Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-huệ-chi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-huệ-chi. Hiển thị tất cả bài đăng

22/05/2019

Biết muộn sau 25 năm : cô Vương đã đọc và điểm bình bản dịch năm 1994 của tôi

Cô Vương là một chuyên gia về Việt Nam của Trung Quốc, tên đầy đủ là Vương Kim Địa. Cô vốn là sinh viên khoa tiếng Việt của Đại học Bắc Kinh thời 1965-1970. Sau này, nhiều năm làm việc tại Thư viện Quốc gia (Bắc Kinh), chuyên mảng tư liệu Việt Nam.

Năm 1995, ở tuổi 50 (vì sinh năm 1945), cô Vương đã có khoảng 6 tháng sống và làm việc tại Việt Nam. 

Bây giờ, sau khoảng 25 năm (1995 - 2019), mới biết: trong thời gian sống ở Việt Nam năm đó, cô Vương đã tìm đọc các bản dịch Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh sang tiếng Việt. Các bản dịch tiếng Việt tính đến thời điểm năm 1995, được cô điểm, thì có nhiều. Trong đó, có bản dịch của Tản Đà, bản dịch của nhóm Cao Xuân Huy - Nguyễn Huệ Chi,...

17/03/2019

Cuối tuần xem lại một bài văn bia viết năm 1339 của ông Thăng Phủ (tức Trương Hán Siêu)

Vừa rồi du lãng chốn Non Nước, có tạt ngang tạt dọc vào những di tích có liên quan đến cụ Thăng Phủ nổi danh ở đời Trần.

Con cháu họ Trương đang trùng tu tôn tạo nơi thờ tự cụ.

Về nhà, xem lại một tấm bia cụ đã viết năm 1339 cho một ngôi chùa ở Bắc Ninh. Bia sau này mờ đi, nên người địa phương đã khắc lại vào thời Tây Sơn hay thời Nguyễn gì đó. Nghe đâu là bác Nguyễn Huệ Chi có về địa phương khảo sát năm 1969.

20/12/2018

Lại thêm một nghi án do ông Nguyễn Hồng Phong ở Nga đưa ra, và trả lời của ông Nguyễn Huệ Chi

Vẫn tiếp những bài "đề xuất" nghi án từ ông Nguyễn Hồng Phong (xuất thân từ đại gia đình cụ Nguyễn Đình Chú - Nguyễn Đức Vân). Ông Nguyễn đang cư trú ở nước Nga - nơi đang có đại gia đình của thủ môn Đặng Văn Lâm (xem ở đây).

Đúng như ông Nguyễn tự nhận, ông là một tay ngang về khoa học xã hội.

Đối với nghi án do ông Nguyễn đưa ra, thì ông Nguyễn Huệ Chi đã có bài trả lời.

23/09/2018

Lại nghi án đạo văn (và cướp công) : bộ văn thơ Lý Trần và chủ biên Nguyễn Huệ Chi (2)

Loạt bài này đang cập nhật dần.

Do kì 1 (đánh số cập nhật từ 1 đến 13, bắt đầu từ 1/7/2018) đã quá đầy, nên hôm nay cần mở kì 2. Mở đầu kì 2 là tư liệu số 14 chính là một trả lời gần đây nhất của học giả Nguyễn Huệ Chi (bản viết ghi ngày 16/9/2018).

Về bản dịch "Nhật kí trong tù" của Nam Trân (thắc mắc của Kiều Mai Sơn, 2018)

Ít hôm trước, về bản dịch của Nam Trân, đã cho chạy nguyên bài của cố học giả Đào Thái Tôn (đọc lại ở đây). Bây giờ là đưa về đây lưu một ít thắc mắc của nhà báo Kiều Mai Sơn, cũng về bản dịch ấy, và những bản phái sinh từ đó.

Trước đây, đã có bài của học giả Nguyễn Huệ Chi về bản dịch của Nam Trân (đọc lại ở đây).

16/09/2018

Về bản dịch "Nhật kí trong tù" của Nam Trân (bài Đào Thái Tôn, 2017)

Về bản dịch của cụ Nam Trân, thì từ lâu đã có một tràng luận bàn của bác Mai Quốc Liên (xem ở đây). Rồi sau đó, có một bài tựa như trả lời chung của bác Huệ Chi (xem ở đây).

Công việc dịch Nhật kí trong tù quả là rích rắc. Có rất nhiều điểm phải bàn một cách từ từ, đúng như cụ Phong Lê đã tạm tổng kết (xem ở đây).

