Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn miền-cửu-châu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn miền-cửu-châu. Hiển thị tất cả bài đăng

17/07/2020

Hãng xe buýt của quê hương đã phải đóng cửa, bởi Covid 19

Đó là hãng xe buýt Du lịch Itoshima (Itoshima Kanko), rất thân thuộc với dân chúng trong một vùng quê. Riêng với tôi, ngày xưa, đã có dịp tới gặp gỡ và giao lưu với công ty này. Khi nào thuận lợi, sẽ viết rõ về mảng quan tâm này của tôi (các công ti tư nhân khởi nghiệp ở quê hương).

Bây giờ, vào tháng 7 năm 2020, sau khoảng 40 năm hoạt động, hãng xe đã chính thức tuyên bố đóng cửa. Là do ảnh hưởng của Covid 19 đấy.

Itoshima bây giờ là thành phố, nhưng ngày trước luôn là huyện. Địa lí hành chính và địa danh có thay đổi, khi thì tách, khi thì nhập lại, nhưng từ thời Minh Trị đến nay, cái tên Itoshima (không kèm thêm gì) thì không thay đổi. Một vùng có phương ngữ riêng, mà tôi thì nghe và nói được phương ngữ ấy (đọc lại ở đây).

04/04/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : Sakura mãn khai dọc đường tàu điện nhà quê đang "cách li xã hội"

Tuyến tàu điện thân quen ấy. Chính là tuyến đường cơ bản chạy dọc biển nối thành phố Fukuoka (thủ phủ tỉnh Fukuoka) với thành phố Karatsu (thủ phủ tỉnh Saga). Ở khoảng giữa Fukuoka với Karatsu thì chính là cái ga xép nhà quê Ikisan.

Ngày xưa Ikisan là tên làng. Làng Ikisan thân thiết. Nơi mà tôi đã gắn một phần đời của mình ở đó. Chỉ cần nhìn thấy ga Ikisan, nhớ về làng Ikisan xưa và học khu Ikisan ngày nay, là tự dưng lòng thấy nao nao.

Đó là một trong những miền quê hương tha thiết của tôi.

Ngày xưa, nhà tôi ở ngay cạnh ga Ikisan. Đứng trên cửa sổ tầng hai thì luôn thấy sân ga. Luôn ý thức được là mình lúc đó đang ở vùng giáp ranh giữa tỉnh Fukuoka và tỉnh Saga.

27/03/2020

Hơn 100 năm trước, Nhật Bản tặng hơn 3000 cây anh đào cho Mỹ

Những năm gần đây, chính phủ Nhật Bản và các hội đoàn Nhật Bản từng tặng cây anh đào cho Việt Nam hay Hà Nội. Ví dụ xem ở đây (năm 2015) hay ở đây (năm 2017). Chuyện của đầu thế kỉ XXI.

Còn hơn 100 năm trước, hồi đầu thế kỉ XX, Nhật Bản cũng nhiều lần tặng cây anh đào cho Mĩ. Lúc bấy giờ, sau khoảng một nửa thế kỉ phát triển, nền công nghiệp của Nhật Bản đã bứt phá và đuổi kịp với mặt bằng của phương Tây (đọc lại ở đây, ghi chép năm 2016). Lúc bấy giờ, phong trào Đông Du của các cụ Cường Để - Phan Bội Châu đã tan rã (đọc lại ở đây).

22/02/2020

Lâu rồi có thêm một tin vui : học sinh Việt Nam ở Đại học Nam Cửu Châu được cảnh sát thành phố cảm ơn

Lần trước, cũng đã có nam học sinh Việt Nam được cảnh sát Nhật Bản gửi giấy cảm ơn vì hành động dũng cảm. Xem lại ở đây (tháng 5 năm 2019).

Lần này là lưu học sinh Phong (33 tuổi, ở Đại học Nam Cửu Châu). Phong đã giúp cho hai vợ chồng người Nhật Bản tránh được một cú lừa tiền qua điện thoại (một hình thức lừa đảo khá thịnh hành ở Nhật khoảng 20 năm nay, mà đối tượng bị lừa phần nhiều là người già).

Lúc đó, Phong đang trong ca làm thêm ở cửa hàng tiện ích gần nơi em học. Việc làm thêm này, ngày xưa, lớp của chúng tôi cũng đã trải nghiệm, ví dụ đã kể ở đây (tháng 5 năm 2016). Lứa của chúng tôi là ngay đầu thế kỉ XXI, lứa của Phong thì đang là thập niên thứ hai.

