Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sài-Gòn-xưa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sài-Gòn-xưa. Hiển thị tất cả bài đăng

15/04/2024

Tiệc Mẫu tháng Ba 2024 ở Phủ Giầy Sài Gòn (Tp. Hồ Chí Minh)

Tên chính thức của ngôi đền là "Đền thờ Hai Bà Trưng, Đức Thánh Mẫu Phủ Giầy". Đền tọa lạc trên mặt đường Hoàng Hoa Thám quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Tên gọi Phủ Giầy Sài Gòn đã có từ trước năm 1975, trong sách vở và báo chí Sài Gòn thời đó.

Về Phủ Giầy Sài Gòn, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây hay ở đây.

Ảnh trước năm 1975 có kèm chú thích về đền Phủ Giầy Sài Gòn

Bây giờ là cập nhật Tiệc Mẫu tháng Ba ta năm 2024 tại Phủ Giầy Sài Gòn.

Đầu tiên, được sự cho phép của anh HL (ở Tp. Hồ Chí Minh), Giao Blog tạm đăng một ít ảnh trước. Video tiệc Mẫu Phủ Giầy Sài Gòn vào ngày 3 tháng Ba ta năm 2024 (ngày 11/4/2024) sẽ được cập nhật sau.

04/06/2023

Là một người quan sát, tôi không thấy đủ căn cứ qui công lớn nhất cho cố đại tá Bùi Văn Tùng

Từ mấy năm trước, tôi đã quan sát kĩ lưỡng, ở đây (tháng 5 năm 2021) và ở đây (tháng 5 năm 2020). Lúc đó, đại tá Bùi Văn Tùng vẫn còn tại thế. Dư luận từ nhiều phía có thể làm nhiễu loạn thông tin, nên đòi hỏi việc quan sát phải thật sự kĩ lưỡng.

Kết quả của quan sát kĩ lưỡng, thì tôi đã thấy rõ: mọi tư liệu đều chứng minh rất rõ vai trò lớn của đại úy Phạm Xuân Thệ lúc đó trong Dinh Độc lập. Hầu như không thấy chút tư liệu gì chắc chắn về đại tá Bùi Văn Tùng.

Với tư cách một người quan sát trung lập, bây giờ, ở thời điểm tháng 6 năm 2023, tôi muốn nói rõ thêm một lần nữa về kết quả quan sát của tôi.

09/03/2022

Ngày 8 tháng 3 năm 2022 : Lễ giỗ Hai Bà Trưng tại Phủ Giầy Sài Gòn

Phủ Giầy Sài Gòn (tên gọi tắt) thờ hai hệ thần chính: Hai Bà Trưng (hệ thần Hai Bà Trưng), Liễu Hạnh công chúa (hệ thần Liễu Hạnh).

Giỗ Hai Bà Trưng tại Phủ Giầy Sài Gòn, như truyền thống, được tổ chức vào ngày 6 tháng 2 âm lịch hàng năm. Năm 2022, ngày giỗ nhằm vào đúng ngày 8 tháng 3 - ngày Quốc tế Phụ nữ.

21/01/2019

Có một dịch giả như Nguyễn Tiến Văn : quanh quẩn đời viết bên khám Chí Hòa

Cuộc đời ông phản chiếu bức tranh hiện thực của một Việt Nam bị chia cắt, li tán, rồi thống nhất, và hiện đang đổi mới. Ông là bạn của Nguyễn Hiến Lê hồi trước 1975, và cũng là bạn của nhóm Bùi Chát - Lí Đợi, cũng như Trần Nguyên Anh trong những năm đầu thế kỉ XXI.

Năm nay, ông đã bước vào tuổi 80.

28/04/2018

Chung dòng máu, cùng ông tổ : về việc giỗ vua Hùng năm 1958 ở miền Nam

Lùi thời gian lại 60 năm trước.

Mối hoài niệm về việc cùng chung một ông tổ, cùng chung một dòng Lạc Hồng, là bầy con của Rồng và đám cháu của Tiên. Thời buổi chia đôi sơn hà, không phải người trong cùng một nước, dù tất cả đều là cháu chắt mẹ Âu Cơ.

09/11/2017

Tranh chấp ở ngôi đền thờ Mẫu Liễu tại Sài Gòn (thời điểm năm 2015)

"Đền thờ Mẫu Liễu tại Sài Gòn" là viết tắt. Cũng có khi được viết tắt là "Phủ Giầy Sài Gòn". 

Tên chính thức của ngôi đền là "Đền thờ Hai Bà Trưng, Đức Thánh Mẫu Phủ Giầy". Đền tọa lạc trên mặt đường Hoàng Hoa Thám quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

25/04/2017

Bài học Cách mạng Tháng Tám 1945, từ Nam Bộ : "sự đoàn kết và tấm lòng hy sinh cho tổ quốc"

Trước nay, chúng ta thường đặt sự chú ý nhiều cho Cách mạng Tháng Tám từ Hà Nội, với vai trò của Hồ Chủ tịch. Chẳng hạn, trên blog này, đã có những entry như ở đây hay ở đây. Gần đây, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, nhắc đến bài học "bám dân" của Cách mạng Tháng Tám (xem lại ở đây).

