Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn 12-con-giáp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 12-con-giáp. Hiển thị tất cả bài đăng

26/01/2023

Câu chuyện phong tục tập quán : việc cúng bằng gà mái (nhân câu hỏi của Ngô Bảo Châu)

Trong dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023, học giả Ngô Bảo Châu đưa hai câu hỏi sau trên Fb của anh, mà một câu có liên quan đến việc cúng bằng gà mái.

Bác Châu vốn chơi Fb từ lâu. Rồi một dạo, bác ấy bỏ ngang Fb, không hoạt động gì nữa. Thiên hạ bàn tán là bác ấy đã bỏ chơi Fb để tránh phiền toái không đáng có. Thế rồi, bẵng đi, bác lại trở lại. Không rõ là bác trở lại từ khi nào, nhưng năm 2019 thì tôi có điểm tin một chút ở đây.

Vừa rồi, tháng 1 năm 2023, nguyên văn, bác Châu viết:

02/02/2022

Khai bút ngày 2/2/2022 (nhằm mùng 2 Tết năm Nhâm Dần)

Bản thảo đầu tiên được hoàn thành và đã gửi ngay sáng sớm nay, lúc hạ bút dòng cuối cùng, rồi mới bất giác thấy một hàng số đẹp đến giật mình:

"Ngày 2 tháng 2 năm 2022".

Một ngày thật đáng ghi nhớ. Tính theo can chi, thì là ngày Bính Tuất, tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Dần. Tạm lưu tờ lịch từ trang lịch Việt Nam của chuyên gia lịch học Hồ tiên sinh:

01/01/2021

Chúc mừng năm mới 2021

Năm Sửu, tức năm Con Trâu.

Những ngày cuối cùng của năm cũ, tức năm 2020, chúng tôi du lãng ở vùng Vị Xuyên (Hà Giang). Gặp rất nhiều Trâu (có trâu đang ở trên cánh đồng, có trâu đi lang thang trong thung lũng chiều đông, có trâu bị cột trong chuồng để chuẩn bị cho lễ cấp sắc của người Dao,...)

07/04/2020

Trở lại chuyện Mão là "con thỏ" hay "con mèo" có trước (bài Đinh Văn Tuấn)

Mình đã tham gia thảo luận từ hồi năm 2010 gì đó, tức là khoảng 10 năm về trước. Thảo luận đó có thấy chiếu trên VTV4 cho người Việt ở hải ngoại (thực tế là sau đó thì có một người đã xem tivi mà báo thôi, chứ bản thân mình thì chưa từng xem).

Lúc nói chuyện thì mình vẫn phải dựa vào Từ điển Việt Bồ La của nhóm cụ Đắc Lộ làm một căn cứ gốc. Đại khái thế.

29/03/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : sau đổ lỗi nhau về âm mưu, là sự thấu hiểu và nỗ lực chung

Dần dần, vào cuối tháng 3 năm 2020, lúc đại dịch Cô Vy bùng phát với tốc độ khủng khiếp ở châu Âu và nước Mĩ, thì thế giới phải cùng trầm tĩnh lại. Các bên ít đổ lỗi lẫn nhau về những âm mưu này nọ, chuyển sang không khí cùng thấu hiểu và cùng nỗ lực.

27/01/2020

Năm Chuột, khéo loay hoay mà làm vỡ toang cái bình quí, ông giáo ạ !

Ném chuột nhưng không làm vỡ bình có nguồn gốc từ thành ngữ cổ của Trung Quốc, là Đầu thử kị khí 投鼠忌器 (ném chuột mà sợ hỏng đồ vật; ném chuột thì cần tránh ném vỡ cả đồ vật).

Năm 2019, tiếng Việt hiện đại xuất hiện phong trào sử dụng thành ngữ mới "toang rồi ông giáo ạ !". Không biết từ nguồn nào đầu tiên, nhưng trẻ già trai gái nước Việt đã nói thành quen miệng rồi.

Tự nhiên, một hôm hồi mùa thu 2019, ở chỗ ngã tư đợi đèn xanh ở Hà Nội, có một chú bé chắc tầm 15 - 16 gì đó buột miệng: "toang rồi ông giáo ạ" ! Một pha thú vị, tiếc là chỉ kịp nhìn loáng một cái thì chú đã vụt đi rồi !

Năm 2020 này, thì lại chính là năm Chuột - chữ Hán là Canh Tí.

Ở chỗ dừng lại thảnh thơi ngắm xuân, mà bất giác, buột miệng: Khéo mà loay hoay, lại làm vỡ toang cái bình quí đó, ông giáo ạ.