Câu chuyện Vân Đồn, "thương cảng Vân Đồn xưa" rồi "đặc khu Vân Đồn nay", tựa như đang nóng lên trong dư luận. Khởi sự cho công nghiệp thời nay là bắt đầu từ thời xửa xưa lúc vua Lý Anh Tông lập ra "đồn". Đồn Mây, đồn ở trên mây.
Ngày nay, thì xem khởi sự từ ngài Bí thư Tỉnh ủy các năm đó, xem lại cả hình ảnh và video ở đây (thời điểm các năm 2011-2012).
Ngày nay, thì xem khởi sự từ ngài Bí thư Tỉnh ủy các năm đó, xem lại cả hình ảnh và video ở đây (thời điểm các năm 2011-2012).
Nhưng ai làm việc của người đó. Chúng tôi chuẩn bị ra thăm Vân Đồn, trọng tâm công việc sẽ là đảo Quan Lạn với cụm di tích đình đền chùa Quan Lạn. Dĩ nhiên sẽ có bãi biển và hải sản rồi ! Tức là, nếu có, thì chỉ cũng liên quan rất ít đến bối cảnh "đặc khu" hiện nay. Hướng đến vấn đề cụm di tích, bãi biển và hải sản sẽ ra sao với bối cảnh "đặc khu" là chuyện hoàn toàn khác, dành cho những dịp khác.
Các điểm nóng của đất nước hiện nay, đều in dấu chân của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Chẳng hạn ở Vân Đồn đây, hay Nam Ô ở Đà Nẵng kia (xem đền thờ Mẫu Liễu ở làng chài Nam Ô tại đây).
Các điểm nóng của đất nước hiện nay, đều in dấu chân của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Chẳng hạn ở Vân Đồn đây, hay Nam Ô ở Đà Nẵng kia (xem đền thờ Mẫu Liễu ở làng chài Nam Ô tại đây).
Cụm di tích đình đền chùa Quan Lạn có nhiều thú vị.
"Đình Quan Lạn đặc biệt ở chỗ đây là ngôi đình duy nhất ở Việt Nam thờ tượng vua Lý Anh Tông, người có công thành lập ra trang, trấn Vân Đồn vào năm 1149 và tướng Trần Khánh Dư, người trấn ải Vân Đồn. "
"Đình Quan Lạn còn thờ cả Dương Không Lộ và “Tứ vị Thánh nương” là những vị thần được truyền tụng thường che chở cho những người đi biển."
"Chùa Quan Lạn thờ phật và bà chúa Liễu Hạnh. Trong chùa còn có tượng cụ Hậu, một người dân địa phương có nhiều công sức đóng góp xây dựng chùa. Bức tượng là một bà cụ già Việt Nam tươi tắn, hiền hoà, chất phác đã tạo nên nét độc đáo của ngôi chùa."
"Đình Quan Lạn đặc biệt ở chỗ đây là ngôi đình duy nhất ở Việt Nam thờ tượng vua Lý Anh Tông, người có công thành lập ra trang, trấn Vân Đồn vào năm 1149 và tướng Trần Khánh Dư, người trấn ải Vân Đồn. "
"Đình Quan Lạn còn thờ cả Dương Không Lộ và “Tứ vị Thánh nương” là những vị thần được truyền tụng thường che chở cho những người đi biển."
"Chùa Quan Lạn thờ phật và bà chúa Liễu Hạnh. Trong chùa còn có tượng cụ Hậu, một người dân địa phương có nhiều công sức đóng góp xây dựng chùa. Bức tượng là một bà cụ già Việt Nam tươi tắn, hiền hoà, chất phác đã tạo nên nét độc đáo của ngôi chùa."
---
TƯ LIỆU
3.
Quan Lạn - những dấu ấn cổ xưa
Danh mục:
Đã từ lâu, đảo Quan Lạn, Vân Đồn được nhiều người biết tới, bởi nơi đây là điểm đến du lịch biển khá nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, những bãi biển cát trắng mịn trải dài hàng cây số, thích hợp cho chuyến tham quan nghỉ dưỡng vào mùa hè, mà ít ai biết được, nơi đây còn có một hệ thống cụm di tích lịch sử bao gồm đình, chùa, đền với lối kiến trúc rất riêng, mang đậm bản sắc văn hoá của cư dân vùng biển. Đó là cụm di tích đình, đền, chùa Quan Lạn.
