Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

20/02/2025

Không chấp phường đạo văn (ăn cắp chuyên nghiệp) Nguyễn Xuân Diện - Trần Ngọc Đông

Trong phạm vi trang "Văn hóa Tín ngưỡng Hệ thần Liễu Hạnh công chúa", mấy hôm nay, nhóm chúng tôi đang bàn về Điện Mẫu trong khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Đáp ứng nhanh sự quan tâm của bạn đọc, mọi người cơ bản đều bất ngờ khi biết Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) mà từ lâu lại có Điện Mẫu (thờ Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy), tôi đưa bài vắn tắt lên blog và Facebook với tiêu đề "Liếc nhanh qua ảnh (1910s - 2010s) : Điện Mẫu trong Văn Miếu (Hà Nội) và mối quan hệ với Phủ Chính (tức Phủ Giầy) ở Nam Định"(xem ở đây).

1. Trong liên quan nội tại của bài, tôi đã đưa một nhận định cụ thể như sau về Phủ Chính (tức Phủ Giầy) tọa lạc ở xã Tiên Hương thời Nguyễn (nay là thôn Tiên Hương):

"Trước năm 1964, ngôi đền đó là "Phủ Chính" hay "Phủ Giầy". Ngôi đền mang tên là "Phủ Chính" hay "Phủ Giầy". Tên chữ Hán có thể là "Phủ Chính linh từ" (đền thiêng mang tên Phủ Chính) hay "Tiên Hương Phủ Chính linh từ" (đền thiêng mang tên "Phủ Chính" ở Tiên Hương). 

Trước năm 1964, không bao giờ có tên gọi "Phủ Tiên Hương". Cả trong văn nói và văn viết, đều không có tên gọi "Phủ Tiên Hương".

Ai tìm được tên "Phủ Tiên Hương" (hoàn toàn trùng khớp là "Phủ Tiên Hương") trước năm 1964 thì hãy cho biết.".

2. Tôi có viết rằng, "ai tìm được tên "Phủ Tiên Hương" (hoàn toàn trùng khớp là "Phủ Tiên Hương") trước năm 1964 thì hãy cho biết".

Tôi viết rất rõ như vậy. 

Còn mở ngoặc nói rõ là: "hoàn toàn trùng khớp là Phủ Tiên Hương". Có nghĩa là phải trùng khớp hoàn toàn với tên "Phủ Tiên Hương" vốn được Bộ Văn hóa chính thức hóa từ năm 1975 bằng bằng di tích (xem ảnh).




Chủ trương của tôi rất rõ, từ căn cứ là trữ lượng tư liệu liền mạch, là: 

- "Phủ Tiên Hương" là cái tên mới chỉ được tạo ra bởi chính Bộ Văn hóa bằng quyết định năm 1975 (trước đó là tư liệu của năm 1964). 

- Cái tên đó, tức "Phủ Tiên Hương" được qui định bởi nhà nước ở thời điểm năm 1975, nên khoảng 50 năm nay (1975-2025), dân chúng nói chung cứ tưởng là tên đúng từ xa xưa, tức "Phủ Tiên Hương".

Người ta cứ tưởng "Phủ Tiên Hương" là tên đúng với lịch sử và tín ngưỡng, là tên từ xa xưa của ngôi đền.

Nhưng không phải như vậy. 

Thực chất "Phủ Tiên Hương" là tên từ trên định xuống, do nhà nước định ra, mà chưa phải là tên đúng với lịch sử và tín ngưỡng mấy trăm năm của nhân dân địa phương (cho đến năm 1975).

3. Từ trữ lượng tư liệu rõ ràng và liền mạch về ngôi đền này, thấy rất rõ: cho đến trước năm 1964, chỉ có tên là "Phủ Giầy" hoặc "Phủ Chính". Tên từ xa xưa của ngôi đền là vậy. 

Tên chữ Hán của ngôi đền được ghi rõ từ cuối thế kỉ 19 (thập niên 1890) là: 

-"Tiên Hương Phủ Chính linh từ" (có nghĩa là "đền thiêng mang tên Phủ Chính ở Tiên Hương"

- "Phủ Chính linh từ" (có nghĩa là "đền thiêng mang tên Phủ Chính").

- "Tiên Hương Phủ Chính" (có nghĩa là "Phủ Chính ở Tiên Hương").

- "Phủ Chính từ" (có nghĩa là "đền mang tên Phủ Chính").

Từ thập niên 1890, cái tên chính thức đó đã được ghi lên nhiều bia đá, ghi lên chuông đồng, ghi vào sách vở, in trên báo chí,...

"Phủ Chính" là tên riêng của "từ" (ngôi đền). Ngôi đền ("từ") có tên riêng là "Phủ Chính". Chữ "Phủ" đi trước chữ "Chính", để thành tên riêng rất rõ là "Phủ Chính".

Chìa khóa ở đây là ngữ pháp. "Phủ" đi trước, "Chính" đi sau. Không phải là "Chính Phủ" !

