Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn mạc-kính-khoan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mạc-kính-khoan. Hiển thị tất cả bài đăng

24/06/2023

Văn nghệ Thứ Bảy: trở lại bản đồ ở thập niên 1650 gắn với "vương quốc Cao Bằng" và Chúa Khánh

Đại khái, ở các bài viết từ nhiều năm về trước (bài đầu tiên là từ 2009), liên quan đến vương quốc Cao Bằng hay Đàng Trên (ví dụ xem ở đây), hoặc liên quan đến Tứ Vị Thánh Nương (ví dụ xem ở đâyở đây), tôi đã sử dụng hai tấm bản đồ được in vào thập niên 1650 trong các tác phẩm quan trọng của giáo sĩ Đắc Lộ.

Cả hai bản đồ này đã được in vào thập niên 1650 trong các cuốn sách của Đắc Lộ. Nhắc lại cho thêm rõ vậy. Dĩ nhiên, cụ Đắc Lộ không phải là người vẽ ra. Cụ chỉ sử dụng lại các tấm bản đồ có sẵn ở châu Âu vào thời điểm đó, dĩ nhiên đã được chỉnh lí thêm bởi chính các giáo sĩ đã hoạt động ở Việt Nam (đọc thêm ở đây). Đại khái là hai tấm sau.

16/09/2022

Nhà Mạc ở Vĩnh Phúc (điều tra năm 2021 của nhóm nhà báo Vũ Xuân Bân - Nguyễn Tiến Dũng)

Về nhà Mạc ở Vĩnh Phúc, trên Giao Blog thì có thể đọc lại ở đây (năm 2013), ở đây (năm 2014), hay ở đây (tháng 1 năm 2018).

Bây giờ là cập nhật điều tra mang tính báo chí của hai tác giả Vũ Xuân Bân và Nguyễn Tiến Dũng. Loạt bài gồm 3 kì đã đăng tải năm 2021 trên trang của Tạp chí Văn hóa & Phát triển.

18/06/2022

cụ Đắc Lộ ở Hà Nội xưa (một tấm bia cũ)

Lâu nay, cũng khoảng gần 20 năm nay, mình luôn sử dụng tên Việt Nam của cụ, là Đắc Lộ, cho thân thiện.

Nhiều bạn trẻ không biết rằng ở Hà Nội đã từng có một con đường mang tên Đắc Lộ. Có một tấm bia cũ tưởng niệm người có công rất lớn với chữ quốc ngữ này, tại Hà Nội, đại khái như sau.

16/05/2021

Đàng Trên - Đàng Ngoài - Đàng Trong, với Chúa Khánh - Chúa Bằng - Chúa Sãi (bài Nguyễn Cung Thông)

Một phát hiện thú vị của học giả Nguyễn Cung Thông là: ở thời điểm 1630s-1650s, cùng một chữ Hán, nhưng có hai âm đọc là "Bình" và "Bằng". 

Ở khoảng thời gian đó, tức 1630s-1650s, thì đã có cách gọi phổ thông là "Cao Bằng" và "Quảng Bình". "Bằng" và "Bình" ấy là cùng một mã chữ Hán.

Có nghĩa là: tên gọi Cao Bằng đã được phổ biến từ lâu lắm rồi, chứ không phải đợi đến tận Tây Sơn mới có (như quan điểm của một số học giả khác - lấy nguyên cớ là phải kiêng húy tên "Quang Bình" của vua Tây Sơn mà phải đổi "Cao Bình" thành "Cao Bằng").

15/02/2019

Nhìn lên Ba Bể : nơi giao tranh Lê - Mạc ngày xưa và Lồng Tồng ngày nay

Bài của cụ Ô Phúc Bình ở Bắc Cạn - một tác giả đã 92 tuổi, hàng ngày vẫn viết bằng cả bút cả máy tính, vẫn chơi điện thoại thông minh, vẫn thường xuyên cập nhật Fb, vẫn tham gia cả công việc ruộng vườn ở thôn quê. Giao Blog đã giới thiệu về cụ ở đây.

Bài của cụ đăng trên tạp chí Văn nghệ Ba Bể số 1&2 năm 2019.