Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

05/03/2025

Hướng đến Hội Phủ Giầy 2025 : đọc ghi chép năm 1910 của Kiều Oánh Mậu khi về Hội năm đó (4)

Tạm sơ kết chút xíu về "Phủ Dầy" ở xã Tiên Hương vào năm 1910 khi danh sĩ Kiều Oánh Mậu về dự Hội năm đó và khảo sát tư liệu.

Thay cho cách trình bày ở 3 bài trước (1, 2, 3), bài này chỉ đưa một ít ảnh. Các ảnh tóm gọn nội dung chính từ cuốn "Tiên Phả dịch lục" (TPDL) do Kiều Oánh Mậu soạn và cho in mộc bản năm 1910.

1. Tiên Phả dịch lục (TPDL) có nghĩa là: "Sao lục lại và diễn Nôm cuốn Tiên từ phả kí".

Kiều Oánh Mậu đã "dịch": Cuốn "Tiền từ phả kí" là văn bản lưu giữ trong dòng họ Trần Lê - dòng họ sản sinh ra Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy. Kiều Oánh Mậu dựa vào đó mà diễn Nôm và phụ thêm các thông tin mới mà ông thu thập được qua sách vở hay thực tế hoạt động.

Kiều Oánh Mậu đã "lục": ông sao lục lại (cho in lại) nguyên cả cuốn "Tiên từ phả kí" ấy vào sau bản diễn Nôm.

"Dịch" và "lục" là 2 nội dung chính của sách. Các phần khác là phụ thêm.

Sách in năm 1910, hiện lưu ở Thư viện Quốc gia và nhiều thư viện lớn khác, lại có nhiều bản lưu hành trong dân gian (ở cả ba miền đất nước).




2. Phụ đề của sách (R.289, Thư viện Quốc gia), thú vị, có tới 2 phụ đề (phụ đề do Kiều Oánh Mậu viết thì in mộc bản, phụ đề do ai đó viết thêm vào bìa sách bằng bút lông)

- Tiên Hương Thần Mẫu truyện (truyện Thần Mẫu của xã Tiên Hương).

- Tiên Hương Thánh Mẫu truyện (truyện Thánh Mẫu của xã Tiên Hương)


3. Chữ "Phủ Dầy" được in rất rõ ràng trong sách. 


Một câu câu trích trong TPDL (thơ Nôm lục bát):

"Tiên Hương xã ấy huyện Thiên,

Về Sơn Nam trấn, cạnh miền núi Gôi".


Một câu trích nữa:

"Lô (lửa) hương khuya sớm Phủ Dầy,

Sùng sơn Phố Cát xưa nay hiển thần".

Tác phẩm in mộc bản năm 1910 này, của Kiều Oánh Mậu, dựa trên khảo sát thực tế, thật sự giá trị. 

Chữ "Phủ Dầy" có niên đại năm 1910 này có nguồn gốc từ xã Tiên Hương - xã có ngôi đền mang tên Phủ Dầy (văn bản tiếng Pháp cùng niên đại 1910 ghi là "Phủ Giầy"). 

Năm đó, về dự Hội Phủ Dầy, học giả chỉ ở xã Tiên Hương. Kiều Oánh Mậu chưa từng đến xã Vân Cát - xã ở bên cạnh xã Tiên Hương. Dù ông có nhắc đến "làng Vân Cát" hay "làng Vân" ở trong tác phẩm, nhưng năm 1910, Kiều Oánh Mậu không đến xã Vân Cát. Tại sao, thì chúng ta sẽ tìm lời giải cùng nhau.

Các kì tiếp theo, chúng ta nói về quá trình lưu truyền của sách. 

Tháng 3 năm 2025,

Giao Blog


---

Các entry liên quan đã đi trên blog này:



..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.