Một trang trong cuộc đời của danh ca Đặng Lệ Quân, mà trước nay, còn ít người biết đến.
Sưu tầm tư liệu và đưa lên dần dần.
Một trang trong cuộc đời của danh ca Đặng Lệ Quân, mà trước nay, còn ít người biết đến.
Sưu tầm tư liệu và đưa lên dần dần.
Mã Viện là một trong các Phục Ba tướng quân của phương Bắc được cử xuống An Nam. Có mấy Phục Ba tướng quân, mà họ Mã chỉ là một.
1. Đại khái đây là một danh tướng của nhà Hán, vào đầu thế kỉ 1 đã đánh bại quân của Hai Bà Trưng. Nhắc đến họ Mã ở Việt Nam, đầu tiên phải nhắc đến thời kì Hai Bà Trưng. Các địa danh ở Lãng Bạc, Tây Vu (Tây Lý), Cẩm Khê luôn được nhắc đến.
2. Mã Viện lưu lại ở An Nam mấy năm. Lúc trở về Trung Nguyên thì mang theo nhiều xe ý dĩ. Ý dĩ, nói đơn giản thì là bo bo. Chuyện này rất nổi tiếng. Nên nhắc đến họ Mã là phải nhắc đến ý dĩ.
3. Mã Viện cũng nổi tiếng với việc chôn các cột đồng ở An Nam. Nhắc đến họ Mã cũng là phải nhắc đến cột đồng. Sau này, tới thời Đường, một người cháu xa đời của Mã Viện là Mã Tống cũng được cử xuống An Nam, lại dựng tiếp hai cái cột đồng nữa !
4. Mã Viện còn nổi tiếng với việc khao thưởng quân lính bằng trâu (thủy ngưu). Ta cứ hình dung "trâu tươi giật" là món khoái khẩu của đoàn quân ấy (khoảng 2000 năm về trước). Nhắc đến họ Mã cũng là phải nhắc đến trâu và thịt trâu.
Lâu rồi, không thấy chị Khâu Anh Lạc ! Không biết chị ấy bây giờ đang trồng nấm ở nơi nao ? Xem lại, trên Giao Blog, cảnh chị ấy trồng nấm năm xưa ở đây (năm 2015).
Đấy là con gái nhà họ Khâu gốc Hoa - quê cha đất tổ ở Mai Châu (Quảng Đông, Trung Quốc), xem lại ở đây.
Bây giờ, thì nói đến Madam Pang. Chị ấy cũng là Hoa kiều và quê cha đất tổ cũng là Mai Châu.
Vậy là rất nhiều người Mai Châu đã đi về Nam Dương và thành danh. Bây giờ, biết thêm Madam Pang vốn là từ dòng họ Ngũ. Tên trong gia tộc Ngũ của Madam Pang là Ngũ Luân Phan.
Ngũ Liên Đức 伍連德 (1879-1960), tức Tiến sĩ Ngũ Liên Đức, một học giả Hoa kiều chuyên về dịch tễ học.
Học giả Ngũ đã phát minh ra khẩu trang trong đợt dịch hạch đầu thập niên 1910 tại Mãn Châu - khẩu trang đó được dùng đến ngày nay trên toàn cầu, như thấy trong đại dịch covid-19.
Học giả Ngũ cũng đã phát minh ra bàn xoay đặt trên bàn ăn, mà sau này được gọi là "bàn xoay kiểu Trung Hoa". Chúng ta vào quán ăn Trung Hoa thì thường thấy ngay kiểu bàn xoay này. Mà đầu tiên, họ Ngũ nghĩ ra bàn xoay là với mục đích dịch tễ học. Sau này, bàn xoay đó mới được ứng dụng vào bàn ăn cơm, trở thành một đặc trưng Trung Hoa (khi thấy bàn xoay trong quán ăn, chúng ta thường liên tưởng đến yếu tố Hoa).
Sông Tô Lịch đã bị ô nhiễm từ trước năm 1954.
Sau khi tiếp quản thu đô năm 1954, trong các thập niên 1950 - 1960 - 1970, chính quyền thành phố Hà Nội đã có nhiều đợt thực hiện việc cải tạo sông Tô Lịch.