Một người vừa nhắc lại giả thiết này là bạn Brian Wu. Nhìn chung là nhấn mạnh đến quan hệ Việt - Ấn (qua màng lọc Chăm). Trước nay, cũng đã có nhiều học giả đề cập theo hướng nhấn mạnh quan hệ này.
Bạn Brian Wu vừa đưa giả thiết trên lên Fb.
Chép nguyên toàn văn bài của bạn ấy về bên này trước. Có bổ sung hay cập nhật gì thì dán dần ở bên dưới như mọi khi.
Tháng 1 năm 2023,
Giao Blog
---
Viết thêm một chút về các vị thần Tứ Vị Thánh Nương
Nếu mình đã có nêu ra các tài liệu cho thấy không có một vị thần Phi Vận Tướng Quân Nguyễn Phục [aka thần Phi Vận Tướng Quân có tên húy là Nguyễn Phục] như bộ Ô Châu Cận Lục (chưa được văn bản học) đã nêu ra, thì trong bài này mình cũng xin nêu ra vấn đề liên quan đến các vị thần Tứ Vị Thánh Nương được viết trong bộ Ô Châu Cận Lục, mà trung tâm thờ cúng thời xưa là ở Đền Cờn Nghệ An
Nếu bạn chưa đọc, thì bạn nên đọc về lai lịch Tứ Vị Thánh Nương trong bộ Ô Châu Cận Lục Quyển 5 Chùa & Đền.
Điều viết lại (và bậy) dễ thấy nhất khi chúng ta đọc lai lịch Tứ Vị Thánh Nương trong bộ Ô Châu Cận Lục - đó là đoạn văn "Hoàng đế nhà Trần khi đi đánh Chiêm Thành (ngang qua), đã phong cho thần làm Chế Thắng Phu Nhân".
Bởi vì nếu chúng ta chịu khó tra mạng, thì biết là Đền Chế Thắng Phu Nhân là nằm ở thị xã Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh, không phải là Đền Cờn thuộc thị xã Hoàng Mai tỉnh Nghệ An ngày nay.
Nhưng quan trọng hơn, chúng ta biết là thần Chế Thắng Phu Nhân vốn, theo truyền thuyết, là một cung nữ của vua Trần Duệ Tông, được triều đình dâng tế khi đi đánh trận Chiêm Thành (xem >> https://vi.wikipedia.org/.../Nguy%E1%BB%85n_Th%E1%BB%8B_B...), và lai lịch Chế Thắng Phu Nhân đã được thần thoại hóa trong bộ Truyền Kỳ Tân Phả của bà Đoàn Thị Điểm.
Vậy với chi tiết thần Chế Thắng Phu Nhân vốn chỉ là một cung nữ, mà lại có thể là một cung nữ mà vua Trần dùng để cúng tế cho việc đi đánh Chiêm Thành, chúng ta có thể hoàn toàn tin rằng không có một triều đại quân chủ Việt Nam nào lại đem một nhơn vật thấp hèn cung nữ hay phi tần nào đó, lại còn bị đem đi cúng tế cho việc đi đánh trận, cho thành ra là một vị thần linh hiển cấp quốc gia như chúng ta ngày nay bàn về các thần Tứ Vị Thánh Nương vậy.
Thế còn chi tiết về có thể nguồn gốc các vị thần này là những người nhà Tống trôi dạt qua An Nam thì sao ? Nghe có vẻ rất OK đúng không ?
Nhưng thật ra, chính trong phần lai lịch Tứ Vị Thánh Nương trong bộ Ô Châu Cận Lục, còn cho chúng ta biết là "Theo tục cũ, thổ dân vì không biết nên đem những lễ vật không được tinh khiết đến cúng thần, thật đáng trách thay, cần phải ngăn chặn, có thế mới làm sáng tỏ chính đạo của thần".
Thế thì câu hỏi ở đây cho chúng ta, là trong tục lệ cúng của người Việt tộc Kinh, đã có vị thần nào có lai lịch là công chúa, mà vì chuyện nhà sư muốn tỏ tình dâm ô, đâm đầu tự tử, và thế là người Việt tộc Kinh đem đi thờ mà lại dâng cúng "những lễ vật không được tinh khiết đến cúng thần" không ? Chắc là không có đâu đúng không ? Người Việt Đàng Ngoài có cúng đủ thứ tục thần nhưng chắc không hề có vụ đi cúng một bà công chúa tự tử vì việc trinh tiết, bằng cách đi cúng "những lễ vật không được tinh khiết" đâu. Nếu có, chúng ta cũng muốn biết là thần nào vậy.