Không có tên chữ Hán nào là "Phủ Tiên Hương". Không có tên nào mà "Phủ" đi trước và "Tiên Hương" đi sau, để trở thành tên riêng là "Phủ Tiên Hương".

Cũng không có tên bằng chữ quốc ngữ (hay chữ Pháp, chữ Đức, chữ Anh,...) nào trước năm 1964 ghi là "Phủ Tiên Hương". Trước năm 1964, không có tên nào mà "Phủ" đi trước và "Tiên Hương" đi sau, để trở thành tên riêng là "Phủ Tiên Hương".

4. Như tư liệu chính qui 100 năm trước của nhà nước, tức năm 1925 đã đưa trên Giao Blog vừa rồi (chỉ đưa 1925 với ý nghĩa tròn 100 năm vào năm 2025 này), thì "làng Tiên Hương" (xã Tiên Hương thời Nguyễn) là nơi tọa lạc của "Phủ Giầy". Phủ Giầy là gắn với làng Tiền Hương. Xem ảnh ở dưới.

Đọc cụ thể ở đâyVăn nghệ Thứ Bảy : sau 100 năm (2025), đọc lại hướng dẫn du lịch Phủ Giầy ở làng Tiên Hương vào năm 1925




Bao đời nay, khách thập phương nói "đi Phủ Giầy" (hay "đi về Phủ Giầy") là có nghĩa đi về Phủ Giầy ở làng Tiên Hương. Cũng tức là đi về Phủ Chính. 

Tình hình chỉ khác đi từ bằng di tích năm 1975 của Bộ Văn hóa. Cách nói "đi Phủ Giầy" vẫn được sử dụng thông dụng sau năm 1975, nhưng đã xuất hiện thêm cách nói "đi Phủ Tiên Hương".

Gần đây, vào năm 2021, Bộ Văn hóa đã có chỉnh lại một cái tên chưa đúng trên bằng di tích (có quyết định từ 1975), là chuyển từ "Lăng Liễu Hạnh" (định tên năm 1975) thành "Lăng Mẫu Liễu Hạnh" cho đúng với lịch sử và tín ngưỡng (tên đúng định lại năm 2021).

Về mặt học thuật, chúng ta thấy, nhà nước cần tiếp tục trả lại tên đúng là "Phủ Chính" (từ xa xưa), thay cho cái tên "Phủ Tiên Hương" được định mới năm 1975.

Gần đây, từ các căn cứ xác thực, phía cơ quan của Bộ Văn hóa đã có văn bản đồng ý với cái tên "Phủ Chính" (vốn từ xưa) của "Phủ Tiên Hương" (tên ghi trên bằng di tích). Tại địa phương, chính quyền các cấp cũng đã thống nhất bằng văn bản với nhà đền về cái tên "Phủ Chính".

5. Bài tôi viết nhanh vậy.

Thì lập tức, phường đạo văn chuyên nghiệp Nguyễn Xuân Diện - Trần Ngọc Đông liền đưa một bài như muốn tranh luận, nhưng vẫn với những căn cứ vô tích sự (không có bất cứ giá trị nào cho vấn đề tôi đưa ra), nhưng vẫn với giọng điệu xúc xiểm như vốn dĩ.

Không tìm được gì gọi là căn cứ khả dĩ một chút, phường đạo văn chuyên nghiệp này lại tung hỏa mù (xem ảnh đính kèm).  


Tất cả căn cứ của phường đạo văn đưa ra, tôi không cần phải mảy may bận tâm làm gì, vì đâu phải là căn cứ gì !

6. Về phường đạo văn Nguyễn Xuân Diện - Trần Ngọc Đông, cuối năm 2024 đã không ngượng ngập ăn trộm thành quả lao động khoa học của tôi về sắc phong vào một cuốn sách chung của phường này. 

Tôi vẫn còn đang tiếp tục luận về sự bất lương của phường đạo văn. Xem cụ thể như dưới đây:

-  21/09/2024: "Phủ Vân Cát" 2024 của nhóm Nguyễn Xuân Diện - nhiều sai lầm và độc hại (sắc phong) - 1

26/09/2024 "Phủ Vân Cát" 2024 của nhóm Nguyễn Xuân Diện - nhiều sai lầm và độc hại (sắc phong) --- Bài đọc thêm (bải của người khác)

-  10/10/2024 "Phủ Vân Cát" 2024 của nhóm Nguyễn Xuân Diện - nhiều sai lầm và độc hại (sắc phong) – 1b

Chỉ khoanh vùng riêng vào "sắc phong" thì đã thấy lộ nguyên hình phường đạo văn. Đạo văn quen bao năm nay rồi (bao người đã chỉ ra qua rất nhiều sự kiện đạo văn của Nguyễn Xuân Diện - Trần Ngọc Đông).






7. Nhìn chung không cần chấp với phường đạo văn. 

Đã đạo văn, đã ăn cắp, thì miễn nói chuyện học thuật tử tế.

Không cần phải tranh luận học thuật tử tế với phường đạo văn.

Ăn cắp thì không có tư cách gì bàn chuyện nghiêm túc.

Tháng 2 năm 2025,

Giao Blog

...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.