Những người có tên Phong. Ngẫu nhiên, làm mình tưởng nhớ đến cụ lưu học sinh Việt Nam lớp đầu tiên, là Trần Đông Phong (đọc lại ở đây). Đó là lứa đầu thế kỉ XX.

Cũng tên Huỳnh Thanh Phong, cũng ở Hậu Giang, thì có cậu ấm này.

21/02/2020

Nông cụ hàng bãi và công nghiệp hóa nông nghiệp Việt Nam (góc nhìn người Nhật)

Quả thật là khoảng gần 20 năm về trước, có một đàn anh rủ mình đưa nông cụ hàng bãi Nhật Bản về Việt Nam. Gọi là đánh hàng về để kiếm lợi nhuận. Một ý tưởng thực sự tiên phong ! Sau đó, anh thực sự vào cuộc.

Bây giờ, đàn anh đã bỏ cả gia đình ở Nhật mà về Việt Nam rồi (lần trước tới thăm, thì không còn gặp anh nữa, đọc nhanh ở đây - từ mùa hè năm 2016).

Bây giờ là một bức tranh về nông cụ hàng bãi Nhật Bản và công nghiệp hóa nông nghiệp Việt Nam.

04/10/2019

"Đoàn quân ông tơ bà nguyệt" - một biện pháp cứu vãn tình trạng ế ẩm kéo dài

Nông thôn thiếu trẻ em trầm trọng, bởi thanh niên thì đua nhau đi vào thành phố, những thanh niên ở lại thì tầm 35 tuổi vẫn chưa chịu cưới.

Một biện pháp dân sự là thành lập "Đoàn quân ông tơ bà nguyệt" (tên đúng là Đoàn ủng hộ kết hôn vùng Itoshima). Chủ tịch đoàn, liếc nhanh, biết là cụ Matsumoto - một nhân vật ở địa phương.

29/08/2018

Sát bến tàu Cường Để rời bỏ nước Nhật ngày trước : giờ sắp có lễ Vu Lan của đạo tràng người Việt

Ít thời gian trước, tôi đã du lãng tới bến tàu mà cụ Cường Để phải rời bỏ nước Nhật khi phong trào Đông Du thất bại. Các cụ Phan Bội Châu và Cường Để bị nhà đương cục Nhật Bản trục xuất.

Khu vực bến tàu ấy, tôi đã kể ở đâyở đây, ở đây (năm 2016). Hồi ấy du lãng tới MoriShimo-ga-seki (hiện là Shimo-no-seki).

Hơn 100 năm trước, khu vực ấy hoàn toàn xa lạ với người Việt.

Nhưng bây giờ, sau hơn 100 năm, người Việt đã tập trung về đó khá đông, để học tập, làm việc và cư trú (một số là cư trú tạm, một số là định cư). Một đạo tràng Phật giáo Việt Nam đã được xây dựng, và sắp tới sẽ có lễ Vu Lan Báo Hiếu được tổ chức.

09/04/2018

Ga tàu điện nhà quê đã đổi mới, thắp sáng cả một vùng lúa khoai

Đó là nhà ga Fuka-e 深江(đọc là Fư-ka ê). Âm Hán Việt đọc là Thâm Giang, nghĩa là Sông Sâu. Đúng rồi, chỗ ấy có dòng sông sâu đáy, còn lưu chiến tích nhuộm máu đào thời Chiến Quốc. Hàng năm, cứ dịp tháng 7 thì có Lễ hội Dòng Sông, lưu giữ khoảng gần 400 năm rồi.

04/10/2017

Tiết lộ sự thật về việc bình chọn di sản văn hóa ở Nhật Bản hiện nay

Tiết lộ của một quan chức cũ của chính quyền Nhật Bản hiện nay - chính quyền của thủ tướng Abe.

Các ví dụ đưa ra rất dễ hiểu. Có một cái là về việc bình chọn di sản văn hóa gọi là "vùng cách mạng công nghiệp" của hội đồng chuyên môn Nhật Bản để đưa đề cử cho UNESCO. Vùng cách mạng công nghiệp thời Minh Trị, thì đã đi ở đây (tháng 10 năm 2016).

12/08/2017

Khu vực ga Con Đỉa thời là mỏ than thịnh vượng, phát triển đế quốc

Đế quốc châu Á được xây dựng trên nền tảng công nghiệp hiện đại. Đầu tiên là thua kém xa phương Tây, rồi nhanh chóng để bằng, rồi cũng nhanh chóng vượt qua. 