1. Đình Quan Lạn
Đình Quan Lạn là một ngôi đình làng trên đảo Quan Lạn. Đình thờ Lý Anh Tông, các vị thần, các vị có công lập làng, các vị đã hy sinh bảo vệ làng, bảo vệ đảo.
Đây là ngôi đình được xây vào khoảng năm 1890-1900, có kiến trúc hình chữ công, gồm bái đường, hậu cung và ba gian ống muống. Mái đình lợp bằng ngói vẩy. Trên nóc mái có đắp trang trí hình lưỡng long chầu nguyệt (hai con rồng chầu Mặt Trăng). Trong đình còn lưu giữ 18 sắc phong của các vua triều Nguyễn.
Mùa hè này nếu bạn có ý định đến với Quan Lạn hãy 'bỏ túi" một số tour du lịch hấp dẫn sau đây:
Đình nằm sát bờ biển, nhìn ra biển thấy mấy hòn đảo có núi. Phía sau đình cũng có một số trái núi. Người Quan Lạn cho rằng đình được đặt ở vị trí "tiền tam sơn, hậu ngũ nhạc". Kế bên phải đình là Nghè Quan Lạn (tức miếu Quan Lạn) thờ anh em họ Phạm có công đánh quân Nguyên Mông. Kế bên trái đình là chùa Quan Lạn.
Cụm di tích này được xây dựng liền kề, nối tiếp nhau trên một dải đất tại xã Quan Lạn, Vân Đồn. Mỗi công trình kiến trúc nơi đây đều mang những dấu ấn riêng. Điểm đầu tiên mà du khách đặt chân đến đó là đình Quan Lạn. Ngôi đình hiện tại được xây dựng vào những năm 1890-1900, gồm một bái đường nối với hậu cung. Trên nóc đình có hình lưỡng long chầu nguyệt, các đầu đao uốn cong. Bên trong đình được trang trí chủ yếu là hình tượng rồng, phượng và hoa lá được chạm khắc tỉ mỉ và rất độc đáo tạo thành bức tranh nghệ thuật hoành tráng. Đình còn cất giữ được 18 sắc phong từ đời vua Thiệu Trị năm thứ nhất (1841) đến đời Bảo Đại.
Cũng như nhiều ngôi đình khác ở làng quê Việt Nam, đình Quan Lạn thờ thành hoàng làng, các vị tiên công có công quai đê lập ấp dựng làng, sau đó phối thờ tướng Trần Khánh Dư - người có công lớn trong trận đánh thuyền lương giặc Nguyên Mông và gắn bó với vùng đảo này. Đình Quan Lạn còn thờ cả Dương Không Lộ và “Tứ vị Thánh nương” là những vị thần được truyền tụng thường che chở cho những người đi biển.
2. Chùa Quan Lạn
Liền kề ngay đình Quan Lạn là chùa Quan Lạn, chùa có lối kiến trúc giản dị với 3 gian, phía sau nhô ra một hậu cung.
Ngoài cùng là tam quan, sau đến bái đường và hậu cung. Chùa Quan Lạn thờ phật và bà chúa Liễu Hạnh. Trong chùa còn có tượng cụ Hậu, một người dân địa phương có nhiều công sức đóng góp xây dựng chùa. Bức tượng là một bà cụ già Việt Nam tươi tắn, hiền hoà, chất phác đã tạo nên nét độc đáo của ngôi chùa.
3. Miếu nghè Quan Lạn
Miếu nghè Quan Lạn gồm ba ngôi miếu thờ ba anh em họ Phạm, đó là: Miếu Đức Ông thờ Phạm Công Chính, Miếu Sao ơn thờ Phạm Quý Công Và Miếu Đông Hồ thờ Phạm Thuần Dụng, là bộ tướng của Trần Khánh Dư đã chiến đấu dũng cảm và hi sinh trong trận Vân Đồn - Cửa Lục chống quân xâm lược Mông Nguyên. Đền thờ Trần Khánh Dư cách Đình Quan Lạn khoảng 1,5 km là một công trình kiến trúc nhỏ hình chữ Nhất, tương truyền được dựng lại trên phủ cũ của ông. Ngôi nghè bị đổ nát những năm 1960 và mới đựợc tu sửa năm 1995. Trong nghè còn có một pho tượng của Trần Khánh Dư tương truyền có từ thời Nguyễn và một số hoành phi, câu đối ca ngợi công đức của ông.