Và theo bài viết nghiên cứu về những gì ông Đắc-Lộ viết vào thế kỷ 17 khi đến Nghệ An (xem >> http://www.vns.edu.vn/.../1766-ghi-cha-p-tha-c-a-a-ca-a...), thì ông mô tả như thế này:
----
Đắc Lộ đã viết một khái quan như sau về Bà Chúa được thờ chính ở đền Cờn: “Còn có một chuyện rất phổ biến trong nước. Có một con vua Tàu vì sống quá bê tha nên vua cha bắt ném cho chết đuối dưới biển, nhưng thi hài nổi lên và trôi giạt vào một cửa biển Đàng Ngoài. Ở đây có người dân sở tại bị tai nạn xảy ra cạnh thi hài người con gái này. Dân làng không những đem chôn cất mà còn dâng kính cửa biển như dâng kính một nữ thần bảo hộ và ngày nay đặt tên cửa biển đó là Cửa Chúa nghĩa là cửa biển bà chúa. Từ nơi này chuyện dị đoan đã lan tràn khắp nước An Nam, đến nỗi không có một cửa nhỏ ở suốt dọc bờ biển mà không có một đền dâng kính người con gái bê tha đó. Hết các thương gia và thủy thủ đều đến cúng lễ cho nữ hải thần và vị ngự trị các biển. Một ngày kia Thiên Chúa sẽ cho thấy, như chúng tôi hi vọng, những đền ngoại đạo thờ bà chúa lăng loàn đáng phỉ nhổ này, được dâng kính đức Trinh nữ Nữ vương thiên quốc, ngôi sao biển đích thực, đấng chỉ bảo và phù hộ cứu vớt người trần” [Alexandre De Rhodes1994a: 69 (bản dịch)].
---
Tức là ông Đắc-Lộ khẳng định đền Cờn là nơi thờ một cô công chúa lăng loàn thời nhà Tống nào đó
Vậy chúng ta có 2 tài liệu khẳng định là thần đền Cờn hoặc tục lệ cúng ở đền Cờn có liên quan tới việc "không được tinh khiết" nào đó
Và chúng ta biết là khu vực miền Trung, gồm cả Nghệ An, đều có ảnh hưởng văn hóa Chàm rất mạnh.
Nên phải chăng cái sự cúng "không được tinh khiết" dành cho một nữ thần biển, chưa bao giờ là bắt đầu từ người Việt tộc Kinh cả, mà đây chính là việc thờ thần nữ rất nổi tiếng trong hệ thống thần linh Ấn giáo mà người Chàm có thể đã thờ trong xã hội Chàm của họ, đó chính là vị thần nữ đầy quyền uy Shakti, mà vật thờ tượng trưng cho thần nữ Shakti chính là Yoni "không được tinh khiết" đó thôi.
Mà hay hơn nữa, thì chúng ta còn được biết là theo tín ngưỡng Ấn Giáo, thì từ thân thể của bản thân mình, thần nữ Shakti đã tạo ra 3 vị nữ thần khác cũng nổi tiếng không kém, đó là các vị nữ thần Saraswati, Lakshmi và Parvati (xem >> https://www.exoticindiaart.com/article/sakti/). Nên như vậy là chúng ta có 1 vị nữ thần chính là nữ thần Shakti và 3 nữ thần phụ là Saraswati, Lakshmi và Parvati, tức là tương đương với Tứ Vị Thánh Nương ngày nay mà người Việt Nam đang thờ đó thôi.
Và như đã viết như trên, không có lý do gì mà một cung nữ nhà Trần bị đem làm vật cúng tế lại được triều đình Nho Giáo Đại Việt đem thờ là thần linh hiển ở cấp quốc gia cả. Và thần Chế Thắng Phu Nhân cũng không có liên quan gì đến Tứ Vị Thánh Nương cả. Và những chi tiết về vật cúng không tinh khiết cho chúng ta thấy rằng đây có lẽ là việc thờ Yoni là vật tượng trưng cho nữ thần đầy quyền uy Shakti, người đã tạo ra 3 vị thần nữ khác là Saraswati, Lakshmi và Parvati, tạo ra thành một hệ thống thần Tứ Vị Thánh Nương trong tín ngưỡng người Chàm, rồi sau đó được nhóm thực dân Việt tiếp tục thờ cúng, nhưng rồi đưa ra giai thoại mới liên quan đến Nho giáo, nhằm xóa sạch đi gốc tích Ấn giáo hay Chàm của 4 vị nữ thần này mà thôi.
Mời các bạn tham khảo và tự nhiên phản biện
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi
Thanks
Brian
https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/pfbid034rjqDqyH61JABdYk5dZC911ePaBXsmQoAyz8fmsar1NtaFmZstaVn1dsFJ81gPkBl
..
..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.