ trong giai đoạn những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ nhất (1258)."
Hóa ra mảnh gỗ mới tìm được ở Hoàng thành Thăng Long gần đây, thật sự là cái ấn "Sắc mệnh chi bảo" đầu tiên của Đại Việt chăng ?
Vậy là "Sắc mệnh chi bảo" đã có từ năm 1258 dưới triều Trần rồi !
Nghe hơi có màu sắc hạt lúa Thành Dền, vốn có thuyết mạnh là giống lúa thời các Vua Hùng với chàng Lang Liêu danh tiếng ! Nhưng đi làm "căn cứ" khoa học, thì rút cục: giống lúa Khang Dân có gốc Trung Quốc, tức đời hiện đại mới tinh ! Vụ thành Dền thì trên Giao Blog, xem lại ở đây, gắn với tên tuổi của học giả Lâm Mỹ Dung.
21/10/2024
19/10/2024
Người Nhật và văn hóa quí trọng người lạ từ xa tới - Phan Bội Châu (1905) và Bùi Thanh Vân (1923)
Chỉ đặt hai mẩu kể chuyện của người Việt Nam đã tới Nhật vào đầu thế kỉ XX.
Mẩu đầu tiên của Phan Bội Châu (viết lại chuyện của năm 1905 khi cụ mới đến Nhật Bản).
Mẩu thứ hai của cụ Bùi Thanh Vân viết và in luôn năm 1923 - kể về chuyện cụ đi du lịch Nhật Bản và Trung Quốc năm đó.
Câu chuyện đương đại về sắc phong và hồi hương sắc phong
Bài gồm nhiều kì đã đăng trên trang web của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, vào năm 2020.
Bản ở đây là đăng lại.