18/08/2018

Biên soạn thơ văn Lý Trần từ lời kể người trong cuộc (bài Trần Thị Băng Thanh)

Đây là một trong những người gắn bó lâu dài với công việc biên soạn thơ văn Lý Trần - mà gần đây, từ góc nhìn không phải chuyên ngành khoa học xã hội, một số vị có mong muốn được nhìn ngắm lại, trong đó một phần là về vai trò của các cụ Đào Phương Bình và Nguyễn Đức Vân.

Con rể và cháu cụ Nguyễn Đức Vân đã có những trình bày ở đây và ở đây. Riêng người con rể Nguyễn Đình Chú thì tôi có dịp trao đổi trực tiếp năm 2008 (ở đây) và 2017 (ở đây), và một vài dịp loáng thoáng nữa, nhưng tất cả chỉ là lan man mà thôi.

Về cô Băng Thanh, thì Giao Blog đã đề cập đến một vài lần. Ví dụ hồi cô phản luận về Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông với một nhãn quan rất lạ (tôi sẽ chỉ ra những điểm lạ ấy ở dịp có điều kiện, bài đó ở đây). Hay chuyện cô Băng Thanh quá tin vào tư liệu giả của một nhà nghiên cứu rất giả là Trần Đại Sỹ, đã bàn ở đây - mà là bài đã đăng chính thức trên tạp chí khoa học chuyên ngành.

27/07/2018

Bóng ma của Hà Minh Thành : trang Phạm Viết Đào loan tin Hà Minh Thành đã mất 2 năm trước

Trong bài viết vừa đưa lên trang của mình, ông Phạm Viết Đào có viết:
"Tài liệu này Hà Minh Thành dịch gửi cho blogger Phạm Viết Đào và được đưa lên blog 30/07/2010.
Xin chú thích thêm: Hà Minh Thành tên thật là Hà Chính Quang, quê ở Phú Yên, anh sang Nhật từ trước 1975 lấy vợ Nhật và là con rể của ông của ông Ishii Hajime người đứng đầu lực lượng cảnh sát Nhật thời điểm năm 1994.
Hà Minh Thành đã mất cách đây 2 năm…Hà Minh Thành là người từng gửi cho blogger Phạm Viết Đào nhiều thông tin về cuộc chiến Lão Sơn và anh cũng đã cộng tác với BBC năm 1984…".

01/07/2018

Lại nghi án đạo văn (và cướp công) : bộ văn thơ Lý Trần và chủ biên Nguyễn Huệ Chi

Nghi án đã có nhiều chục năm nay. 

Do công việc liên quan, trên đường công tác các nơi, khoảng từ năm 2008 đến nay, tôi cũng có dịp gặp gỡ với cụ Nguyễn Đình Chú (con rể cụ Nguyễn Đức Vân) và có nghe cụ tâm sự nhanh (ví dụ tháng 12 năm 2017, ở đây). Tuy nhiên, không có điều kiện để tâm đến. Chỉ quan sát không tập trung.

Cụ Nguyễn Đình Chú đã công bố bài viết từ năm 2008. Lúc đó, cụ Nguyễn Huệ Chi không lên tiếng. Sau đó, một số vị khác có thảo luận (ví dụ Nguyễn Hòa năm 2013, ở đây).

Bây giờ, thêm một đợt thảo luận nữa, và cụ Nguyễn Huệ Chi vừa lên tiếng.

24/07/2016

Chuyện cũ gắn với Vũng Áng : nàng Bích Châu (Chế Thắng phu nhân) đã trẫm mình ở đó

Người đời sau thường biết nàng Bích Châu đã trầm mình xuống biển huyện Kỳ Anh (ngày nay) vì nghĩa nước, và vì bổn phận tôi thần đối với vua Trần (trên đường đi chinh phạt Champa).

Câu chuyện về nàng, sau được nữ sĩ Đoàn Thị Điểm viết thành thiên truyện Hải Khẩu linh từ (ngôi đền thiêng ở Hải Khẩu). Hải Khẩu đó chính là Vũng Áng ngày nay. Vũng Áng được xem là cảng biển sâu nhất Việt Nam. Bích Châu đã trẫm mình xuống đó, bởi: thủy thần đoạn biển đó đòi vua Trần hiến cho một người vợ, nếu không, sẽ không cho long thuyền của vua đi qua. Nàng xung phong trẫm mình xuống đó.

09/05/2015

"Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam" của Nguyễn Đổng Chi (bài của con trai, 1996 - 2015)

Bài kí tên Hy Tuệ, và ở dưới chú thích là "Nhà nghiên cứu văn hóa, Hà Nội". 

Đây là bút danh của người con trai học giả Nguyễn Đổng Chi, tức học giả Nguyễn Huệ Chi.