Mấy hôm trước, trong nhóm "Văn hóa tín ngưỡng Hệ thần Liễu Hạnh công chúa", tôi có dẫn lại một bài viêt nhanh (cơ bản là ảnh chụp cập nhật vào đầu năm 2025) của bạn Nguyễn Đình Minh về Điện Mẫu trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Xem ở đây.
Đây là Điện Mẫu thờ Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy, mà ngôi trung tâm là Liễu Hạnh công chúa với nơi thờ chính là tại Phủ Chính, cũng chính là Phủ Giầy ở "xã Tiên Hương" thuộc huyện Thiên Bản hay Vụ Bản (thời nhà Nguyễn). Ngày nay, là Phủ Chính ở thôn Tiên Hương - xã Kim Thái - huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định. Chỉ có văn bản từ sau năm 1964 (rồi quyết định của Bộ Văn hóa năm 1975) đã gọi không đúng là "Phủ Tiên Hương".
"Phủ Tiên Hương" thì sao ? Chưa từng có tên gọi này, tức chưa từng có tên gọi "Phủ Tiên Hương" trước năm 1964.
Trước năm 1964, ngôi đền đó là "Phủ Chính" hay "Phủ Giầy". Ngôi đền mang tên là "Phủ Chính" hay "Phủ Giầy". Tên chữ Hán có thể là "Phủ Chính linh từ" (đền thiêng mang tên Phủ Chính) hay "Tiên Hương Phủ Chính linh từ" (đền thiêng mang tên "Phủ Chính" ở Tiên Hương).
Trước năm 1964, không bao giờ có tên gọi "Phủ Tiên Hương". Cả trong văn nói và văn viết, đều không có tên gọi "Phủ Tiên Hương".
Ai tìm được tên "Phủ Tiên Hương" (hoàn toàn trùng khớp là "Phủ Tiên Hương") trước năm 1964 thì hãy cho biết.
Cùng thời điểm đó (1964, 1975), Bộ Văn hóa bằng các văn bản đã gọi nhầm "Lăng Mẫu Liễu Hạnh" thành "Lăng Liễu Hạnh" (đến gần đây, qua kiến nghị của địa phương, Bộ Văn hóa mới được sửa lại thành "Lăng Mẫu Liễu Hạnh" cho đúng với lịch sử và tín ngưỡng).
"Lăng Liễu Hạnh" trên bằng công nhận di tích năm 1989 |
"Lăng Mẫu Liễu Hạnh" trên bằng xếp hạng di tích năm 2021
Người từ Hà Nội về xin chân nhang để thờ phụng hay xin sao chép sắc phong về thờ (tại làng Tây Hồ hay Văn Miếu - Quốc Tử Giám, và nhiều nơi khác ở Hà Nội), là về Phủ Chính hay Phủ Giầy. Tư liệu còn rất sáng rõ.
Sau này, vào thập niên 1950, dòng họ Trần Lê (hậu duệ của Liễu Hạnh công chúa tại xã Tiên Hương) và đồng hương Nam Định đã kiến thiết "đền Phủ Giầy" tại Sài Gòn - Gia Định. Người ta quen gọi là "đền Phủ Giầy" ở Sài Gòn, hay "Phủ Giầy Sài Gòn".
Bây giờ đưa 3 tấm ảnh (1910s, 2010s, 2025) về Điện Mẫu tại khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Lại đưa thêm tấm thứ 4 là ảnh và tên gọi của "đền Phủ Giầy" ở Sài Gòn chụp hồi thập niên 1970 - tấm ảnh này đã từng đưa lên Giao Blog.
1. Ảnh thập niên 1910 là ảnh trong hồ sơ lưu trữ. Đây là ảnh lần đầu tiên đưa lên Giao Blog.
Dưới ảnh 1910s có thêm một mẩu báo đã in ở đầu thập niên 1930, có danh xưng "Phủ Giầy" thuộc địa phần "làng Tiên Hương" (tức "xã Tiên Hương" thời đó). Mẩu báo này đã đưa lên Giao Blog nhân "Hội Phủ Giầy" (hội chợ Phủ Giầy) 2025 vừa rồi - nay huyện Vụ Bản định danh là "Chợ Viềng Xuân".
Điện Mẫu trong khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) - ảnh chụp vào 1910s. |
Một mẩu tin của Hà Thành ngọ báo năm 1932. |
2. Ảnh thập niên 2010 là nhặt một tấm ví dụ trong ảnh do chủ nhân Giao Blog chụp. Trong thập niên này, tôi đã có nhiều lần đến khảo sát Điện Mẫu tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Điện Mẫu trong khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) - ảnh chụp vào 2010s. |
Hồi góp sức làm chút đỉnh bia Văn Miếu đầu thập niên 1990, lúc đó là bác L. làm Giám đốc cơ quan, chúng tôi đã biết có Điện Mẫu trong khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nhưng lúc đó, chưa được "động vào" (nguyên văn câu nói của anh H.K - đàn anh của tôi về làm việc ở Văn Miếu hồi đó) !
Hồi đó, chưa có máy ảnh riêng, nên cũng không có ảnh riêng của tôi. Ảnh chụp của các bạn chơi ảnh lúc ấy thì vẫn còn ! Để nhờ chụp hộ một tấm ảnh màu thời đầu thập niên 1990 thật nhiều công nhiều. Sang nửa sau thập niên 1990 thì lại thành ra đơn giản, tự chụp tự lưu cả.
Sau này, ở thập niên 2000 và thập niên 2010, gặp lại bác L., bác vẫn như "thanh niên" và thi thoảng vẫn tới Văn Miếu - Quốc Tử Giám dự hội thảo hội nghị. Thậm chí mình thấy bác còn trẻ hơn thời còn đương chức.
Đặt 1910s cạnh 2010s để thấy cảm giác 100 năm đã đi qua như thế nào.
3. Ảnh 2025 là của bạn Nguyễn Đình Minh, cũng nhặt ví dụ một tấm do bạn ấy đưa lên Fb mấy hôm trước.
Điễn Mẫu vào đầu năm 2025 (ảnh của bạn NĐM) |
4. Ảnh thập niên 1970 là của thợ ảnh ở Sài Gòn lúc đương thời.
Ảnh trong sách xuất bản ở Sài Gòn năm 1973 |
Đại khái lướt nhanh vậy.
Bài chi tiết về Điện Mẫu trong khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) thì sẽ được công bố trong thời gian tới.
Tháng 2 năm 2025,
Giao Blog
---
BỔ SUNG
1. Bài giới thiệu stt của bạn Nguyễn Đình Minh
"
https://www.facebook.com/groups/1100094171128790/posts/1326486875156184
"
https://www.facebook.com/Jake.Nguyen2/posts/pfbid087M1yti8Y6vsGbcPecxxhLHXcHs8LMkrXVfJGFWKrCMYi96GYWR7cUucaRFC1EUUl
"
"
https://www.facebook.com/groups/1100094171128790/posts/1326486875156184
"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.