Trần Khánh Dư là một vị danh tướng nhà Trần đã có công lớn trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép lại: ngày 30/12/1287 thái tử nhà Nguyên là A Thai cùng Ô Mã Nhi hợp 30 vạn quân đánh Vạn Kiếp rồi thuận dòng xuôi về Đông.
Khi ấy thủy quân Nguyên đánh vào Vân Đồn, Hưng Đạo Vương giao hết công việc biên thùy cho phó tướng Vân Đồn là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Trần Khánh Dư đã củng cố lực lượng đánh địch. Tháng 12 âm lịch (1/1288), đoàn thuyền lương nặng nề của Trương Văn Hổ không có lực lượng chiến đấu mạnh yểm trợ, chậm chạp tiến vào Vân Đồn hướng về Cửa Lục- Hạ Long, lọt vào trận địa của Nhân Huệ Vương. Thủy quân ta bố trí chặn địch từ Vân Đồn đến Cửa Lục. Đoàn thuyền lương của giặc mới đến sông Mang ở Vân Đồn đã bị ta tập kích. Trương Văn Hổ cố gắng tiến về phía đất liền nhưng đến biển Lục Thủy (Hòn Gai) thì thuyền quân ta đổ ra đánh càng đông. Trương Văn Hổ đại bại, đổ cả lương thảo xuống biển, trốn chạy về Quỳnh Châu (Hải Nam).
http://cotoquanlan.hanotours.com/quan-lan-nhung-dau-an-co-xua
Đình, chùa, đền Quan Lạn
Chủ Nhật, 29/03/2015, 06:50 [GMT+7]
.
Đã từ lâu, đảo Quan Lạn, Vân Đồn được nhiều người biết tới, bởi nơi đây là điểm đến du lịch biển khá nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, những bãi biển cát trắng mịn trải dài hàng cây số, thích hợp cho chuyến tham quan nghỉ dưỡng vào mùa hè, mà ít ai biết được, nơi đây còn có một hệ thống cụm di tích lịch sử bao gồm đình, chùa, đền với lối kiến trúc rất riêng, mang đậm bản sắc văn hoá của cư dân vùng biển. Đó là cụm di tích đình, đền, chùa Quan Lạn.
Chùa Quan Lạn. |
Nằm ngay trước mặt bến Đình, nơi diễn ra lễ hội Quan Lạn (hội đua bơi thuyền) được tổ chức vào tháng 6 âm lịch hàng năm, cụm di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, đình, chùa, đền Quan Lạn được Bộ Văn hoá, Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1990.
Cụm di tích này được xây dựng liền kề, nối tiếp nhau trên một dải đất tại xã Quan Lạn, Vân Đồn. Mỗi công trình kiến trúc nơi đây đều mang những dấu ấn riêng. Điểm đầu tiên mà du khách đặt chân đến đó là đình Quan Lạn. Ngôi đình hiện tại được xây dựng vào những năm 1890-1900, gồm một bái đường nối với hậu cung. Trên nóc đình có hình lưỡng long chầu nguyệt, các đầu đao uốn cong. Bên trong đình được trang trí chủ yếu là hình tượng rồng, phượng và hoa lá được chạm khắc tỉ mỉ và rất độc đáo tạo thành bức tranh nghệ thuật hoành tráng. Đình còn cất giữ được 18 sắc phong từ đời vua Thiệu Trị năm thứ nhất (1841) đến đời Bảo Đại. Cũng như nhiều ngôi đình khác ở làng quê Việt Nam, đình Quan Lạn thờ thành hoàng làng, các vị tiên công có công quai đê lập ấp dựng làng, sau đó phối thờ tướng Trần Khánh Dư - người có công lớn trong trận đánh thuyền lương giặc Nguyên Mông và gắn bó với vùng đảo này. Đình Quan Lạn còn thờ cả Dương Không Lộ và “Tứ vị Thánh nương” là những vị thần được truyền tụng thường che chở cho những người đi biển.
Liền kề ngay đình Quan Lạn là chùa Quan Lạn, chùa có lối kiến trúc giản dị với 3 gian, phía sau nhô ra một hậu cung. Ngoài cùng là tam quan, sau đến bái đường và hậu cung. Chùa Quan Lạn thờ phật và bà chúa Liễu Hạnh. Trong chùa còn có tượng cụ Hậu, một người dân địa phương có nhiều công sức đóng góp xây dựng chùa. Bức tượng là một bà cụ già Việt Nam tươi tắn, hiền hoà, chất phác đã tạo nên nét độc đáo của ngôi chùa.
Ngay cạnh chùa Quan Lạn là miếu, nghè Quan Lạn thờ ba anh em họ Phạm gồm Phạm Công Chính, Phạm Quý Công và Phạm Thuần Dụng. Theo bia đá tại đây khắc ghi, ba vị tướng này là người Quan Lạn. Ba tướng đã lập công lớn trong ba lần chống giặc Nguyên Mông (1258-1285-1288). Trong ba lần đó, phải kể đến lần thứ 3 vào tháng 1-1288, dưới sự chỉ huy tài tình của Nhân Huệ Vương, Trần Khánh Dư, ba vị tướng cùng với quân dân Vân Đồn đã tiêu diệt trên 100 chiến thuyền và hơn 70 hộc lương cùng khí giới của triều đình nhà Nguyên do tướng Nguyên là Trương Văn Hổ chỉ huy tại dòng sông Mang, xã Quan Lạn, Vân Đồn, góp phần làm nên chiến thắng Bạch Đằng lịch sử tháng 4-1288. Đền này được xây dựng lên để tưởng nhớ công lao to lớn của ba vị tướng tài năng, ba nhà quân sự sắc bén của Vân Đồn, đã từng gắn bó vào sinh ra tử để trấn giữ nơi cửa biển tiền tiêu Đông Bắc của Tổ quốc.
Cách hệ thống chùa Quan Lạn khoảng 1,5km là đền thờ Trần Khánh Dư, một vị danh tướng nhà Trần đã có công lớn trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. Năm 2010, ngôi đền này đã được trùng tu, tôn tạo lại, là điểm di tích lịch sử nằm trong cụm di tích quốc gia tại xã Quan Lạn.
Nếu có dịp đến Quan Lạn, du khách hãy ghé tham quan cụm di tích này để hiểu thêm về ý nghĩa, bề dày lịch sử, bản sắc văn hoá độc đáo của con người và vùng đất Quan Lạn, Vân Đồn.
Cẩm Thu
1. Đình Quan Lạn
Những tin đồn ma mị ở ngôi đình 500 tuổi giữa biển
16/08/2012 16:46 GMT+7
Được xây dựng ở một hòn đảo giữa biển khơi từ thời hậu Lê với kiến trúc và chất liệu không ngôi đình nào ở Việt Nam có, ngôi đình hướng ra biển và mang trong mình nhiều câu chuyện mang màu sắc kỳ lạ.
Những tin đồn ma mị
Đình Quan Lạn nằm ở trung tâm xã, trên bến thuyền (gọi là bến Đình) thuộc xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, cách Cẩm Phả 35 km. Đây là một ngôi đình cổ nằm trên một hòn đảo rất xa bờ. Đình Quan Lạn đặc biệt ở chỗ đây là ngôi đình duy nhất ở Việt Nam thờ tượng vua Lý Anh Tông, người có công thành lập ra trang, trấn Vân Đồn vào năm 1149 và tướng Trần Khánh Dư, người trấn ải Vân Đồn.
Hiện tại, trong đình vẫn còn 18 đạo sắc phong của các vua thời Nguyễn ghi rõ công đức này. Đình được xây dựng từ thời hậu Lê (khoảng thế kỷ 17) và được tu sửa nhiều lần vào thời Nguyễn.
Trước đấy, Đình Quan Lạn được xây dựng ở thương cảng cổ Cái Làng, dưới thời hậu Lê. Vào thời nhà Nguyễn, ngôi đình ở thương cảng cổ Cái Làng được di chuyển về Quan Lạn và đặt tên mới là đình Quan Lạn.
Đình là nơi sinh hoạt văn hóa của cả làng. Tuy nhiên, khi xây dựng đình, nhiều người cho rằng do vị trí đình tọa lạc chưa hợp phong thủy nên dân làng làm ăn không tốt, các gia đình trong làng hay cãi nhau và xảy ra chuyện lục đục.
Đình là nơi sinh hoạt văn hóa của cả làng. Tuy nhiên, khi xây dựng đình, nhiều người cho rằng do vị trí đình tọa lạc chưa hợp phong thủy nên dân làng làm ăn không tốt, các gia đình trong làng hay cãi nhau và xảy ra chuyện lục đục.
Có một sự giải thích khác khá thú vị của các cụ trong làng rằng, thoạt tiên, đình được xây dựng ở chân núi Đông Đồn. Sau một thời gian chuyển về thôn Nam làm theo kiểu chữ khẩu và từ đó, ở đây thường xảy ra cãi cọ, xô xát đến mức túm tóc, cắt búi tó của nhau nên người ta phải một lần nữa di chuyển về thôn Đoài như ngày nay. Tính tổng cộng, đình Quan Lạn đã có ba lần di chuyển.
Vị trí đình hiện nay được xây dựng vào năm Thành Thái thứ 12 trên thế đất nhìn ra biển hướng Tây. Phía trước là 3 ngọn núi: Sao Trong, Sao Ngoài, Sao Ơn và 5 đỉnh núi sau lưng. Nhiều người nói đây là thế “tiền Tam thai, hậu Ngũ nhạc”. Kỳ lạ là từ khi xây chuyển đình đến vị trí hiện tại thì dân làng làm ăn bình an, mạnh khỏe, sống một cuộc sống thuận hòa.
Nhiều người dân trên đảo kể lại sự linh thiêng của ngôi đình cổ với những câu chuyện mang đậm màu sắc liêu trai. Họ kể rằng, vào những năm 60, có nhiều người tiếp nhận sai thông tin về việc bài trừ mê tín dị đoan nên đã phá đình, chùa, miếu mạo. Ngôi đình may mắn được giữ lại làm kho chứa thóc nên không bị hư hại nhiều. Thế nhưng, có một sự trùng hợp kỳ lạ khiến người dân trên đảo xôn xao bàn tán cả nửa thế kỷ nay đó là những người tham gia phá những công trình văn hóa tín ngưỡng thời kỳ ấy đều chết thảm. Họ đều bị bắn chết hoặc bị bom dội trong thời kỳ Mỹ leo thang miền Bắc. Một số người còn sống thì gặp nhiều bất hạnh.
Người ta vẫn còn bàn tán chuyện nhà ông P. ở trên đảo bởi theo họ sự quả báo vẫn còn hiện hữu. Nguyên do là trước đây khi chuyển đình, ông này táy máy, lấy que chống mắt pho tượng ngài Trần Khánh Dư. Sau đó, ông P. lấy vợ và sống bình thường thế nhưng khi sinh con đẻ cháu thì đứa nào mắt cũng bị híp và cụp xuống.
“Các chú đi trên đảo cứ thấy ai như vậy là con cháu ông ấy cả”, một người dân trên đảo kể với phóng viên.
Người ta vẫn còn bàn tán chuyện nhà ông P. ở trên đảo bởi theo họ sự quả báo vẫn còn hiện hữu. Nguyên do là trước đây khi chuyển đình, ông này táy máy, lấy que chống mắt pho tượng ngài Trần Khánh Dư. Sau đó, ông P. lấy vợ và sống bình thường thế nhưng khi sinh con đẻ cháu thì đứa nào mắt cũng bị híp và cụp xuống.
“Các chú đi trên đảo cứ thấy ai như vậy là con cháu ông ấy cả”, một người dân trên đảo kể với phóng viên.
Một câu chuyện khác mà người dân cũng cho rằng liên quan đến ngôi đình thiêng đó là chuyện một cán bộ xã đã mua phần đất hơi chếch đằng trước đình. Sau này, ông ta xây nhà cao ngất, chắn mất hướng đình trông ra phía “Tam thai”. Người ta ngờ rằng chính vì lý do ấy mà ông này có năm, bảy người con trai thì đều chết sạch, các cháu nội cháu ngoại không thì ra tù vào tội cũng nghiện ngập, tự tử…
Về cái sự học của làng, người dân nơi đây cũng cho rằng có liên quan đến ngôi đình cổ này. Ông Vũ Văn Ngân (70 tuổi) là thủ từ đình Quan Lạn cho biết: “Tôi nghe các cụ kể lại trước thế kỷ XVI, làng này lắm tiến sỹ lắm, nhưng khi xây dựng đình sai hướng như vậy từ đó sự học hành của người dân trên đảo tự nhiên không còn được như xưa. Chả biết đúng hay sai, nhưng thời gian gần đây thì cái sự học của xã đã bắt đầu có tiến triển”.
“Mái đình làng biển” độc nhất vô nhị
Về cái sự học của làng, người dân nơi đây cũng cho rằng có liên quan đến ngôi đình cổ này. Ông Vũ Văn Ngân (70 tuổi) là thủ từ đình Quan Lạn cho biết: “Tôi nghe các cụ kể lại trước thế kỷ XVI, làng này lắm tiến sỹ lắm, nhưng khi xây dựng đình sai hướng như vậy từ đó sự học hành của người dân trên đảo tự nhiên không còn được như xưa. Chả biết đúng hay sai, nhưng thời gian gần đây thì cái sự học của xã đã bắt đầu có tiến triển”.
“Mái đình làng biển” độc nhất vô nhị
Đình Quan Lạn là một ngôi đình cổ là một chứng tích cho đời sống làng xã lâu đời của người dân. Bên cạnh đình Quan Lạn là chùa Quan Lạn thờ Phật và miếu Nghè Quan Lạn đã được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là cụm di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.
Ông Vũ Văn Ngân cho biết, ngôi đình mang trong mình khá nhiều điểm “đặc biệt” mà mỗi cư dân trên đảo đều rất tự hào. Trên nền đất rộng khoảng 500m2 có tới 32 cột cái, 26 cột quân, cột to nhất có chu vi đến 3,2m, hai người cầm tay mà vẫn chưa ôm hết 1 vòng cột đình.
Nói về chất liệu gỗ làm nên ngôi đình cổ, ông Ngân tự hào cho hay: “Gỗ này tồn tại ngàn năm vẫn không bị rỗng ruột như lim và được mệnh danh là “siêu tứ thiết”. Đây là “báu vật quốc gia”, không một công trình nào từng được sử dụng loại gỗ Mần Lái ấy. Đã trải qua gần 500 năm ở đình, nhưng khi thả xuống nước, loại gỗ này vẫn chìm ngay. Không những thế, chỉ với chi tiết bờm con rồng nhô ra nhỏ bằng hai đầu ngón tay mà một người 70 kg đu không bị gãy cũng cho thấy loại gỗ làm đình này quý thế nào.
Gỗ Mần Lái mọc trên núi đá, áng đá. Loại gỗ này chỉ có ở đảo Cát Bà và khai thác rất khó khăn. Như vậy có thể hiểu được sự kỳ công và sức người để có được một ngôi đình có quy mô, đẹp đẽ như bây giờ”.
Nhiều nhà nghiên cứu cho biết, đi hết miền Bắc khó có thể thấy ngôi đình làng nào thể hiện được nghề nghiệp cư dân địa phương như tại đình Quan Lạn. Hình ảnh con ngài tằm và con vỗ bụng (một giống tôm phổ biến của vùng) xuất hiện trong kiến trúc đã khẳng định sự hưng thịnh về nghề trồng dâu nuôi tằm và đánh bắt hải sản trên mảnh đất này.
Mặc dù được xây dựng ở thời hậu Lê nhưng điêu khắc hình rồng ở đình Quan Lạn thể hiện được nhiều dáng dấp kiến trúc các triều đại khác như Lý, Trần, Nguyễn như đuôi rồng thời Trần uốn mây, rồng thời Lê mắt xếch, râu bờm, rồng thời Nguyễn nhe răng, râu dài, móng sắc nhọn. Nhiều là vậy nhưng những người thợ tài hoa năm xưa đã khéo léo đan xen nên không tạo cảm giác rối mắt khó chịu. Mỗi đường nét đều được chạm khắc tinh xảo, tỉ mỉ và tinh tế khiến hình ảnh rộng ở đây đầy sinh động.
(Theo GDVN)
http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/nhung-tin-don-ma-mi-o-ngoi-dinh-500-tuoi-giua-bien-84844.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.