15/01/2017

Một vụ đạo văn trắng trợn ở miền Nam trước 1975

Đó là lời tố của Thanh Lãng dành cho nhóm Nguyễn Tấn Long - Nguyễn Hữu Trọng - Phan Canh.

Đạo không phải vài trang, hay vài chục trang, mà là cả mấy trăm trang.

Vụ này có điểm giống và cũng có điểm khác với vụ bản dịch của Thế Phong (Đường Bá Bổn) trước 1975 bị luộc gần đây, xem lại ở đây.

Tác phẩm của Thanh Lãng bị đạo bởi nhóm Nguyễn Tấn Long. Đó là một nhóm khá đình đám trong nam thời đó, tác giả của các bộ sách lớn, cũng là sách ăn cắp theo lời tố của Thanh Lãng, là Việt Nam thi nhân tiền chiến Khuynh hướng thi ca tiền chiến.

Bọn đạo văn nghênh ngang, theo Thanh Lãng là không biết hổ thẹn hay cáo lỗi gì, mà còn cười cợt mà tuyên bố sẽ lấy tiếp đem in !

29/04/2014

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

Khởi viết từ 23/4/2014

Chúng tôi lại đang du lãng vùng Bến Nghé, Gia Định, Đồng Nai. Dự tính tới cả Châu Đốc và Tây Ninh.

Lịch làm việc quá sít sao, không lảng đi cà phê cà pháo riêng tư đây đó được. Thời tiết quá khác nhau giữa hai miền đất nước. Hà Nội thì ẩm ướt và mưa liên tục. Còn Sài Gòn thì nắng như thiêu, rất nóng và rất khô, mồ hôi mồ kê chảy ròng ròng.

31/08/2013

Thuyết "3 Nguyễn" trong "1 Quốc" của Thụy Khê có thêm một ví dụ bàng chứng : Sài Gòn 1930s với ba ông Nhuận cùng họ, cùng tên lót

Qua những dẫn giải thường lòng vòng và rất ít khi có chứng cớ chân xác, bà Thụy Khê đang xây dựng thuyết 3 trong 1. Tức là có 3 ông Nguyễn trong một ông Quốc. Cũng tức là: Nguyễn Ái Quốc là cái tên chung của Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Tất Thành. Có khi là cả Phan Văn Trường, và ai đó, cùng ở trong đó. Vậy là 4 chứ không còn là 3 trong 1 nữa. 

26/01/2013

Chứng Minh Nhân Dân hay Thẻ Căn Cước có ghi tên bố mẹ - 1

Hôm qua, lúc chiều chiều, lại có mấy phút trà dư tửu hậu với một lão niên vốn là cựu sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội. Mỗi sáng, dù cả mồng một Tết, lão đều đạp xe một vòng quanh Hồ Tây. Nhà ở hiện tại thì ở khu làng Cót trước đây. Cứ đều đặn việc tập luyện siêng năng như vậy. Câu chuyện đã kể với tôi từ mấy năm trước, từ lúc tôi bắt đầu ra cửa hàng của lão sửa xe máy.

Hôm qua, lão cáu. Lục bục nói với tôi lúc đang xoay ốc 8 ở chỗ hộp xích, đại ý: lão bị mất chứng minh thư nhân dân, ra phường làm thủ tục xin cấp mới, thì được giải thích về mẫu CMTND mới. Trên mẫu mới, phải bắt buộc ghi tên mẹ và cha của lão. Lão năm nay ngót 70, cha mẹ đã qui tiên từ lâu. Chỉ nghe thấy thế, đã như thấy đứa nào xách mé dám nhắc tên cha mẹ đã khuất núi mình, lão trả hết, ra về.

Lão bảo tôi, lại đại ý: ngày trước, lúc quân mình tiếp quản Sài Gòn, thấy bên Cộng hòa dùng thẻ căn cước hay quá, thế là quân mình bắt chước, về đổi sang mẫu như trong đó. Ý lão là: thẻ căn cước ngày trước của Việt Nam Dân chủ là có ghi tên bố mẹ, còn của Việt Nam Cộng hòa thì không; vậy nên, quân mình đã bắt chước cái lối không ghi tên bố mẹ lên căn cước từ đó.

Mình bảo, đại ý: không phải lão à. Căn cước của Sài Gòn ngày trước cũng ghi hoành tráng tên cha tên mẹ đấy ạ. Có chăng là, nếu Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở đầu thế kỉ 21 này không hiểu sao lại trở lại với mẫu của chính quyền Sài Gòn trước đây ?

Tư liệu hôm nay đưa lên đây, để cùng xem.

Đây là một cái: