Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn quận-Cầu-Giấy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quận-Cầu-Giấy. Hiển thị tất cả bài đăng

07/07/2023

Trở lại với đền Quán Đôi và những thứ liên quan đến nhóm Cao Biền

Giao Blog đã nhiều lần đề cập đến đền Quán Đôi và câu chuyện trấn yểm Cao Biền. Ví dụ, có thể xem lại ở đây (tháng 5 năm 2021) hay ở đây (tháng 3 năm 2023).

Cuối tuần này, trong các ngày 7-9/7/2023 (Thứ Sáu - Chủ Nhật), chúng tôi sẽ trở lại Quán Đôi, đồng thời sẽ quan sát các thứ liên quan đến nhóm Cao Biền.

28/06/2023

Hệ thống thư viện cấp quận của Hà Nội hiện nay - ghi chép nhanh tháng 6 năm 2023

Bước vào nghỉ hè, bọn trẻ muốn đến đọc thử ở thư viên gần nhà. Tôi gợi ý về "thư viện quận", rồi vào tìm hiểu ngay.

Chiều 27/6, tôi tới thư viện quận Cầu Giấy trên đường Nguyễn Phong Sắc, lúc đó đã hơn 4 h chiều, thấy cổng dạng tự động được đóng kĩ, gọi người thì không thấy. Phòng bảo vệ cũng không có ai trực. Nhìn vào thì thấy có một tốp thợ đang làm gì đó ở bên trong tầng 1. Nhìn lên tầng 2 thì thấy hình như có biển cấm vào.

Vẫn tạm thời xem như mình đến muộn (dù mới hơn 4 h chiều), nên lặng lẽ ra về. 

06/03/2023

Cập nhật tình hình xử lí thuộc hạ của Cao Biền (thánh vật sông Tô Lịch)

Đại khái, tình hình phá trấn Cao Biền do võ sư Lương Ngọc Huỳnh đã được Giao Blog chú ý, xem lại ở đây và ở đây.

Entry này là cập nhật tình hình vào ngày 6/3/2023. 

Võ sư đã mang các tháp nhốt vong của thuộc hạ Cao Biền ra, xử lí theo cách của mình để tiễn các vong người Trung Quôc đó về địa ngục.

08/05/2021

Quốc hội Đại Việt 2021 - cập nhật từ thượng tuần tháng Năm

Từ hồi tháng 3 đã bắt đầu quan sát, ở đây. Và ở tổ dân phố thì bắt đầu từ đây.

1. Bây giờ, bắt đầu là bằng loạt thông báo trên nhóm zalo của tổ dân phố, với tiêu đề "Danh sách chính thức ĐBQH và HĐND các cấp", đã được bác tổ trưởng đưa lên từ ngày 3/5/2021. Lúc đó, mới có 3 trang vắn tắt như sau:

11/05/2020

Sử liệu quanh ta : mộ đá của Quan Năm bị Cờ Đen hạ ngày 19/5/1883

Đó là trận chiến Cầu Giấy danh tiếng. 

Cầu Giấy ngày nay thì sấm uất, nhưng mấy chục năm về trước thì quê mùa và hoang vắng lắm. Nhắc đến Cầu Giấy là nghĩ ngay ra cảnh làng xóm nhà quê với đống rạ, con trâu, ruộng lúa. Hồi ngày xưa, trường học ở Hà Nội cho học sinh đi cắm trại ở công viên Thủ Lệ, tức là cửa ngõ vào Cầu Giầy, mà đã tưởng là đi xa lắc xa lơ tận Sapa (xem lại kí ức của người Hà Nội đã sống những năm tháng ấy, ở đây).

Đúng cái địa bàn Cầu Giấy ấy. Đúng ngày 19/5 năm 1883, Quan Năm (Henri Laurent RIVIÈRE) của Pháp đã bị quân mai phục của tướng cờ đen Lưu Vĩnh Phúc bắn hạ tại Cầu Giấy. 

Người Pháp sau này đã xây mộ Quan Năm ở chính khu vực Cầu Giấy.

Đến ngày 11/5 năm nay, tức năm 2020, ngôi mộ ấy vẫn còn. 

16/06/2019

Giáo dục phổ thông ở Hà Nội : ví dụ hệ thống THCS ở quận Cầu Giấy 2019

Gần đây, qua thực tế, mới thấy có rất nhiều phụ huynh không nắm rõ thế nào là "công lâp" và "ngoài công lập".

Đợt nóng dữ dội vừa qua, học sinh thủ đô trải qua các kì thi "khắc nghiệt" vào Trung học Cơ sở (cấp 2 ngày xưa) và Trung học Phổ thông (cấp 3 ngày xưa), xem nhanh ở đây.

Bây giờ, lấy ví dụ về hệ thống "công lập" và "ngoài công lập" cấp Trung học Cơ sở ở một quận nội thành Hà Nội - tạm lấy quận Cầu Giấy trước.