Các vùng công nghiệp của thời kì cất cánh từ một xứ nông nghiệp nghèo nàn lên một nước châu Á duy nhất bắt kịp phương Tây về kĩ thuật công nghiệp (1850-1910), gần đây, đã được UNESCO công nhận. Đã nói nhanh ở đây (tháng 10/2016).

Các tỉnh miền Tây là vựa sắt và vựa than của đế quốc. Bắt đầu tìm ra mỏ than là thời Minh Trị, khai thác mạnh mẽ thời Đại Chính và mấy chục năm đầu thời Chiêu Hòa.

04/02/2017

Lễ cưới theo nghi thức Phật giáo và đội Nhã Nhạc ở thôn quê

Ngôi chùa làng.

Đội Nhã Nhạc cũng của làng. Ở những bước tiến hành của lễ cưới đều có Nhã Nhạc được cử lên.

Đội Nhã Nhạc này lúc mình còn ở làng mới bắt đầu hình thành.

20/01/2017

Gái lấy chồng xa hồi 1620s : nơi ấy, đã có biển ghi tiếng Việt

Khoảng mười năm trước (năm 2008), chỗ đó, mới chỉ có tiếng Nhật và một chút tiếng Anh. Chưa hề có tiếng Việt.

Chi tiết thì đọc lại ở đây (bài của bác Trương Văn Tân 2008), hoặc ở đây (nhân triển lãm Đại Việt Nam 2013). Còn đại khái, qua ảnh, thì thế này:

28/10/2016

Ga con đỉa, khu phố ở mỏ than ngay trước

Nhà ga ấy tên là nhà ga Con Đỉa (cách dịch vui ngày trước của tôi).

Một nhà ga gắn bó với bao nhiêu kỉ niệm, mà mỗi lần lâu ngày có dịp trở lại thăm, tôi đều đi bốn xung quanh để ngắm. 

Cuộc hẹn hôm trước, cũng không có gì thay đổi, là ở sảnh chờ nhà ga Con Đỉa. 

20/10/2016

Tới khu vực bến tàu ở miền Tây nước Nhật nơi mà cụ Cường Để xuất phát để vào Thượng Hải

Đọc tư liêu gốc thì thấy nhắc đến các địa danh MoriShimo-ga-seki (hay Shimo-no-seki). Đó là tên của các bến tàu biển ngày trước, hồi đầu thế kỉ XX, cụ Cường Để đã bí mật tới, rồi khai là người Quảng Đông để từ đó mà về được Thượng Hải. Đi trốn mật thám.

Đại khái các cụ Đông Du hay khai mình là người Quảng Đông hay Quảng Tây. Nhiều khi được chính phủ Trung Hoa cấp học bổng cho học ở các trường hồi đó. Nhiều cụ sau khi Đông Du tan rã thì về Trung Hoa đại lục làm việc, ở đó luôn.

12/10/2016

Sờ tay trực tiếp vào hiện vật của cuộc cách mạng công nghiệp làm thay đổi nước Nhật (1850-1910)

Trong vòng chỉ khoảng 50 năm (1850-1910), từ một nước nông nghiệp và đóng cửa, nước Nhật đã nhanh chóng chuyển mình, thành một nước công nghiệp tiên tiến, đuổi kịp phương Tây.

Kì tích đó, vào năm ngoái (2015), đã được UNESCO công nhận. 

Vùng cách mạng công nghiệp Minh Trị trải rộng qua nhiều tỉnh (gồm toàn bộ các tỉnh ở vùng Cửu Châu, và cộng thêm một vài tỉnh liên quan) với 23 điểm đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

30/09/2016

Ra phố, là đường tàu, và ống nhả khói vào nền trời

Ngồi trông vườn trong những ngày trời xanh căng nắng (ở đây). Rồi cất bước, đi ra phố.

Phố phường, nhà cửa. Mưa ủ dột tứ bề.

Nền trời chuyển sang u ám. Đường đi lối lại nhòe nhoẹt nước.

27/09/2016

Không tìm được bạn, nhưng thêm phục người vợ của bạn

Người phụ nữ Việt Nam, ở thế kỉ 21, vẫn nhẫn nhục quên mình, vì gia đình, vì chồng con. Đã nói nhanh về việc họ tự nguyện xuất khẩu lao động ở nước ngoài, với bao chuyện cười ra nước mắt, một trong đó là đây.

Hôm nay, không tìm được bạn. Bâng khuâng đi dọc công viên cạnh nhà cũ của bạn một lúc khá lâu, giữa trời cuối tháng 9 còn rất gắt nắng.