Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngô-bảo-châu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngô-bảo-châu. Hiển thị tất cả bài đăng

26/01/2023

Câu chuyện phong tục tập quán : việc cúng bằng gà mái (nhân câu hỏi của Ngô Bảo Châu)

Trong dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023, học giả Ngô Bảo Châu đưa hai câu hỏi sau trên Fb của anh, mà một câu có liên quan đến việc cúng bằng gà mái.

Bác Châu vốn chơi Fb từ lâu. Rồi một dạo, bác ấy bỏ ngang Fb, không hoạt động gì nữa. Thiên hạ bàn tán là bác ấy đã bỏ chơi Fb để tránh phiền toái không đáng có. Thế rồi, bẵng đi, bác lại trở lại. Không rõ là bác trở lại từ khi nào, nhưng năm 2019 thì tôi có điểm tin một chút ở đây.

Vừa rồi, tháng 1 năm 2023, nguyên văn, bác Châu viết:

23/06/2019

Giới hạn của tri thức và những khoảnh ruộng riêng : Ngô Bảo Châu siêu toán nhưng lơ mơ về sử

Mình đã viết từ mấy năm trước liền hai bài liên quan sâu đến Paul Giran (hiện vẫn là bản thảo), lại có một chương trình dài hơi trong hai năm 2017 - 2018 liên quan đến cụ này (chương trình đã nghiệm thu vào đầu năm 2019, có nhiều người đọc bản thảo đó). Nhưng tất cả vẫn còn đang chỉnh sửa, mấy năm rồi, khi nào xong sẽ cho công bố.

Người Việt Nam mình đã biết đến cụ P. G từ lâu rồi, từ hồi đầu thế kỉ XX. Sách cụ ấy ra là có bài điểm sách ngay từ hồi đó rồi. Có nhiều thảo luận ngay từ hơn cả 100 năm trước rồi. Đã cũ đến mức có thể tính bằng 5 hay 6 đời người !

28/04/2019

Khoa học Việt Nam trong lòng nước Pháp thời 1930s - 1940s : các nhà toán học thế hệ Lê Văn Thiêm

Lần trước, chúng ta đã được xem các trang vở ghi chép của học trò Nguyễn Văn Huyên trong thời gian ông du học ở Pháp thập niên 1930s. Ông Huyên đã được học các nhà dân tộc học hàng đầu của nước Pháp và châu Âu ở thời đó. Xem ở đây.

Đó là khoa học xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp.

Bây giờ, thì lướt xem khoa học tự nhiên Việt Nam thời thuộc Pháp. Nhưng ở đây, không có tư liệu gốc như thấy ở Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, mà tạm thời chỉ là nghe kể.

Tạm thời vậy đã. Mà lại thêm một lần trung gian nữa, là qua một người khác kể, với sự tham gia của một nhà báo.

13/01/2019

Phạm Nhật Vượng tỏ bày đầu năm 2019 : Thế giới phải biết Việt Nam trí tuệ, đẳng cấp

Lần xuất hiện trước là với ông Nguyễn Mạnh Hùng của Vietel (ở đây, năm 2016). Bây giờ, ông Hùng là Bộ trưởng Bộ 4T. Lần ấy, ông Vượng tự bày tỏ rằng, ông lần đầu tiên đã ra khỏi hang.

Đầu năm ngoái, năm 2018, ông Vượng cũng bày tỏ trên tờ Thanh Niên (xem lại ở đây).

26/10/2016

Người chắt của Phan Bội Châu đã tới viếng tấm bia mà chính cụ nội mình dựng năm 1918 ở Asaba

Ngày 24/10, đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản đã đến viếng mộ bác sĩ Asaba và dâng lễ trước tấm bia lịch sử đó (đã điểm tin ở đây).

Sang ngày 25/10, thì báo trong nước đưa bài nói về việc chắt nội của Phan Bội Châu tới thị trấn Asaba. Tức là đúng chỗ đại sứ vừa tới hôm qua.

Trước đây, đã thấy hình của người chắt nội này, ở đây, tại Huế. Người ngồi ở giữa chính là người chắt nội, đằng sau lưng của ba người là một tấm bia mới mang bản dịch tiếng Việt do Giao thực hiện năm 2004. Bản dịch được khắc lên bia, và bia đã được dựng ở đó từ năm 2010 (bia có hai mặt, bản dịch nằm trọn ở mặt sau).

07/09/2016

Khai giảng 2016 : trường học ở bản Lũng Luông, anh Châu và chị Phượng

Anh Châu là Ngô Bảo Châu, và chị Phượng là Nguyễn Thanh Phượng.

Lũng Luông là địa danh thấy nhiều ở vùng miền núi phía Bắc, ở đây là Lũng Luông thuộc Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên).

29/07/2016

Chuyên nghiệp hóa cao độ để đi vào thế giới : Viện Toán Cao cấp của Ngô Bảo Châu

Viện Toán Cao cấp của anh Châu, nếu nhận diện qua trang web chính thức của Viện, thì quả thực là rất thích. 

Cách chơi của anh Châu đã dần hiện ra rõ nét sau mấy năm.

Một hướng để chuyên nghiệp hóa và đi vào thế giới.