Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hà-thành-ngọ-báo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hà-thành-ngọ-báo. Hiển thị tất cả bài đăng

08/02/2025

Văn nghệ Thứ Bảy : sau 100 năm (2025), đọc lại hướng dẫn du lịch Phủ Giầy ở làng Tiên Hương vào năm 1925

Ở đây sử dụng tư liệu mới viết bằng văn tự mới (quốc ngữ, tiếng Pháp,...), mà tạm thời chưa sử dụng tư liệu cũ viết bằng văn tự cũ (Hán Nôm), để ai đọc cũng hiểu.

Phủ Giầy, tức ngôi đền lớn thờ phụng hệ thần Liễu Hạnh công chúa, tọa lạc tại làng Tiên Hương (tức "xã Tiên Hương" thuộc tổng Đồng Đội huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định thời Nguyễn).

Nay "xã Tiên Hương" thời Nguyễn ấy đã thành "thôn Tiên Hương" thuộc vào xã Kim Thái huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định. Xã Kim Thái hiện nay có mấy thôn, thì mỗi "thôn" là một "xã" của thời Nguyễn.

Phủ Giầy ở làng Tiên Hương. Phủ Giầy là gắn với làng Tiên Hương. Phủ Giầy có nghĩa gốc là chỉ ngôi Phủ ở làng Tiên Hương. Sau này, Phủ Giầy được mở rộng nghĩa, là chỉ một vùng rộng lớn có nhiều đền phủ châu tuần ở xung quanh, mà trung tâm thì chính là Phủ Giầy

Bản thân ngôi "Phủ Giầy" ấy còn được quen gọi bao đời nay là "Phủ Chính".

Đây là điều hiển nhiên bao đời nay.

1. Sau ngày Chợ Phủ Giầy năm 2025 (bây giờ được UBND huyện mở rộng qui mô và định danh là "Chợ Viềng Xuân" ở huyện Vụ Bản), hãy thử đọc một tư liệu chính qui của nhà nước năm 1925 về việc hướng dẫn du lịch Phủ Giầy lúc đương thời.

Đọc tư liệu đưa lên ở dưới.


Ảnh: Tư liệu in chính thức của nhà nước năm 1925 với nội dung hướng dẫn du lịch về Phủ Giầy ở làng Tiên Hương (huyện Vụ Bản)

03/02/2025

Tháng Giêng rủ nhau đi Chợ Thánh ở Phủ Giầy làng Tiên Hương - đọc lại báo năm 1932

Trước ngày khai hạ (mùng Bảy tháng Giêng), người ở vùng Sơn Nam và lân cận thường nhắc nhau về ngày Chợ Thánh hay Chợ Tiên ở Phủ Giầy Nam Định.

Chợ Thánh họp từ đêm mùng Bảy đến hết ngày mùng Tám tháng Giêng hàng năm.

Chợ Thánh, Chợ Tiên, Chợ Phủ, Chợ Phủ Giầy, là những cái tên quen thuộc bao đời, thấy ghi nhiều trên báo chí ngày xưa hồi cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20. Nay ta quen gọi là "Chợ Viềng".

Bây giờ, thử đọc lại một bài báo ngắn - báo Hà Thành ngọ báo (báo buổi trưa Hà Thành) phát hành vào ngày 12 tháng 2 năm 1932.

Người xưa chắc muốn Hà Thành có đủ bộ, gồm báo buổi sớm (tảo báo), báo buổi trưa (ngọ báo) và báo buổi chiều (vãn báo). Nhưng tựa như mới ra được báo buổi trưa thôi.

1932. Tức gần 100 năm trước (1932-2025).