Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tôn-giáo-tín-ngưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tôn-giáo-tín-ngưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng

20/03/2018

Mẫu Liễu đang tiếp tục chữa bệnh cho dân, ở ngay bên cạnh 10 pho tượng đá thời Mạc đẹp nhất Việt Nam

Mười pho tượng đá thời Mạc đẹp nhất Việt Nam. Đó là đánh giá của cố học giả Trần Quốc Vượng, đã được dẫn trong bài.

Về mười pho tượng đá này, đã đi nhanh ở đây (xem mục bổ sung). Khu vực làng Đào Xá (xã An Đồng) này, là một trong những địa bàn mà chúng tôi du lãng trở đi trở lại nhiều lần trong các năm qua.

21/09/2017

Điện thờ Phật Mẫu của tộc đạo Cao Đài Paris sẽ cử đại lễ vào ngày 1/10/2017

Về Phật Mẫu (Đức Phật Mẫu, Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Cửu Thiên Huyền Nữ) cùng điện thờ Phật Mẫu của Cao Đài, và quan hệ giữa Phật Mẫu với Thánh mẫu Liễu Hạnh, đã được trình bày tổng quan trong một bài viết học thuật mấy năm trước (2014, 2016; xem lại ở đây).

14/09/2017

Đất và người Chí Linh : tọa đàm hôm qua, ở ngôi đền cầu tự nổi tiếng

Hôm qua, 13 tháng 9, chúng tôi du lãng vùng Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Phần buổi sáng là tham dự tọa đàm được tổ chức trong khuôn viên ngôi đền cầu tự nổi tiếng vùng các tỉnh phía Bắc (đã giới thiệu nhanh hôm trước, ở đây).

22/08/2017

Đền Cẩu Nhi trong hồ Trúc Bạch vừa khánh thành, và nhận xếp hạng

Đền Cẩu Nhi thời 1940 thì xem lại ở đây (bài đã đi hồi tháng 5 năm 2014).

Khoảng 4 năm về trước, vào mùa hè, tôi và một nhóm bạn bên truyền hình - báo chí đã thuê ca-nô của công ty bên bờ hồ Trúc Bạch để "thị sát" đền Cẩu Nhi.

Hồi đấy, thành phố chưa có kế hoạch phục dựng. Mọi thứ trong khu vực đền Cẩu Nhi đều hoang tàn.

Bây giờ, đền đã được phục dựng xong, theo đúng kế hoạch.

16/08/2017

Hội thảo khoa học ngày mai (17/8/2017, Thứ Năm)

Ngày mai, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (số 135 đường Nguyễn Phong Sắc, Hà Nội), có một hội thảo khoa học với tiêu đề TÍN NGƯỠNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC TÍN NGƯỠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

24/07/2017

Đền thờ liệt sĩ cấp huyện (quận, thị xã) : Chí Linh 2017

Một hiện tượng mới, trong khoảng 10 năm trở lại đây. Hình như tên gọi cũng chưa có sự thống nhất (kiểm tra lại sau).

Năm 2017 là trường hợp Đền thờ liệt sĩ thị xã Chí Linh (tên đúng là Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ thị xã Chi Linh) vừa khánh thành, trước ngày 27/7. Đợt trước, lúc chúng tôi ghé qua, thì còn ngổn ngang vật liệu xây dựng. Phía địa phương lúc đó cho biết: kinh phí xây dựng là khoảng 50 tỉ (đưa tư liệu quan phương sau).

Ở vùng Xứ Nghệ, thì nhiều năm trước, chúng tôi đã chú ý đến quê hương của liệt sĩ Phùng Chí Kiên (đã đi ở đây, năm 2013).

22/07/2017

Vị đốc học kì lạ người Pháp G. Dumoutier (1850-1904), và di sản để lại

Trong bản tiểu sử công bố vào năm 1904, năm mà Dumoutier qua đời tại Việt Nam và được chôn cất trong một nghĩa trang ở Hà Nội, thì học giả đàn em của ông là Maitre (tác giả bản tiểu sử) đã cho biết về chức vụ của Dumoutier là Đốc học.

Không biết tên Việt Nam của cụ là gì. Tôi xin kính cẩn gọi cụ là cụ Đồ Mười cho thân mật (hệt như cách chúng ta vẫn thường gọi các cụ khác là Đắc Lộ, Cố Cả,...).

Đồ Mười là "ông đồ" tên là "Mười". Người Trung Quốc chuyển tên Dumoutier sang chữ Hán là Đỗ Mục Thê Gia ! Quả là nghe loang loáng thành Tu-mu-tie-ya.

20/07/2017

Bộ tạp chí BAVH và Cố Cả

Cố Cả là tên gọi Việt Nam của linh mục Cadiere (1869-1955). Về tuổi, Cố Cả là cùng một lứa với các cụ Phan Bội Châu, Trần Tán Bình, Asaba,...(những người sinh sàn sàn trong khoảng các năm 1868-1869).

Cố ở Việt Nam khoảng nửa thế kỉ, chủ yếu là tại vùng Huế và các tỉnh lân cận.

Một di sản lớn mà Cố Cả để lại cho khoa học Việt Nam là bộ tạp chí BAVH khoảng 120 số. 

14/07/2017

Về Tứ Phủ Công Đồng (một luận giải của Bách Việt Trùng Cửu)

Bài viết có một số luận giải thú vị.

Vẫn như mọi khi, ý tưởng của Bách Việt Trùng Cửu thường chạy trước tư liệu. Hoặc tư liệu thì không đủ căn cứ cho ý tưởng. Có khi tư liệu với ý tưởng mỗi thứ chạy một đằng.

12/07/2017

Chuyện có thật 2017 : võ sư Huỳnh làm lễ tiễn ngài Quan Công trở về Trung Quốc

Mới xem qua thì sẽ thấy việc làm của Huỳnh võ sư có gì đó ngồ ngộ.

Nhưng mình thì thấy thú vị.

Chỉ có điều, việc làm tương tự như Huỳnh võ sư ở Nhật Bản thì người ta làm có trình tự đàng hoàng, phải có lí luận đi trước, rồi lí luận phải thấm sâu tỏa rộng rồi thì mới thực hành. Và quan trọng, việc đó đã làm cách nay mấy trăm năm.

Bên ta, thì mãi tới 2017 mới tự phát làm như Huỳnh võ sư. Mà nhìn mấy chữ Hán viết xấu ma chê quỉ hờn của Huỳnh võ sư đưa ra, dù lòe được dân chúng không biết mô tê Hán tự thế nào, còn ngài Quan Công thì hẳn chun mũi mà thăng luôn.

03/07/2017

Về kết cấu kép ở trung tâm của truyền thuyết hệ thần Liễu Hạnh (toàn văn 36 trang)

Tên đầy đủ của bài là Về kết cấu kép ở trung tâm của truyền thuyết hệ thần Liễu Hạnh qua khảo sát thần tích Đệ tam tiên chúa được phụng thờ ở Nga Sơn và Nghĩa Hưng.

Đã điểm tin ở đây (tháng 4/2017).